Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NHẬP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TUYỂN THAN CỬA ÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.24 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NHẬP XUẤT
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TUYỂN THAN CỬA ÔNG
A.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TUYỂN THAN CỬA ÔNG.
- Tên gọi: Công ty Tuyển Than Cửa Ông
- Tên giao dịch: Công ty Tuyển Than Cửa Ông
- Trụ sở chính: Phường Cửa Ông- Thị xã Cẩm Phả- Tỉnh Quảng Ninh
- Số điện thoại: 033 865 043 FAX : 033 865 656
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Tuyển Than Cửa Ông:
Công Ty Tuyển Than Cửa Ông là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, nằm ở
khâu cuối cùng của dây chuyền sản xuất than vùng Cẩm Phả thuộc Tổng Công ty
than Việt Nam. Công ty nằm ở trên đường Lý Thường Kiệt- Phường Cửa Ông- Thị
xã Cẩm Phả- Tỉnh Quảng Ninh. Mặt bằng của Công ty nằm dọc theo quốc lộ 18A
với tổng chiều dài 3km, phía đông giáp biển, phía tây giáp các mỏ than. Từ điều
kiện địa hình trên Công Ty Tuyển Than Cửa Ông có nhiều thuận lợi trong việc sản
xuất, chế biến kinh doanh than.
Tiền thân của Công Ty Tuyển Than Cửa Ông là Nhà máy Tuyển than 1 được
Công ty của Bỉ thiết kế và Thực dân Pháp xây dựng từ năm 1894 đến 1924 mới cơ
bản hoàn thành và đưa vào sử dụng cơ cấu gồm 1 nhà máy Tuyển công suất sàng
250T/h, năng suất rửa 190tấn/h.
Sau năm 1954 Miền Bắc được giải phóng, Thực dân Pháp rút đi nhân dân ta
tiếp quản vùng mỏ. Từ những ngày đầu dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước
giai cấp công nhân đứng lên làm chủ nhà máy. Công ty đã tập trung khôi phục,
củng cố lại toàn bộ công trường, phân xưởng khắc phục mọi khó khăn tất cả cho
sản xuất than vì Tổ Quốc. Đến ngày 20 / 8/1960 Công Ty Tuyển Than Cửa Ông
chính thức được thành lập, nhận kế hoạch sản xuất than theo sự chỉ đạo của Công
ty Than Hòn Gai. Công ty được củng cố và phát triển qua các giai đoạn:
- Giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1961-1965 )
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Công ty đã tiến hành cải tạo lại thiết bị,
công nghệ sản xuất, kết hợp đồng bộ giữa các khâu trong dây chuyền sản xuất.
Công ty đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ
quản lý. Hàng năm luôn hoàn thành kế hoạch.


- Giai đoạn 1966-1972: trong thời gian này đế quốc Mỹ tiến hành bắn phá Miền
Bắc, trực tiếp đánh bom vào vùng than Quảng Ninh, Công ty vừa sản xuất vừa sẵn
sàng chiến đấu. Trong giai đoạn này sản xuất của Công ty giảm so với những năm
trước. Bên cạnh đó có một số máy móc phải sơ tán, CBCN một phần ở lại nhà máy
để sản xuất than, một số còn lại phải thường trực và chiến đấu bảo vệ Nhà Máy.
- Giai đoạn 1973-1976: Hậu quả của chiến tranh quá nặng nề đối với Công ty.
Cán bộ và công nhân Công ty phải tập trung hồi phục nhà máy, trang bị sắm và
thay thế các thiết bị hư hỏng do bom đạn, sửa chữa để đưa dây chuyền vào sản
xuất. Sau thời gian phục hồi Công ty đã đượcđưa vào hoạt động tốt.
- Từ năm 1976-1980: Sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Công
ty bước vào thực hiện 5 năm lần thứ hai. Năm 1980 Công ty nhận bàn gầo máy
sàng tuyển than 2 do Ba Lan giúp ta. Xây dựng hệ thống bốc rót than HTC mua
của Nhật Bản. Với công nghệ sàng tuyển tiên tiến bằng máy huyền phù và máy
lắng cho Nhà máy 3,5 triệu tấn/ năm.
- Giai đoạn 1980 đến nay Công Ty Tuyển Than Cửa Ông ngày càng phát triển
nhất là những năm đổi mới, Công ty nhanh chóng đổi mới, củng cố lại thiết bị dây
chuyền sản xuất, được đầu tư thêm dây chuyền công nghệ sản xuất than của Uc.
Kết quả than sản xuất ra đạt chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường,
sản xuất kinh doanh có lãi, cải thiện đời sống CBCNV. Đặc biệt năm 2000 Công ty
được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
Sự tăng trưởng của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua
bảng sau:
STT CÁC CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2002 NĂM 2003 NĂM 2004
1 Doanh thu TRđ 1 460 027 1 801 682 2 428 505
2 Lợi nhuận trước thuế “ 13 821 22 001 73 106
3 Nộp ngân sách “ 10 902 14 256 32 447
4 Đầu tư XD mua sắm “ 54 762 78 369 118 301
5 Tổng quỹ lương “ 101 403 112 797 156 811
6 Tổng số lao động Người 4 676 4 716 4 779
7 Thu nhập bình quân 1000đ/ng/th 1 645 1 978 2 536

Qua bảng số liệu trên ta thấy sự phát triển của Công Ty Tuyển Than Cửa Ông
những năm gần đây rất nhanh, đóng góp vào sự phát triển không ngừng này phải
kể đến công tác tổ chức nhập xuất và bảo quản nguyên vật liệu của Công ty.
II. Chức năng nhiệm vụ mặt hàng sản xuất kinh doanh.
Công Ty Tuyển Than Cửa Ông là một doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp
nhân với con dấu theo mẫu quy định hoạch toán độc lập trong tổng Công ty than
Việt Nam. Do Tổng Công ty than cấp vốn theo quyết định số: 2607/QĐ-TCCB
ngày 19 / 9/1996 của bộ trưởng bộ công nghiệp được mở tài khoản tại ngân hàng
Công Thương Cẩm Phả.
Tổng vốn kinh doanh tại ngày 31 / 12/2004 là 182.183.865.902đ
Trong đó: Vốn cố định: 164.033.802.689đ
Vốn lưu động: 18.150.063.213đ
Tài sản của doanh nghiệp: 637.443.825.106đ
Tổng số CBCNV tính đến ngày 31 / 12/2004 là 4.835 người
1. Chức năng
Công Ty Tuyển Than Cửa Ông là khâu cuối cùng trong dây truyền sản xuất
than, đây là Công ty sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất nước ta trong bể than Đông
Bắc. Công Ty Tuyển Than Cửa Ông là doanh nghiệp nhà nước, là thành viên của
tổng Công ty than Việt Nam có chức năng chủ yếu là chế biến sàng tuyển phân loại
các loại than bốc rót tiêu thụ và kinh doanh các loại than thương phẩm.
2. Nhiệm vụ Công Ty Tuyển Than Cửa Ông.
Theo điều lệ nhiệm vụ chủ yếu của Công Ty Tuyển Than Cửa Ông là: sản
xuất, kinh doanh các loại than thương phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Bảo toàn và phát triển vốn
- Thực hiện các nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với nhà nước
- Thực hiện phân phối theo lao động chăm lo và không ngừng cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật
chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV.
- Bảo vệ Công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh
xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.

3. Mặt hàng sản xuất kinh doanh:
Công ty mua than từ các mỏ, Cọc sáu, Thống nhất, Đèo nai, Mông Dương,
Cao sơn, Khe chàm, được vận chuyển bằng đường sắt.
-Sàng tuyển, chế biến và tiêu thụ than xuất khẩu, nội địa.
- Bốc rót than thương phẩm xuống các phương tiện lấy hàng tại cảng Cửa Ông.
- Sửa chữa các phương tiện vận tải, chế tạo phụ tùng
- Sản xuất Ôxy nitơ, gia công vật liệu xây dựng.
- Xây dựng các công trình thuộc Công ty
- Quản lý và khai thác cảng lẻ dịch vụ đường sắt và phục vụ du lịch, dịch vụ
văn hoá thể thao.
III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Kết cấu sản xuất của Công ty
Công Ty Tuyển Than Cửa Ông có nhiệm vụ sàng tuyển phân loại than, sản
lượng tiêu thụ 2 triệu tấn / năm. Do đặc điểm sản xuất là hàng rời khối lượng lớn từ
đặc điểm trên Công ty đã bố trí công nghệ hợp lý thành dây chuyền sản xuất than
khép kín từ nguyên khai vào sàng đến thành phẩm nhập kho và tiêu thụ.
Theo sơ đồ kết cấu ta nhận thấy phân xưởng trong dây chuyền sản xuất gồm:
+ Phân xưởng vận tải: Tổ chức kéo tất cả các loại than từ mỏ về Công ty bằng
đầu máy TY.
+ Phân xưởng tuyển than 1: (Gọi là dây chuyền đen)
+ Phân xưởng tuyển than 2: (Gọi là dây chuyền vàng)
Hai phân xưởng này có nhiệm vụ sàng rửa các loại, phân loại than ra thành
từng loại từ đó nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ.
+ Phân xưởng kho bến 1: Có nhiệm vụ nhận than sach từ PX tuyển than1 đồng
thời nhận than đã qua sàng từ các mỏ đưa về nhập kho. Sau đó xuất than tiêu thụ
qua cảng bằng các cầu trục số 5 + 6 +7 +8 +9.
+ Phân xưởng kho bến 2: Có nhiệm vụ đón than thành phẩm từ PX tuyển than
2 nhập kho sau đó bốc rót tiêu thụ.
Để các dây chuyền sản xuất làm việc tốt Công ty bố trí các PX phụ trợ phục
vụ các PX trên, mỗi PX phù hợp đảm nhận các công việc theo nhiệm vụ của mình.

+ Phân xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, đột
xuất, bảo hành, trung tu, các thiết bị trong công nghệ sản xuất
+ Phân xưởng điện nước: Có nhiệm vụ cung cấp điện nước cho sàng rửa than,
sửa chữa thiết bị của toàn Công ty.
+ Phân xưởng đầu máy tao xe: Có nhiệm vụ sửa chữa toa xe phục vụ kéo mỏ
+ Phân xưởng giám định(KCS): Làm nhiệm vụ giám sát, kiểm tra phân tích
chất lượng sản phẩm từ khâu kéo mỏ đến khâu tiêu thụ.
+ Phân xưởng đường sắt: Có nhiệm vụ sửa chữa lắp mới, trung tu hệ thống
đường sắt phục vụ kéo mỏ.
- Ngoài ra còn có các PX phục vụ đời sống, dịch vụ, ô tô phục vụ chung cho
toàn Công ty.
Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty
PX ĐẦU MÁY TOA XE PX CƠ KHÍ PX ĐƯỜNG SẮT
PX TUYỂN THAN 1 PX ĐIỆN NƯỚC PX TUYỂN THAN 2
PX KHO BẾN 1
PX GIÁM ĐỊNH
PX KHO BẾN 2
PHÂN XƯỞNG VẬN TẢI
2. Qui trình công nghệ SXKD của Công ty:
Là đơn vị lớn trong dây chuyền sản xuất than vùng Cẩm Phả thuộc Tổng Công
ty than Việt Nam. Công Ty Tuyển Than Cửa Ông đang sử dụng công nghệ sản
xuất than như sau:
Dây chuyền công nghệ sản xuất than của Công ty được khép kín từ nguyên
liệuđầu vào đến than thành phẩm đầu ra. Than nguyên khai từ các mỏ được vận
chuyển bằng hệ thống đường sắt cung cấp cho 2 nhà máy sàng tuyển. Hai nhà sàng
có nhiệm vụ sàng rửa các loại than sạch. Than sạch được vận chuyển bằng đường
băng tải, bằng đường sắt ra cảng nhập vào kho thành phẩm. Tiêu thụ của Công ty
dùng công nghệ chuyển tải than sạch bằng hệ thống băng tải rót xuống phương tiện
bằng hệ thống cầu trục.
Dây chuyền công nghệ này cho ta sản xuất và tiêu thụ than có năng suất cao,

vừa sản xuất, vừa tiêu thụ. Dây chuyền sản xuất đồng bộ, quy trình sản xuất không
bị ách tắc vì đã có các kho than dự trữ với khối lượng lớn từ than nguyên khai đầu
vào đến than sạch đầu ra. Công ty luôn luôn duy trì sản xuất bình thường đảm bảo
tiến độ kế hoạch sản xuất mà nhà nước giao cho.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
* Bộ máy quản lý của Công Ty Tuyển Than Cửa Ông được chỉ đạo thống nhất
từ trên xuống dưới – Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hai cấp:
- Cấp giám đốc
- Cấp PX sản xuất
Công ty có 1 giám đốc, 5 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng, 20 phòng ban chức
năng và 17 phân xưởng trực thuộc.
- Giám đốc Công ty: Do hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam bổ
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của giám đốc Tổng Công ty, Giám đốc
Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước tổng Công ty,
trước nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và là người
điều hành chung cho mọi việc của Công ty.
- Phó giám đốc sản xuất: Giúp việc cho Giám đốc trong việc chỉ huy điều hành
sản xuất toàn Công ty, trực tiếp chỉ đạo trung tâm điều hành sản xuất của Công ty,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ mà Giám đốc
phân công và uỷ quyền.
- Phó Giám đốc công nghệ XDCB: Giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc
đầu tư XDCB và lĩnh vực điều chỉnh thay đổi công nghệ sàng tuyển để tạo ra sản
phẩm phù theo yêu cầu của thị trường. Trực tiếp chỉ đạo các phòng tuyển than,
phòng XDCB. chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ
mà Giám đốc phân công uỷ quyền.
- Phó Giám đốc cơ điện vật tư: Giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý bảo
dưỡng sửa chữa các thiết bị cơ điện toàn Công ty, có trách nhiệm giám sát việc
mua bán cấp phát vật tư phục vụ sản xuất, trực tiếp chỉ đạo phòng cơ điện, phòng
vật tư chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ mà Giám đốc
phân công uỷ quyền.

- Phó Giám đốc kỹ thuật vận tải: giúp việc cho Giám đốc Công ty trong các
công việc quản lý bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị vận tải trong toàn Công ty. Trực
tiếp chỉ đạo phòng vận tải, phòng môi trường, phòng an toàn chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ mà Giám đốc phân công uỷ quyền.
- Phó giám đốc kinh tế đời sống: Giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh
doanh buôn bán sản phẩm, phục vụ đời sống văn hoá Công ty. Trực tiếp phụ trách
phòng kiểm toán, phòng lao động tiền lương, phòng kế hoạch, phòng y tế, phòng
tiêu thụ, phòng vi tính chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ
mà Giám đốc phân công và uỷ quyền.
- Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác
kế toán, thống kê tài chính của Công ty có quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật.
- Các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ của Công ty có chức năng nhiệm vụ tham
mưu giúp việc cho Giám đốc và các phó Giám đốc trong việc quản lý, điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Các phân xưởng sản xuất gồm 17 phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các sản
phẩm theo sự phân công và chỉ đạo của trung tâm chỉ huy sản xuất và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về sản phẩm mà phân xưởng sản xuất ra.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
IV. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY:
1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Tổ chức công tác kế toán của Công ty không nằm ngoài việc thực hiện tốt chức
năng của kế toán. Nhiệm vụ là tổ chức việc sử dụng các phương pháp kế toán để
thực hiện việc ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù
hợp với chính sách, chế độ hiện hành.
Công Ty Tuyển Than Cửa Ông có đội ngũ CBCNV kế toán lành nghề. Tổng số
CBCNV phòng kế toán có 26 người trong đó: 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 22
nhân viên.
- Kế toán trưởng: phụ trách chung và trực tiếp phụ trách đầu tư XDCB và phần
tài chính đối ngoại.

- 3 kế toán phó:
+ Một phó kế toán trưởng phụ trách kế toán chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp
vụ kế toán báo biểu kế toán và theo dõi các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ,
trực tiếp làm kế toán tổng hợp Công ty, phụ trách tổ tổng hợp, tổ lương.
+ Một phó kế toán trưởng phụ trách tài chính chịu trách nhiệm về việc chỉ tiêu
trong nội bộ Công ty, theo dõi công nợ nội bộ và đảm bảo đủ vốn sản xuất kinh
doanh.
+ Một phó kế toán trưởng phụ trách thống kê và tổ kế toán vật liệu bố trí nhân
viên trong một tổ như sau:
Tổ kế toán vật liệu: gồm 2 người một kế toán đi kho có chức năng kiểm tra thẻ
kho lấy phiếu nhập xuất vật liệu và ký vào thẻ kho, ngoài ra còn phải tham gia
đoàn kiểm nhập vật tư với ban nghiệm thu kiểm nhập vật tư Công ty. Một phụ
trách vật liệu tổng hợp làm tổ trưởng của tổ có nhiệm vụ phân tích định khoản vật
liệu nhập xuất và ghi sổ kế toán lên bảng phân bổ số 2 và tính giá thành vật liệu.
Tổ kế toán lương: Gồm 5 người trong đó có một tổ trưởng làm nhiệm vụ tổng
hợp lương và bảng phân bổ số 1 ( phân bbổ tiền lương ) bốn người khác có nhiệm
vụ thanh toán các khoản tiền lương, thu nhập và BHXH cho CBCVN trong toàn
Công ty.
Tổ tài vụ: Gồm 6 người trong đó có một tổ trưởng trực tiếp làm kế toán theo dõi
thanh toán ngân hàng, một người làm kế toán thanh toán tiền mặt, một người làm
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PP PHỤ TRÁCH THỐNG KÊ PP PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH
PP PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN
TỔ THỐNGKÊTỔVẬTLIỆU
TỔTÀICHÍNH
TỔLƯƠNGTỔ THGIÁTHÀNH VỐN
kế toán tiêu thụ viết hoá đơn bán hàng và theo dõi công nợ phải thu theo dõi tài
khoản 131, một người kế toán phải theo dõi công nợ phải trả khách hàng TK 331,
một kế toán quỹ, một thủ quỹ.
Tổ thống kê: Gồm 3 người trong đó có một tổ trưởng trực tiếp làm thống kê

tổng hợp, hai nhân viên khác làm cập nhật thống kê chi tiết.
Tổ tổng hợp giá thành vốn: Tổ này gồm 6 nhân viên được phân công công việc
cụ thể như sau: Một nhân viên làm kế toán giá thành sản xuất chính, một nhân viên
kế toán giá thành sản xuất phụ, một nhân viên làm kế toán TSCĐ, một nhân viên
theo dõi nguồn vốn đầu tư, một nhân viên theo dõi hạch toán các công trình XDCB
tự làm, một nhân viên theo dõi hạch toán các công trình SCL tự làm và thuê ngoài
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

2. Hình thức kế toán của Công Ty Tuyển Than Cửa Ông :
- Hình thức sổ kế toán áp dụng ở Công ty là hình thức nhật ký chứng từ
- Trình tự ghi sổ, xử lý, tổng hợp cung cấp thông tin theo hình thức “nhật ký
chứng từ” như sau:
CHỨNG TỪ GỐC VÀCÁC BẢNG PHÂN BỔ
BẢNG KÊ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ THẺ VÀ SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
SỔ CÁI
BẢNG TỔNGHỢP CHI TIẾT
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú: ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực
tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì
hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết cuối tháng phải
chuyển số liệutổng cộng của bảng kê, số chi tiết vào nhật ký chứng từ.
- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu
số liệu trên các nhật ký với các sổ kế toán chi tiết. Bảng tổng hợp chi tiết có liên
quan và láy số liệu tổng cộng của nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quanđến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi
trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi

tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo
từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký từ bảng kê và
các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
- Hình thức kế toán nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ kế toán
* Nhật ký chứng từ.
* Bảng kê.
* Sổ cái.
* Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
3. Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Công Ty Tuyển Than Cửa Ông tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
toàn bộ công tác kế toán của Công ty được tập trung trên phòng kế toán của Công
ty. Các PX trực thuộc có các nhân viên kinh tế thống kê làm nhiệm vụ thống kê tập
hợp các số liệuvà ghi chép ban đầu gửi lên phòng kế toán Công ty.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc chuyển đổi đồng
tiền khác: đồng tiền Việt Nam
Niên độ kế toán được áp dụng theo năm bắt đầu từ 1/1 đến ngày 31/12 của năm
đó.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, phương pháp tính giá theo giá hạch toán
Công ty thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công tác kiểm
tra kế toán luôn được coi trọng đáp ứng yêu cầu quản lý và yêu cầu lãnh đạo.
- Hệ thống tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng hệ thống tài khoán kế toán
thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp ( ban hành theo các quyết định số
114TC/CĐKT ngày 10 / 11/1995) của bộ trưởng bộ tài chính đã sửa đổi và bổ
sung.
B. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NHẬP XUẤT VÀ BẢO QUẢN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TUYỂN THAN CỬA ÔNG
I . Đặc điểm sử dụng nguyên vật liệu ở Công Ty Tuyển Than Cửa Ông
Là một Công ty sản xuất trên quy mô lớn, Công Ty Tuyển Than Cửa Ông là

khâu cuối cùng trong dây chuyền khai thác- sản xuất kinh doanh than của vùng
than Cẩm Phả nói riêng và của Tổng Công ty than Việt Nam nói chung. Sản phẩm
chính của Công ty là than thương phẩm, do đó nguyên vật liệu chính là than
nguyên khai mua từ các mỏ trong tổng Công ty, trên cơ sở thực hiện công nghệ
khép kín của dây chuyền sản xuất than là sàng tuyển và tiêu thụ. Vật liệu nhập kho
chủ yếu là tự khai thác trên thị trường với giá thoả thuận. Cho nên vấn đề đặt ra ở
đây là phải làm sao tiết kiệm được chi phí vật liệu, không bị thất thoát khi sử dụng
vật liệu vào sản xuất mà vẫn không ảnh hưởng đến sản xuất, đảm bảo kĩ thuật.
Mặt khác một số vật liệu của Công ty phải mua ở xa về với đủ số lượng cho tiến
độ sản xuất dẫn đến giá cả đầu vào tăng vọt do cước vận chuyển xa, hoặc một số
mặt hàng phải nhập từ nước ngoài cho nên giá mua phụ thuộc vào từng đợt nhập
khẩu cho nên chi phí vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất. Do đó việc
tổ chức quản lý vô cùng khó khăn đòi hỏi các cán bộ kế toán vật liệu phải có trình
độ và trách nhiệm trong công việc.
Từ những đặc điểm sử dụng vật liệu trên ta thấy được khó khăn mà Công ty cần
giải quyết từ việc dự trữ, bảo quản nhập xuất và kế toán chi tiết vật liệu. Muốn
quản lý tốt vật liệu vơí một số lượng lớn, nhiều chủng loại như vậy đòi hỏi phải
thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp quản lý ở các khâu, có như vậy mới đảm bảo
cung cấp một cách đầy đủ và đúng chất lượng vật liệu cho nhu cầu hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty, trong đó công tác kế toán vật liệu là biện pháp vô
cùng quan trọng và không thể thiếu được.
II . Phân loại và đánh giá vật liệu
1. Phân loại vật liệu
Để giúp công tác kế toán chính xác khối lượng lớn, nhiều chủng loại , kế toán
vật liệu Công ty đã tién hành phân loại vật liệu.
Việc phân loại vật liệu dựa theo những tiêu thức nhất định để xắp xếp những
vật liệu có cùng một tiêu thức vào mỗi loại mỗi nhóm.
Thực tế Công ty đã tiến hành phân loại vật liệu dựa trên cơ sở công dụng của
từng thứ loại vật liệu đối với quá trình sản xuất của Công ty. Nhờ có sự phân loại
này mà kế toán vật liệu có thể theo dõi tình hình biến động của từng thứ, loại vật

liệu. Do đó có thể cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời cho việc lập kế
hoạch thu mua và dự trữ vật liệu, do đặc thù của Công Ty Tuyển Than Cửa Ông
sản phẩm chính là than. Than mua từ các mỏ được sàng tuyển phân loại và đem
tiêu thụ theo một dây chuyền công nghệ nhất định than là sản phẩm chính được
bán ra ngoài cho mọi khách hàng trong nước và ngoài nước với nguồn lợi nhuận
lớn.
Riêng than ở tuyển than là sản phẩm chính nhưng không hạch toán đưa vào TK
152 mà đưa thẳng vào TK 154 để tiện theo dõi tình hình biến động của nguyên vật
liệu , Công ty đã dùng TK 152 để teo dõi phần nguyên vật liệu
- Vật liệu phụ (1521) gồm kim loại, đồ nghề, vật liệu xây dựng,…..
- Nhiên liệu (1522) gồm có xăng, dầu ga doan
- Phụ tùng (1523) gồm phụ tùng điện cầu trục, phụ TY, sàng rửa……
- phế liệu (1528)
* ý nghĩa: giúp biết được vai trò công dụng của vật liệu trong sản xuất, giúp mở
TK phân tích hoạt động hạch toán chi tiết vật liệu từ đó đề ra những biện pháp
thích hợp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vật liệu.
2. Đánh giá vật liệu nhập kho

×