1
Báo cáo thực tập chuyên đề
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG THU TIỀN TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ
VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
2.1 Vai trò của kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo
cáo tài chính.
Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền là một phần hành cụ thể của kiểm toán
tài chính, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả hoạt động kinh doanh và hoạt
động kiểm toán.
Bán hàng – thu tiền (tiêu thụ) là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hóa
qua quá trình trao đổi hàng – tiền (giữa khách thể kiểm toán với khách hàng của họ).
Với ý nghĩa như vậy, quá trình này được bắt đầu từ yêu cầu mua của khách hàng (đơn
đặt hàng, hợp đồng mua hàng…) và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hóa thành
tiền.
Bán hàng – thu tiền là chu trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó không những đánh giá hiệu quả của các chu trình trước như chu
trình mua hàng – thanh toán, tiếp nhận – hoàn trả vốn… mà còn đánh giá hiệu quả
của toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, Bán hàng – thu tiền
là một bộ phận quan trọng tạo nên bức tranh tài chính của doanh nghiệp, do vậy
những người sử dụng thông tin tài chính đòi hỏi KTV phải có kết luận chính xác về
các thông tin này.
2.2 Trình tự kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại AASC
Việc kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền được tiến hành theo đúng quy trình
kiểm toán chung mà AASC đã xây dựng gồm 5 bước như sau:
2.2.1 Khảo sát, đánh giá khách hàng
Việc mở rộng thị trường, thu hút ngày càng nhiều khách hàng tin tưởng tìm đến
là mục tiêu hàng đầu đối với bất kỳ Công ty kiểm toán nào đặc biệt là trong bối cảnh
hàng loạt công ty kiểm toán trong và ngoài nước ra đời với sự cạnh tranh quyết liệt
như hiện nay. AASC cũng không ngoại lệ. Do vậy, Ban lãnh đạo AASC rất chú trọng
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
1
2
Báo cáo thực tập chuyên đề
đến cách thức tiếp cận khách hàng. Tại AASC cách thức tiếp cận đối với khách hàng
mới và khách hàng truyền thống là khác nhau.
Đối với khách hàng truyền thống, lâu năm khi kết thúc cuộc kiểm toán năm
trước, AASC thường bày tỏ nguyện vọng tiếp tục kiểm toán vào năm sau.Nếu được
khách hàng chấp nhận, Ban lãnh đạo Công ty AASC sẽ không kí kết ngay hợp đồng
kiểm toán mà xem xét lại Báo cáo kiểm toán các năm trước cùng các sự kiện phát
sinh trong năm để xây dựng những điều khoản mới cũng như thay thế các điều khoản
cũ cho phù hợp.
Đối với khách hàng mới, hàng năm AASC tiến hành gửi thư chào hàng tới
những đơn vị có nhu cầu kiểm toán trong đó bày tỏ nguyện vọng được kiểm toán,
giới thiệu tổng quan về Công ty kiểm toán AASC, kinh nghiệm của AASC trong hoạt
động cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, nhân sự, trụ sở và các chi nhánh của AASC
tại Việt Nam, danh sách khách hàng chọn lọc, nội dung kiểm toán, hồ sơ pháp lý.
Điều này khẳng định sự nhạy bén, năng động của AASC trong việc mở rộng thị
trường.
2.2.2 Thỏa thuận cung cấp dịch vụ
Sau khi quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, Ban lãnh đạo AASC
và khách hàng sẽ gặp gỡ trực tiếp, thỏa thuận các điều khoản và kí Hợp đồng kiểm
toán. Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa AASC và khách hàng về các điều khoản
và điều kiện thực hiện kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán,
quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện
và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng. Hợp đồng kiểm toán
được lập và kí kết tuân thủ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Nghị định số 17/HĐBT.
Sau khi hợp đồng kiểm toán được kí kết, AASC trở thành chủ thể kiểm toán chính
thức của công ty khách hàng.
2.2.3 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
* Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng
Nhận biết rõ tầm quan trọng của công việc này trên cơ sở tuân thủ CMKT Việt
Nam số 310 đã hướng dẫn “kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
2
3
Báo cáo thực tập chuyên đề
hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực
tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng
trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo
cáo kiểm toán”, tại AASC việc thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách
hàng rất được chú trọng. Đối với khách hàng mới, các KTV sẽ thu thập toàn bộ các
thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đối với khách hàng truyền thống,
do các thông tin đã được lưu trong Hồ sơ chung nên các KTV chỉ cần thu thập thêm
những thay đổi trong năm tài chính (nếu có).
*Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Sau khi đã có sự hiểu biết cần thiết về các mặt hoạt động kinh doanh, KTV tiến hành
thu thập các thông tin về các nghĩa vụ pháp lý trong quá trình tiếp xúc với Ban giám
đốc công ty khách hàng. Công việc này giúp KTV nắm bắt được các quy trình mang
tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này. Bao gồm: Giấy
phép thành lập và điều lệ Công ty; Báo cáo kiểm toán năm 2006; BCTC năm 2007;
Biên bản các cuộc họp cổ đông, HĐQT; các Hợp đồng bán hàng; Biên bản đối chiếu
công nợ; các tài liệu khác liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền…
* Tìm hiểu về hệ thống KSNB (bao gồm cả KSNB trong kế toán) và đánh giá rủi ro
kiểm soát
Nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát là công việc hết sức
quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào, đã được quy định rõ
ràng trong CMKT Việt Nam số 400: “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ
thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm
toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả. Kiểm toán viên phải
sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác
định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có
thể chấp nhận được”. Nhận biết rõ tầm quan trọng của công việc này nên AASC đã
xây dựng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB hết sức chặt chẽ. Các câu hỏi được
thiết kế dưới dạng trả lời “Có” hoặc “Không” hoặc “Không áp dụng” và các câu trả
lời “Không” sẽ cho thấy nhược điểm của hệ thống KSNB. Cụ thể: Trước tiên, các
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
3
4
Báo cáo thực tập chuyên đề
KTV tiến hành đánh giá hệ thống KSNB trong kế toán, sau đó tiếp tục đánh giá việc
KSNB trong bán hàng. Thông qua bảng câu hỏi, KTV có được những hiểu biết về hệ
thống KSNB của khách hàng, từ đó tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát. Nếu hệ thống
KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và
ngược lại. Công việc này hết sức cần thiết vì việc đánh giá rủi ro kiểm soát có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc kiểm tra chi tiết của KTV. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh
giá cao thì KTV không thể dựa vào kiểm soát nội bộ của khách hàng mà phải tăng
cường việc kiểm tra chi tiết để phát hiện những hành vi gian lận và sai sót. Ngược lại,
nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp thì KTV có thể dựa vào kiểm soát nội bộ của
khách hàng để giảm bớt việc kiểm tra chi tiết, nhờ vậy tiết kiệm được thời gian kiểm
toán.
* Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Thực hiện các phần công việc trên, KTV mới chỉ thu thập được các thông tin
mang tính khách quan về khách hàng, tiếp đó KTV cần đánh giá tính trọng yếu và rủi
ro kiểm toán nhằm đưa ra một chiến lược, kế hoạch kiểm toán phù hợp.
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, để hỗ trợ cho các
KTV của mình trong việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, AASC đã xây dựng
Bảng quy định về mức trọng yếu như sau:
Bảng 2.1: Bảng quy định mức trọng yếu
Chỉ tiêu Mức độ trọng yếu
1. Lợi nhuận trước thuế 4 % 8 %
2. Doanh thu 0.4 % 0.8 %
3. TSLĐ 1.5 % 2 %
4. Nợ ngắn hạn 1.5 % 2 %
5. Tổng tài sản 0.8 % 1 %
Trên cơ sở đó, khi thực hiện kiểm toán, các KTV sẽ tiến hành phân bổ cho từng
khoản mục có liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền.
Sau khi đã xác định được mức trọng yếu, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai
sót trọng yếu tức là đánh giá rủi ro kiểm toán. KTV phải kiểm soát chặt chẽ rủi ro
kiểm toán vì nó gắn liền với rủi ro kinh doanh – rủi ro mà KTV sẽ phải chịu thiệt hại
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
4
5
Báo cáo thực tập chuyên đề
vì mối quan hệ với khách hàng. Rủi ro kiểm toán được đánh giá thông qua mối quan
hệ mật thiết với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Do vậy, KTV cần đánh giá rủi ro
tiềm tàng, rủi ro kiểm soát tại Công ty khách hàng, để từ đó đánh giá rủi ro kiểm
toán.
* Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền
Tại AASC, chương trình kiểm toán được thiết kế theo khoản mục, tức là mỗi
khoản mục sẽ được xây dựng một chương trình trong đó nêu rõ mục tiêu và các thủ
tục kiểm toán cần thực hiện đối với khoản mục đó. Chương trình kiểm toán được xây
dựng theo một mẫu chung nhưng khi thực hiện kiểm toán, các KTV sẽ dựa vào đặc
điểm đặc thù của từng khách hàng mà tăng cường hay giảm bớt các thủ tục cho phù
hợp và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí kiểm toán.
Đối với chu trình bán hàng – thu tiền, chương trình kiểm toán được thiết kế dựa trên
các khoản mục liên quan: chủ yếu tập trung vào doanh thu và các khoản phải thu.
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng:______________________________________________________________
Niên độ kế toán:______________________________Tham chiếu______________________
___________________________________________________________________________
Doanh thu
Mục tiêu
- Tất cả các thu nhập từ việc bán sản phẩm và dịch vụ được hạch toán một cách chính
xác (tính đầy đủ, tính chính xác)
- Nguyên tắc hạch toán thu nhập được áp dụng chính xác và phù hợp với các chuẩn
mực kế toán là cơ sở áp dụng để thực hiện kiểm toán
- Chia cắt niên độ được thực hiện một cách chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu).
Thủ tục kiểm toán
Tham
chiếu
Người
thực
hiện
Ngày
thực
hiện
1. Thủ tục phân tích
- So sánh với kỳ trước, với kế hoạch, nếu có biến động bất thường cần
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
5
6
Báo cáo thực tập chuyên đề
tìm hiểu rõ nguyên nhân
- So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với doanh thu thuần
giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán
sản phẩm qua các kỳ.
- Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các
quan hệ bất thường
- Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng và theo từng
loại doanh thu, lập bảng phân tích doanh thu trong mối quan hệ với giá
vốn, với thuế GTGT và với số dư công nợ phải thu (liên quan đến việc thực
hiện chính sách bán hàng của đơn vị trên thực tế)… Nhận dạng sự tăng hay
giảm bất thường của các chỉ tiêu phân tích này.
- Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý. Xác định rõ nguyên nhân của
những biến động bất thường
- So sánh số dư doanh thu chưa thực hiện trước (TK 3387) cuối kỳ với kỳ
trước theo từng loại doanh thu, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu
rõ nguyên nhân
- So sánh tỷ suất vòng quay hàng hóa (sản phẩm)/doanh thu qua các năm.
Giải thích các biến động bất thường (nếu có).
Kiểm tra chi tiết
2.1 Đối chiếu số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu sổ tổng
hợp và sổ chi tiết, tờ khai thuế GTGT đẩu ra
Thu thập thông tin và những sự thay đổi trong chính sách kế toán về
nguyên tắc ghi nhận doanh thu
2.2 Kiểm tra phát sinh tăng doanh thu
- Tìm hiểu hệ thống lưu trữ các tài liệu liên quan đến việc quản lý doanh thu
như: Hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng KT, đơn đặt hàng, lệnh bán
hàng, chính sách bán hàng, đơn giá bán hàng, các hợp đồng vận chuyển
hàng bán…
- Chọn mẫu … để kiểm tra chứng từ chi tiết (đề nghị ghi rõ phương thức lựa
chọn mẫu):
+ Đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi chép trên sổ kế toán, Nhật ký
bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp
đồng kinh tế , thanh lý hợp đồng KT, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, vận
đơn, hóa đơn… kết hợp xem xét và kiểm tra quá trình thanh toán
+ Kiểm tra số lượng, đơn giá và tính toán trên hóa đơn bán hàng, kiểm tra
việc quy đổi đồng tiền bán hàng bằng ngoại tệ ra đồng tiền hạch toán:
đối chiếu số liệu trên hóa đơn với sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh thu;
+ Kiểm tra việc phân loại doanh thu: phân biệt doanh thu bán chịu (đối
chiếu với số liệu hạch toán trên tài khoản công nợ phải thu), doanh thu
thu tiền ngay, doanh thu nhận trước, doanh thu hàng đổi hàng… phân
biệt doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ với các khoản thu nhập
khác; phân biệt từng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế suất
khác nhau, từng sản phẩm khác nhau (đối chiếu với số liệu hạch toán
trên tài khoản thuế GTGT đầu ra)
Lưu ý: Kiểm tra số dư chi tiết của các khoản công nợ để phát hiện các khoản
đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng vẫn còn treo công nợ
- Kiểm tra tính đúng kỳ đối với nghiệp vụ doanh thu: kiểm tra chứng từ
của một số nghiệp vụ doanh thu phát sinh trước và sau thời điểm khóa sổ
… ngày để xem xét ngày tháng ghi trên hóa đơn, vận đơn với ngày tháng
trên Nhật ký bán hàng và sổ chi tiết
Từ việc kiểm tra chi tiết nêu trên, đưa ra kết luận về nguyên tắc ghi nhận
doanh thu, điều kiện ghi nhận doanh thu từng loại tại đơn vị (nếu trái với
quy định hiện hành phải giải thích nguyên nhân)
- Kiểm tra việc hạch toán doanh thu trên sổ kế toán để đảm bảo rằng các
khoản doanh thu đã đươc hạch toán đúng.
Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
6
7
Báo cáo thực tập chuyên đề
2.3 Kiểm tra số phát sinh giảm doanh thu:
- Kiểm tra các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu
thương mại:
- Có thể kiểm tra 100% hoặc chọn mẫu tùy theo kết quả tìm hiểu về hệ
thống KSNB đối với khoản mục này của DN.
Lưu ý:
+ Đối chiếu các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại với các quy
chế quản lý của doanh nghiệp, nếu không có quy chế riêng thì phải ghi rõ
+ Mọi khoản hàng bán bị trả lại đều phải có văn bản của người mua ghi rõ số
lượng, đơn giá và giá trị hàng bán bị trả lại, xác định lý do trả lại hàng kèm
theo chứng từ nhập kho số hàng bị trả lại hoặc chứng từ khác chứng minh cho
số hàng bị trả lại
- Kiểm tra việc hạch toán các khoản giảm trừ xem có đúng quy định hiện
hành không?
2.4 Kiểm tra doanh thu nội bộ
- Kiểm tra căn cứ phát sinh và việc theo dõi, xử lý các khoản doanh thu nội
bộ của đơn vị
- Kiểm tra việc loại trừ các khoản doanh thu nội bộ khi hợp nhất báo cáo
tài chính (nếu có)
2.5 Đối với các khoản doanh thu chưa thực hiện: Kiểm tra căn cứ ghi nhận
doanh thu chưa thực hiện và việc kết chuyển để đảm bảo tuân thủ với nguyên
tắc phù hợp và nguyên tắc đúng kỳ
- Kiểm tra chọn mẫu chứng từ và hợp đồng xem các khoản tiền ghi nhận có
phù hợp không?
- Xem xét việc kết chuyển doanh thu có phù hợp với thời gian và khoản
tiền nhận trước hay không?
- Phân tích số dư cuối kỳ để đảm bảo rằng không có khoản nào cần phải ghi
nhận doanh thu mà vẫn chưa được kết chuyển.
2.6 Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC
3. Kết luận
3.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư
quản lý
3.2 Lập bảng trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực
hiện
3.3 Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng:______________________________________________________________
Niên độ kế toán:______________________________Tham chiếu______________________
___________________________________________________________________________
Các khoản phải thu
Mục tiêu
- Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu khách hàng đều được
phản ánh trên sổ kế toán một cách đầy đủ và đúng niên độ (tính đầy đủ)
- Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu đảm bảo tuân thủ nguyên tắc ghi
nhận (tính có thật)
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
7
8
Báo cáo thực tập chuyên đề
- Các khoản phải thu phải được phản ánh vào sổ sách kế toán đúng với giá trị thật của nó và
phù hợp với các chứng từ gốc đi kèm.
- Số liệu trên các khoản phải thu phải được tính toán đúng đắn và có sự phù hợp giữa sổ Cái,
sổ chi tiết, BCTC (tính chính xác)
- Việc đánh giá các khoản phải thu trên BCTC là gần đúng với giá trị có thể thu hồi được: tức
là các khoản phải thu phải được công bố theo giá trị có thể thu hồi được thông qua sự phân
tích về dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi.
- Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền hạch toán theo tỷ giá quy
định (tính định giá)
- Các nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán đúng đối tượng, đúng tài khoản kế toán.
- Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và BCTC phải được thực hiện một cách chính
xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán (Trình bày và khai báo)
Thủ tục kiểm toán
Tham
chiếu
Người
thực
hiện
Ngày
thực
hiện
1. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
1.1 Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các
khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu
kỳ, phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Thực hiện việc đối chiếu số liệu trên
Bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế
toán chi tiết và BCTC.
Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước.
Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên BCĐKT
1.2 Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ các khoản phải thu giữa kỳ này và
kỳ trước, giải thích biến động bất thường (nếu có)
1.3 Thu thập Bảng phân tích tuổi nợ
Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng/Tổng số dư các khoản
phải thu. Đánh giá khả năng thu hồi các công nợ và so sánh với quy định của
Nhà nước về việc lập dự phòng khó đòi.
1.4 So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng/tổng doanh thu của năm nay so với
năm trước, nếu có biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về nguyên nhân
của sự biến động này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh
toán của khách hàng…)
2. Kiểm tra chi tiết
2.1 Xem sổ kế toán tổng hợp để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất
thường, nội dung bất thường…). Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung
của các giao dịch này, chỉ ra những điểm bất hợp lý và ảnh hưởng của nó.
2.2 Đánh giá sự hợp lý của số dư các khoản phải thu:
- Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản khách hàng, đảm bảo không có
những điểm bất thường (số dư lớn bất thường, dư Có, phân loại không hợp lý
để lẫn các nội dung khác như: phải thu nội bộ, phải thu nhân viên…)
- Kiểm tra đối với khách hàng có số dư Có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa
thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng
không có khoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi
nhận.
- Kiểm tra một số số dư có giá trị lớn… đối chiếu với các hợp đồng hoặc thỏa
thuận bán hàng để xác định sự hợp lý của các số dư này.
- Kiểm tra việc tính toán và ghi nhận các khoản lãi chậm trả (nếu có), đối
chiếu sang phần kiểm toán doanh thu hoạt động tài chính.
- Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các Biên bản đối chiếu công nợ
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
8
9
Báo cáo thực tập chuyên đề
tại thời điểm khóa sổ (nếu có).
- Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng
thường xuyên hoặc các khách hàng có số dư vượt quá … (theo số tiền), có
tuổi nợ vượt quá … (theo tuổi nợ).
- Tóm tắt các kết quả xác nhận:
+ Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số
các khoản phải thu.
+ Xem xét các khoản chênh lệch với sổ kế toán chi tiết và tìm lời giải thích.
+ Đối với trường hợp không trả lời, thực hiện thủ tục kiểm tra việc thanh toán
sau ngày khóa sổ hoặc việc ký nhận mua hàng trên Hóa đơn, Báo cáo xuất
kho hàng bán của bộ phận bán hàng, Báo cáo hàng ra của bộ phận bảo vệ …
2.3 Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng (phát sinh lớn, bất thường), kiểm tra
các định khoản trên sổ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận
chính xác.
2.4 Kiểm tra việc chia cắt niên độ trong việc hạch toán các khoản phải thu.
Kiểm tra các giao dịch đến ngày… năm tiếp theo để đảm bảo không có giao
dịch nào cần phải ghi nhận trong năm nay mà chưa được ghi nhận.
2.5 Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ
Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các
khoản công nợ.
Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Xác định
chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư.
2.6 Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi
- Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập có
phù hợp với quy định hiện hành không? Đảm bảo việc hạch toán chính xác
đầy đủ các khoản dự phòng.
- Tìm kiếm các khoản công nợ đủ điều kiện lập dự phòng (số dư kéo dài,
khách hàng mất khả năng thanh toán…) nhưng chưa ghi nhận. Trao đổi với
khách hàng về biện pháp xử lý.
- Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa trong năm và đối chiếu với
TK 004.
- Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ.
Từ đó, có thể kết luận khả năng thu hồi của các khoản công nợ
Lưu ý: Chỉ ra chênh lệch giữa số dư TK 139 theo kế toán thuế và kế toán tài
chính (nếu có).
3. Kết luận
3.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư
quản lý. Lập lại thuyết minh sau điều chỉnh.
3.2 Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện.
3.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán
2.2.4 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Trên cơ sở chương trình kiểm toán đã được thiết lập một cách khoa học, các
KTV tiến hành kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền. Tùy vào đặc thù của từng
khách hàng mà KTV sẽ triển khai chương trình kiểm toán cho phù hợp. Trong quá
trình thực hiện, KTV kết hợp việc thực hiện kế hoạch với khả năng của mình để đưa
ra những kết luận xác đáng về các khoản mục được kiểm toán.
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
9
10
Báo cáo thực tập chuyên đề
Các công việc cụ thể của KTV trong giai đoạn bao gồm việc thực hiện các thủ tục
phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chu trình bán hàng - thu tiền.
2.2.5 Kết thúc kiểm toán
Hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, các KTV thực hiện các bước công
việc cuối cùng và đưa ra ý kiến kiểm toán. Giai đoạn này gồm các bước công việc:
KTV soát xét lại hồ sơ kiểm toán trước khi rời Công ty khách hàng
Tổng hợp toàn bộ công việc đã thực hiện
Kiểm soát chất lượng kiểm toán qua ba cấp, lập bản dự thảo
KTV gửi bản thảo đến khách hàng, họp thông báo kết quả kiểm toán
Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý nếu khách hàng có yêu cầu.
AASC thiết kế bảng “Soát xét báo cáo trước khi phát hành” - nêu lên các thủ tục trợ
giúp KTV tiến hành soát xét báo cáo – tương đối chi tiết. Qua đó có thể khẳng định
AASC kiểm soát chất lượng kiểm toán khá chặt chẽ.
Soát xét báo cáo trước khi phát hành
Tên khách hàng:
Niên độ kế toán:
________________________________________________________________
Các chỉ dẫn và yêu cầu
Những thủ tục dưới đây nhằm trợ giúp cho KTV, Lãnh đạo Phòng, Ban Giám đốc trong việc soát xét báo
cáo kiểm toán và BCTC của khách hàng trước khi chính thức phát hành và được lưu kèm bản dự thảo cuối
cùng trong Hồ sơ kiểm toán năm.
Tài liệu này cùng bản Dự thảo báo cáo cuối cùng cần được gửi kèm với bản Báo cáo sẽ chính thức phát
hành và gửi cho Ban Giám đốc xem xét lần cuối trước khi phê duyệt phát hành báo cáo.
Thủ tục
Kiểm toán viên Lãnh đạo
phòng
(Ký/Ngày)
Ban Giám
đốc
(Ký/Ngày)
Tham
chiếu
(Ký/Ngày)
1. Kiểm tra lại các phép tính số học trên các BCTC:
Các phép tính số học trên BCĐKT
Các phép tính số học trên BCKQKD
Các phép tính số học trên thuyết minh BCTC
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
10
11
Báo cáo thực tập chuyên đề
2. Đối chiếu số đầu năm, số liệu so sánh trên báo cáo
năm nay với báo cáo năm trước. Nếu có sự phân loại
lại so với năm trước phải đối chiếu đến các GLV liên
quan đến việc phân loại đó.
3. Đối chiếu số liệu trên BCĐKT, BCKQKD,
BCLCTT, thuyết minh BCTC với số liệu sau điều
chỉnh trên Trang thuyết minh chênh lệch sau kiểm
toán trong Hồ sơ kiểm toán.
4. Đối chiếu thông tin về chính sách kế toán và các
thông tin khác với các ghi chép trong Hồ sơ kiểm
toán.
5. Đối chiếu các thông tin pháp lý về khách hàng với
các ghi chép trong Hồ sơ kiểm toán.
6. Đối chiếu lại những thay đổi về số liệu trên các
báo cáo và thông tin trình bày khác với các GLV liên
quan đến những thay đổi và sự phê duyệt của các cấp
soát xét.
7. Đối chiếu lại những thay đổi về ý kiến kiểm toán
với các GLV liên quan đến những thay đổi và sự phê
duyệt của các cấp soát xét.
8. Kiểm tra thông tin về thời gian trên báo cáo;
Sự nhất quán về ngày kết thúc niên độ kế toán trên
bìa báo cáo, BCĐKT, BCKQKD, tiêu đề trên đầu các
trang, thuyết minh BCTC và trên báo cáo kiểm toán.
Sự hợp lý về ngày lập BCTC, báo cáo của Ban Giám
đốc, bản giải trình của Ban Giám đốc với ngày phát
hành báo cáo kiểm toán và với ngày tháng thực hiện
công việc kiểm toán trong Hồ sơ kiểm toán.
9. Đối chiếu số liệu trên BCĐKT, BCKQKD,
BCLCTT với phần thuyết minh BCTC
10. Đối chiếu số liệu trên BCĐKT với các chỉ tiêu có
liên quan trên BCKQKD (nếu có thể), tình hình thực
hiện nguồn vốn ngân sách, BCLCTT.
11. Kiểm tra việc trình bày:
Nhất quán về định dạng (kiểu chữ, đậm, nghiêng,
gạch chân, lùi đầu dòng, giãn dòng)
Tính liên tục của số thứ tự trang và đối chiếu với số
trang ghi trên phần mục lục
Tính liên tục của thứ tự nội dung thuyết minh và đối
chiếu với số ghi chú trên BCĐKT, BCKQKD, báo
cáo kiểm toán (nếu có)
12. Đọc và soát lỗi chính tả
13. Kiểm tra bản dịch
Đối chiếu phần lời trên bản dịch với bản gốc tiếng
Việt
Đối chiếu phần số trên bản dịch với bản gốc tiếng
Việt, kiểm tra định dạng số (từ dấu chấm chuyển
sang dấu phẩy)
2.3 Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền do AASC thực hiện tại
hai khách hàng : Công ty TNHH LT và Công ty CP GS
2.3.1 Khảo sát, đánh giá khách hàng
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
11
12
Báo cáo thực tập chuyên đề
Như đã trình bày ở trên, cách thức tiếp cận đối với khách hàng mới và khách hàng
truyền thống tại AASC là khác nhau.
Do Công ty CP GS là khách hàng truyền thống của AASC từ năm 2004 nên sau khi
hoàn thành cuộc kiểm toán BCTC năm 2006, KTV đã bày tỏ mong muốn tiếp tục
kiểm toán cho Công ty LT vào năm sau và đã được Công ty chấp thuận.
Đối với Công ty TNHH LT là khách hàng mới, khi tìm hiểu và biết Công ty có nhu
cầu kiểm toán, AASC đã tiến hành gửi thư chào hàng trong đó bày tỏ nguyện vọng
được kiểm toán, giới thiệu tổng quan về Công ty kiểm toán AASC, kinh nghiệm của
AASC trong hoạt động cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, nhân sự, trụ sở và các chi
nhánh của AASC tại Việt Nam… Sau một thời gian thì AASC nhận được thư mời
kiểm toán của Công ty TNHH LT.
2.3.2 Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán
Sau khi tìm hiểu, xem xét các vấn đề, đi đến thỏa thuận các điều khoản, hai bên tiến
hành ký Hợp đồng chính thức.
Tại Công ty CP GS: Ngày 31/12/2007, GĐ Công ty GS - ông NVB và phó Tổng
giám đốc Công ty AASC - ông NTT đã cùng nhau thỏa thuận, hai bên nhất trí ký
kết Hợp đồng kiểm toán trong đó nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên,
phí dịch vụ kiểm toán là 60 triệu, Công ty GS thanh toán ngay 50% sau khi ký
hợp đồng và sẽ thanh toán nốt phần còn lại khi AASC giao Báo cáo kiểm toán.
Phí này sẽ được thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản vào tài khoản
số 102010000029676 – Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thời
gian kiểm toán là 5 ngày từ ngày 10/01/2008 đến ngày 14/01/2008. Hợp đồng này
được lập thành 04 bản bằng tiếng Việt có hiệu lực từ ngày có đủ chữ ký và đóng
dấu của cả hai bên. Mỗi bên giữ 02 bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau. Theo
sự phân công của Ban Giám đốc, kiểm toán viên TTMH – Phó phòng kiểm toán 5
làm trưởng nhóm cùng hai trợ lý KTV là HVT và PXS được cử đi kiểm toán.
Công ty TNHH LT: Ngày 20/11/2007, Ông TNH – Tổng Giám đốc Công ty
TNHH LT và Ông NTT – Phó Tổng giám đốc Công ty AASC đã cùng nhau thỏa
thuận và đi đến ký kết Hợp đồng kiểm toán. Phí dịch vụ kiểm toán là 50 triệu.
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
12
13
Báo cáo thực tập chuyên đề
Công ty TNHH LT thanh toán ngay 50% và sẽ thanh toán nốt phần còn lại khi
AASC giao báo cáo kiểm toán. Ban Giám đốc giao cho kiểm toán viên TTL làm
trưởng nhóm cùng hai trợ lý kiểm toán viên NHD và ĐTQ tiến hành kiểm toán từ
ngày 18/02/08 đến ngày 24/02/08.
2.3.3 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán chu trình bán
hàng – thu tiền
2.3.3.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
* Công ty CP GS
Công ty CP GS được thành lập theo quyết định số 482 – QĐ/UB ngày 01/12/1992
của UBND tỉnh Hà Tây và chuyển thành Công ty CP theo quyết định số 2369 QĐ/UB
ngày 13/11/2003 của UBND tỉnh Hà Tây.
Giấy đăng ký kinh doanh số 0303000132.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại tỉnh Hà Tây
Thời gian hoạt động của Công ty là: 50 năm
Mã số thuế: 0500444444
Vốn điều lệ: 27.742.000.000đ chia thành 2.774.200 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá
10.000đ. Trong đó: Vốn Nhà nước: 4.813.400.000, chiếm 17.35%
Vốn khác: 22.928.600.000, chiếm 82.65%
Danh sách cổ đông sáng lập
Tên Loại cổ phiếu Số cổ phiếu Tỷ lệ góp vốn
Ông NVB Phổ thông
591.900
21.3%
Ông NDQ Phổ thông
28.630
1.03%
Ông VVL Phổ thông
44.580
1.61%
Ông PMT Phổ thông
45.560
1.64%
Ông NHD Phổ thông
32.180
1.16%
Ông NCL Phổ thông
31.160
1.12%
Ông NHN Phổ thông
29.790
1.07%
Các cổ đông khác Phổ thông
1.970.400
71.03%
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
13
14
Báo cáo thực tập chuyên đề
Các thành viên của HĐQT gồm: Ông NVB – chủ tịch HĐQT; Ông NDQ – phó chủ
tịch HĐQT và 5 thành viên.
Ban Giám đốc gồm Ông NVB – Giám đốc, Hai phó Giám đốc là Ông NDQ và Ông
VVL.
* Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
Ngành nghề kinh doanh:
• Sản xuất và kinh doanh xi măng, clinker, vật liệu xây dựng
• Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
• San lấp mặt bằng
* Hệ thống kế toán áp dụng:
- Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: thuần túy VNĐ
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
- Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
- Nguyên tắc ghi nhận HTK: Giá trị HTK được xác định theo phương pháp bình quân
gia quyền. HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Tài sản cố định: TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ
được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Phương pháp khấu
hao TSCĐ: theo quyết định206 QĐ/BTC
* Công ty TNHH LT
Là công ty TNHH một thành viên thành lập theo QĐ số 297/HĐQT ngày 31/12/05.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0104000315 ngày 16/01/2006 do Sở kế hoạch đầu
tư TP Hà Nội cấp và giấy phép thay đổi lần 1 ngày 05/07/2006.
Lĩnh vực kinh doanh: Vận tải hàng hóa nội địa bằng tàu container, dịch vụ vận tải và
thương mại
Ngành nghề kinh doanh:
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
14
15
Báo cáo thực tập chuyên đề
- Vận tải hàng hóa bằng đường biển trong và ngoài nước
- Đại lý vận tải hàng hóa
- Đại lý hãng tàu và môi giới tàu biển
- Vận tải ô tô, dịch vụ vận tải và xếp dỡ hàng hóa
- Dịch vụ làm thủ tục thông quan hàng hóa cho các chủ hàng
- Kinh doanh kho, bãi container và vận tải phân phối hàng hóa
- Mua, bán, cho thuê vỏ container, container văn phòng
- Sửa chữa đại tu vỏ container và các thiết bị giao thông vận tải
- Sản xuất kinh doanh muối
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến BCTC:
Giá nhiên liệu trong nước và thế giới và thời tiết ảnh hưởng tới lịch tàu
* Hệ thống kế toán áp dụng:
- Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng: theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài
chính.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
- Nguyên tắc đánh giá HTK:được tính theo giá gốc
+ Phương pháp xác định HTK cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên
- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
2.3.3.2 Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Các KTV tại hai Công ty yêu cầu khách hàng cung cấp Danh mục tài liệu cần chuẩn
bị cho kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền năm 2007 bao gồm:
- Giấy phép thành lập, điều lệ Công ty
- Biên bản họp HĐQT và Ban Giám đốc
- Các hợp đồng bán hàng quan trọng
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
15
16
Báo cáo thực tập chuyên đề
- BCTC, Báo cáo kiểm toán năm 2006
- Sổ Cái, sổ chi tiết các tài khoản liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền như: TK
511, TK131…
- Biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm 31/12/2007
- Các chứng từ kế toán liên quan
2.3.3.3 Tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB là một thủ tục kiểm toán quan trọng và
cần thiết trong mọi cuộc kiểm toán.
Đối với Công ty CP GS là khách hàng lâu năm nên KTV không sử dụng Bảng
câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB mà dựa vào Hồ sơ kiểm toán năm trước kết hợp với
phỏng vấn các cá nhân có liên quan như kế toán trưởng, trưởng bộ phận bán hàng…
để tìm hiểu những thay đổi trong bộ máy kế toán, bộ phận bán hàng… (nếu có) trong
năm 2007. Nhờ đó, có thể giảm bớt khối lượng công việc và thời gian kiểm toán. Cụ
thể: Tại AASC, đối với khách hàng truyền thống, nhiều năm Ban lãnh đạo thường
phân công cho một KTV nhất định phụ trách trưởng nhóm kiểm toán tại Công ty đó.
KTV TTMH đã thực hiện kiểm toán tại Công ty CP GS từ năm đầu tiên. Kết quả tìm
hiểu các năm trước, KTV đều đánh giá hệ thống KSNB tại Công ty CP GS tương đối
khá, các thủ tục kiểm soát được thiết kế phù hợp và vận hành khá hữu hiệu. KTV
TTMH tiến hành phỏng vấn Ông PMT – trưởng phòng kế toán và ông NHD – trưởng
bộ phận bán hàng. Kết quả cho thấy trong năm 2007 không có sự thay đổi lớn trong
bộ máy kế toán hay chính sách bán hàng cũng như loại hình, lĩnh vực kinh doanh. Do
đó, KTV TTMH đưa ra kết luận: rủi ro kiểm soát tại Công ty CP GS ở mức trung
bình.
Công ty TNHH LT là khách hàng mới nên việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống
KSNB cần phải thực hiện thật chi tiết, thận trọng để KTV có thể đưa ra những kết
luận xác đáng về sự thiết kế và vận hành hữu hiệu hay không hữu hiệu của hệ thống
KSNB. Trên cơ sở Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đã được Công ty AASC
thiết lập rất chặt chẽ, trước tiên KTV tiến hành đánh giá hệ thống kế toán.
Cụ thể như sau:
Lê Nguyễn Thùy Giang Lớp: Kiểm toán 46B
16