Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu xác định hàm lượng formaldehyde trên các sản phẩm dệt may ở thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGÔ HÀ THANH

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG FORMALDEHYDE
TRÊN CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU MAY

Hà Nội, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGÔ HÀ THANH

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG FORMALDEHYDE TRÊN
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS HỨA THÙY TRANG

Hà Nội, 2010



Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ...................................................................................17
1.1.

Giới thiệu chung về formaldehyde ...................................................................... 17

1.1.1.

Cấu trúc hóa học formaldehyde ................................................................... 17

1.1.2.

Tính chất hóa lý của formaldehyde.............................................................. 18

1.1.3.

Sử dụng formaldehyde trong quá trình sản xuất sản phẩm dệt may ............ 19

1.1.4.


Những ảnh hưởng của formaldehyde tới sức khỏe con người.....................28

1.2.

Yêu cầu sinh thái của sản phẩm dệt may có chứa formaldehyde ........................ 37

1.3.

Một số phương pháp định lượng formaldehyde trên sản phẩm dệt may ............. 39

1.3.1.

Phương pháp chỉ thị màu ............................................................................. 40

1.3.2.

Phương pháp đo sử dụng thiết bị quang phổ hấp phụ (UV/VIS) ................. 45

1.3.3.

Phương pháp sắc kí lỏng cao áp (HPLC)..................................................... 53

1.4.

Kết luận ................................................................................................................ 67

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .................................................69
2.1.

Mục tiêu và nội dung phần nghiên cứu thực nghiệm........................................... 69


2.2.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 70

2.2.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 70

2.2.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 80

2.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu thống kê ........................................................... 91

2.3.

Kết luận ................................................................................................................ 96

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..............................98
3.1.

Định lượng formaldehyde trên sản phẩm dệt may bằng phương pháp đo quang

phổ hấp phụ UV/VIS ....................................................................................................... 98
3.1.1.

Khảo sát lập đường chuẩn............................................................................ 98


Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

1

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

Đánh giá phương pháp định lượng formaldehyde bằng phương pháp đo phổ

3.1.2.

hấp phụ UV/VIS .............................................................................................................. 99
3.1.3.
3.2.

Giới hạn phát hiện formaldehyde của phương pháp .................................. 104

Khảo sát chọn điều kiện phát hiện chất phân tích formaldehyde trên sắc kí lỏng

cao áp HPLC .................................................................................................................. 104
3.2.1.

Quan hệ giữa bước sóng và chiều cao peak sắc kí..................................... 105

3.2.2.


Khảo sát pha tĩnh của máy sắc kí lỏng cao áp ........................................... 105

3.2.4.

Đánh giá phương pháp phân tích ............................................................... 110

3.2.5.

Tóm tắt điều kiện sắc kí lỏng cao áp đã chọn ............................................ 114

3.3.

So sánh hai phương pháp xác định hàm lượng formaldehyde bằng quang phổ hấp

phụ UV/VIS và sắc kí lỏng cao áp HPLC ..................................................................... 114
3.3.1.

So sánh kết quả độ chính xác ..................................................................... 114

3.3.2.

So sánh kết quả giá trị trung bình .............................................................. 116

3.3.3.

Đánh giá ưu nhược điểm của hai phương pháp ......................................... 117

3.4.


Xây dựng quy trình định lượng formaldehyde trên sản phẩm dệt may phù hợp

với điều kiện tại Việt Nam ............................................................................................. 122
3.5.

Áp dụng phân tích định lượng formaldehyde trên một số mẫu sản phẩm dệt may

trên thị trường Việt Nam ................................................................................................ 124
3.5.1.

Kết quả xác định hàm lượng formaldehydet trước giặt ............................ 124

3.5.2.

Kết quả xác định hàm lượng formaldehyde sau các lần giặt ..................... 129

3.5.3.

Nhận xét về hàm lượng formaldehyde và khuyến cáo .............................. 131

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................138

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

2

Khóa 2008 - 2010



Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn này được thực hiện tại Khoa Công nghệ Dệt – May & Thời
trang trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Hứa Thùy
Trang, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ và dành nhiều thời
gian cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Lời cảm ơn thứ hai xin được gửi tới các Thầy, Cô giáo trong khoa Công
nghệ Dệt May & Thời trang Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn ThS Phạm Đức Dương, ThS Nguyễn
Hải Thanh và các đồng nghiệp tại phịng thí nghiệm vật liệu Dệt, phịng thí nghiệm
hố Dệt - Khoa cơng nghệ Dệt May & Thời trang - Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện thành cơng những thí
nghiệm của đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của
các chuyên gia từ Công ty Agilent. Sự chia sẻ các kinh nghiệm trong phân tích vi
lượng hóa chất trên sản phẩm dệt may của các cán bộ Viện Kỹ thuật Dệt May Việt
Nam là những kinh nghiệm quý báu để tác giả hoàn thiện hơn trong các nội dung
nghiên cứu.
Luận văn đã thực hiện một phần nội dung của các đề tài B2008 – 01 – 168,
T2010 – 89, tác giả xin cảm ơn sự hỗ trợ về nguyên vật liệu và hóa chất khi thực
hiện các nội dung nghiên cứu thực nghiệm.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, những người
đã cùng chia sẻ, động viên tinh thần để tác giả hồn thành luận văn.
Người thực hiện

Ngơ Hà Thanh

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

3

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

LỜI CAM ĐOAN
Nội dung nghiên cứu được giới thiệu trong luận văn này là do tác giả và
nhóm nghiên cứu tiến hành, khơng sao chép từ các cơng trình nghiên cứu khác. Tác
giả xin cam đoan những điều trên là sự thật, nếu có gì sai khác, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Người cam đoan

Ngơ Hà Thanh

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

4

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NPRI

National Pollutant Release Inventory

EDANA

European Disposablees and Nowens Asosiaction

AATCC

American Ass0Ciation of Textile Chemists and Colorists

HPLC

High pressure liquid chromotography

UV/VIS

Ultra violet/ Visible spectrophotometer

DMDHEU

Dimethylol dihydroxy ethchuylen ure

FA

Formaldehyde


PE

Polyetylene

PP

Polypropylene

DAD

Diode Array Detector

MWD

Multiple Wavelength Dectetor

DAD – MS (Diode Array Detector – Mix Spectrograph
PTN

Phịng thí nghiệm

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

5

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học


Ngô Hà Thanh

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1

Một vài tính chất vật lý và hố học của FA

Bảng 1.2

Một số hợp chất dùng xử lý hóa học sản phẩm dệt thống ra
formaldehyde trong q trình sử dụng

Bảng 1.3

Mức giới hạn FA cho phép trên quần áo và các sản phẩm dệt may
khác (ppm) ở một số quốc gia

Bảng 1.4

Sản phẩm dệt chứa formaldehyde

Bảng 2.1

Số lượng và nguồn gốc các mẫu sản phẩm của các nhóm nghiên cứu

Bảng 2.2

Một số thông số cơ bản của các mẫu vải và quần áo Công ty 1


Bảng 2.3

Một số thông số cơ bản của các mẫu vải và quần áo Công ty 2

Bảng 2.4

Một số thông số cơ bản của các mẫu vải và quần áo người lớn Công
ty 3

Bảng 2.5

Một số thông số cơ bản của các mẫu vải và quần áo Công ty 3

Bảng 2.6

Một số thông số cơ bản của các mẫu vải và quần áo nhập từ Trung
Quốc

Bảng 2.7

Vải nhập từ Trung Quốc có dán nhãn Oeko – tex 100

Bảng 2.8

Hàm lượng của diacetyldihydrolutidine đạt được trong 24h tại 200C
trong dung dịch của các thành phần khác nhau, nhưng cùng lượng
formaldehyde ban đầu (10-4)

Bảng 3.1


Các giá trị hấp phụ ứng với 10 lần đo song song nồng độ 15ppm FA
sử dụng thiết bị UV/VIS

Bảng 3.2

Pha động với các tỉ lệ dung môi khác nhau

Bảng 3.3

Kết quả thời gian lưu tương ứng với các tốc độ dòng khác nha

Bảng 3.4

Ảnh hưởng của tốc độ dòng đến thời gian lưu mẫu và hình dạng
peak

Bảng 3.5

Các giá trị hấp phụ ứng với 10 lần đo song song nồng độ 15ppm FA
sử dụng thiết bị UV/VIS

Bảng 3.6

Kết quả 12 mẫu dệt thoi cotton 100% được đo song song theo hai

Công nghệ Vật liệu Dệt May

6

Khóa 2008 - 2010



Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

phương pháp UV/VIS và phương pháp HPLC
Bảng 3.7

Ảnh hưởng của màu sắc tới hàm lượng formaldehyde đo được bằng
phương pháp UV/VIS và phương pháp UPLC

Bảng 3.8

Bảng quy trình xác định hàm lượng FA trên sản phẩm dệt may

Bảng 3.9

Kết quả xác định hàm lượng formaldehyde trên vải và quần áo
(trước giặt) của Công ty 1

Bảng 3.10

Kết quả xác định hàm lượng formaldehyde trên vải và quần áo
(trước giặt) của Công ty 2

Bảng 3.11

Kết quả xác định hàm lượng formaldehyde trên vải và quần áo
(trước giặt) của Công ty 3


Bảng 3.12

Kết quả xác định hàm lượng formaldehyde trên vải và quần áo
(trước giặt) nhập từ Trung Quốc

Bảng 3.13

Kết quả xác định hàm lượng formaldehyde trên vải và quần áo
không dệt của Công ty 4

Bảng 3.14

Kết quả xác định hàm lượng formaldehyde trên vải và quần áo của
CT TNHH Huzhou new – galaxy pringting & dyeing– Trung Quốc

Bảng 3.15

Kết quả xác định hàm lượng formaldehyde trên vải sản xuất tại Việt
Nam sau 1 lần giặt

Bảng 3.16

Kết quả xác định hàm lượng FA trên vải sản xuất tại Việt Nam sau 5
lần giặt

Bảng 3.17

Kết quả xác định hàm lượng FA trên vải sản xuất tại Việt Nam sau 1
lần giặt so sánh với Oeko – Tex 100


Bảng 3.18

Kết quả xác định hàm lượng FA trên vải sản xuất tại Việt Nam sau 5
lần giặt so sánh với Oeko – Tex 100

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

7

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngơ Hà Thanh

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1

Cơng thức hóa học của DMDHEU và DMDHEU biến tính

Hình 1.2

Phản ứng cân bằng của hợp chất N-methylol với nhóm hydroxyl của
xenlulơ, với chính chúng, với nhóm NH hoạt động và FA giải phóng

Hình 1.3

Mơ tả các vận dụng trong gia đình là nguồn thốt ra formaldehyde tự

do trong q trình sử dụng

Hình 1.4

Tím đỏ đến tím chỉ thị sự có mặt của formaldehyde

Hình 1.5

Sơ đồ ngun lý hoạt động của máy UV/VIS

Hình 1.6

Ánh sáng bị hấp thụ bởi những nguyên tử mang màu của dung dịch
mẫu đựng trong cuvet

Hình 1.7

Sơ đồ biểu diễn phương pháp trắc quang

Hình 1.8

Phổ hấp thụ của chất nghiên cứu

Hình 1.9

Sự phụ thuộc của nồng độ chất nghiên cứu vào độ hấp thụ của nó

Hình 1.10

Các đặc trưng của phân tích sắc kí


Hình 1.11

Xác định độ tách ψ

Hình 1.12

Sơ đồ máy sắc kí lỏng cao áp (HPLC)

Hình 1.13

Lọ thủy tinh đựng hóa chất pha động

Hình 1.14

Đầu ống lọc

Hình 1.15

Ống tiêm thủy tinh bằng tay

Hình 1.16

Ống thép dẫn dung dịch phân tích từ đầu bơm vào cột

Hình 1.17

Cột sắc kí

Hình 2.1


Máy quang phổ hấp phụ 4802 UV/VIS double beam
spectrophotometer

Hình 2.2

Cuvet thủy tinh sử dụng đựng dung dịch chiết tách đo trên máy
UV/VIS

Hình 2.3

Máy HPLC Agilent Technologies 1200 Series

Hình 2.4

Lưới mắt nhỏ bên trái được sử dụng trong bình được đậy kín với
mẫu vải như bên phải.

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

8

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Hình 2.5

Ngơ Hà Thanh


Sự suy giảm do 10-4M formaldehyde trong 5h tại 200C với Mammonium acetate/ 0,05M axetylaxeton/ 0,03M axit acetic (A+F) và
giới hạn tại bước sóng ngắn nhất do dung dịch đối chứng (A).

Hình 2.6

Sự phát triển màu theo thời gian sử dụng chất thử amimonium acetat
– axetylaxeton vừa tạo ra, và chất phản ứng cũ 1 ngày, thêm 10M
formaldehyde

Hình 2.7

Hàm nhiệt độ của phản ứng giữa axetylaxeton, ammonia và
formaldehyde giữa 50C và 370C

Hình 2.8

Tỉ lệ của sản phẩm màu từ axetylaxeton (0,05M), ammonium acetate
(ms) và formaldehyde (10 – 4M) tại 2 nhiệt độ khác nhau. Các tình
trạng ban đầu, sử dụng chất phản ứng cũ 1 ngày, đánh dấu như là
phản ứng thứ tự đầu tiên; màu cuối cùng đạt được, x là số lượng tại
bất kì thời gian đưa ra nào.

Hình 2.9

Sơ đồ quy trình phân tích hàm lượng FA trên sản phẩm dệt may sử
dụng máy quang phổ hấp phụ UV/VIS

Hình 2.10


Sơ đồ quy trình phân tích hàm lượng FA trên sản phẩm dệt may sử
dụng máy sắc kí lỏng cao áp HPLC

Hình 2.11

Sơ đồ hình xương cá các yếu tố gây ra độ khơng đảm bảo đo

Hình 3.1

Đường chuẩn FA dựng được sử dụng cuvet thủy tinh đựng dung dịch
FA chuẩn.

Hình 3.2

Sơ đồ quy trình định lượng formaldehyde trên sản phẩm dệt may

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

9

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam

trong giai đoạn đầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp
phần tạo cơng ăn việc làm cho hơn 2 triệu lao động, doanh số xuất khẩu đã đạt 9.5
tỷ đôla Mỹ năm 2008, đứng đầu các ngành hàng xuất khẩu của nền kinh tế nước ta.
Các công ty sản xuất dệt may Việt Nam luôn phấn đấu thỏa mãn ngày càng tốt hơn
và nhanh hơn các yêu cầu của các nhà nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới, từ các
yêu cầu về chất lượng, trách nhiệm xã hội đến các yêu cầu an toàn sinh thái của sản
phẩm.
Người tiêu dùng Việt Nam và trên thế giới ngày càng có hiểu biết sâu sắc hơn
về mơi trường, giác ngộ hơn những tác động của môi trường lên con người do các
quá trình sản xuất gây ra, nên ngày càng có u cầu cao về tính an tồn của các vật
dụng đối với sức khỏe con người. Do vậy, các xu hướng “sản xuất sạch”, “tiêu
dùng xanh” đang được các nước khuyến khích và ủng hộ. Và sản phẩm dệt may
cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Nhiều chiến lược, quyết định, thông tư đã
được ban hành thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến vấn đề này:
 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia của Việt Nam: đến năm 2020,
100% sản phẩm hàng hóa xuất khẩu (có nhu cầu) và 50% hàng hóa tiêu
dùng nội địa (thuộc đối tượng cấp nhãn) của Việt Nam sẽ được ghi nhãn
sinh thái theo tiêu chuẩn ISO 14024 nhãn sinh thái cho sản phẩm Việt Nam.
 Quyết định số 253/QĐ-BTNMT ngày 5/3/2009 về chương trình cấp nhãn
sinh thái với tên gọi “nhãn xanh Việt Nam”.
 Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT ngày 13/8/2010 quy đinh về trình tự, thủ
tục chứng nhận và cấp thí điểm “nhãn xanh Việt Nam”. Nội dung của
“nhãn xanh Việt Nam” chỉ liên quan đến môi trường.
 Thông tư 32/2009/TT-BCT ngày 5/11/2009 “Quy định tạm thời về giới

Công nghệ Vật liệu Dệt May

10

Khóa 2008 - 2010



Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyde, các amin thơm có thể giải
phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt
may”.
An toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sống đang được nhiều nhà
nhập khẩu hàng dệt may quan tâm. Muốn tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc
tế, hàng dệt may Việt Nam nhất thiết phải được gắn nhãn mác an tồn sinh thái.
Muốn có được các sản phẩm như vậy, cần phải sử dụng các q trình sản xuất sạch,
sử dụng các loại hóa chất, thuốc nhuộm thân thiện với môi trường sống và đảm bảo
an toàn cho sức khỏe con người. Tất cả các nhóm hàng dệt may Việt Nam cần phải
được kiểm định, phân tích đánh giá cụ thể về tính an tồn sinh thái, trên cơ sở đó để
cải tiến, hồn thiện các quá trình sản xuất, đặc biệt là các q trình xử lý hồn tất,
nhuộm và in, lựa chọn các hóa chất, thuốc nhuộm thích hợp để các sản phẩm đạt
được các tiêu chí về an tồn sinh thái theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Hàm
lượng formaldehyde (viết tắt: FA) trên sản phẩm dệt may là một trong những chỉ
tiêu sinh thái quan trọng ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm của các nhà
sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm may mặc.
Hiện nay, trên cả nước mới chỉ có Viện Dệt May Việt Nam là nơi kiểm tra các
chỉ tiêu sinh thái nói chung và hàm lượng FA trên sản phẩm Dệt may nói riêng đáp
ứng theo đơn đặt hàng của các cơng ty Dệt may trong nước. Với nhu cầu sử dụng
ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chủng loại hết sức phong phú trong lĩnh
vực may mặc trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là hàng Dệt may xuất sang khối EU
và Mỹ đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt về dư lượng một số
hàm lượng chất nguy hại tồn tại trên sản phẩm, chỉ một mình Viện Dệt May Việt
Nam là vơ cùng khó khăn. Việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề

tài luận văn này là vô cùng cấp thiết và hữu ích. Bên cạnh đó, khẳng định khả năng
tiếp cận và đảm nhận tốt việc tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu sinh thái cho sản
phẩm dệt may của phịng thí nghiệm Vật liệu – Bộ mơn Vật liệu & CN Hóa dệt –
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

11

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngơ Hà Thanh

Lịch sử nghiên cứu
Ngồi nước: Trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, các chỉ tiêu sinh
thái đã được đưa ra thành những tiêu chuẩn cụ thể, áp dụng rộng rãi và được coi là
một trong những tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm dệt may. Trên thế giới hiện
nay đã có các phương pháp, cũng như tiêu chuẩn xác định hàm lượng FA của vật
liệu dệt như:
-

Japan Law 112 (EN ISO 14184-1) được thực hiện trên thiết bị quang phổ hấp
phụ (UV/VIS).

-

AATCC-112 được thực hiện trên thiết bị quang phổ hấp phụ (UV/VIS).


-

Phương pháp được thực hiện trên máy sắc kí lỏng cao áp (HPLC).
Qua nghiên cứu nhận thấy rằng, các cơng trình đã tiến hành nghiên cứu xác

định hàm lượng FA đã được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đều được thực hiện
trên thiết bị quang phổ hấp phụ UV/VIS. Các cơng trình thực hiện trên thiết bị sắc
kí lỏng cao áp HPLC mặc dù đã có tiêu chuẩn về các bước thực hiện theo điều kiện
của thiết bị như loại cột, loại vật liệu... nhưng việc xây dựng quy trình xác định hàm
lượng FA của vật liệu dệt một cách chi tiết với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam là
rất cần thiết. Nội dung nghiên cứu so sánh xác định hàm lượng FA trên sản phẩm
dệt may bằng máy UV/VIS và HPLC để xác định độ chính xác, đồng thời xây dựng
quy trình xác định hàm lượng FA.
Trong nước: Tại Việt Nam hiện nay, vấn đề sinh thái của sản phẩm dệt may
đang là một vấn đề cấp bách thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các
doanh nghiệp dệt may cũng như của những người tiêu dùng. Hàm lượng
formaldehye trên sản phẩm dệt may là một trong những chỉ tiêu đánh giá tính sinh
thái của sản phẩm. Trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu bước đầu
tiếp cận xác định hàm lượng FA trên sản phẩm dệt may tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một phương pháp hay quy trình chuẩn nào được đưa ra,
cũng như chưa có nghiên cứu so sánh và đánh giá giữa các thiết bị khác nhau được
sử dụng khi xác định chỉ tiêu hàm lượng FA trên sản phẩm dệt may bằng một số

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

12

Khóa 2008 - 2010



Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

thiết bị thông dụng như quang phổ hấp phụ (UV/VIS) và máy sắc kí lỏng cao áp
(HPLC).

Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Mục đích nghiên cứu của luận văn:

• Đánh giá quy trình xác định hàm lượng FA trên sản phẩm dệt may sử dụng
máy quang phổ hấp phụ (UV/VIS) và thiết bị sắc kí lỏng cao áp (HPLC) cột
C18 (4,6 × 150 mm, kích thước hạt nhồi 5 µ m) từ đó so sánh hai phương
pháp xác định này.
• Phân tích đánh giá thực trạng chỉ tiêu an tồn sinh thái FA của các nhóm sản
phẩm dệt may Việt Nam theo tiêu chuẩn Oeko tex – 100. Từ đó đưa ra các
hướng giải quyết về mặt kỹ thuật cho các nhà máy sản xuất nhằm giảm thiểu
những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe xuất hiện khi sử dụng sản phẩm dệt
may có chứa FA, và khuyến cáo cho người sử dụng sản phẩm dệt may trong
nước sao cho hợp lý và an toàn.
-

Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn lựa chọn các mẫu sản phẩm tiêu biểu được sản xuất tại các công ty

lớn của Việt Nam và một số mẫu vải được nhập từ nước ngoài để làm cơ sở so sánh
đánh giá hàm lượng FA trên vải theo 4 nhóm dưới đây (phân chia theo Oeko – tex

100).
• Sản phẩm nhóm I: Các sản phẩm cho trẻ em – là tất cả mặt hàng, vật liệu và
phụ liệu cơ bản được cung cấp để sản xuất các mặt hàng cho trẻ sơ sinh và
trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trừ quần áo da.
• Sản phẩm nhóm II: Các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da - là những mặt
hàng khi mặc có phần lớn bề mặt của chúng tiếp xúc trực tiếp với da như áo
sơ mi nữ, sơ mi nam, đồ lót, v.v...
• Sản phẩm nhóm III: Là những sản phẩm khi mặc chỉ một phần nhỏ bề mặt
của chúng có tiếp xúc trực tiếp với da, như áo khốc ngồi, vải làm áo lót v.v.
• Sản phẩm nhóm IV: Vật liệu trang trí - là tất cả các mặt hàng kể cả các phụ
Công nghệ Vật liệu Dệt May

13

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

liệu và sản phẩm được sử dụng làm trang trí như khăn trải bàn, vải phủ tường,
vải bọc đồ đạc và rèm, vải bọc nệm, vật liệu trải sàn.
-

Phạm vi nghiên cứu:

• Sản phẩm dệt may sản xuất tại một số Công ty lớn tại Việt Nam và hàng dệt
may nhập khẩu từ Trung Quốc, một số vải đã được gián nhẵn sinh thái theo
Oeko – tex 100.

• Các nhóm sản phẩm nghiên cứu
+ Nhóm sản phẩm dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi (quần áo trẻ em).
+ Nhóm sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da người (quần áo lót).
+ Nhóm sản phẩm khơng tiếp xúc trực tiếp với da người (rèm cửa)
• Các loại vải nghiên cứu
+ Vải dệt thoi
+ Vải dệt kim
+ Vải khơng dệt
• Các nhóm ngun liệu
+ Vải 100% cotton
+ Vải 100% PP
+ Vải PeCo

Tóm tắc cơ đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
-

Trên thế giới có nhiều tiêu chuẩn, phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh
thái sản phẩm, tuy nhiên mức độ áp dụng chúng trong điều kiện Việt Nam
hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Luận văn đã xây dựng được phương pháp
xác định nồng độ FA trên sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện thực tế
của nước ta. Phương pháp này cho phép đánh giá nhanh, định lượng và chính
xác nồng độ FA trên sản phẩm dệt may. Bên cạnh đó đưa ra nghiên cứu và so
sánh phương pháp xác định hàm lượng FA sử dụng máy UV/VIS và sử dụng
HPLC.

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

14

Khóa 2008 - 2010



Luận văn cao học

-

Ngô Hà Thanh

Kết quả xác định chỉ tiêu sinh thái về hàm lượng FA trên 105 mẫu vải và
cho thấy: Các nhà sản xuất dệt may chưa quan tâm nhiều đến tính sinh thái
của sản phẩm nên thường sử dụng chung cơng nghệ, hóa chất để sản xuất vải
và sản phẩm may mặc các nhóm khác nhau trong khi có yêu cầu về các chỉ
tiêu sinh thái của 4 nhóm sản phẩm dệt may (theo Oeko – Tex 100) lại khác
nhau.

-

Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo tốt, là cơ sở để nghiên
cứu toàn diện các chỉ tiêu sinh thái sản phẩm dệt may cũng như xây dựng
Nhãn sinh thái cho sản phẩm dệt may nước ta.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí
nghiệm và phân tích số liệu.
Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu về FA, về ảnh hưởng của FA đến
tính sinh thái sản phẩm dệt may, các tác hại gây ra của FA và các phương pháp (tiêu
chuẩn) xác định FA trên sản phẩm dệt may.
Nghiên cứu thực nghiệm:
-


Lựa chọn các mặt hàng vải và sản phẩm dệt may tiêu biểu sản xuất tại Việt
Nam và vải nhập từ Trung Quốc chưa được gắn nhẵn sinh thái để nghiên
cứu. Bên cạnh đó lấy mẫu kiểm tra đối chứng là vải đã được gắn nhẵn sinh
thái Oeko – Tex 100.

-

Xác định chỉ tiêu: hàm lượng FA trên vải theo các tiêu chuẩn của Việt Nam
và của thế giới.

-

Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng FA trên sản phẩm
dệt may bằng thiết bị quang phổ hấp phụ và sắc kí lỏng cao áp. Từ đó so
sánh ưu nhược điểm của các phương pháp và đưa ra các khuyến cáo cho việc
tiến hành xác định hàm lượng FA sao cho phù hợp với điều kiện thiết bị,
công nghệ cũng như tình hình kinh tế ở Việt Nam.

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

15

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

-

Ngơ Hà Thanh


Đánh giá về tính sinh thái FA của vải và sản phẩm dệt may tiêu biểu sản xuất
tại Việt Nam trên cơ sở so sánh với các tiêu chí của nhãn sinh thái hiện đang
được sử dụng rộng rãi trên thế giới – nhãn Oeko – Tex 100.

-

Tiến hành đo dung dịch chiết tách từ các mẫu vải trên máy quang phổ hấp
phụ (UV/VIS) và trên máy sắc kí lỏng cao áp (HPLC).

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

16

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
.1.

Giới thiệu chung về formaldehyde

.1.1.

Cấu trúc hóa học formaldehyde [1,7]
FA là hợp chất hữu cơ, andehyte đơn giản nhất. FA lần đầu tiên được nhà bác


học người Nga Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859, nhưng chỉ được HofFAan
xác định chắc chắn vào năm 1867.
Cơng thức hố học:

CH 2 O

Cơng thức cấu tạo:

Số đăng kí CAS:
Số đăng kí RTECS

50 – 0 – 0
:

LP 8925000

Số UN:

1198, 2209, 2213

Số EC:

605 – 001 – 01 (dung dịch từ 5 – 25%)
605 – 001 – 02 (dung dịch từ 1 – 5%)
605 – 001 – 005 (dung dịch ≥ 25%)

Tên IUPAC:

Methanal


Tên thông dụng khác:

Methanal
Methylene oxide
Oxymethylene
Methylaldehyde

Tên dung dịch hay dùng:

Formalin
Formol

FA có thể được tạo ra khi có sự cháy khơng hồn tồn của các vật liệu chứa
cacbon. Có thể tìm thấy FA trong khói của các đám cháy rừng, trong khí thải ơ tơ và
trong khói thuốc lá. Trong khí quyển Trái Đất, FA được tạo ra bởi phản ứng của ánh
Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

17

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

sáng mặt trời và ôxy đối với mêtan và các hydrocacbon khác có trong khí quyển.
Một lượng nhỏ FA được tạo ra như là sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất
của phần lớn các sinh vật, trong đó có con người.


.1.2.

Tính chất hóa lý của formaldehyde
Mặc dù FA là một chất khí ở nhiệt độ phịng, nó rất dễ hồ tan trong nước và

chủ yếu được bán dưới dạng dung dịch. Nó tồn tại trong nước là hydrat H 2 C(OH) 2 .
Hoà tan FA trong nước được dung dịch formalin. 100% dung dịch formalin chứa
hàm lượng 40% thể tích và 37% khối lượng FA, với một hàm lượng nhỏ chất ổn
định, thường là methanol để hạn chế sự oxi hoá và sự trùng hợp bên trong. Dạng
thương mại phổ biến nhất là dung dịch chứa 30 –50% FA.
FA có thuộc tính hố học chung của các andehyt, ngồi ra cịn thể hiện là
andehyt hoạt động mạnh nhất. FA là một chất có ái lực điện tử, có thể tham gia các
phản ứng cộng ái lực điện tử với các anken. Trong sự hiện diện của các chất xúc tác
có tính bazơ, formaldyhyde tham gia vào phản ứng Canizaro để tạo thành axit
formic và metanal.
FA trùng hợp theo hai hướng khác nhau để tạo ra tam phân vòng 1,3,5
trioxan hay polyme mạch thẳng polymemetylen. Sự hình thành của các chất này
làm cho khí FA có các tính chất khơng tn theo các định luật của khí lý tưởng một
cách rõ nét, đặc biệt ở các nhiệt độ thấp hay áp suất cao.
FA dễ dàng bị oxi hố bởi oxy trong khí quyển để tạo ra axit formic. Dung
dịch FA vì thế phải đóng nắp chặt để ngăn không cho tạo ra chất này trong q trình
lưu trữ.
FA là chất khí khơng màu, cháy, hoạt động và dễ dàng trùng hợp ở nhiệt độ
bình thường. Nhiệt của sự cháy cho khí FA là 4,47Kcal/g, khi đó tạo thành hỗn hợp
nổ với khơng khí và oxi tại áp suất khí quyển. Khả năng cháy được ghi nhận từ 12,5
đến 80% thể tích, hỗn hợp 65 – 70% FA – khơng khí dễ dàng cháy nhất.

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May


18

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngơ Hà Thanh

FA có mặt trong dung dịch là hydrat và có xu hướng trùng hợp. Ở nhiệt độ
phịng và hàm lượng FA lớn hơn 30% thì kết tủa và cho dung dịch đục.
FA phân ly trong methanol và CO tại nhiệt độ trên 1500C, mặc dù sự phân ly
diễn ra chậm dưới 3000C.
Dưới điều kiện khí quyển, FA dễ dàng bị oxi hoá bằng ánh sáng dưới sánh
sáng mặt trời.
Một vài tính chất vật lý và hoá học của FA được giới thiệu trong bảng 1.1

Bảng 1.1: Một vài tính chất vật lý và hố học của FA
Nhiệt độ nóng chảy (0C)

- 118a

Nhiệt độ sơi (0C)

- 19,2a

Phạm vi khả năng có thể nổ trong khơng khí (% thể tích)

7 – 73


(g/m3)

87 – 910

Tỷ lệ phản ứng riêng (k) với gốc OH (k OH)

15 × 10-18 m3/mol × s

Áp suất hơi nước

101,3 kPa tại – 190C
52,6 kPa tại – 330C

a

Từ: Diem va Hilt (1976) và IARC (1982)
Từ: Neumüller (1981) và Windholz (1983)
- Các yếu tố chuyển đổi:

.1.3.

1ppm FA

= 1,2mg/m3 tại 250C, 1066mbar

1mg FA/m3

= 0,83ppm

Sử dụng formaldehyde trong q trình sản xuất sản phẩm dệt may [3]

Trong Cơng nghiệp Dệt ngồi kéo sợi và dệt FA có thể được sử dụng trong

một số khâu xử lý hóa học vật liệu dệt. Điển hình như trong các quá trình công nghệ
của khâu tiền xử lý, nhuộm và in hoa, và cơng nghệ hồn tất.
Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

19

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngơ Hà Thanh

Các hóa chất sử dụng cho khâu xử lý hồn tất cuối cùng ln được quan tâm
về ảnh hưởng của nó đến sức khỏe khi mặc vào người. Tuy nhiên, cần phải tính đến
thực tế là chỉ một phần vải được sử dụng làm quần áo, mà ngay trong vải may mặc
cũng có vải mặc ngoài, loại mặc trong và như thế chỉ một phần nhỏ của vải là tiếp
xúc trực tiếp với da.
Đến nay sự quan tâm cao nhất được đặt ra nhằm vào hàm lượng FA tự do
trong vải đã xử lý hoàn tất.
Hầu hết các loại vải xử lý hoàn tất (được chống nhàu) dùng may mặc đều giặt
thường xuyên. Ngay trong lần giặt đầu đã có thể loại bỏ bất kỳ chất độc hại nào nếu
nó cịn lại trên vải xử lý hồn tất.
Thơng thường, FA của các hợp chất xử lý hồn tất có thể xuất hiện trong 4
dạng chính như sau: [3]
-

FA tự do. Những phần này khó định rõ; thích hợp nhất để xác định FA có

thể chiết tách được, khơng trong hợp chất hóa học với nitrogen.

-

Nhóm =NCH 2 OH. Chúng tương đối ổn định, nhưng có thể giải phóng FA
dưới nhiệt độ khắt khe hoặc một số điều kiện thủy phân. Dưới những điều
kiện khô xung quanh, hợp chất N – methylol kết tinh có mùi nhẹ, và chúng
bền trong nhiều năm.

-

Nhóm =NCH 2 OR, trong đó R là nhóm alkyl hoặc nhóm alkyl thay thế.
Chúng bền hơn =NCH 2 OH. Giải phóng trực tiếp từ NCH 2 OR khơng được
mong đợi. Để FA giải phóng ít nhất từ các chất liên kết ngang và xơ dệt đã
hoàn tất, hợp chất dẫn xuất của N – methylol được sử dụng như là chất hoàn
tất chống nhàu. Tuy nhiên một số q trình thủy phân từ nhóm N – alkoxy
đến nhóm N – methylol (=NCH 2 OH) khi xảy ra cùng với nhau sẽ giải phóng
FA thêm nữa, đó là kết quả khơng được trơng đợi.
Khi các hợp chất N – methylol phản ứng với xenlulơ, nhóm (=NCH 2 O –
xen) về phương diện hóa học giống như nhóm N – alkoxymethyl được tạo ra.

-

Nhóm =NCH 2 N= được tìm thấy trong các chất hồn tất thơng thường để
chống lại sự thủy phân trong suốt quá trình sử dụng của vải. Tuy nhiên, dưới

Công nghệ Vật liệu Dệt May

20


Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngơ Hà Thanh

một vài điều kiện thí nghiệm, nhóm này có thể bị thủy phân và FA có thể
được giải phóng.
FA tự do trên vật liệu dệt đã hồn tất phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của chất
liên kết ngang và vào điều kiện xử lý. Có một vài phương pháp kiểm tra được sử
dụng để phân tích FA giải phóng, như Japan Law 112, AATCC-112, phương pháp
Shirley .[11]
FA có thể giải phóng trong hóa chất nhằm chống nhăn, ổn định kích thước, và
hạn chế sự cháy cho sản phẩm dệt và được sử dụng trong các binhder in dệt may
(Priha, 1995). Hồ tạo nếp bền lâu hoặc hồ lăn ép nếp vĩnh cửu chứa FA được sử
dụng trên vải cotton và vải pha cotton/polyester từ giữa những năm 1920 để chống
nhăn trong quá trình mặc và giặt.
Priha (1995) đã chỉ ra rằng FA, như ure FA, được sử dụng thông thường cho
xử lý chống nhàu; gần đây, các chất hồn tất tốt hơn với ít FA giải phóng được phát
triển. Hiện tại các chất liên kết ngang tự do chứa FA hồn tồn vẫn có, và một vài
quốc gia đã hạn chế về phương diện pháp lý về hàm lượng FA của sản phẩm dệt
may. Theo Hatch & Maibach (1995). (Scheman và các cộng sự., 1998) vào năm
1990, tỉ lệ của vải tạo nếp bền lâu được sản xuất ở Mỹ được hoàn tất với nhựa mà tỉ
lệ FA giải phóng cao là 27%, vào năm 1980 chỉ cịn lại 14%. Mức trung bình chứa
của sản phẩm dệt Mỹ là xấp xỉ 100 – 200μg FA.
Piletta-Zanin và các cộng sự (1996) đã nghiên cứu sự hiện diện của FA trong
giấy toilet trẻ em ẩm và đã kiểm tra 10 sản phẩm bán thường xuyên nhất ở Thụy Sĩ.
Một sản phẩm chứa hơn 100μg/g, 5 sản phẩm chứa hàm lượng FA trong khoảng 30
– 100μg/g, và 4 sản phẩm chứa ít hơn 30μg/g. [12]

.1.3.1.

Sử dụng formaldehyde trong quá trình xử lý chống nhàu [2][3][11]

Chống nhàu là khả năng của vật liệu dệt có thể phục hồi hình dạng sau khi các
nếp nhàu xuất hiện trong quá trình gia cơng hoặc sử dụng chúng. Các vật liệu chống
nhàu tốt dễ sử dụng vì nó có độ kháng nhăn nhất định với sự thay đổi cấu trúc và
hình dạng trong q trình gia cơng, giặt, sử dụng và dễ là phẳng.

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

21

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh

Trong khi các sản phẩm dệt từ xơ tổng hợp có khả năng kháng nhàu cao, các
sản phẩm dệt từ xơ thiên nhiên (trừ xơ len và cao su) rất dễ nhăn, nhàu trong quá
trình sử dụng. Vì vậy, xử lý hồn tất chống nhàu vật liệu dệt phần lớn áp dụng cho
các sản phẩm dệt xơ xenlulô, tơ tằm v.v…
Xơ thiên nhiên bao gồm các đặc tính tốt: thoải mái, cảm giác sờ tay mềm mại
và bền kéo đứt nhưng lại mang những tính chất ít mong muốn như sự khơng ổn định
kích thước và tăng khả năng giặt và mặc. Các chất liên kết ngang ảnh hưởng đến
khả năng chống nhàu của vải xenlulơ lại chứa FA kép của ure, chất giải phóng FA
không mong muốn trong sản xuất và mặc quần áo đã được xử lý. [11]
Xử lý chống nhàu vật liệu dệt từ xenlulơ: Q trình xử lý chống nhàu vật

liệu dệt dẫn tới sự thay đổi khả năng hồi phục biến dạng và tính chất cơ lý của
chúng. Khả năng hồi phục nhàu của vải trước hết phụ thuộc vào khả năng hồi phục
nhàu của xơ, vào sự cân bằng lực tồn tại trong xơ, cũng như phụ thuộc vào lực ma
sát giữa các xơ trong sợi, kiểu dệt, cấu trúc vải. Quá trình xử lý chống nhàu cho vật
liệu dệt từ xơ xenlulơ nhằm mục đích nâng cao khả năng hồi phục nhàu cho vật liệu
dệt từ xơ xelulô, đồng thời nâng cao lực phục hồi để thắng các lực ma sát.
Khả năng nhàu của xơ xelulô chủ yếu xảy ra ở vùng vơ định hình và các biện
pháp xử lý chống nhàu bằng phương pháp hóa học cũng thực hiện ở vùng này. Các
nhóm hydroxyl của mạch đại phân tử xenlulơ ở vùng vơ định hình là trung tâm của
lực tương tác phân tử và là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhàu.
Ở giai đoạn đầu của việc ứng dụng cơng nghệ xử lý hồn tất chống nhàu,
người ta sử dụng các chất chống nhàu là các loại nhựa bán đa tụ hịa tan trong nước,
có phân tử đủ nhỏ để ngấm vào bên trong xơ, đồng thời có khả năng hình thành các
hợp chất cao phân tử bên trong xơ khi xử lý tiếp ở giai đoạn sau. Các hợp chất cao
phân tử tạo thành trong xơ, phản ứng với các nhóm hydroxyl của mạch phân tử
xenlulơ theo nguyên lý ghép mạch hoặc tạo các cầu liên kết ngang giữa các mạch
phân tử. Khi các liên kết ngang giữa các mạch phân tử được hình thành; nếu các
mạch phân tử của xơ dệt bị kéo về một phía dưới tác dụng của lực gây nhàu, các
liên kết ngang sẽ có tác dụng như một lị xo kéo các phân tử trở về vị trí ban đầu khi

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

22

Khóa 2008 - 2010


Luận văn cao học

Ngô Hà Thanh


lực ban đầu được giải phóng. Mặt khác, khi mạch phân tử đã bị kéo về một phía do
lực gây nhàu trước khi liên kết ngang hình thành; liên kết ngang có tác dụng duy trì
các phân tử ở vị trí đã bị dịch chuyển, nói cách khác xơ có khả năng giữ nếp.
Nguyên lý tạo liên kết ngang giữa các mạch đại phân tử để tạo khả năng chống nhàu
cho vật liệu dệt từ xơ xenlulô ngày càng được sử dụng nhiều trong thực tế ứng dụng
xử lý chống nhàu vật liệu dệt.
Hóa chất chống nhàu cho vải bông gồm: chất chống nhàu, xúc tác, chất làm
mềm, chất ngấm và các chất khác. Hiệu quả xử lý chống nhàu phụ thuộc rất nhiều
vào việc lựa chọn đúng chủng loại và lượng dùng của các thành phần dung dịch
chống nhàu.
Các chất chống nhàu cho vải bơng có thể phân loại thành ba nhóm:
-

Nhóm I: Các chất chống nhàu trên cơ sở FA
• Ure/FA
• Melamin/FA
• Glycol hemiacetal
• Carbamat
• Dimethylol ethylen ure
• Dimethylol dihydroxy ethchuylen ure (DMDHEU)

-

Nhóm II: Các chất chống nhàu có hàm lượng FA thấp
• Hợp chất DMDHEU methyl hóa
• Hợp chất DMDHEU glycolat hóa

-


Nhóm III: Các chất chống nhàu khơng FA
• Dimetyl ure/Glyoxal
• Butan tetracacboxylic axit
• Propan tricacboxylic axit
• Citric axit
• Maleic axit
Với những tiêu chuẩn về sinh thái dệt và môi trường ngày càng chặt chẽ, việc

khống chế hàm lượng FA trên vải càng trở nên quan trọng khi lựa chọn các chất
Công nghệ Vật liệu Dệt May

23

Khóa 2008 - 2010


×