Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL HOA SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.1 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL HOA SƠN
2.1 Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại nhà máy.
2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và đặc biệt
quan trọng trong việc hạch toán chi phí sản xuất. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm của nhà máy là trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, mặt khác quá trình
sản xuất cùng sử dụng 1 loại nguyên vật liệu ( Than và Đất ) nhưng thu được nhiều loại
sản phẩm khác nhau. Do đó chi phí sản xuất không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm
được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Từ những đặc điểm trên, kế toán
xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả quá trình sản xuất, đối tượng tính giá
thành là từng loại sản phẩm riêng biệt.
2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy như trên, kế toán
sử dụng phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp thông qua phân bổ.
Theo phương pháp này, kế toán tập hợp toàn bộ các chi phí sản xuất thực tế phát
sinh trong kỳ có liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí, sau đó tiến hành phân bổ cho
từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp.
- Nếu phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tiêu thức phân bổ được chọn là
phân bổ theo hệ số tiền lương. Mỗi một loại sản phẩm có một hệ số tiền lương riêng biệt.
- Nếu phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ, điện, dầu, chi phí khác thì tiêu thức phân bổ được
chọn là phân bổ theo trọng lượng. Mỗi 1 loại sản phẩm được xây dựng một trọng lượng
riêng biệt.
- Đối với bảo hộ lao động tiêu thức phân bổ được chọn là theo hệ số tiền lương
2.1.3. Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại nhà máy.
2.1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để chế tạo sản phẩm bao gồm đất sét và than
cám. Đất sét là nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm,
chúng được bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ, còn than cám là nguyên vật
liệu phụ được sử dụng để nung đốt sản phẩm. Chúng được bỏ vào dần dần theo từng giai
đoạn chế tạo sản phẩm. Cụ thể: ở giai đoạn 1 - giai đoạn chế biến tạo hình sử dụng 60%, ở


giai đoạn 2 - giai đoạn sấy nung sử dụng 40%.
a. Tài khoản sử dụng : Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử
dụng tài khoản 621 '' Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ''. Tài khoản này không có số dư
cuối kỳ và được tập hợp cho cả quá trình sản xuất, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm
theo tiêu thức định mức tiêu hao.
Ngoài TK621, kế toán còn sử dụng TK152 '' Nguyên liệu, vật liệu ''.
b. Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Chứng từ kế toán sử dụng : Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử
dụng các chứng từ sau:
- Phiếu nhập kho NVL, Bảng kê vật tư xuất dùng kiêm phiếu xuất kho.
- Hóa đơn GTGT của người bán.
- Các bảng kê chi tiết, bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn NVL.
* Xác định trị giá thực tế than, đất xuất dùng trong kỳ.
Hiện nay Nhà Máy Gạch TuyNel Hoa Sơn đang áp dụng tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương
pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho là giá trị trung bình của từng loại nguyên vật
liệu tồn đầu kỳ và NVL nhập trong kỳ.
Công thức áp dụng :
n giá bìnhĐơ
quân c k d trả ỳ ự ữ
S l ng nguyênố ượ
v t li u xu t khoậ ệ ấ
Giá th c t nguyênự ế
v t li u xu t khoậ ệ ấ
=
*
Trong đó: đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ được xác định theo công thức sau:

+

=

+
Để xác định đơn giá bình quân nguyên vật liệu cả kỳ dự trữ ta lập bảng tổng hợp sau:
Trích bảng tổng hợp nhập thanm, đất trong kỳ.
Giá th c t NVL ự ế
nh p trong kậ ỳ
Giá th c t NVL ự ế
t n u kồ đầ ỳ
n giá bìnhĐơ
quân c k d trả ỳ ự ữ
S l ng NVL ố ượ
t n u kồ đầ ỳ
S l ng NVL ố ượ
nh p trong kậ ỳ
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP THAN, ĐẤT
(5 tháng đầu năm 2006)
ST
T
Đơn vị cung cấp
Đất(m
3
) Than(kg)
Số l-
ượng
Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Nguyễn Hồng Tuyến 36,632.0 24,000 879,168,000
4,326,00
0 430 1,860,180,000
2 Nguyễn Văn Hiền 11,682.5 24,000 280,380,000

3 Nguyễn Bá Chanh 13,469.0 29,000 390,601,000
4 Lương Văn Hậu 12,828.0 11,615 148,997,220
TỔNG CỘNG 74,611.5 1,699,146,220 4,326,000 1,860,180,000
Căn cứ để lập bản tổng hợp nhập than, đất trong ky là số liệu trên phiếu nhập kho
trong kỳ. Mục đích lập bảng tổng hợp trên là để xác định tổng số lượng và tổng giá trị thực
tế thanh và đất nhập kho trong kỳ.
Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập than, đất kế toán tiến hành lập bảng sau:
BẢNG TỔNG HỢP NVL TỒN ĐẦU KỲ VÀ NHẬP TRONG KỲ
(5 tháng đầu năm 2006)
STT Chủng loại ĐVT
Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ
Số lựơng Thành tiền(đ) Số lượng Thành tiền(đ)
1 Đất sản xuất M
3
18,900.0 516,923,170 74,611.5 1,699,146,220
2 Than sản xuất Kg 480,135.0 165,325,971 4,326,000 1,860,180,000
TỔNG CỘNG 682,249,141 3,559,326,220
Từ bảng tổng hợp nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán ta có thể xác
định được đơn giá bình quân nguyên vật liệu xuất kho cả kỳ.
)/m®31156.097(=
0,7*74.611,5+18.900
2201.699.149.+0516.923.17
=
3
( vt:đ
n giá bìnhĐơ
quân t xu tđấ ấ
n giá bìnhĐơ
quân than xu tấ
)/m421.447(®=

4,326,000+480,135
0001,860,180,+1165,352,97
=
3
Sau khi xác định được đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ ta có thể xác định được trị giá
thực tế than, đất xuất kho như sau:
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo kiểu chế biến liên tục, nên
thủ kho không thể cân đong đo đếm chính xác số lượng than, đất xuất dùng hàng ngày cho
từng ca sản xuất mà chỉ theo dõi sản lượng gạch mộc thực tế sản xuất. Đến cuối kỳ báo cáo
( 6tháng ), căn cứ vào kết quả sản xuất trên báo cáo thống kê, định mức tiêu hao vật tư và
đơn giá bình quân gia quyền, kế toán xác định được trị giá than, đất xuất dùng theo định
mức cho từng loại sản phẩm và kết quả này được coi là trị giá thực tế than, đất xuất dùng
trong kỳ.
Trị giá thực tế than, đất xuất dùng trong kỳ được xác định theo bảng sau:
Trích bảng kê vật tư xuất dùng kiêm phiếu xuất kho 5 tháng đầu năm 2006:
Căn cứ vào bảng kê vật tư xuất dùng kiêm phiếu xuất kho, kế toán xác định được trị
giá thực tế than, đất xuất dùng trong kỳ cho từng loại sản phẩm và cho toàn bộ doanh
nghiệp. Từ đó, kế toán tiến hành định khoản theo bút toán sau:
Đơn vị tính: VNĐ
Nợ TK 621 : 3,141,243,972
- Than : 1,824,541,001
- Đất : 1,316,702,971
Có TK 152 : 3,141,243,972
- Than : 1,824,541,001
- Đất :1,316,702,971
* Trình tự ghi sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo hình thức nhật ký chung.
Cuối kỳ báo cáo( 5tháng ), căn cứ vào bảng kê nguyên vật liệu than, đất xuất dùng
trong kỳ, kế toán tiến hành ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung như sau :
SỔ NHẬT KÝ CHUNG TK 621
(5 Tháng đầu năm 2006 )

Đơn vị tính : VNĐ
Ngày
tháng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Ghi sổ Số
Ngày
Tháng
Nợ Có
31/5/06 1 31/5/06 Xuất kho than cho sản xuất sản phẩm 621 152 1,824,541,001
31/5/06 1 31/5/06 Xuất kho đất, cho sản xuất sản phẩm 621 152 1,316,702,971

Tổng cộng 3,141,243,972
Căn cứ vào sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái TK 621 như sau :
SỔ CÁI TK621
(5 Tháng đầu năm 2006)
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
tháng
Chứng từ
Diễn giải
Tài
khoản đối
ứng
Số phát sinh
Ghi sổ Số Ngày Tháng Nợ Có
31/5/06 31/5/06 1. Số dư đầu kỳ
2. Số phát sinh trong kỳ

31/5/06 1 31/5/06 Xuất kho NVL cho sản xuất sp 152 3,141,243,972
31/5/06 1 31/5/06 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 3,141,243,972
3. Cộng phát sinh
3,141,243,972
3,141,243,972
4. Số dư cuối kỳ
2.1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi chí nhân công trực tiếp của nhà máy bao gồm toàn bộ tiền lương như : (
Lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản khác...) phải trả cho công nhân trực
tiếp chế tạo sản phẩm.
Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ
BHXH, BHYT. Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm trên tiền
lương cơ bản, trong đó một phần do nhà máy chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong tháng ( 15% ), phần còn lại (5% ) được trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lương cơ
bản, trong đó một phần do nhà máy chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng
( 2% ), phần còn lại (1% ) được trừ vào lương của người lao động.
a. Tài khoản sử dụng : Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng
TK622 '' Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ". Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và
được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất. Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK334, TK338.
Tiền lương trả theo SP hoàn thành trong kỳ
Số lượng SP hoàn thành trong kỳ
Đơn giá tiền lương
Tiền lương SP tính cho bộ phận chế biến tạo hìnhSố lượng gạch mộchoàn thành trong kỳĐơn giá tiền lương
b. Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
* Chứng từ kế toán sử dụng.
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương
- Bảng tổng hợp thanh toán lương
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

* Trình tự hạch toán :
Hàng tháng, căn cứ số lượng sản phẩm hoàn thành của từng bộ phận sản xuất và
đơn giá tiền lương đã được xây dựng trên cơ sở xây định mức kinh tế kỹ thuật, kế toán tính
ra tổng quỹ lương sản phẩm của từng bộ phận sản xuất theo công thức :
=
*
Đối với bộ phận chế biến tạo hình và bộ phận chế biến than, tiền lương trả theo sản
phẩm căn cứ vào số lượng gạch mộc hoàn thành trong kỳ và đơn giá tiền lương đã quy
chuẩn.
=
*
Đối với các bộ phận phơi đảo, vận chuyển gạch mộc, xếp goòng, đốt lò, ra lò, tách
nem, vệ sinh công nghiệp, tiền lương trả theo sản phẩm căn cứ vào số lượng thành phẩm
hoàn thành quy tiêu chuẩn và đơn giá tiền lương theo định mức. Công thức áp dụng:
=
*
Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất còn bao gồm các khoản đóng cho các quỹ
BHXH và HBYT. Việc trích lập các quỹ được xác định theo công thức sau :
Trích lập quỹ BHXH( phần tính vào CPSX) = 15% Lương cơ bản.
Trích lập quỹ BHXH( phần trừ vào lương của người LĐ) = 15% Lương cơ bản.
Trích lập quỹ BHYT ( Phần tính vào chi phí sản xuất ) = 2% Lương cơ bản
Trích lập quỹ BHYT ( Phần trừ vào lương của người LĐ ) = 2% Lương cơ bản
Sau khi đã xác định được tổng số tiền lương và các khoản trích theo lương của từng
bộ phận sản xuất, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương.
Trích bảng tổng hợp thanh toán lương 5 tháng đầu năm 2006 như sau
Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và
các khoản trích theo lương như sau :
Trích bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 5 tháng đầu năm 2006 như
sau :


Ti n l ng tr theo s nề ươ ả ả
ph m ho n th nh trong kẩ à à ỳ
n giá Đơ
ti n l ngề ươ
S l ng th nh ph mố ượ à ẩ
ho n th nh trong kà à ỳ
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiến hành
định khoản theo bút toán sau :
Nợ TK 622 : 1,449,469,500
Có TK 334 : 1,449,469,500
Đồng thời, kế toán phản ánh bút toán trích lập quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định :
Nợ TK 622 ( 17% * 161,732,467 ) : 27,494,519
Nợ TK 334 ( 6 % * 161,732,467 ) : 9,703,948
Có TK 338 ( 23 % * 161,732,467 ) : 37,198,467
- TK 3383 ( 20% * 161,732,467 ) : 32,346,493
- TK 3384 ( 3% * 161,732,467 ) : 4,851,974
c. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo hình thức nhật ký chung.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiến hành ghi
sổ nhật ký chung như sau:
SỔ NHẬT KÝ CHUNG TK 622
5 Tháng đầu năm 2006
(Đơn vị tính: VNĐ)
Ngày tháng Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng Số phát sinh
ghi sổ Số Ngày tháng Nợ Có
31/5/06 31/5/06 Tiền lương phải trả công nhân TTSX 622 334 1,449,469,500
31/5/06 31/5/06 Trích lập quỹ BHXH, BHYT của CNTTSX 622 338 27,494,519
Tổng cộng 1,476,964,019

Từ số liệu trên sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái TK 622 như sau :
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
5 Tháng đầu năm 2006
(Đơn vị tính : VNĐ)
Ngày
tháng Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
ghi sổ Số Ngày tháng Nợ Có
1. Số dư đầu kỳ
2. Số phát sinh trong kỳ
31/5/06 31/5/06 Tiền lương phải trả CNTTSX 334
1,449,469,500

31/5/06 31/5/06 Trích lập BHXH, BHYT của CNTTSX 338
27,494,519

31/5/06 31/5/06 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 1,476,964,019
3. Cộng phát sinh 1,476,964,019 1,476,964,019
4. Số dư cuối kỳ
2.1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung của nhả máy là toàn bộ các khoản chi phí sản xuất chung
phát sinh ở phân xưởng sản xuất như: Chi phí về tiền lương của công nhân quản lý và phục
vụ ở phân xưởng sản xuất; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bảo hộ lao động, chi phí về tiền
điện, tiền dầu và các khoản chi phí khác...
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Là toàn bộ các khoản chi phí về tiền lương, tiền công, các
khoản trích theo lương phải trả cho người lao động bao gồm : Tiền lương cán bộ quản lý,
nhân viên cơ điện, bảo vệ, nhân viên phục vụ.
- Chi phí bảo hộ lao động: Là toàn bộ các khoản chi phí về quần áo, găng tay, giầy dép, mũ

nón cho người lao động.
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Là toàn bộ các khoản chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng trực
tiếp cho phân xưởng sản xuất như: Dầu, mỡ, bu lông, ốc vít, que hàn, dây đai, dây buộc,

×