Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá tác động của chính sách tín dụng ưu đãi đối với công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 97 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
==================

VÕ VĂN THANH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI CƠNG TÁC XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đà lạt, tháng 07 năm 2011


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THU HIỀN
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. NGUYỄN THANH HÙNG
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp.HCM, ngày 03 tháng 08 năm 2011
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. PHẠM NGỌC THUÝ


2. TS. TRƯƠNG THỊ LAN ANH
3. TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN
4. TS. NGUYỄN THANH HÙNG
5. PGS. TS. LÊ NGUYỄN HẬU
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi LV đã được sửa chữa (nếu có)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LV


iii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp.HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Võ Văn Thanh

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 15/05/1970


Nơi sinh: Tư Nghĩa, Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
MSHV: 09170879
1- TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá tác động của chính sách tín dụng ưu đãi đối với
cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Xác định các yếu tố của chương trình tín dụng chính sách ưu đãi tác động đến hộ
nghèo vay vốn.
- Lựa chọn mơ hình nghiên cứu để đánh giá tác động của chính sách tín dụng ưu đãi
đối với hộ nghèo vay vốn trên địa bàn tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2006-2010.
- Đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi đối
với cơng tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 14/02/2011
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 30/07/2011
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thu Hiền
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng Chuyên ngành thông qua
vào ngày 03/08/2011.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iv

Sau hơn 6 tháng thực hiện, đề tài đã thành công tốt đẹp. Trong suốt thời gian

thực hiện tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của quý Thầy, Cô,
bạn bè, đồng nghiệp và những người thân, mà nếu khơng có những sự giúp đỡ ấy,
tơi khơng thể hồn thành đề tài này.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của trường Đại Học Bách
khoa TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy, cơ của khoa Quản lý cơng nghiệp đã
nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt hơn 2 năm học vừa qua. Đặc biệt xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất
đến TS. Nguyễn Thu Hiền là người đã trực tiếp hướng dẫn tơi thực hiện hồn tất
luận văn này. Trong quá trình làm luận văn, nhờ vào sự nhiệt tình, hướng dẫn chu
đáo của Cơ tơi đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Tơi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của tơi trong Ngân hàng Chính sách Xã
hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi trong việc thu thập số liệu điều tra về khách hàng. Cảm ơn những khách
hàng đã dành thời gian suy nghĩ và trả lời bảng câu hỏi khảo sát là nền tảng của kết
quả nghiên cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã hỗ trợ, động viên
khích lệ tơi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này./

Đà Lạt, ngày 30 tháng 07 năm 2011
Người thực hiện luận văn
Võ Văn Thanh


v

TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Giảm nghèo và tiến đến xóa nghèo luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của
các cấp chính quyền và của tồn xã hội. Chương trình tín dụng chính sách là một
trong những chương trình phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo của Chính phủ Việt
Nam. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của chính sách tín dụng

ưu đãi đối với hộ nghèo tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Trên cơ sở lý thuyết về tín dụng, tín dụng cho người nghèo và các nghiên cứu
của Quach, Mullineux & Murinde (2004); Võ Thị Thuý Anh (2009), hai mơ hình lý
thuyết được đưa ra để đánh giá tác động chương trình tín dụng chính sách đến các
phúc lợi kinh tế hộ gia đình trên hai phương diện là xác suất thoát nghèo và mức
tăng thu nhập. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu về (1) tình hình hoạt
động của NHCSXH Lâm Đồng từ năm 2006 đến 2010, (2) kết quả khảo sát 463 hộ
nghèo tại NHCSXH Lâm đồng đã thực hiện vay vốn từ năm 2006 đến 2010 để kiểm
định mơ hình lý thuyết.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hiệu quả do vốn vay mang lại là rất đáng
kể. Trong sáu yếu tố đưa vào mơ hình nghiên cứu, có năm yếu tố tác động, trong đó
các yếu tố số tiền vay, thời hạn vay, số người tham gia dự án vay vốn và trình độ
chủ hộ đều có tác động dương đến phúc lợi hộ nghèo, yếu tố số người sống phụ
thuộc có tác động âm đến phúc lợi hộ nghèo. Cụ thể, số tiền vay có tác động dương
đến xác suất thoát nghèo, thời hạn vay vốn càng dài thì khả năng cải thiện đời
sống của hộ nghèo càng cao. Theo kết quả điều tra chỉ có 9,5% các hộ khơng thể cải
thiện được thu nhập và chưa thốt nghèo, các hộ còn lại đều t h o á t n g h è o v à đã
tăng được thu nhập của mình. Đặc biệt, có tới 7 8 , 8 % các hộ tăng thu nhập trên
50% mức chuẩn nghèo. Cùng với việc tăng thu nhập, đời sống của các hộ gia đình
cũng được cải thiện đáng kể, có tới 2 2 ,9% các hộ cho rằng đời sống của mình
được cải thiện, 47,1% cải thiện nhiều và 21,8% cải thiện rất nhiều.
Nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà quản lý,
các nhà hoạch định chính sách để có những giải pháp hiệu quả nhằm thực hiện tốt
mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015.


vi

ABSTRACT
Poverty alleviation and towards eradication of poverty is always a problem

attracting the attention of the authorities and society. Policy credit programs is one
of the programs for poverty reduction objectives of the government of Vietnam.
This study aims to analyze the

impact of preferential credit policy for poor

households in Lam Dong province.
Based on the theory of credit, credit for the poor and the study of Quach,
Mullineux and Murinde (2004); Vo Thi Thuy Anh (2009), two theoretical models
proposed to assess the impact of credit programs and policies on the economic
welfare of households in the two aspects are probability to escape poverty and the
improvement of the living standard. The study carried out was based on data on (1)
the operation of VBSP Lam Dong from 2006 to 2010 and (2) the survey results of
463 poor households in VBSP Lam Dong loans from 2006 to 2010 to test the
theoretical model.
Results of regression analysis showed that the effect brought about by the
loan is significant. Among the six factors included in the model, there were five
factors that have great impact, in which elements of loan amount,loan term, the
number of people involved in the project loan and the household level have positive
impact to the welfare of poor households, but the number of elements that
dependent in households caused negative impact to the welfare of poor households.
Specifically, to the loan amount having the positive impact on the expected
probability of escaping poverty. The longer the loan period, the higher poor
households’ improvement. According to the results obtained from the survey, only
9,5% of households can not improve their income and escape poverty, while the
remaining households have escaped poverty and increased the income, especially
to 78,8% of households raised their income over 50% of poor living standard.
Along with income growth, the lives of the households were also significantly
improved. According to the survey results there were 22,9% of households said that
their lives are improved, 47,1%


improved considerably

and 21,8% greatly

improved.
This study is a useful reference for managers, policy planners to have the
solutions to implement effectively poverty reduction targets in 2011-2015.


vii

Mục lục
LỜI CẢM ƠN

iii

TĨM TẮT

iv

ABSTRACT

v

MỤC LỤC

vi

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ


x

DANH MỤC BẢNG

xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

xii

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1

1.1. Lý do hình thành

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Ý nghĩa thực tiễn

3


1.5. Bố cục của luận văn

4

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT

5

2.1. Những vấn đề về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo

5

2.1.1. Khái niệm đói nghèo và giảm nghèo

5

2.1.2. Đo lường đói nghèo

6

2.1.2.1. Đo lường đói nghèo của thế giới

6

2.1.2.2. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo ở Việt Nam

7

2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói


9

2.1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội

9

2.1.3.2. Nhóm nhân tố liên quan đến cộng đồng

10


viii

2.1.3.3- Nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân, hộ gia đình
2.14. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo
2.2. Tín dụng và vai trị của tín dụng đối với hộ nghèo
2.2.1. Tổng quan về tín dụng

10
12
13
13

2.2.1.1. Khái niệm tín dụng

13

2.2.1.2. Chức năng của tín dụng


13

2.2.1.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng

14

2.2.2. Tín dụng đối với người nghèo

15

2.2.2.1. Khái niệm tín dụng đối với người nghèo

15

2.2.2.2. Vai trị của tín dụng đối với người nghèo

16

2.2.3. Các chiến lược cấp tín dụng cho hộ nghèo

17

2.2.4. Kinh nghiệm một số nước về tín dụng đối với người nghèo

18

2.2.4.1. Kinh nghiệm một số nước

18


2.2.4.2 Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam

19

2.2.5. Đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách

20

2.2.5.1. Khái niệm về hiệu quả tín dụng chính sách

20

2.2.5.2. Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách

21

2.2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tác động tín dụng đối với hộ nghèo

22

2.3. Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện về giảm nghèo
2.3.1. Nghiên cứu ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng phân tích các

24
24

nhân tố tác động đến nghèo đói ở các tỉnh Đông Nam bộ
2.3.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo

25


2.3.3. Tín dụng nơng thơn và vấn đề giảm nghèo ở Việt Nam: bằng chứng qua

25

việc sử dụng chuỗi số liệu từ các cuộc điều tra hộ gia đình Việt nam
2.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi

26


ix

đối với hộ nghèo của NHCSXH - trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.4. Tóm tắt

26

CHƯƠNG III - DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH Lâm đồng

27

3.1.1- Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng

27


3.1.2- Thực trạng công tác giảm nghèo tại tỉnh Lâm Đồng

27

3.1.3. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội

29

3.1.4. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH Lâm Đồng

30

3.1.4.1. Khái quát về Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng

30

3.1.4.2. Quy trình cho vay hộ nghèo

31

3.1.4.3. Tình hình thực hiện các chương trình tín dụng từ 2006-2010

31

3.2- Phương pháp nghiên cứu

32

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu


32

3.2.2. Mơ hình nghiên cứu

34

3.2.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu

34

3.2.2.2. Mơ hình nghiên cứu đề nghị

36

3.3. Dữ liệu nghiên cứu

39

3.3.1. Thu thập dữ liệu

39

3.3.2. Các thang đo

40

3.4. Tóm tắt

41


CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

42

4.1. Kết quả ước lượng tác động của chương trình cho vay hộ nghèo đến phúc

42

lợi hộ gia đình thơng qua số liệu khảo sát điều tra
4.1.1. Tổng thể nghiên cứu và mẫu điều tra

42

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ trong mẫu điều tra

43


x

4.1.3. Kết quả ước lượng

45

4.1.3.1. Phân tích ma trận tương quan giữa các biến

45

4.1.3.2. Tác động của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đến xác suất


45

thoát nghèo của hộ gia đình vay vốn.
4.1.3.3. Tác động của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đến thu nhập

48

của hộ gia đình vay vốn
4.1.3.4. Tác động của chương trình tín dụng ưu đã hộ nghèo đến mức độ

55

cải thiện đời sống
4.1.3.5. Kết quả đánh giá của hộ nghèo về các yếu tố của chính sách tín

52

dụng ưu đãi
4.1.3.6. Đánh giá chung về kết quả hồi quy
4.2. Đánh giá chung về tác động của các chương trình tín dụng chính sách đối

54
55

với cơng tác xóa đói giảm nghèo
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho người nghèo

58

4.4. Tóm tắt


60

CHƯƠNG V - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

62

5.1. Kết luận

62

5.1.1. Những đóng góp của đề tài

63

5.1.2. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

63

5.2. Kiến nghị

64

Tài liệu tham khảo

66

Phụ lục

69



xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Tên hình

Trang

Hình 3.1: Diễn biến hộ nghèo của Lâm Đồng từ năm 2006 đến năm 2010

28

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức NHCSXH Lâm Đồng

30

Hình 3.3: Quy trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH

31

Hình 3.4: Tổng dư nợ các chương trình và dư nợ hộ nghèo qua các năm

32

Hình 3.5: Các bước tiến hành nghiên cứu
Hình 3.6: Mơ hình nghiên cứu

36


Hình 4.1: Tăng trưởng tín dụng và số hộ giảm nghèo từ năm 2006->2010

56


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các năm

08

Bảng 3.1: Nguyên nhân nghèo của hộ gia đình năm 2005
của tỉnh Lâm Đồng

28

Bảng 3.2: Hộ nghèo tỉnh Lâm Đồng theo chuẩn nghèo giai đoạn
2006 -2010

28

Bảng 3.3: Diễn biến hộ nghèo và số lao động được giải quyết việc làm

28


Bảng 3.4: Diễn biến dư nợ các chương trình tín dụng từ 2006 -> 2010

32

Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu chọn và tổng thể điều tra

42

Bảng 4.2: Đặc điểm chung của các hộ điều tra

76

Bảng 4.3: Mức vay vốn hộ nghèo

44

Bảng 4.4: Số lần vay vốn của hộ nghèo từ 2006-2010

44

Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến

78

Bảng 4.6: Omnibus Tests of Model Coefficients

46

Bảng 4.7: Model Summary


46

Bảng 4.8: Classification Table

46

Bảng 4.9: Variables in the Equation

47

Bảng 4.10: Model Summary

50

Bảng 4.11: ANOVA

50

Bảng 4.12: Coefficients

51

Bảng 4.13: Mức thu nhập tăng thêm

53

Bảng 4.14: Mức độ cải thiện đời sống sau khi vay vốn

53


Bảng 4.15: Mức độ hài lòng của hộ vay về hoạt động NHCSXH Lâm Đồng 54
Bảng 4.16: Đánh giá của hộ nghèo về vai trò của NHCSXH

54

Bảng 4.17: Kết quả cho vay Hộ nghèo từ năm 2006 – 2010

79

Bảng 4.18: Hiệu quả kinh tế xã hội do vốn vay mang lại từ 2006->2010

57


xiii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

DTTS

Dân tộc thiểu số

HSSV

Học sinh, sinh viên


NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHNg

Ngân hàng phục vụ người nghèo

NHNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

VBSP

Vietnam Bank for Social Policies

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

XĐGN


Xóa đói giảm nghèo


1

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do hình thành đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ tương đối
nhanh và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa không ngừng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để
huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế và qua đó tạo nhiều việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện sẽ dẫn đến sự phân hóa
khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng. Vì vậy một u cầu đặt ra là đi đơi với
phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện thành cơng chương trình mục tiêu quốc gia
về xóa đói giảm nghèo, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội. Trong nhiều giải
pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã quan tâm đến việc tạo lập
kênh dẫn vốn tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách cịn gặp khó khăn trong sản
xuất kinh doanh và đời sống. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ra đời với
nhiệm vụ thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm góp phần thực hiện mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo và ổn định việc làm.
Chi nhánh NHCSXH Lâm Đồng được thành lập và đi vào hoạt động hơn bảy
năm qua đã triển khai tốt các chương trình tín dụng chính sách, góp phần tích cực
vào việc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh. Tuy hiệu quả chính sách tín dụng của Ngân
hàng Chính sách Xã hội trong những năm qua là rất lớn, song mới chỉ là bước đầu,
vốn đầu tư chưa nhiều cịn dàn trải, cơng tác phối hợp khuyến nông, khuyến lâm
chưa thật sự hiệu quả. Cơ chế, chính sách trong điều tiết mối quan hệ tín dụng chính
sách và xóa đói giảm nghèo vẫn cịn nảy sinh nhiều bất cập. Một bộ phận đồng bào

dân tộc thiểu số cịn ỷ lại nhiều vào chính sách, chậm thay đổi nên vẫn cịn nhiều
vùng chưa thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc có điểm xuất phát thấp, điều kiện tự nhiên khó khăn, tỷ lệ hộ


2

nghèo vẫn cịn cao, cơng tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, kinh tế-xã hội phát
triển chậm, khoảng cách chênh lệch với các vùng trong tỉnh khá lớn.
Cho đến nay việc đánh giá tác động của tín dụng đến cơng tác xóa đói giảm
nghèo ở Việt nam đã được tiến hành bởi nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trước tiên, có thể nói đến một nghiên cứu rất công phu của các tác giả Quach,
Mullineuw và Murinde (2004) với nội dung “Rural credit and household poverty
reduction in Vietnam: Evidence using panel data from household surveys” (Tín
dụng nơng thơn và vấn đề giảm nghèo ở Việt Nam: bằng chứng qua việc sử dụng
chuổi số liệu từ các cuộc điều tra hộ gia đình Việt nam). Nghiên cứu đã đưa ra kết
luận là có tác động tích cực của tín dụng nông thôn đến giảm nghèo, nhưng tác động
là rất yếu. Song, nghiên cứu chưa đề cập cụ thể đến góc độ hiệu quả của việc cấp tín
dụng. Một nghiên cứu gần đây nhất của Võ Thị Thuý Anh (2009) về “Đánh giá
hiệu quả kinh tế-xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt nam- khảo sát trên địa bàn thành phố Đà
nẳng”, đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa việc cấp tín dụng chính sách
và xóa đói giảm nghèo. Đồng thời nghiên cứu cũng đã đánh giá được cụ thể những
yếu tố tác động của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, nghiên cứu
này chỉ xem xét mối liên hệ dựa trên xác suất thốt nghèo kỳ vọng chứ khơng phải
xác suất thốt nghèo thực tế của hộ vay. Bên cạnh đó, Lâm đồng là một trong những
tỉnh miền núi, địa bàn khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và có tỷ lệ hộ
nghèo khá cao. Nhưng trong những năm qua cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành triển khai có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo từ 23,4%
năm 2006 giảm xuống cịn 4,97% vào cuối năm 2010, trong đó có vai trị khơng nhỏ

của kênh tín dụng chính sách. Nhưng hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh
giá hiệu quả tác động của kênh tín dụng này đối với cơng tác xóa đói giảm nghèo.
Do vậy, việc nghiên cứu “Đánh giá tác động của chính sách tín dụng ưu đãi đối
với cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” là cần thiết và có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

1.2. Mục tiêu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu này được hình thành nhằm thực hiện thiện 3 mục tiêu sau:


3

Xác định các nhân tố từ chương trình tín dụng chính sách có ảnh hưởng tác động
đến xác suất thốt nghèo, tăng thu nhập cải thiện đời sống của hộ nghèo sau khi vay
vốn.
Vận dụng mơ hình kinh tế lượng để xây dựng mơ hình các nhân tố tác động đến
khả năng thốt nghèo, thu nhập bình qn đầu người của hộ nghèo vay vốn tại Chi
nhánh NHCSXH Lâm Đồng. Từ đó sẽ phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố.
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa các chương
trình tín dụng chính sách đối với cơng tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Lâm
Đồng và các đối tượng là hộ nghèo được vay vốn từ NHCSXH Lâm Đồng.
* Phạm vi nghiên cứu : Quá trình thực hiện tín dụng chính sách của NHCSXH
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2006 –> 2010.

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Sử dụng mơ hình kinh tế lượng để ước lượng và kiểm định tác động của chính

sách tín dụng ưu đãi đối với cơng tác xóa đói giảm nghèo. Với việc khảo sát, đánh
giá tác động của các chương trình tín dụng chính sách đã triển khai, ngân hàng sẽ
hiểu rõ hơn về nhu cầu cũng như hiệu quả, chất lượng đầu tư của các chương trình
tín dụng ưu đãi mà mình đang cung cấp.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà họach định chính sách
sẽ có cái nhìn chính xác hơn, tổng quát hơn về tác động của tín dụng chính sách đối
với cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, ổn định an sinh xã hội và tạo
đà phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đây là cách đánh giá mang tính khách
quan và khái quát cao đo lường hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong việc giảm
nghèo, giải quyết việc làm và ổn định an sinh xã hội tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở phục vụ cho việc kiến nghị với NHCSXH cấp trên
xem xét trình Chính phủ điều chỉnh cơ chế, chính sách hoặc bổ sung thêm các
chương trình tín dụng chính sách đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối
tượng chính sách.


4

Nghiên cứu cũng góp phần phục vụ cho chiến lược phát triển “Tất cả vì người
nghèo và các đối tượng chính sách” mà NHCSXH đã đề ra.

1.5. Bố cục của luận văn:
Đề tài nghiên cứu được chia thành 5 chương. Chương I giới thiệu tổng quát về đề
tài nghiên cứu. Chương II trình bày cơ sở lý thuyết và các mơ hình nghiên cứu đã
thực hiện.Chương III trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương IV
phân tích, thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý các kiến nghị. Chương V tóm tắt
những kết quả chính của nghiên cứu dựa trên mục tiêu và ý nghĩa của đề tài đồng
thời nêu lên các giới hạn của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.



5

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương II này sẽ đi sâu vào phần cơ sở lý thuyết của đề tài liên quan đến các vấn đề
về xóa đói giảm nghèo, tín dụng và vai trị của tín dụng đối với người nghèo. Trong
chương này cũng giới thiệu một số mơ hình nghiên cứu đã thực hiện về lĩnh vực
xóa đói giảm nghèo và tín dụng đối với người nghèo. Chương này được thiết kế
gồm ba phần chính, nội dung cụ thể như sau:

2.1. Những vấn đề về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
2.1.1. Khái niệm đói nghèo và giảm nghèo
Nghèo đói là một vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của nhiều quốc gia
trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đây cũng là vấn đề được Chính
phủ các nước, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế rất quan tâm nhằm tìm ra
những giải pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi tồn cầu.
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về đói nghèo,
tuy nhiên tồn tại một số quan niệm phổ biến được nhiều quốc gia sử dụng tùy theo
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xóa đói giảm nghèo cụ thể.
* Quan niệm về đói: Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống
dưới mức tối thiểu và thu nhập khơng đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì
cuộc sống (Lê Quốc hội, 2009).
* Quan niệm về nghèo: Trong chiến lược về tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo, Việt Nam sử dụng khái niệm nghèo do Hội nghị về chống đói nghèo khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan
tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu đó được xã hội thừa
nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa
phương”.

- Hộ nghèo: Ở Việt Nam tồn tại nhiều cách xác định hộ nghèo tuỳ thuộc
vào điều kiện kinh tế - xã hội và chủ trương xóa đói giảm nghèo của từng địa


6

phương trong mỗi thời kỳ khác nhau. Do đó, để phân loại hộ nghèo cần xem xét
các đặc trưng cơ bản như: thiếu ăn từ 3 tháng trở lên trong năm, nợ sản lượng
khoán, nợ thuế triền miên, vay nặng lãi, trẻ em khơng có điều kiện đến trường (mù
chữ hoặc bỏ học), thậm chí phải cho con hoặc tự bản thân đi làm thuê cuốc mướn
để kiếm sống hoặc đi ăn xin...
Hiện nay, khái niệm nghèo ở Việt Nam đã được mở rộng theo nhiều khía
cạnh và ngày càng tiếp cận gần hơn với quan niệm chung của thế giới và khu vực.
Khái niệm nghèo không chỉ dựa trên mức thu nhập đảm bảo cho các nhu cầu thiết
yếu hàng ngày mà đã quan tâm tới những nhu cầu khác của con người như quyền
được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, các dịch vụ cơ bản khác, quyền được
tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng...
* Quan niệm về giảm nghèo
Ở góc độ nước nghèo, giảm nghèo là từng bước thực hiện quá trình chuyển
từ trình độ sản xuất cũ lạc hậu sang trình độ sản xuất mới, hiện đại.
Ở góc độ người nghèo, giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người
nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển, trên cơ sở đó từng
bước thốt ra khỏi tình trạng nghèo (Lê Quốc Hội, 2009)
2.1.2. Đo lường đói nghèo
2.1.2.1. Đo lường đói nghèo của thế giới
Đo lường đói nghèo là một vấn đề rất phức tạp. Đói nghèo có thể được thể
hiện theo khía cạnh thu nhập cũng như là theo khía cạnh phi thu nhập. Bốn
phương pháp về đo lường đói nghèo theo các khía cạnh khác nhau được thế giới
sử dụng như sau (Lê Quốc Hội, 2009) :
*Đo lường đói nghèo bằng thu nhập hoặc bằng chi tiêu cho tiêu dùng

Trong phương pháp này, đói nghèo được đo bằng một đường đói nghèo.
Đường đói nghèo sẽ tính ra chi phí tối thiểu cần thiết cho các mặt hàng lương
thực thiết yếu và nhiên liệu tiêu dùng cho việc chế biến các mặt hàng lương
thực này. Số người mà rơi xuống dưới đường này được coi là những người
nghèo. Phương pháp này chỉ tính được qui mơ số người nghèo nhưng khơng nói
lên được chất lượng của mức sống dưới dạng các nhu cầu cơ bản khác.


7

*Phương pháp đo lường đói nghèo theo dinh dưỡng
Đói nghèo được đo lường bằng việc đưa ra một đường đói nghèo dựa trên
nhu cầu calo cơ bản và tối thiểu (dinh dưỡng). Một nhóm chuyên gia của FAO và
WHO ước tính rằng lượng calo tối thiểu một người một ngày xấp xỉ 2100 K.calo.
Phương pháp này cũng chỉ đưa ra được qui mô của người nghèo, không đưa ra
được một bức tranh thực sự về sự mất đi các nhu cầu cơ bản.
* Phương pháp đo lường đói nghèo bằng nhân trắc
Đói nghèo có thể được đo lường bằng phương pháp nhân trắc thông qua đo
cân nặng theo tuổi hoặc chiều cao theo tuổi của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi hoặc cân
nặng theo chiều cao của tất cả mọi người.
* Phương pháp đo lường đói nghèo bằng nhu cầu cơ bản
Đo lường đói nghèo bằng nhu cầu cơ bản đề cập tới 2 loại của nhu cầu về
vật chất của con người. Một là nhu cầu tối thiểu của một hộ gia đình; hai là các
nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân. Nhu cầu tối thiểu bao gồm: Đủ lương thực,
nhà ở, quần áo, các dụng cụ và đồ dùng gia đình. Các dịch vụ thiết yếu cung cấp
bởi cộng đồng bao gồm: Nước sạch, vệ sinh, giao thông công cộng, y tế, giáo dục,
các phương tiện văn hóa.
2.1.2.2. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo ở Việt Nam
Phương pháp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Đây là phương pháp xác định chuẩn đói nghèo dựa trên thu nhập của hộ gia

đình. Các hộ gia đình được xếp vào diện nghèo nếu mức thu nhập bình quân đầu
người của họ dưới mức chuẩn được xác định, mức này được quy định khác nhau
giữa khu vực thành thị, nông thôn và miền núi hải đảo do những đặc điểm riêng về
kinh tế - xã hội. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo hiện nay
sử dụng chuẩn nghèo theo phương pháp này.
* Giai đoạn 2001-2005 (Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày
01/11/2000):
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình qn đầu người trong hộ đạt từ mức
thu nhập sau trở xuống:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng


8

+ Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng
+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng
* Giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 08/01/2005)
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ đạt từ mức
thu nhập sau trở xuống:
+ Khu vực nông thôn: 200.000 đồng/người/tháng
+ Khu vực thành thị: 260.000 đồng/người/tháng
* Giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 30/01/2011)
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình qn đầu người trong hộ đạt từ mức
thu nhập sau trở xuống:
+ Khu vực nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng
+ Khu vực thành thị: 500.000 đồng/người/tháng
Phương pháp của Tổng cục Thống kê
Tổng cục Thống kê dựa trên cả khía cạnh thu nhập và chi tiêu theo đầu người

để xác định chuẩn nghèo. Theo đó, hai chuẩn nghèo được xác định như sau:
- Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm: Được xác định là số tiền cần thiết để
mua một số lượng lương thực, thực phẩm hàng ngày đảm bảo cung cấp lượng
kalory tiêu dùng bình qn là 2.100 kalory/người/ngày.
Những người có mức chi tiêu dưới mức chuẩn này được gọi là người nghèo
về lương thực thực phẩm. Đây là phương pháp xác định đường đói nghèo theo
chuẩn nghèo quốc tế do Ngân hàng thế giới xác định và đã được thực hiện trong
các cuộc khảo sát mức sống dân cư và thực trang đói nghèo ở Việt Nam.
- Chuẩn nghèo chung: Được xác định bằng cách lấy chuẩn nghèo về lương
thực, thực phẩm cộng thêm chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm.
Dựa trên phương pháp này, chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm và chuẩn
nghèo chung ở Việt Nam được tính cụ thể như bảng 2.1 sau đây.


9

Bảng 2.1: Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các năm
Chi tiêu bình quân đầu người/năm

Chuẩn nghèo theo lương

2002

2004

2006

2008

1.381.000


1.488.000

1.731.000

2.306.000

1.915.000

2.076.000

2.404.000

3.294.000

thực, thực phẩm (đồng)
Chuẩn nghèo chung (đồng)

Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói, nó khơng chỉ đơn thuần là
nhân tố về kinh tế hoặc thiên tai, địch họa gây ra. Mà tình trạng đói nghèo có sự đan
xen của nhiều yếu tố cả tất yếu lẫn ngẫu nhiên, cả chủ quan lẫn khách quan, cả tự
nhiên lẫn kinh tế xã hội. Rất nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về nghèo đói
đã chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân làm cho người ta lâm vào cảnh nghèo đói,
sau đây xin giới thiệu một số ngun nhân chính dẫn đến nghèo đói.
2.1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội1
- Vị trí địa lý: Những vùng xa xơi hẻo lánh, địa hình phức tạp, khơng có
đường giao thơng, điều kiện đi lại khó khăn là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến đói nghèo. Bởi vì, do điều kiện như vậy họ dễ rơi vào thế bị cô lập, tách

biệt với bên ngồi, khó tiếp cận được các nguồn lực như tín dụng, khoa học kỹ
thuật,cơng nghệ, thị trường,...làm cho cuộc sống của họ lạc hậu, khó phát triển.
- Đất canh tác: Diện tích đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít màu mỡ, canh tác khó,
năng suất thấp, dẫn đến sản xuất trong nơng nghiệp gặp khó khăn, thu nhập thấp,
việc tích luỹ và tái sản xuất bị hạn chế hoặc hầu như khơng có.
- Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt: Những vùng thường xuyên có thiên tai
xảy ra đặc biệt như bảo lụt, hạn hán,... thường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống

1

Ngân hàng Thế giới khu vực Đơng Nam á và Thái Bình Dương, 1995


10

nhân dân. Tác hại của chúng là khá lớn và chúng luôn là kẻ thù đồng hành với
những người nghèo đói.
- Mơi trường kinh tế khơng thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp: Cơ sở hạ tầng yếu
kém sẽ làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội và dẫn đến nghèo đói. Theo UNDP
(2001), đây là một trong ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói cịn tồn tại ở
Việt Nam cùng với khả năng tiếp cận các nguồn vốn sản xuất, đất đai, cơng nghệ
cịn hạn chế; và rủi ro về thiên tai đi liền với tình trạng phát triển thấp kém, sự thiếu
vắng các cơ chế thích ứng dự phịng để giảm thiểu các rủi ro đó.
2.1.3.2. Nhóm nhân tố liên quan đến cộng đồng2
- An ninh, trật tự: Thục tế cho thấy, tệ nạn xã hội thường đồng hành với
nghèo đói. Nếu ở nơi nào tệ nạn xã hội gia tăng, trật tự an ninh xã hội khơng đảm
bảo thì ở đó khó có sự phát triển kinh tế nói chung và của người nghèo nói riêng.
Khi an ninh, trật tự không đảm bảo sẽ làm cho người nghèo cảm thấy không yên
tâm sản xuất, lao động, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của họ và làm
cho những cố gắng xóa đói giảm nghèo gặp nhiều khó khăn.

- Tập quán: Về một mặt nào đó, tập quán, lối sống cũng là một trở lực tới sự
phát triển của người nghèo. Chẳng hạn như tập quán du canh du cư của một số vùng
đồng bào dân tộc đã làm cho tình trạng nghèo đói về lương thực, thực phẩm xảy ra
thường xuyên. Chính tập quán này đã đẩy họ rơi vào cái vòng luẩn quẩn “nghèo đói
phải du canh du cư và vì du canh du cư càng thêm nghèo đói”.
2.1.3.3. Nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân, hộ gia đình
- Các yếu tố nhân khẩu
+ Quy mô và cơ cấu hộ gia đình: Gia đình đơng nhân khẩu cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến nghèo đói. Theo Võ Ngọc Ánh (2008) cho thấy nhóm hộ nghèo có
số nhân khẩu đơng chiếm 4,93 người/hộ cao hơn so với các nhóm hộ khác và ngược
lại số người lao động chính lại thấp, trong khi đó số người được ni nhiều hơn số

2

Nguyễn Văn Tiêm (1993), Giảm nghèo trong nông thôn hiện nay, NXB Nông nghiệp Hà Nội.


11

người lao động. Mặt khác, khi số nhân khẩu càng cao thì cơ hội tìm kiếm việc làm
càng khó, từ đó dẫn đến đời sống của người nghèo ngày càng khó khăn hơn.
+ Tỷ lệ người sống phụ thuộc: Đơng con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả
của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo cịn rất cao. Do đó, những hộ
này có ít lao động, đồng nghĩa với việc có nhiều người ăn theo hơn, vì thế mà cịn
phải chịu những chi phí lớn hơn như chi cho việc đi học hay chi cho việc khám chữa
bệnh, những khoản chi thường gây bất ổn cho đời sống kinh tế gia đình (Báo cáo
phát triển Việt Nam, 2000).
- Các nhân tố kinh tế
+ Nghề nghiệp và việc làm: theo Nguyễn Trọng Hoài (2005), nghề nghiệp
và việc làm có những ảnh hưởng nhất định tới sự nghèo đói của người dân. Việc

làm là nguồn cung cấp thu nhập cho gia đình, vì vậy tính chất của việc làm đó quyết
định đến mức thu nhập và tính ổn định của thu nhập. Thông thường, người dễ rơi
vào tình trạng nghèo đó là những người chỉ làm những cơng việc có thu nhập thấp,
tính rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về thu nhập. Mặt khác, người nghèo thường là
những người khơng có việc làm ổn định và công việc của họ thường dựa vào việc
làm thuê và công việc này thường không ổn định, từ đó dẫn đến thu nhập thấp và
cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn.
+ Cơ cấu chi tiêu: Cơ cấu chi tiêu của hộ nghèo thường rất eo hẹp. Họ chỉ
có khả năng trang trải với mức hạn chế, tối thiểu các chi phí lương thực, vì vậy khẩu
phần ăn của họ không đảm bảo lượng Calo cần thiết cho cuộc sống bình thường
nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác, họ thường ít có cơ hội tiếp xúc với các
dịch vụ y tế. Chính đều này ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. Tình trạng sức khoẻ
kém cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới nghèo đói, nó cũng làm người nghèo
khó thốt khỏi vịng luẩn quẩn của đói nghèo3.
+ Nghèo do thiếu vốn: Thiếu hoặc khơng có vốn là nguyên nhân mà người
nghèo cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghèo khó của họ. Khơng có vốn để

3

Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nơng nghiệp: lý thuyết và thực tế, Nhà xuất bản Thống kê


12

sản xuất kinh doanh chính là trở lực rất lớn đối với người lao động khi tham gia
vào kinh tế thị trường. Mặt khác, hộ nghèo thường khơng có hoặc có ít đất canh
tác, tài sản giá trị cũng khơng, do vậy, khơng có tài sản thế chấp nên khó tiếp cận
với nguồn vốn vay ngân hàng, buộc họ phải vay tư nhân với lãi suất cao để phục vụ
cho quá trình sản xuất và họ dễ rơi vào tình cảnh mắc nợ khơng trả được. Khơng có
nguồn lực để đầu tư, người nghèo lại càng nghèo hơn. Do đó, họ thường rơi vào

vịng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực (Nguyễn Trọng Hoài, 2005).
- Các nhân tố xã hội
+ Nhân tố về giáo dục: người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối
thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất, khơng có kinh nghiệm làm ăn, cho nên khơng có
được các giải pháp để tự thốt nghèo. Theo Michael P.Todaro (1997), có một mối
quan hệ thuận giữa trình độ và mức sống. Những người có trình độ học vấn cao
thường kiếm được những cơng việc có thu nhập cao hơn. Trong khi đó, những
người nghèo lại ít có cơ hội được học cao và do vậy khó kiếm được những việc làm
có thu nhập cao, như vậy dễ lâm vào cảnh nghèo đói.
+ Nhân tố liên quan đến sức khỏe: Hiện nay theo cách đánh giá nghèo đói
của WB khơng chỉ dựa vào thu nhập mà cịn dựa vào khía cạnh sức khoẻ của người
dân. Khi có thu nhập thấp sẽ làm giảm khả năng cải thiện về sức khoẻ, thể hiện ở
việc dễ ốm đau và ít có cơ hội điều trị bệnh. Ngược lại, sức khoẻ không tốt cũng
gây những ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm và thu nhập.
2.14. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo
Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách
quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Vì vậy, hỗ trợ người nghèo
trước hết là mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã
hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Người
nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến
khích sản xuất phát triển.
Tóm lại, hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của
sự đói nghèo có thể khẳng định một điều: mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng
trưởng nhưng nếu khơng có chính sách và chương trình riêng về XĐGN thì các hộ


×