Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.26 KB, 16 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HÀ
NỘI
1.Đặc điểm về tình hình lao động của công ty cổ phần giầy Hà Nội:
Lao động là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và khả năng cạnh tranh của công ty. Kĩ năng và trình độ lành nghề của
người lao động là điều kiện quan trọng để công ty nâng cao chất lượng sản phẩm,
nâng cao săng suất lao động và tạo được lợi thế trong kinh doanh. Nhận thức
được vấn đề này, công ty không ngừng nâng cao trình độ cho người lao động,
một mặt luôn đổi mới cơ chế tuyển dụng, mặt khác chú trọng đào tạo bồi dưỡng
thêm lao động hiện có. Nhờ đó, trình độ người lao động trong công ty ngày càng
được nâng cao. Tổng số lao động tại công ty cổ phần giầy Hà Nội tính đến nay là
204 lao động, trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ 85% trên tổng số lao động toàn
công ty.
Bảng cơ cấu lao động năm 2006
Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp
Bậc số người % Phòng Số người %
1 25 14.71 Tài vụ 5 14.71
2 26 15.29 Tổng hợp 8 23.53
3 31 18.24 Bảo vệ 14 41.18
4 42 24.71 Đời ống 5 14.71
5 33 19.41 Y tế 2 5.88
6 4 2.35
Học sinh 9 5.29
Tổng 170 100.00 34 100.00
Từ bảng cơ cấu lao động trên ta thấy lượng nhân viên gián tiếp nhỏ hơn
nhiều so với lao động tực tiếp. Điều này đã chứng tỏ được sự gọn nhẹ trong bộ
TL =
Lcb
26
x C + Pc + Th


máy quản lý của công ty. Nhìn chung, số lượng nhân viên ở từng phòng ban, bộ
phận là hợp lý. Tuy nhiên, công nhân trực tiếp sản xuất là 170 người trong tổng
số 204 lao động của công ty, phần lớn là thợ bậc 4. Như vậy, thợ bậc cao trong
công ty chưa phải là nhiều. Thêm vào đó, có đến 85% lao động là nữ, điều này
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng
từ phía đối tác. Bởi vậy, để đạt năng suất cao và chất lượng lao động tốt, doanh
nghiệp nên không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và có
chế độ đãi ngộ hợp lý để khuyến khích họ tập trung sản xuất một cách tốt nhất.
2. Các chế độ về tiền lương tại công ty:
Tiền lương tại công ty cổ phần giầy Hà Nội được trả cho người lao động
theo hai hình thức: lương thời gian và lương sản phẩm. Lương được thanh toán
làm 2 kì: kì I- tạm ứng, kì II- thanh toán nốt số lương còn lại.
Cách tính tiền lương như sau:
_ Đối với lương thời gian: tiền lương thực tế dự trên bảng chấm công lao động và
hệ số lương của từng nhân viên. Lương theo thời gian được tính theo công thức
sau:
Chú ý: Hiện nay công ty chưa áp dụng chế độ nghỉ hai ngày cuối tuần đối với cán
bộ công nhân viên trong công ty. Mỗi tuần người lao động chỉ được nghỉ vào ngày
Chủ nhật, và do đó số ngày làm việc trong một tháng là 26 ngày ( chứ không phải
22 ngày theo quy định hiện hành)
TL: tiền lương
Lcb: lương cơ bản
C : số ngày công thực tế
Pc : phụ cấp
Th : tiền thưởng
_ Đối với lương sản phẩm: tiền lương thực tế căn cứ trên số sản phẩm thực tế
công nhân sản xuất được trong tháng. Lương phải trả theo sản phẩm tính theo
công thức sau:
Lsp = DGTL x Q
Ltt = Lsp + Llt + Pc + Th

Trong đó:
Lsp: lương sản phẩm
DGTL: đơn giá tiền lương
Q : số lương sản phẩm sản xuất được
Ltt : lương thực tế
Llt : lương làm thêm
Pc : phụ cấp
Th : tiền thưởng trong tháng
Bên cạnh tiền lương tính theo sản phẩm và theo thời gian, người lao
động còn được hưởng một số khoản khác như:
_ Phụ cấp trách nhiệm: được áp dụng đối với bộ phận quản lý thuộc các phòng
ban, phân xưởng hoặc các nhân viên làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm
cao. Phụ cấp trách nhiệm tính theo công thức:
PC tn = lương tối thiểu x hệ số phụ cấp
+ Trưởng phòng, quản đốc phân xưởng: hệ số 0,3
+ Phó phòng, phó quản đốc phân xưởng…: hệ số 0,2
_Bồi dưỡng làm thêm: ( BDLT)
BDLT = tiền làm thêm một ngày x số ngày làm thêm
Tiền bồi dưỡng làm thêm mới chỉ được thực hiện cho công nhân trực
tiếp sản xuất trong công ty mà chưa áp dụng đối với bộ phận quản lý doanh
nghiệp. đồng thời mức tiền bồi dưỡng làm thêm cũng chưa thể tạo động lực tốt
trong việc kích thích người lao động tích cực làm việc.
_Tiền lương phép: số ngày nghỉ phép của người lao động tăng dần theo số năm
công tác tại công ty.
+ Thời gian làm việc dưới 5 năm: được nghỉ 12 ngày
+ Thời gian làm việc từ 5 năm đến 10 năm: được nghỉ thêm 1 ngày
+ Thời gian làm việc từ 10 năm đến 15 năm: được nghỉ thêm 2 ngày
+ Thời gian làm việc từ 15 năm đến 20 năm: được nghỉ thêm 3 ngày
Như vậy cứ sau 5 năm công tác thì số ngày nghỉ tăng thêm một ngày.
Trường hợp nghỉ phép vẫn được hưởng 100% lương thời gian.

_ Nghỉ hưởng BHXH: đối với người lao động, trường hợp nghỉ hưởng BHXH thì
không được hưởng lương nhưng được thanh toán phần BHXH.
+ Nghỉ thai sản: hưởng 100% BHXH
+ Nghỉ ốm: hưởng 75% BHXH
_ Ngoài ra còn có thêm các khoản tiền thưởng cho CNV , đặc biệt là thưởng năng
suất. Tiền thưởng năng suất lao động được tính dựa trên số sản phẩm vượt mức
kế hoạch.
3.Các hình thức trả lương tại công ty cổ phần giầy Hà Nội:
Công ty cổ phần giầy Hà Nội hiện nay áp dụng hai hình thức trả lương
cho cán bộ công nhân viên. Đó là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức
trả lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương theo thời gian được thực hiện đối
TL =
Lcb
26
x C + Pc + Th
với nhân viên thuộc khối văn phòng, nhân viên phân xưởng, nhân viên phục vụ…
Còn hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với công nhân sản xuất trực
tiếp tại phân xưởng sản xuất.
3.1. Hình thức trả lương thời gian:
Theo hình thức này căn cứ vào thời gian lao động thực tế của người lao
động trong công ty để tính và trả lương cho từng người lao động theo đúng thang,
bậc lương của họ. Tại công ty cổ phần giầy Hà Nội, hình thức trả lương theo thời
gian được căn cứ vào thang lương. Theo đó, người lao động được hưởng lương
theo cấp bậc và các khoản phụ cấp nếu có.
Hiện nay, công ty trả lương thời gian cho CNV theo chế độ của Nhà
Nước với các bậc lương cụ thể sau:
Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8
Hệ số 1.78 2.02 2.26 2.5 2.74 2.98 3.23 3.48
Chế độ hưởng phụ cấp trong công ty được quy định như sau:
_ Phụ cấp trưởng phòng, quản đốc phân xưởng: hệ số 0,3

_ Phụ cấp phó phòng, phó quản đốc phân xưởng: hệ số 0,2
Trong đó mức lương tối thiểu là 350.000 Đ
Lương theo thời gian được tính theo công thức sau:
Lương cơ bản = mức lương tối thiểu x Hệ số bậc
lương
Phụ cấp = Mức lương tối thiểu x Hệ số phụ cấp
TL: tiền lương
Lcb: lương cơ bản
C : số ngày công thực tế
Pc : phụ cấp
Th : tiền thưởng
Số ngày công thực tế căn cứ vào Bảng chấm công. Tại phòng tài vụ và
phòng tổng hợp, trưởng phòng thực hiện chấm công hàng ngày cho nhân viên
trong phòng. Ta có thể xem Bảng chấm công của phòng Tài Vụ công ty thông
qua BIỂU 2. Căn cứ vào bảng chấm công trong tháng, ta xác định được mức
lương thực tế phải trả nhân viên trong tháng
+ Người làm thêm được hưởng 100% lương thời gian
+ Thời gian ngừng nghỉ việc do điều kiện khách quan không được hưởng
lương.
+ Người lao động nghỉ phép được hưởng 100% lương
+ Trường hợp nghỉ hưởng BHXH ( ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…),
người lao động không được hưởng lương.
Phương pháp tính lương thời gian cho người lao động tai công ty có thể
được hiểu rõ hơn qua ví dụ sau:
VD: tính lương tháng 11/2005 của bà Trần Thị Hằng, nhân viên phòng Tài Vụ
(BIỂU 2, BIỂU 3).
Tổng số công làm việc: 26
Thời gian nghỉ phép: 0
Tiền thưởng trong tháng: 70.000
Cấp bậc lương: bậc 4

Lương cơ bản = 2,5 x 350.000 = 875.000 (Đ)
Lương thời gian = (875.000 x 26) / 26 = 875.000 (Đ)

×