Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM
TOÁN IMMANUEL
1.Lịch sử hình thành phát triển của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn kiểm Toán
Immanuel...............................................................................................................7
2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty.....................................................................9
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý của Công ty................................................11
4.Cơ cấu tổ chức công tác kế toán của Công ty................................................12
5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm qua của Công ty..........................14
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG THU
TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
IMMANUEL....................................................................................................15
2.1 Khái quát chương trình kiểm toán chu trình bán hàng được xây dựng tại
công ty kiểm toán Immanuel.............................................................................15
2.1.1 Thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục công nợ phải thu và
dự phòng nợ thu khó đòi...............................................................................15
2.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu..........22
2.2 Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo
tài chính của công ty khách hàng do công ty kiểm toán Immanuel thực
hiện...................................................................................................................23
2.2.1 Giới thiệu về công ty khách hàng........................................................23
2.2 .2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.......................................................23
2.2.2.1 Chấp nhận thư hẹn kiểm toán............................................................23
2.2.2.2 Thu thập thông tin cơ sở khách hàng.....................................................25
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2.2.3 Đánh giá rủi ro tiềm tàng.......................................................................26
2.2.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát......................................................................27
2.2.2.5 Đánh giá trọng yếu................................................................................32
2.3 Thực hiện kiểm toán ở Công ty ABC......................................................34
2.3.1 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với nghiệp vụ bán hàng..................34
2.3.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với các khoản phải thu khách hàng cuả
Công ty ABC..........................................................................................40
2.3.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với tiền mặt và tiền gửi..................45
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM
TOÁN CHU TRÌNH - THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
IMMANUEL THỰC HIỆN
3.1 Nhận xét về trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền..................47
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng
thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính.......................................................49
KẾT LUẬN………………………………………………………………….55
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TK : Tài khoản
KSNB : Kiểm soát nội bộ
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong khoảng thời gian muời năm trở lại đây, khái niệm “ kiểm toán và
dịch vụ kiểm toán” còn là một khái niệm mới mẻ tại Việt Nam. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nghề kiểm toán đã và đang không ngừng
phát triển và nó được công nhận như là một nhân tố không thể thiếu trong nền
kinh tế hội nhập. Kiểm toán độc lập được chính thức thành lập tại Việt Nam vào
năm 1991 với sự ra đời của hai công ty chuyên về dịch vụ kế toán, kiểm toán đó
là VACO và AASC. Cho đến nay sau gần 15 năm hoạt động các công ty kiểm
toán độc lập đang đóng vai trò trong việc đưa nền tài chính thế giới. Đặc biệt là
từ khi có Nghị Định số 07/CP ngày 29/01/2004 của Chính Phủ ban hành “Quy
chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân” và tiếp đó là Nghị Định của
Chính Phủ số 105/2004/NĐ- CP ngày 30/03/2004 về kiểm toán độc lập. Từ đó
đã thúc đẩy hoạt động kiểm toán của Việt Nam thêm một bước phát triển, nhất
là khi nước ta gia nhập WTO đặt ra một thách thức lớn và cơ hội lớn đối với
nghề kiểm toán.
Chu trình bán hàng và thu tiền có liên quan đến nhiều khoản mục trong
báo cáo tài chính, nên được kiểm toán viên rất quan tâm khi thực hiện kiểm toán
chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính với mục đích là
để cung cấp thông tin xác đáng nhất liên quan đến sự vận động của “ Chu trình”
của đơn vị được kiểm toán, còn đối với công ty kiểm toán giúp hoàn thiện và
phát triển phương pháp kiểm toán. Chính vì thế em chọn đề tài: “ Kiểm toán chu
trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH
IMMANUEL thực hiện” để giúp em có được những kiến thức thực tế, những
hiểu biết sâu sắc về một phần hành rất quan trọng trong lĩnh vực kiểm toán, nó
khác như thế nào so với lý thuyết em được học trong trường đại học.Qua đó, em
có những kiến thức mới mẻ, sâu rộng hơn về kiểm toán chu trình bán hàng và
thu tiền nói riêng và hoạt động kiểm toán nói riêng.
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối tượng của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền chính là những
khoản mục và những nghiệp vụ liên quan đến Chu trình. Phạm vi nghiên cứu
của chu trình bán hàng và thu tiền chỉ được thực hiện ở hai khách hàng Công ty
ABC- Một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và Công ty
XYZ- Một công ty sản xuất kinh doanh với các loại hình bán buôn, bán lẻ, đại lý
xuất khẩu. Nhưng do trang viết có hạn em xin trình bày vê Công ty ABC.Như
vậy, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở khách hàng của Công ty TNHH
ImMaNuel chính là những thực tiễn kiểm toán hoạt động chu trình bán hàng và
thu tiền tại hai công ty cùng với những lý luận được nghiên cứu, trao đổi trong
ghế nhà trường mà em đã được học.
Xuất phát từ phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác- Lênin là
tiền đề cơ sở cho phương pháp nghiên cứu kiểm toán chu trình bán hàng và thu
tiền. Với việc vận dụng những lý luận kiểm toán và thực tế kiểm toán tại hai
khách hàng về kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền giúp em hiểu kỹ hơn về
thực tế kiểm toán: các thủ tục kiểm toán được áp dụng ra sao, các bước công
việc được thực hiện như thế nào, từ đó tìm ra những sai phạm, mức rủi ro phát
hiện được và đưa ra những nhận xét, đánh giá, phương hướng giải quyết.
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề tốt nghiệp được chia làm 3
phần:
+ Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm Toán Immanuel
+ Phần II: Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty
TNHH Kiểm Toán ImMaNuel.
+ Phần III: Nhận xét, đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chu
trình bán hàng - thu tiền do Công ty TNHH Kiểm Toán IMMANUEL thực
hiện.
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình
của thầy giáo- Thạc sĩ Nguyễn Đăng Huy và các anh chị tại Công ty TNHH
IMMANUEL. Do thời gian hạn chế nên trong quá trình viết đề tài em không thể
tránh khỏi những sai sót. Nên em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và
các anh chị.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
KIỂM TOÁN IMMANUEL
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Từ khi có sự ra đời của Nghị Định số 105/2004 NĐ- CP ngày 30 tháng 03
năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán đã mở ra một bước ngoặt mới đối với
lĩnh vực kiểm toán còn khá mới mẻ ở nước ta, nhất là lĩnh vực kiểm toán độc
lập.
Đây là những bước đầu giúp cho kinh tế nước ta nói chung cũng như là
lĩnh vực kiểm toán nói riêng có thể theo kịp thế giới. Hội nhập kinh tế thế giới là
một chủ trương quan trọng của Đảng ta, đặc biệt khi nước ta sắp gia nhập WTO.
Nghị định xác định quyền và trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh
nghiệp kiểm toán, bảo vệ lợi ích của cộng đồng và quyền lợi hợp pháp của các
nhà đầu tư, đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế tài chính trung thực, hợp lý, công
khai, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân.
Hiểu và nắm bắt được sự phát triển của nền kinh tế, một loạt các Công ty
kiểm toán độc lập đã ra đời trong dó có Công ty TNHH Kiểm Toán IMANUEL.
Công ty TNHH Kiểm Toán IMMANUEL có tên giao dịch quốc tế là: Immanuel
Auditing Company Limited, có trụ sở chính tại phòng 1601- nhà 17T5- khu đô
thị mới Trung Hòa- Nhân Chính- phường Nhân Chính- quận Thanh Xuân- thành
phố Hà Nội. Ngoài ra Công ty còn đang mở văn phòng đại diện ở Thành Phố Hồ
Chí Minh.Công ty TNHH Immanuel là tiền thân của Công ty TNHH kiểm toán
Immanuel, các khách hàng đều gọi một tên là Công ty Immanuel
Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel được thành lập trên cở sở Giấy
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102035945 của Sở Kế Hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 09 năm 2008. Công ty TNHH Kiểm toán
Việt Nam là một Công ty kiểm toán am hiểu về thị trường, có đủ các nguồn lực
và chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, hơn nữa Công ty
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
không ngừng mở rộng và phát triển các mối quan hệ với các tổ chức nước ngoài
để nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng lòng tin tưởng của khách hàng và có
được kết quả kiểm toán đáng tin cậy nhất.
Mục tiêu hoạt động của Công ty là “ luôn đi cùng sự phát triển của doanh
nghiệp”. Công ty hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chịu trách
nhiệm vật chất, chính trực, bảo vệ lợi ích và đảm bảo bí mật hoạt động cho
khách hàng cũng như quyền lợi của chính bản thân công ty trên cơ sở pháp luật
và chuẩn mực quy định. Công ty luôn đặt các yếu tố uy tín nghề nghiệp, hiệu
quả tài chính, chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Vì các yếu tố này tạo ra uy tín và
hình ảnh của Công ty, chính vì thế mọi nhân viên của Công ty đều phải thực
hiện. Để đạt được các tiêu chuẩn trên Immanuel đặc biệt có đội ngũ nhân viên
tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo có hệ thống tại Việt Nam, đã có kinh nghiệm
trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán và quản trị doanh nghiệp. Công ty đã
có một mạng lưới khách hàng rộng khắp như: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các Công ty trách nhiệm hữu hạn,
các cơ quan nhà nước, các công ty cổ phần... chính đội ngũ kiểm toán viên có
trình độ, năng động, sáng tạo, hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp, sẵn sàng cung cấp dịch vụ chuyên nghành với lợi ích cao nhất đáp ứng
vượt trên sự mong đợi của khách hàng đã là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự
thành công cho Immanuel. Trong năm đầu hoạt động số lượng nhân viên trong
Công ty đã có 28 người và đang tuyển thêm nhânn viên. Điều này cho thấy quy
mô của Công ty ngày càng mở rộng và khẳng định vị thế của mình trên thị
trường. Công ty quan tâm đến sự tự quản, tự chủ của nhân viên, kể cả các nhân
viên thực tập với mong muốn những sinh viên sắp ra trường có được những kiến
thức nhật định trước khi tốt nghiệp đại học, để dễ dàng nắm bắt được công việc
một cách nhanh chóng nhất sau khi ra trường.
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán tiên tiến mang tầm
quốc tế đảm bảo công việc kiểm toán của Immanuel được thực hiện phù hợp với
các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, Chuẩn mực kiểm toán Việt nam phù hợp với
luật pháp và các quy định của Chính phủ Việt Nam
Phương châm hoạt động của Công ty là phấn đấu trở thành một trong
những Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Việt Nam và nước ngoài,
với chất lượng dịch vụ cao vượt trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viên
trong Công ty.
Immanuel có tổng số vốn điều lệ là 500.000.000đồng với sự góp vốn của
các thành viên hợp danh. Nguồn vốn được hình thành chủ yếu là sự đóng góp
bằng tài sản cá nhân. Công ty bao gồm 3 thành viên góp vốn trong đó một người
góp 205.000.000 đồng, một nguời góp 245.000.000 đồng, một người góp
50.000.000 đồng
Như vậy, mục tiêu chính trong những năm đầu của Công ty là tạo uy tín
với khách hàng chứ không phải là mục tiêu lợi nhuận.
2. Chức năng nhiệm vụ của IMMANUEL
Cũng như các Công ty dịch vụ tư vấn khác, Công ty kiểm toán Immanuel
cũng kinh doanh các ngành nghế liên quan đến lĩnh vực của mình. Công ty hoạt
động kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
+ Dịch vụ kiểm toán;
+ Tư vấn tài chính;
+ Tư vấn thuế;
+ Tư vấn nguồn nhân lực;
+ Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin;
+ Tư vấn quản lý;
+ Dịch vụ kế toán;
+ Dịch vụ định giá tài sản;
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
+ Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính;
+ Các dịch vụ khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp
luật;
Đối với hoạt động tư vấn của Immanuel: Immanuel xác định rằng thuế là
một vấn đề hết sức quan trọng và là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp.
Theo đó, dịch vụ tư vấn nói chung, dịch vụ tư vấn thuế nói riêng của Immanuel
luôn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bởi sự kết hợp giữa đội ngũ
chuyên gia tư vấn thuế giàu kinh nghiệm của Immanuel cùng với sự sự quan tâm
chặt chẽ và mật thiết với Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính và các quan thuế địa
phuơng.
Immanuel luôn trợ giúp khách hàng trong việc lập kế hoạch và tính toán
một cách hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng doanh nghiệp cụ thể nhằm
hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ, đồng thời trợ giúp cho khách hàng giảm
ảnh hưởng của thuế đến các giao dịch kinh doanh
Immanuel luôn thực hiện dịch vụ tư vấn thiết lập và tổ chức hệ thống kế
toán doanh nghiệp, dự án quốc tế tài trợ và các tổ chức khác.
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. Bộ máy quản lý của IMMANUEL
3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty IMMANUEL
3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức:
Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, là cơ quan quyết định cao nhất
của công ty, cùng với các thành viên hợp danh quyết định các vấn đề: tiếp nhận
thành viên, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công ty, Tổ chức lại, giải thể Công ty.
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
Phòng Giám Đốc
Giám đốc
kiểm toán
Các
Phòng
Ban
Phòng
Hành
Chính
Tổng
Hợp
Phòng
Luật
Phòng
Công
Nghệ
Thông
Tin
Manager 1 Manager 2
Trưởng
nhóm
kiểm
toán 1
Trưởng
nhóm
kiểm
toán 2
Trưởng
nhóm
kiểm
toán 3
Trợ
lý
1
Trợ
lý
2
Trợ
lý
3
Trợ
lý 4
Trợ
lý 5
10
Trưởng
nhóm
kiểm
toán4
Trợ
lý 6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giám đốc kiểm toán: Có chức năng tư vấn thuế, tài chính, kế toán, tuyển
dụng nhân viên, kiểm toán các doanh nghiệp...phòng này gồm tất cả các kiểm
toán viên của công ty, giúp giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểm
toán và các vấn đề thỏa thuận trong hợp đồng.
Phòng hành chính tổng hợp: Có chức năng quản lý nhân sự, hồ sơ cá
nhân, nội vụ, văn thư, lưu trữ hồ sơ nhân viên, tiền lương cho nhân viên, lái xe,
bộ phận phiên dịch, giải quyết các công việc hành chính, đối ngoại...Ngoài ra
còn giúp ban giám đốc hoạt đông hiệu quả bằng các ý kiến tham mưu của mình.
Phòng luật: có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng và nhân viên của công ty
những luật liên quan đến hợp đồng kiểm toán, hoăc hợp đồng tư vấn kê toán cho
các doanh nghiệp
Phòng công nghệ thông tin: Luôn cung cấp những thông tin thường xuyên
liên quan tới các chính sách văn bản của Nhà nước về thuế, tài chính, kế toán,
kiểm toán... theo định kỳ, theo tháng, giúp khách hàng nắm bắt được các thông
tin này một cách thuờng xuyên, gửi các thông tin hữu ích cho khách hàng thông
qua đường truyền email, bưu điện, fax
Các trợ lý 1, trợ lý 2, trợ lý 3, trợ lý 4…: có chức năng kiểm toán báo cáo
tài chính, kiểm toán các dơn vị sản xuất được các senior hoặc Mananger của
phòng kiểm toán giao cho các hợp đồng kiểm toán mà họ ký hợp đồng với
khách hàng và các chứng từ liên quan để trợ lý và phần kiểm toán sẽ do senior
xem xét, đối chiếu các bảng cân đối kê toán, bảng cân đối phát sinh, và quyết
định. Và trong thời gian nhất định senior và junior ( các trợ lý kiểm toán ) sẽ
cùng đi kiểm toán với kiểm toán viên để tư vấn trực tiếp hoặc giải quyết, xem
xét các vấn đề xảy ra đối với bên khách hàng.
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4. Cơ cấu tổ chức công tác kế toán
Công ty tổ chức bộ máy kế toán làm hai cấp: cấp kế toán ở phòng kiểm
toán và cấp kế toán tại các phòng kế toán. Ở phòng kiểm toán, kiểm toán viên
kiểm tra và xem xét lại các phần hành, các báo cáo tài chình liên quan để điều
chỉnh, góp ý kịp thời với các kế toán chịu phần hành đó về những vấn đề phản
ánh trên báo cáo tài chính cũng như những vấn đề liên quan đến yêu cầu của
khách hàng.Cấp kế toán tại các phòng kế toán chủ yếu theo mô hình chung là:
4.1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
Manager (người
quản lý một hợp
dồng kiểm toán)
Kiểm toán viên,
senior
Kế toán làm các
phần hành
Phần
hành
vật
liệu
Phần
hành tài
sản cố
định
Phần
hành vốn
tiền
lương
Phần
hành
Vốn
bằng tiền
Thuế
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Do yều cầu cần nắm vững những vấn đề xảy ra hoặc các vấn đề phát sinh
khi kiểm toán.Kế toán làm được phần hành nào sẽ gửi luôn cho kiểm toán viên.
Do có nhiều khách hàng nên chia làm việc theo nhóm để dễ quản lý và làm việc
độc lập.
Manager: là người đưa ra quyết định cuối cùng và phê duyệt, ký các báo
cáo kiểm toán cũng như các báo cáo tài chính của Công ty cùng với chữ ký của
kiểm toán viên về các báo cáo đó khi phát hành báo cáo để kết thúc hợp đồng
kiểm toán.
Kiểm toán viên, senior: là người đi thực tế để có những bằng chứng xác
thực phục vụ cho việc ra quyết định đánh giá của mình, đồng thời giải quyết
những khúc mắc phat sinh khi ký hợp đồng.
Kế toán viên: là người chịu trách nhiệm nhận chứng từ, sổ sách liên quan
đến các vấn đề khi ký hợp đồng và hoàn thành các phần hành để kiểm toán soát
xét và đưa ra ý kiến. đảm bảo đúng ngày kết thúc hợp đồng.
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm qua
Bảng 5.1: Kết quả kinh doanh của Công ty từ khi thành lập 09/20008 đến
tháng 3/2009:
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009
1. Số nhân viên
19 28
2. Số khách hàng
65 113
3. Tổng doanh thu
898,000 4,177,000
4. Doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính
670,000 3,122,000
5. Doanh thu kiểm toán xây dựng cơ bản
51,000 310,000
6. Doanh thu kiểm toán xác định giá trị
doanh nghiệp
110,000 620,000
7. Doanh thu bình quân một nhân viên
67,000 125,000
8. Lợi nhuận
110,000 800,000
9. Nộp Ngân sách
40,000 300,000
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG -
THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY IMMANUEL
2.1 Khái quát chương trình kiểm toán chu trình và bán hàng đuợc xây
dựng tại công ty Kiểm toán Immanuel:
Tại Công ty Immanuel chương trình kiểm toán không được thiết kế theo chu
trình mà theo từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Do đó, trong đó trong bài
viết này chỉ đề cập đến chưong trình kiểm toán khoản mục các khoản phải thu
và dự phòng nợ phải thu khó đòi và khoản mục doanh thu.
2.1.1 Thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục công nợ phải thu
và dự phòng nợ phải thu khó đòi
+) Mục tiêu kiểm toán:
Mục tiêu chung Mục tiêu đối với công nợ phải thu khách hàng
Hệ thống kiểm
soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nghiệp vụ đối vơi khoản phải thu là
đầy đủ.
Tính đầy đủ
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các
khoản công nợ phải thu khách hàng đều được phản ánh
trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ và đúng niên độ
Tính có thật
Xem xét tính trung thực trong các chứng từ kế toán:
Các hóa đơn bán hàng, vận đơn hoặc các tìa liệu khác.
Khi xác định các khoản phải thu, doanh nghiệp có tuân
theo các quy định về tài chính không
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tính chính xác Các khoản phải thu phải được phản ánh vào sổ sách kế
toán đúng với giá trị thật của nó và phù hợp với các
chứng từ gốc đi kèm.
Số liệu trên các tài khoản phải thu được tính toán đúng
đắn và có sự phù hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo
tài chính.
Tính đánh giá Việc đánh giá các khoản phải thu trên báo cáo tài chính
là gần đúng với giá trị có thể thu hồi được: Tức là các
khoản phải thu phải được công bố theo giá trị có thể thu
hồi được thông qua sự phân tích về dự phòng nợ khó đòi
và chi phí nợ khó đòi.
Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra
đồng tiền hạch toán theo tỷ giá quy định
Trình bày và
khai báo
Các nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán đúng đói
tượng, đúng tài khoản kế toán
Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo
tài chính phải được thực hiện một cách chính xác và phù
hợp với các nguyên tắc kế toán.
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+) Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:
STT Các vấn đề cần tìm hiểu Trả
lời
Ghi
chú
Tìm hiểu chung
1 Các khách hàng của công ty? Công ty có khách
hàng ổn định không?
Các loại mặt hàng, dịch vụ mà Công ty cung cấp
Chính sách bán hàng chung của Công ty: Với những
đối tượng nào thì có hợp đồng, dối tượng nào thì
không...
2 Các chính sách, thủ tục liên quan đến công nợ phải
thu khách hàng
Chính sách bán hàng của Công ty liên quan đến việc
bán chịu: đối tượng dược hưởng, khối lượng hàng
và giá trị khoản nợ...
Các thủ tục chứng từ chứng minh việc phát sinh các
khoản công nợ phải thu khách hàng: Nhận dơn đặt
hàng và phê chuẩn đơn đặt hàng (hợp đồng kinh tế),
phát hành đơn, xuất kho và giao hàng ( hoặc thực
hiện dịch vụ)...
Các biện pháp để thu hồi công nợ
Các thủ tục đánh giá công nợ phải thu khó đòi, lập
dự phòng phải thu khó đòi, cho phép xóa sổ các
khoản nợ không thu hồi được?
3 Việc theo dõi từng đối tượng phải thu trên sổ sách
kế toán: Có bao nhiêu nhân viên thực hiện, trách
nhiệm của từng người?
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4 Việc đối chiếu công nợ với khách hàng được thực
hiện như thế nào?
5 Việc mở sổ, ghi sổ và khóa sổ để theo dõi công nợ
phải thu khách hàng được thực hiện như thế nào?
Việc đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp?
+) Bước công việc
STT Bước công việc Tham
chiếu
Người
thực
hiện
1 Đối chiếu số liệu nhằm kiểm tra việc trình bày và
khai báo:
Đối chiếu số dư của hai chỉ tiêu trên bảng cân đối
kê toán với báo cáo tài chính năm trước ( đã được
kiểm toán hoặc phê duyệt bởi cơ quan có thẩm
quyền), sổ chi tiết tài khaỏn 131- Phải thu khách
hàng, số dư bù trừ trên sổ Cái tài khoản Kiểm tra số
cộng dồn, đối chiếu sổ cái tài, sổ chi tiết và Bảng
cân đối số phát sinh, Báo cáo kết quả kinh doanh-
biểu báo cáo tình hình công nợ (nếu có). Khi đối
chiếu nếu có chênh lệch phải xem nguyên nhân là
do đâu, có trọng yếu hay không; Số dư chi tiết của
các khoản công nợ phải thu và các khoản người
mua trả trước có thể bù trừ trên bảng cân đối kế
toán
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2 Kiểm tra đối ứng tài khoảnnhằm kiểm tra tính đầy
đủ của các khoản phải thu: lập bảng phân tích số
phát sinh Nợ, Phát sinh Có các khoản phải thu trong
kỳ theo đối ứng tài khoản, đối chiếu với tài khoản
511- Doanh thu bán hàng và các tài khoản khác có
liên quan. Nếu có đối ứng lạ thì phải kiểm tra, xem
xét cụ thể nội dung của nghiệp vụ và các chứng từ
gốc đi kèm
3 Lập bảng chi tiết công nợ theo từng đối tượng
Kiểm tra chi tiết theo từng đối tượng công nợ nhằm
kiểm tra tính chính xác và tính đánh giá của các
khoản phải thu khách hàng.
KIểm toán viên phải đặc biệt chú ý xem xét và kiể
tra kỹ các khoản phải thu có số tiền quá lớn, các
khoản chưa được thanh toán trong một thời gian dài.
4 Kiểm tra chứng từ một số nghiệp vụ để kiểm tra
tính có thật, tính chính xác và tính đánh giá của các
khoản phải thu ( phương pháp chọn mẫu: căn cứ
vào bảng chi tiết công nợ theo từng đối tượng hoặc
đối ứng lạ hoặc các khoản phát sinh có giá trị
từ......đ trở lên):
Nghiệp vụ dược phản ánh kịp thời, đúng tài khoản,
đúng đối tượng công nợ không, số liệu phản ánh có
phù hợp với chứng từ gốc không
Chứng từ gốc có hợp pháp, hợp lệ không
Việc hạch toán kế toán phải tuân theo chế độ và các
nguyên tắc kế toán hiện hành.
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc hạch toán các khoản công nợ có gốc ngoại tệ
được thực hiện như thế nào?
5 Để kiểm tra tính đánh giá của các khoản phải thu
khách hàng trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên
phải kiểm tra việc trích lập của toàn bộ các khoản
dự phòng cũng như việc xóa sổ các khoản nợ không
có khả năng thu hồi:
Kiểm tra kỹ các đối tượng công nợ đã có số dư các
khoản phải thu quá thời hạn thanh toán.
Kiểm tra các ước tính nợ khó đòi mà daonh nghiệp
đã áp dụng để trích lập dự phòng cho nợ khó đòi có
được thực hiện theo đúng quy định của Chế độ kế
toán và quy chế tài chính hiẹn hành hay không.
Thông qua việc phân tích hồ sơ gốc của khách hàng
về các chỉ tiêu như: KỲ hạn các món nợ phải thu,
tình hình tài chính và khả năng thanh toán của các
con nợ..., xem xét các dáu hiệu cho thấy việc không
có khả năng thu hồi được các khoản nợ này có thưcj
sự xảy ra không.
Xem xét việc xóa bỏ các khoản nợ khó đòi có được
phê chuẩn đúng đắn bởi cấp có thẩm quyền hay
không, đối chiếu với tài khoản 004
6 Soát xét giấy tờ làm việc, điền đầy đủ tham chiếu và
các yếu tố bắt buộc
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+) Chương trình làm việc
Chương trình làm việc Tham
chiếu
Người
thực
hiện
Ngày
làm
việc
1. Đối chiếu số liệu ( Số đầu kỳ, cuối kỳ, số phát
sinh trong kỳ)
Đối chiếu sổ cái, sổ chi tiết, Bảng cân đối phát
sinh, báo cáo kêt quả kinh doanh, biểu báo cáo
tình hình công nợ nếu có.
Đối chiếu Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số
phát sinh với sổ cái tài khoản, báo cáo tài chính
năm trước ( đã được kiểm toán hoặc cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt), sổ chi tiết tài khoản 131,
số dư bù trừ trên sổ cái tài khoản 131.
2. Các thủ tục phân tích: Có thể áp dụng một số
thủ ục phân tích sau:
+ so sánh số dư các khoản phải thu năm trước và
năm nay
+ Phân tích thời gian quay vòng các khoản phải
thu
+Phân tích số dư khoản phải thu tại ngày 31
tháng 12 năm 2008 so với doanh thu bán hàng
tháng 12 tại hai thời điểm năm 2007 và năm
2008
3. Kiểm tra chi tiết
- Lập bảng tổng hợp danh sách các khoản nợ,
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hoặc liệt kê các quan hệ đối ứng tài khoản
- Loại mẫu chọn để kiểm tra chứng từ
+ Với các đối ứng lạ phải kiểm tra kỹ nội dung
và 100% các chứng từ gốc đi kèm
+ Từ phân tích sự biến động số dư cuối tháng,
kiểm tra chứng từ của những tháng có phát sinh
lớn.
+ Các hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
- Kiểm tra tính hợp lý của mẫu chọn, xem xét
khả năng mở rộng mẫu chọn
- Kiểm tra việc trích lập dự phòng và xử lý các
khoản dự phòng có đúng quy định không...
4.Kiểm tra và hoàn thiện giấy tờ làm việc
2.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu
Vì chuơng trình kiểm toán tại Immanuel chỉ được thiết kế theo khoản mục
không được thiết kế cho toàn bộ chu trình kiểm toán bán hàng và thu tiền trong
kiểm toán báo cáo tài chính. Việc thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản
mục doanh thu cũng được thực hiện theo các bước như trên giống như việc thiết
kế chương trình kiểm toán cho khoản mục phải thu và dự phòng nợ phải thu khó
đòi. Do có nhiều hạn chế nên không thể trình bày hết được chương trình kiểm
toán khoản mục doanh thu mà các bước thực hiện của chương trình được mô tả
kỹ hơn tại khách hàng công ty ABC của Immanuel.
2.2 Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán
báo cáo tài chính của công ty khách hàng do Công ty TNHH Kiểm Toán
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MMANUEL thực hiện
2.2.1 Giới thiệu về công ty khách hàng
Minh họa cho chu trình kiểm toán bán hàng và thu tiền của Công ty
TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng là Công
ty ABC.
Công ty ABC là một công ty cổ phần thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
Nông Thôn, là một doanh nghiệp nhà nước đuợc cổ phần hóa theo quyết định
số3813/QĐ/BNN- TCCB ngày 17/9/2002. Công ty có vốn điều lệ là
3.132.380.814 đồng. Công ty là một doanh nghiệp chuyên bán buôn, bán lẻ các
mặt hàng chế biến từ trúc, đặc sản rừng như quế, hồi, thảo quả, sa nhân, cánh
kiến, tinh dầu, song, mây Aga, hải sản, hàng rau quả tuơi và chế biến (khi có
nhu cầu trao đổi) phục vụ siêu thị và khách sạn cao cấp. Công ty chuyên cung
cấp các mặt hàng nông sản thực phẩm, có công nghệ chế biến rau quả và thịt,
công nghệ nước uống có cồn và không có cồn, công ty chế biến cá và hải sản
khác. Công ty ABC đã ký hợp đồng kiểm toán của ba năm về báo cáo tài chính
với Công ty Immanuel.
2.2.2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.2.2.1 Chấp nhận thư hẹn kiểm toán
Để đi đến một hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm hiểu về khách
hàng và hệ thống kiểm soát chất lượng.
Đối với Công ty ABC:
Mặc dù Công ty Immanuel mới thành lập nhưng công ty ABC là một
khách hàng cũ nên ít nhiều cũng có những ràng buộc nhất định. Công ty kiểm
toán cần phải đánh giá xem về khả năng tiếp tục kiểm toán đối với một khách
hàng cũ. Việc đánh giá này chính là đánh giá về tính độc lập của Công ty kiểm
toán và kiểm toán viên. Điều quan trọng là Công ty có đảm bảo cung cấp dịch
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vụ tốt nhất cho khách hàng hay không. Bên cạnh những vấn đề xoay quanh hệ
thống kiểm soát chất lượng của Công ty kiểm toán, Công ty kiểm toán và kiểm
toán viên còn phải đánh giá về những thông tin liên quan đến khách hàng để có
thể tiếp tục hợp đồng kiểm toán hay không? Ví dụ như: Về lịch sử của khách
hàng: khách hàng không có sự thay đổi nhân viên kế toán một cách thường
xuyên, không có bất đồng nghiệm trọng với kiểm toán viên; Về vị trí tài chính
hiện thời: Vì dơn vị được kiểm toán là một doanh nghiệp nhà nước được thành
lập trong nền kinh tế thị trường, là một doanh nghiệp có tiếng trên thị trường
trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường trong nước
và quốc tê; Trong năm hiện hành Công ty ABC không vướng vào những tranh
chấp, bất đồng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty trong tuơng lai.
Lập thư hẹn kiểm toán
Thư hẹn kiểm toán hay hợp đồng kiểm toán. Nội dung của hợp đồng kiểm
toán bao gồm: Xác định các bên tham gia, đặc điểm dịch vụ cung cấp, giá trị
hợp dồng, thời gian hoàn thành, các điều kiện khác kèm theo sự thỏa thuận của
các bên. Hợp đồng kiểm toán phải được ký kết bởi công ty kiểm toán và đơn vị
được kiểm toán, mỗi bên giữ một bản chính, trong hồ sơ kiểm toán phải có hợp
đồng kiểm toán.
2.2.2.2 Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng
Đối với công ty ABC:
Công ty ABC là một doanh nghiệp nhà nước nên chính sách kế toán của Công
ty được áp dụng và tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định
hiện hành khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam.
Doanh thu được tạo ra chủ yếu từ các hoạt động bán buôn, bán lẻ, gửi đại lý.
Công ty chủ yếu cung cấp các sản phẩm về nông sản, lâm sản cho thị trường
trong nước, ngoài ra còn có hải sản cung cấp cho các siêu thị và khách sạn trong
nước.
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quy mô của Công ty là nhỏ vì doanh thu nhỏ hơn 10 tỷ VNĐ, tài sản nhỏ hơn
5 tỷ VNĐ, nhân viên nhỏ hơn 50 người. Bộ máy quản lý của Công ty ABC được
khái quát theo sơ đồ sau:
2.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty ABC
2.2.2.3 Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Công ty ABC hoạt động dựa vào nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp.
Công ty không có vấn đề về thay đổi nhân sự, quản lý và nhân viên kế toán
trong năm
Công ty ABC là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nhưng là một daonh
nghiệp có nền tài chính vững mạnh, không có hiện tượng khách hàng trốn nợ,
các sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, và được đầu tư công nghệ để nâng
cao chất lượng sản phẩm. Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm 2006 là
1.545.346.000 đến năm 2007 1.874.312.900 tăng 21.29% so với năm 2006,
doanh thu năm 2008 là 2.313.036.775 tăng 23.41% so với năm 2007
Phùng Thị Tuyết Lớp kt2b- k2
Giám đốc
Bộ phận bán hàng Phòng kế toán Bộ phận kho
Phòng vận
chuyển
Hệ thống
bán lẻ
25