Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢTIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.38 KB, 6 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢTIÊU THỤ
TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI
I Nhận xét và đánh giá thực trạng trong kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
tại Công ty TNHH phú Thái
Những năm gần đây khi nền kinh tế thị trường đang được mở rộng và trên đà
phát triển, các cuộc cạnh tranh trên thương trường diễn ra vô cùng khốc liệt. Đứng
trước những khó khăn ấy công ty đã xác định cho mình con đường đi đúng đắn,
đặc biệt nắm bắt được nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng quy mô thi
trường bán hàng hơn nữa cho nên vấn đề quản lý, bộ phận kế toán của Công ty liên
tục được củng cố và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý và khẳng định bộ máy kế
toán hoạt động có hiệu quả.
Để tồn tại và phát triển Công ty luôn chú trọng đến vấn đề quản lý thu mua
hàng hoá,tiết kiệm chi phí tạo sức cạnh tranh tiêu thụ. Việc quản lý thu hàng hoá
được kế toán ghi chép rõ ràng và đầy đủ, chính xác hợp lý quá trình nhập, xuất tồn
và thường xuyên đỗi chiếu kiểm tra kho thực tế so với sổ sách
Công tác kế toán nói chung đã đáp ứng được yêu cầu của công ty đề ra, đảm
bảo tính thồng nhất về mặt phạm vi phương hướng tính các chỉ tiêu kinh tế đảm
bảo số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý rõ ráng dễ hiểu
Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu
của công ty. Với nhiệm vụ Giám đốc và phán ánh tình hình tiêu thụ,kết quả kinh
doanh ..... phòng kế toán luôn hoàn thành tôt nhiệm vụ được giao
Bên cạnh những ưu điẻm trên, công tác kế toán bán hàng và xác đinhk kết quả
kinh doanh của Công ty còn một số han chế cần khắc phục.
II Một số ý kiến cần hoàn thiện ké toán tiêu thụ và xác đinh kết quả tiêu thụ
tại công ty TNHH Phú Thái.
Cùng với những kiến thức đã học ở trường và qua thời gian tìm hiểu thợc tế
tại công ty TNHH Phú Thái, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm
hoàn thiện hơn nmữa công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu
thụ
Vấn đề thứ nhất: về việc sử dụng tài khoản:
Khi bán hàng cho dù khách hàng trả tiền ngay hay chấp nhận thanh toán kế


toán cũng phản anhs trên Tk 131. Việc hạch toán như vậy trùng lặp làm cho khối
lượng công việc tăng lên. Do vậy để giảm bbớt khối lượng công việc bị trùng lặp
thì kế toán sử dụng TK 131 khi thời điểm khách hàng mua hàng thanh toán ngay
bằng tiền mặt hoặc TGNH thi kế toán ghi
Nợ TK liên quan ( TK111,1120
Có Tk 511
Có TK 3331(33311)
Đồng thời phản ánh vào bảng kê số 1 nếu káhch hàng thanh toán bằng TGNH
( Bảng kê số 1 và bảng kê số 2 có mãu theo quy dịnh của bộ tài chhính)
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh tròn quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá. Các khoản chi phí này phải được hạch toán trên Tk 641” chi phí
bán hàng” còn chi phí quản lý doanh nghiệp là nhữn khảon chi phí có liên quan
chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng cho bất cứ
một hoạt động nào. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp được kế toán phản ánh
trên Tk 642. Nhưng tại công ty TNHH Phú Thái , ké toán lại sử dụng TK 642 để
theo dõi tất cả các chi phí này, Việc hạch toán như vậy chưa theo quy định của chế
độ kế toán DN và không phản ánh đúng nội dung, bản chất của từng loịa chi phí.
Điều này gây khó khăn cho công táct quản lý, giám sát các khảon chi thuộc hai loại
chi phí này và khó xác định được ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản
lý DN đến kết quả kinh doanh. Việc hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp trên hai tài khoản riêng biệt Tk 641 và Tk 642 sẽ phản ánh được một
cách chi tiết rõ ràng hơn, tiện cho việc kiểm tra , giám sát trách tình trạng những
khoản chi không cần thiét, không hợplý đồng thời có biện pháp tiết kiệm hai loại
chi phí này.
Vấn đề thưc hai: Việc lập dự phòng các khoản thu khó đòi và dự phòng giảm
giá hàng tồn kho:
Khái niệm thận trọng của kế toán chỉ ra rằng: Kế toán phải tính vào lỗ những
khoản có khả năng mất đi và khong được tính vào lậi những khoản chưa chắch.
Hơn thế nưa hoạt động kinh doanh của DN không phải luc nào cũng suôn sẻ, đặc
biệt là trong điều kiẹn cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Dn phải dối

mặt với hàng loạt rủi ro. Chẳng hạn như trong quá trình tiêu thụ Dn có thể gặp tình
trạng một số khách hàng chấp nhận thanh toán song vì một lý do nào đó họ không
có khả năng thanh toán ..... Để có một khoản tài chính nhằm bù đắp cho các khoản
mất mát có thể xảy ra Dn cần phải tiến hành trích lập dự phòng đối với khách hàng
được coi là đáng ngờ.
Dự phòng phỉa thu khó đòi được theo dõi trên TK 139 “ Dự phòng phải
thukhó dòi” được hạch toán như sau:
+ Cuối niên kế toán , tính dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, ghi
Nợ Tk 642(6426) chi phí quản lý DN
Có TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi
+ TRong kỳ hạch toán, nếu có khonả nợ phải thukhó đòi đã thực sự không thể
thu được, căn cứ vào các văn bản xác nhạn có chứng cứ pháp lý DN làm thủ tục
xoá nợ theo quy định, khi được phép xoá nợ
Nợ TK 642
CÓ TK 131
Có Tk 138
Đồng thời ghi vào bên nợ Tk 004 và theo dõi khoản nợ này trong 5 năm
+ Khi tính số dự phòng cho niên độ sau, ghi
Trường hợp số dự phòng cần lập của niên độ trước thì số chêch lệch được
hoàn nhập bát thường
Nợ TK 139
Có TK 642
+ Trường hợp số dự phòng cần lập cho niên độ sau nhiều hơn số dự phòng đã
lập của niên độ trước thì phải lập dự phòng bổ sung
Nợ TK 642
Có TK 139
+ khi hoàn nhập các khoản phải thu khó đòi
Nợ Tk 139
Có TK 711
+ Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ nếu khách hàng

trả lại khi thu tiền ghi
Nợ TK 111,112
Có TK 711
Đồng thời ghi bên có TK 004
Về việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ được lập vào cuối niên độ kế toán , trước
khi lập báo cáo tài chính, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải thực hiện
theo đùng các quy dịnh của cơ chế tài chính hiện hành, vieecj lập dự phòng phải
tính cho từng loại hàng hoá nếu có bằng chứng chắc chắn vè sự giảm giá thường
xuyên, có thể xảy ra trong niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng , giá trịhàng tồn
kho xác định khoản giảm giá hàng tồn kho cho niên độ ké toán tiếp theo.
Cuối niên độ kế toán neeus có những cứ chăc chắn về gí trị thực tế của hàng
tồn tháp hơn giá trị có thể bán ra dược trên thị trường, kế toán lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho,
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được theo dõi trên TK 159
Nợ Tk 642
Có Tk 159” Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối niên độ sau:
+Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng cần lập
của năm trước
Nợ TK 159
Có Tk 711
+ Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau lớn hơn năm trước
Nợ TK 642
Có TK 159

×