Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.54 KB, 26 trang )

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
2.1: Đặc điểm chung của đơn vị
2.1.1: Giới thiệu về đơn vị
Trường Trung học cơ sở Thủ Sỹ là một trong rất nhiều trường Trung học cơ
sở của huyện Tiên Lữ. Trường được thành lập từ năm 1980 với tên gọi là Trường
cấp I,II Thủ Sỹ. Trường Trung học cơ sở Thủ Sỹ nằm cạnh trục đường 39A, thuộc
địa phận của thôn Ba Hàng, xã Thủ Sỹ.
Năm 1990, trường cấp I,II Thủ Sỹ tách ra thành hai trường là Trường tiểu học
cơ sở Thủ Sỹ và Trường Trung học cơ sở Thủ Sỹ. Trường Tiểu học cơ sở Thủ Sỹ
chuyển về điạ phận của thôn Thống Nhất, xã Thủ Sỹ.
Từ năm 1980 đến năm 1990, hiệu trưởng của Trường cấp I,II Thủ Sỹ là cô
Nguyễn Thị Cúc, phó hiệu trưởng là cô Trần Thị Thuý. Năm 1990 do trường tách
thành hai trường mới nên đã có sự thay đổi. Hiệu trưởng của trường Trung học cơ
sở Thủ Sỹ là thầy Vương Đình Chi, phó hiệu trưởng là thầy Đào Văn Phi. Năm
2000, thầy Vương Đình Chi về nghỉ hưu, thầy Đào Văn Phi lên giữ chức hiệu
trưởng của trưởng, phó hiệu trưởng lúc này là cô Hoàng Thị Nhiên.
Năm 2005, thầy Đào Văn Phi chuyển về công tác và giảng dạy ở một trường
khác trong huyện, cô Nguyễn Thị Quế chuyển về trường công tác và giữ chức vụ
hiệu trưởng, trong khoảng thời gian này cô Hoàng Thị Nhiên vẫn làm phó hiệu
trưởng của trường.
Tổng diện tích của trường trên 3000 m2, có dãy lán xe để phục vụ nhu cầu để
xe của học sinh khi đến trường. Trường Trung học cơ sở Thủ Sỹ được xây dựng rất
quy mô. Đó là một ngôi trường hai tầng với 12 phòng học khang trang sạch đẹp có
đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của thầy và
trò. Ngoài ra trường còn có phòng Hội đồng, phòng Hiệu trưởng, phòng kế toán,
phòng thư viện và thí nghiệm.
Do số lượng phòng học không đủ cho học sinh học một ca nên ban giám hiệu
của trường đã quyết định cho học sinh trong trường học làm hai ca: sáng và chiều.
Ca sáng có các khối lớp 8 và 9 học, ca chiều dành cho khối lớp 6 và 7 học.
Ngoài diện tích để xây dựng trường và lán xe, phần còn lại là sân trường. Sân
trường có nhiều cây lâu năm để che nắng cho học sinh, tạo bóng mát trong những


ngày hè oi ả. Do những cây lâu năm này đã được trồng cách đây khá lâu, ban giám
hiệu phối hợp với các thầy cô giáo chủ nhiệm các lớp đã tổ chức những buổi lao
động ngoài giờ học, cho học sinh trồng thêm những cây non để khi các cây non
này lớn lên sẽ thay thế cho những cây lâu năm đã trồng trước đây. Ngoài việc phục
vụ cho những giờ thực hành thể dục, sân trường còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động
tập thể: Những buổi chào cờ đầu tuần, thể dục giữa giờ cùng những hoạt động
ngoại khoá như Lễ khai giảng, những buổi mít tinh kỷ niệm những ngày lễ lớn như
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2, ngày
thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3…
Năm học 2005- 2006, trường có 42 thầy cô giáo. Trong đó có 4 người có trình
độ Đại học, 38 thầy cô còn lại có trình độ Cao đẳng. Trong số 42 giáo viên của
trường, có 35 giáo viên đã được vào biên chế và 7 giáo viên dạy hợp đồng. Nhà
trường có 6 thầy cô đã đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam.
Với lòng yêu nghề và sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy, thầy cô đã dạy
dỗ chỉ bảo giúp học sinh không chỉ học những kiến thức trong sách vở mà còn học
cả những kiến thức ngoài xã hội: quan hệ với bạn bè cùng lớp, khác lớp, biết giúp
đỡ các bạn gặp khó khăn, giúp nhau cùng tiến bộ; giúp các gia đình thương binh
liệt sĩ… Các thầy cô giáo luôn là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo.
Vào dịp 20/11 hàng năm, ban giám hiệu nhà trường thường tổ chức những đợt
thao giảng cho các thầy cô giáo trong trường. Các thầy cô nhiệt tình ủng hộ và
tham gia, đăng ký thao giảng tạo không khí để chào mừng ngày hiến chương các
nhà giáo Việt Nam 20/11. Trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học
2005- 2006, nhà trường đã có 5 thầy cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Học sinh theo học của trường chủ yếu từ 5 thôn của xã Thủ Sỹ. Đó là các thôn
Ba Hàng, Thống Nhất, Nội Lăng, Tất Viên, Lê Bãi. Năm học 2005- 2006, Trường
Trung học cơ sở Thủ Sỹ có 650 học sinh theo học, trong đó có 340 học sinh nữ và
310 học sinh nam. Số học sinh này học ở 4 khối lớp. Khối lớp 6 gồm có 3 lớp (6A,
6B, 6C); khối lớp 7 gồm 3 lớp (7A, 7B, 7C); khối lớp 8 gồm 5 lớp (8A, 8B, 8C,
8D, 8E); khối lớp 9 gồm 5 lớp (9A, 9B, 9C, 9D, 9E).
Nối tiếp truyền thống hiếu học của cha ông, học sinh của trường luôn tự rèn

luyện và tu dưỡng đạo đức, cố gắng vươn lên đạt thành tích cao trong học tập. Bên
cạnh sự nỗ lực của học sinh, nhà trường cũng luôn quan tâm khuyến khích học sinh
đề ra những phong trào thi đua trong các lớp như: Đôi bạn cùng tiến, thu đua dành
nhiều điểm 10 để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Với sự quan tâm đó, trong năm học 2004- 2005 vừa qua nhà trường đã có 5%
số học sinh đạt loại giỏi, 65% số học sinh đạt loại khá, 30% số học sinh xếp loại
trung bình, không có học sinh nào xếp loại yếu. Đã có 24 em học sinh dự thi học
sinh giỏi cấp huyện ở các môn thi: Toán, Lý, Hoá, Văn, Sử, Địa, Sinh và Ngoại
ngữ và đã có 5 em đạt giải trong kỳ thi này. Trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học cơ
sở đã có 96% số học sinh đỗ tốt nghiệp và có hơn 80% số học sinh trúng tuyển vào
Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo.
Năm học 2005- 2006 với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hình thức
thi tốt nghiệp sẽ được thay thế bằng hình thức xét học bạ gồm xét học lực và đạo
đức của các học sinh làm căn cứ để đủ điều kiện tốt nghiệp và đăng ký dự thi vào
các Trường Trung học phổ thông. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã đề ra kế
hoạch: Số học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học cơ sở sẽ là 98%, và số học sinh đỗ vào
cấp III là 85%.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập, nhà trường có phòng thí
nghiệm giúp học sinh thực hành môn Hoá, Lý, Sinh. Phòng thư viện giúp học sinh
tìm hiểu, đọc sách để biết thêm được nhiều kiến thức mới. Nhà trường cũng luôn
giáo dục học sinh phải biết “Uống nước nhớ nguồn”, bằng những việc làm cụ thể
và thiết thực như: Đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ nhiều gia đình có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, những gia đình thương binh liệt sĩ, những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Qua những phong trào này nhằm giáo dục học sinh tình yêu thương và sự quan tâm
tới người khác.
Vào dịp tổng kết năm học, những học sinh đạt thành tích cao trong học tập sẽ
nhận được phần thưởng của nhà trường trao tặng. Những học sinh đạt giải trong kỳ
thi học sinh giỏi cấp huyện trở nên sẽ nhận được phần quà của huyện, xã… nhằm
khuyến khích các em cố gắng hơn nữa.
Với sự nỗ lực không ngừng của thầy và trò trường Trung học cơ sở Thủ Sỹ,

trường đã nhiều năm đạt danh hiệu là trường tiên tiến của huyện cùng rất nhiều
giấy khen của cá nhân và tập thể. Trường luôn là lá cờ đầu trong các phong trào thi
đua của huyện.
2.1.2: Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của đơn vị
Như đã giới thiệu trong chương I của báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường
Trung học cơ sở Thủ Sỹ là một đơn vị Hành chính sự nghiệp. Nó có chức năng chủ
yếu là thực hiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu của Nhà nước giao tuỳ theo chức năng
nhiệm vụ của mỗi cơ quan đơn vị.
Nhiệm vụ của đơn vị là: Làm nhiệm vụ dạy dỗ, giáo dục học sinh; giảng dạy
các kiến thức cho học sinh.
Đặc điểm của đơn vị:
+ Là đơn vị Hành chính sự nghiệp.
+ Sử dụng nguồn ngân sách của huyện cấp.
+ Đơn vị này không tham gia sản xuất kinh doanh.
2.1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị thực tập:
a. Sơ đồ tổ chức của phòng kế toán:
Phòng kế toán là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu trong một đơn vị.
Kế toán là việc thu thập xử lý kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin kinh tế- tài
chính dưới hình thức giá trị, hiện vật…
Nhiệm vụ của phòng kế toán:
- Tổ chức quản lý cấp phát chứng từ in sẵn cho các bộ phận có liên quan. Đối
với các chứng từ thu- chi tiền mặt phải quản lý chặt chẽ, để tránh xảy ra việc mất
mát, thất lạc các chứng từ này.
- Công tác hạch toán ban đầu, luân chuyển và xử lý chứng từ kế toán được tổ
chức khoa học đúng với chế độ quy định phù hợp với đặc điểm của đơn vị, đảm
bảo cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác mọi số liệu thông tin kế toán cho các bộ
phận có liên quan.
Kế toán viên chịu trách nhiệm trong việc ghi chép lập các mẫu biểu gửi lên
các cơ quan cấp trên; so sánh đối chiếu với sổ quỹ của thủ quỹ trong đơn vị.
Phòng

kế toán
Thủ quỹKế toán viên
Thủ quỹ của đơn vị là một giáo viên trong trường kiêm nhiệm công việc này,
làm các công việc có liên quan tới việc thu chi tiền mặt tại quỹ của đơn vị.
Nhiệm vụ của thủ quỹ được quy định:
+ Là người chịu trách nhiệm bảo quản lưu trữ và xuất nhập các loại vốn bằng
tiền của đơn vị khi có hoá đơn, chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ và nhất thiết
phải có chữ ký của chủ tài khoản.
+ Là người phải chịu trách nhiệm trước mọi khoản tiền bị thiếu hụt, hư hỏng
tại quỹ của đơn vị.
b. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại đơn vị là hình thức Nhật ký- Sổ Cái:
Sơ đồ trình tự ghi sổ của hình thức này:
(1) (1)

(1) (1)
(2)
(3)
(3)
(3)
(4)
(4)
Báo cáo
kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết số phát sinh
Nhật ký- Sổ
Cái
Sổ quỹ

Chứng từ gốc
Chú giải:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
(1): Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế
toát ghi vào sổ Nhật ký- Sổ Cái.
- Những chứng từ gốc liến quan đến thu chi tiền mặt sau khi ghi vào sổ quỹ
tiền mặt được chuyển cho kế toán ghi vào Nhật ký- Sổ Cái.
- Những chứng từ gốc phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính cần quản lý
chi tiết hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ kế toán chi tiết.
(2): Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở sổ kế toán chi tiết lập bảng chi tiết số
phát sinh.
(3): Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa bảng chi tiết số phát sinh với số liệu của
các tài khoản tương ứng trong sổ Nhật ký- Sổ Cái với số liệu ở sổ quỹ.
(4): Cuối kỳ căn cứ số liệu trong Nhật ký- Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết
báo cáo kế toán.
2.2 Thực tế công tác kế toán tại đơn vị:
2.2.1 Kế toán vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền của đơn vị Hành chính sự nghiệp bao gồm các loại tiền mặt
(kể cả tiền Việt Nam và các loại ngoại tệ khác), vàng bạc kim khí quý, đá quý, các
loại chứng chỉ có giá, tiền gửi ở Ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.
Vốn bằng tiền ở đơn vị gồm có:
+ Tiền mặt
+ Tiền gửi ở kho bạc Nhà nước
Vốn bằng tiền giữ vai trò quan trọng ở đơn vị Hành chính sự nghiệp. Đơn vị
Hành chính sự nghiệp này nhận kinh phí từ nguồn ngân sách của huyện cấp để chi
dùng cho những việc thật sự cần thiết của mình.
Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
+ Phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ số hiện có, tình hình biến động sử

dụng quỹ tiền mặt, giám đốc chặt chẽ việc chấp hành thu- chi quản lý quỹ tiền mặt
tại đơn vị.
+ Phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời tình hình biến động tiền gửi kho bạc,
ngân hàng các chứng chỉ, tín phiếu có giá, các kim loại quý và ngoại tệ. Giám đốc
chặt chẽ việc chấp hành chế độ quy định về quản lý tiền tệ, quản lý ngoại tệ, kim
loại quý và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.

×