Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Thiết kế hệ thống mạng diện rộng và cơ sở dữ liệu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại liên hiệp hợp tác xã thương mại sài gòn co op mart

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.85 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

TÔN THẤT NAM HUY

THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG DIỆN RỘNG
VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI LIÊN HIỆP
HP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI
SÀI GÒN CO.OP MART

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
MÃ SỐ NGÀNH: 12.00.00

LUẬN ÁN CAO HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, 08/2002


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: THẠC SỸ NGUYỄN THANH HÙNG

Cán bộ chấm phản biện 1 nhận xét:

Cán bộ chấm phản biện 2 nhận xét:

Luận án Cao học được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN ÁN CAO


HỌC trường Đại Học Bách Khoa ngày……… tháng……… năm 2002.

Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư Viện Cao Học Trường Đại Học Bách Khoa. Đại
Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------Khoa: Quản Lý Công Nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC

NHIỆM VỤ LUẬN ÁN CAO HỌC
Họ và tên: TÔN THẤT NAM HUY
Ngày, tháng, năm sinh: 06/04/1974
Ngành: Quản Trị Doanh Nghiệp
Khóa: 1999.

Giới tính: Nam
Nơi sinh: Sài Gòn

I. TÊN LUẬN ÁN
THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG DIỆN RỘNG VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI LIÊN HIỆP
HP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI SÀI GÒN CO.OP MART
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Khảo sát hiện trạng hệ thống thông tin tại Liên hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Sài
Gòn Co.op Mart, trên cơ sở đó tiến hành phân tích và thiết kế hệ thống mạng diện rộng

và cơ sở dữ liệu hỗ trợ việc quản lý Bán hàng, Tồn kho, Giá cả hàng hóa và các chương
trình khuyến mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

12/03/2002
26/08/2002
NGUYỄN THANH HÙNG

VI. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1:
VII. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ PHẢN BIỆN 2:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1

CÁN BỘ PHẢN BIỆN 2

Nội dung và đề cương Luận Án Cao Học đã được thông qua Hội Đồng Chuyên Ngành.
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC
SAU ĐẠI HỌC

Ngày…… tháng…… năm 2002
CHỦ NHIỆM NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cô trong Khoa
Quản lý Công Nghiệp trường Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm

q báu về quản lý nói riêng và trong cuộc sống nói chung để tôi đã áp dụng
tương đối thành công trong công việc, trong cuộc sống ở hiện tại và tôi hy
vọng những kiến thức tôi đã thu lượm được sẽ mang đến cho tôi nhiều thành
công hơn nữa trong tương lai.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Thanh Hùng, người
đã cung cấp những tài liệu, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp tôi có thêm
nghị lực trong những lúc gặp khó khăn nhất để tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ và động viên của những người
bạn đồng môn, những lời khuyên và kinh nghiệm của các Anh Chị ở Liên
Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Sài Gòn Co.Op Mart đã giúp đỡ tận tình
trong các quá trình khảo sát và cung cấp số liệu để tôi hoàn thành Luận Án
Cao Học này.

Trân trọng
Tôn Thaát Nam Huy


TÓM TẮT LUẬN ÁN
Hệ thống thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức vì
nó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho tổ chức bằng cách giúp tiết
giảm chi phí hoạt động và thời gian truy xuất dữ liệu. Hệ thống thông tin không
những hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của tổ chức, ra quyết định quản lý mà còn
tạo ra lợi thế cạnh tranh chiến lược cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc kinh
doanh thương mại trên mạng Internet ngày càng phát triển và là xu hướng trong
tương lai. Vì thế, việc định hướng thương mại điện tử trên mạng Internet cũng như
tận dụng sức mạnh triệt để của mạng Internet như E-mail, Web, Hội nhị truyền
hình từ xa… sẽ mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều hiệu quả trong việc tiết giảm
chi phí và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Luận Án Cao Học Quản trị Doanh Nghiệp với đề tài:
“Thiết kế hệ thống mạng diện rộng và cơ sở dữ liệu nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh tại Liên Hiệp Hợp Tác Xã
Thương Mại Sài Gòn Co.Op Mart”
Bao gồm các nội dung chính sau đây:
• Khảo sát hiện trạng hệ thống Mạng thông tin quản lý tại Liên Hiệp Hợp
Tác Xã Thương Mại Sài Gòn Co.Op Mart.
• Phân tích và Xây dựng hệ thống mạng diện rộng phục vụ cho các nhu cầu
truyền dữ liệu giúp việc quản lý tập trung tại Liên Hiệp. Ngoài ra, hệ thống
mạng diện rộng này còn giúp tiết giảm chi phí thông tin liên lạc khi Saigon
Co.Op Mart mở rộng chi nhánh ra khắp các tỉnh thành bằng việc lợi dụng
mạng diện rộng để truyền dữ liệu, thoại, và Video, hội nghị truyền hình từ
xa, Giám sát hành vi khách hàng và an ninh từ xa. Bên cạnh đó, mạng còn
giúp việc thông tin liên lạc Internet, E-mail thuận tiện với khách hàng và
nhà cung cấp. Thêm vào đó, mạng diện rộng có sẵn sẽ giúp Saigon Co.Op
Mart có thể triển khai nhanh chóng việc Quảng cáo và kinh doanh bán
hàng trên mạng, từng bước triển khai siêu thị ảo và thương mại điện tử
trong tương lai.
• Phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ quá trình quản lý cung ứng hàng
hóa, mã hàng hóa thống nhất, tồn kho, bán hàng và các chương trình
khuyến mại tại Saigon Co.Op Mart nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
• Phân tích tính kinh tế của dự án nhằm đánh giá và thuyết phục Ban quản lý
Saigon Co.Op Mart triển khai dự án nhanh chóng hơn.


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I.1 CƠ SỞ VÀ LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ...............................................1
I.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................5
I.3 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................6
I.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................................................7


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
II.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HỆ THỐNG................................................. 8
II.1.1 Xác định vấn đề hay cơ hội .............................................................................. 8
II.1.2 Phát triển các giải pháp .................................................................................... 9
II.1.3 Chọn giải pháp tốt nhất .................................................................................. 10
II.1.4 Thiết kế và thực hiện giải pháp ...................................................................... 10

II.2 KHÁI NIỆM VỀ MẠNG INTRANET VÀ EXTRANET ........................10
II.2.1 Mạng Intranet ................................................................................................. 10
II.2.1.1 Ứng dụng của Intranet.............................................................................. 11
II.2.1.1.1 Truyền thông và hợp tác .................................................................... 11
II.2.1.1.2 Xuất bản Web .................................................................................... 11
II.2.1.1.3 Sản xuất và quản lý kinh doanh ......................................................... 11
II.2.1.2 Tài nguyên công nghệ Intranet ................................................................ 12
II.2.2 Mạng Extranet................................................................................................ 13

II.3 THẾ NÀO LÀ MẠNG RIÊNG ẢO VPN...................................................14
II.4 GIỚI THIỆU VỀ SQL SERVER 2000.......................................................16
II.5 CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ DỮ LIỆU ........................................................17
II.5.1 Mô hình quan hệ thực thể (Entity-Relationship Model) ................................. 17
II.5.2 Mô hình luân chuyển dữ liệu (Data Flow Diagram)....................................... 19

II.6 GIỚI THIỆU VỀ MÃ VẠCH.....................................................................20


CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU SAIGON CO.OP MART VÀ
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG
III.1 GIỚI THIỆU ..............................................................................................22
III.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SAIGON CO.OP MART ...............................26

III.3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN.......................27
III.3.1 Phần cứng và mạng ....................................................................................... 29
III.3.1.1 Tại các siêu thị ........................................................................................ 29
III.3.1.2 Hệ thống mạng tại Trung tâm ................................................................. 34
III.3.2 Việc sử dụng các phần mềm tại Saigon Co.Op Mart .................................... 35
III.3.2.1 Phần chương trình quản lý bán hàng và Tồn Kho ................................... 36
III.3.2.2 Phần chương trình quản lý khách hàng thân thiết ................................... 38
III.3.2.3 Phần chương trình kế toán....................................................................... 39
III.3.3 Mô tả hoạt động của Siêu Thị hiện tại .......................................................... 40
III.3.3.1 Hoạt động của bộ phận bán hàng........................................................... 40
III.3.3.2 Hoạt động của bộ phận quản lý kho hàng ............................................... 41
III.3.3.3 Hoạt động của bộ phận điều hành kế toán .............................................. 42
III.3.3.4 Hoạt động của bộ phận tin học ................................................................ 43
III.3.3.5 Hoạt động khuyến mại .......................................................................... 43
III.3.3.6 Một số qui trình nghiệp vụ ...................................................................... 43
III.3.4 Nhận xét hiện trạng...................................................................................... 44

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG DIỆN RỘNG (WAN)
IV.1 THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHẦN CỨNG, MẠNG DIỆN RỘNG… ............47
IV.1.1 Thiết kế hệ thống mạng diện rộng WAN...................................................... 47
IV.1.1.1 Thiết kế Router, Switch và Firewall tại Trung tâm ................................ 48
IV.1.1.2 Thiết kế Router, Switch tại các Siêu thị chi nhánh................................. 52
IV.1.2 Thiết kế hệ thống truyền hình hội nghị (Video Conferencing) và giám sát
từ xa (Surveillance) cho từng siêu thị ........................................................... 55
IV.1.3 Thiết kế E-mail Server và Web Server ........................................................ 62
IV.1.4 Thiết kế mạng riêng ảo VPN ........................................................................ 64

IV.2 ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG MẠNG DIỆN RỘNG ............................ 66



CHƯƠNG V: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
V.1 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ...............................................................................69
V.2 CÁC SƠ ĐỒ DÒNG DỮ LIỆU ...................................................................70
V.2.1 Dòng dữ liệu chi tiết (cấp 2)........................................................................... 75
V.2.1.1 Sơ đồ Dòng dữ liệu Xuất Nhập Hàng hóa ................................................ 75
V.2.1.2 Sơ đồ Dòng dữ liệu cập nhật danh mục hàng hóa ................................... 77
V.2.1.3 Sơ đồ dòng dữ liệu Nhập Kho .................................................................. 78
V.2.1.4 Sơ đồ dòng dữ liệu Xuất Kho ................................................................... 78
V.2.1.5 Sơ đồ Dòng dữ liệu Khuyến mại cho khách hàng mua hàng.................... 79
V.2.1.6 Sơ đồ Dòng dữ liệu quản lý người sử dụng............................................... 81
V.2.1.7 Sơ đồ dòng dữ liệu quản lý Công nợ ........................................................ 83
V.2.1.8 Sơ đồ dòng Dữ liệu Bán hàng và quản lý Hàng hóa trong siêu thị .......... 84

V.3 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ LẬP MÔ HÌNH ............................................85
V.3.1 Xác định loại thực thể .................................................................................... 85
V.3.2 Xác định mối quan hệ giữa các thực thể......................................................... 86
V.3.3 Xác định thuộc tính của các thực thể .............................................................. 87
V.3.4 Chuẩn hóa thuộc tính trên mô hình thực thể................................................... 91
V.3.5 Bảng tóm tắt mối quan hệ các thực thể sau chuẩn hóa................................... 98
V.3.6 Thuộc tính vật lý của các bảng..................................................................... 100

CHƯƠNG VI: PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
VI PHÂN TÍCH TÍNH KINH TẾ CỦA DỰ ÁN .................................... 102
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - HƯỚNG PHÁT TRIỂN
VII.1 KẾT LUẬN .............................................................................................112
VII.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................117
VII.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN .........................................................................118
PHỤ LỤC A: CƠ SỞ DỮ LIỆU VẬT LÝ
PHỤ LỤC B : CHI PHÍ THIẾT BỊ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
PHỤ LỤC C : KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CRYSTAL BALL 2000


TÀI LIỆU THAM KHẢO


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Trang 1

I.1 CƠ SỞ VÀ LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Trong thời đại thương mại điện tử, Internet và thương mại toàn cầu hóa trên
toàn thế giới hiện nay nói chung và tại Việt nam nói riêng thì hệ thống thông tin,
viễn thông hiện đại được sử dụng để tăng hiệu quả kinh doanh cho tất cả các
doanh nghiệp. Hệ thống thông tin giữ vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp,
đó là sự hỗ trợ hoạt động kinh doanh của tổ chức, ra quyết định trong quản lý và
tạo ra rất nhiều lợi thế chiến lược cho doanh nghiệp như các hình thức quảng
cáo, tiếp thị, khuyến mại trên mạng, bằng các chương trình trên TV, báo chí,
đài… Vì thế, việc tạo ra, sử dụng và quản lý có hiệu quả, có trách nhiệm các hệ
thống thông tin và công nghệ thông tin là điều thiết yếu, hết sức quan trọng đối
với các nhà quản lý và các tổ chức trong xã hội thông tin toàn cầu ngày nay.
Trong bối cảnh toàn cầu đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng dần nhận
thức được tầm quan trọng của thông tin là một nguồn lực, nguồn sức mạnh rất
quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lónh vực kinh
doanh, thương mại siêu thị như Sàigòn Co.Op Mart, với quy mô hoạt động đang
được mở rộng hàng 6-9 tháng với các chi nhánh nằm rải rác khắp thành phố Hồ
Chí Minh. Hiện tại có 8 siêu thị chi nhánh và sẽ mở rộng ra các tỉnh thành trong
cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng và các Thành Phố lớn khác. Do đó nhu cầu xây
dựng một hệ thống thông tin quản lý tập trung là một nhu cầu thiết yếu và cần
thiết giúp cho mục đích tiết giảm chi phí hoạt động tại Saigon Co.Op Mart trong
tươnh lai. Bởi vì với quy mô hoạt động rộng lớn thì việc đặt hàng, quản lý đơn

đặt hàng, quản lý tồn kho, quản lý doanh thu, quản lý các chương trình khuyến
mại cho khách hàng… để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và giảm tối đa
chi phí quản lý, tránh thất thoát cho toàn bộ hệ thống siêu thị là một vấn đề hết
sức khó khăn và phức tạp. Vì thế, Ban lãnh đạo Sàigòn Co.Op Mart đang xem
xet vấn đề hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý tại doanh nghiệp của mình để
đương đầu với sự cạnh tranh rất gay gắt của tất cả các siêu thị khác nhö Maxi
Mart, Massan Mart, SuperBowl, Metro Cash & Carry, Cora…. trong tương lai
gần.
Mặc dù Saigon Co.Op Mart đang là chuỗi siêu thị hoạt động quy mô lớn và
chiếm được nhiều cảm tình của rất nhiều khách hàng trong hiện tại cũng như tính
tiện lợi khi đi mua sắm vì Saigon Co.Op Mart có rất nhiều mặt hàng tiêu dùng
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ngoài ra, phương châm phục vụ của
Saigon Co.Op Mart là “Saigon Co.Op là bạn của mọi nhà”. Vì thế đối tượng
phục vụ chính và khách hàng mục tiêu của Saigon Co.Op Mart là nhân dân lao
động có mức thu nhập trung bình, giá cả phải chăng. Saigon Co.Op Mart cũng là
Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Trang 2

chuỗi siêu thị thuộc loại lớn đã được vi tính hóa khá bài bản tại mỗi siêu thị trong
các khâu bán hàng, quản lý xuất nhập tồn kho nội bộ, các chương trình kế toán
tại Trung tâm…… Tuy nhiên, tất cả những phần mềm chạy trên Microsoft Access
97 để quản lý bán hàng tại siêu thị hầu như hoạt động độc lập, thiếu tập trung và
mang tính phân bố rải rác thành các file riêng biệt, vì thế khó cho nhu cầu tổng
hợp số liệu. Do đó, hệ thống thông tin để hỗ trợ việc quản lý tại Sàigòn Co.Op
Mart có những nhược điểm như sau:
• Tất cả hệ thống siêu thị sử dụng các chương trình bán hàng, quản lý xuất

nhập tồn dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu Access. Sau đó tại mỗi siêu thị chi
nhánh sẽ có một Server, Switch, LAN để kết nối các máy tính lại với nhau.
Khi xảy ra các giao dịch thì tất cả dữ liệu của mỗi máy bán hàng sẽ được cập
nhật vào cơ sở dữ liệu Access đặt tại Server. Cuối mỗi ngày, người quản lý
tại siêu thị sẽ sử dụng chương trình Report của Access để tạo ra các báo cáo
về doanh số, mặt hàng, tồn kho, xuất kho, lợi nhuận … và sẽ in ra để Fax về
trung tâm quản lý số liệu của Sàigòn Co.Op Mart để báo cáo. Khi nhận được
báo cáo, bộ phận vi tính sẽ cập nhật thông tin này vào cơ sở dữ liệu Access
đặt tại Server của trung tâm bằng cách nhập các thông tin này lại từng tờ
một rất thủ công và mất thời gian. Điều này gây ra sự chậm trễ trong việc
báo cáo số liệu về trung tâm. Và thực tế các số liệu này có thể không chính
xác do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan của nười nhập dữ liệu.
Ngoài ra, Ban giám đốc Sàigòn Co.Op Mart cũng không thể hình dung được
thời điểm nào khách hàng mua hàng nhiều nhất, các số liệu này có đáng tin
cậy hay không. Hoặc hiện tại, tồn kho của mỗi siêu thị là bao nhiêu cho từng
loại mặt hàng… để từ đó có chính sách đặt hàng thích hợp. Vì thế, hiện tại hầu
như việc đặt hàng được giao toàn quyền cho giám đốc siêu thị chi nhánh quản
lý, vì thế tạo ra nhiều tiêu cực cũng như giảm tính quản lý tập trung cho toàn
hệ thống.
• Hiện tại, tại trụ sở chính có một chương trình quản lý khách hàng thân thiết
bằng cơ sở dữ liệu Access cho tất cả các khách hàng mua với doanh số cao tại
Sàigòn Co.Op Mart. Chương trình này hiện tại được cập nhật số liệu một cách
thủ công, và chỉ được cập nhật vào cuối mỗi tối lúc 22:30 giờ đêm. Sau khi
các siêu thị đóng cửa, nhân viên quản lý mạng tại các siêu thị sẽ gởi các bản
báo cáo về khách hàng thân thiết về Trung tâm chính bằng Modem để xử lý.
Từ dữ liệu đó, ngày hôm sau, các siêu thị lại phải kết nối về trung tâm để lấy
các file Access số liệu tổng hợp đã được xử lý này để phục vụ cho ngày mới
với dữ liệu của từng khách hàng tổng cộng trong toàn bộ hệ thống siêu thị tại
các siêu thị khác nhau. Điều này tạo ra sự kém cạnh tranh, mất uy tín đối với
khách hàng bởi vì có thể trong ngày khách hàng có thể mua ở nhiều siêu thị

khác nhau với doanh số khác nhau, nhưng tại từng siêu thị thì cơ sở dữ liệu
Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Trang 3

phân tán, không được tổng hợp ngay tức thời thời gian thực. Vì thế khách
hàng không được tính điểm để khuyến mại sau này. Điều này đã tạo ra rất
nhiều phiền toái cho khách hàng khi sử dụng thẻ khách hàng thân thiết tại
Sàigòn Co.Op Mart. Do đó, Sàigòn Co.Op Mart muốn xây dựng chương trình
khuyến mại khách hàng thân thiết một cách hoàn thiện hơn, tối ưu sao cho
khách hàng có thể an tâm mua hàng tại bất cứ chi nhánh nào của Sàigòn
Co.Op Mart đều có thể được hưởng chương trình khách hàng thân thiết này
một cách chính xác theo thời gian thực.
• Một vấn đề khác là vấn đề quản lý mã số hàng hóa tập trung. Hiện tại, chỉ
khoảng 70% chủng loại hàng hóa với mã vạch và tên gọi được thống nhất
trong toàn bộ hệ thống Sàigòn Co.Op Mart. Còn lại thì hầu như mỗi siêu thị
đều tự đặt riêng cho mình một mã số riêng, giá cả riêng theo cảm tính của
người quản lý mạng tại mỗi chi nhánh. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho
Liên hiệp Sàigòn Co.Op Mart trong việc kiểm soát giá cả, chủng loại mặt
hàng, doanh thu và thống nhất cách đặt tên sao cho dễ quản lý, đặt mua hàng
với số lượng lớn để có khấu hao cao. Vì thực tế hiện nay, quyền đặt hàng đều
nằm trong tay giám đốc chi nhánh, họ tự quyết định khi nào cần đặt hàng gì
và số lượng bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu siêu thị do mình quản lý. Do đó,
việc đặt hàng riêng biệt này sẽ giảm lợi nhuận cho toàn thể hệ thống Sàigòn
Co.Op Mart vì mỗi chi nhánh tự đặt hàng riêng với số lượng hàng hóa khác
nhau, số lượng nhỏ vì thế khấu trừ từ nhà cung cấp sẽ ít hơn so với nếu đặt
hàng số lượng lớn từ Liên hiệp Hợp Tác Xã. Vì thế, việc quản lý việc đặt

hàng tập trung cũng như quản lý thống nhất chủng loại mặt hàng, mã số và
giá cả hàng hóa là rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Saigon Co.Op Mart trong tương lai gần khi mà các tập đoàn siêu thị nước
ngoài đang thâm nhập thị trường tại Việt nam như Cora và Metro Cash &
Cerry.
• Một yêu cầu được đặt ra của Liên hiệp Sàigòn Co.Op Mart là xây dựng hệ
thống kho tập trung tại Sóng thần để cung cấp hàng hóa cho toàn hệ thống
siêu thị để quản lý tập trung cũng như giảm diện tích kho của mỗi siêu thị chi
nhánh dùng cho việc bố trí kệ bán hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh tại
mỗi siêu thị. Muốn làm được điều này thì đòi hỏi toàn bộ các siêu thị phải
dùng chung cơ sở dữ liệu và được nối mạng trực tuyến 24/24 để báo cáo số
liệu về trung tâm. Qua đó, mọi diễn biến về doanh số bán, tồn kho, doanh số
của từng khách hàng thân thiết có thể được cập nhật tức thời… về cơ sở dữ liệu
trung tâm để xử lý và tính toán với thời gian thực. Qua đó, ban lãnh đạo
Sàigòn Co.Op Mart có thể biết được tại mọi thời điểm doanh số và hàng tồn
kho của từng siêu thị con và của toàn bộ Sàigòn Co.Op Mart. Từ đó ban lãnh
đạo sẽ có chính sách đặt hàng thích hợp nhất từ nhà sản xuất, sao cho đạt
Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Trang 4

được sự giảm giá cao nhất cho Sàigòn Co.Op Mart để tăng lợi nhuận. Ngoài
ra còn bảo đảm việc luân chuyển hàng hóa tối ưu giữa các siêu thị trong địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh sao cho không có mặt hàng nào tồn kho quá lâu
hoặc khan hiếm hàng hóa trong tương lai do việc tiêu thụ hàng hóa tại từng
siêu thị khác nhau. Có siêu thị thì tiêu thụ nhiều mặt hàng gia dụng điện máy,
thức ăn, sữa…, có siêu thị thì tiêu thụ nhiều mặt hàng mỹ phẩm, dày dép… Vì

thế việc bảo đảm quản lý tồn kho trong toàn hệ thống là một yêu cầu sống
còn và nâng cao tính cạnh tranh của Sàigòn Co.Op Mart trong tương lai khi
ngày càng có nhiều các siêu thị cạnh tranh tiếp tục ra đời.
• Một yêu cầu nữa đặt ra cho Sàigòn Co.Op Mart trong tương lai gần là tăng
khả năng kinh doanh cho hệ thống bằng cách mở rộng mạng lưới ra toàn
lãnh thổ Việt Nam và định hướng cho nhu cầu kinh doanh thương mại điện
tử. Tuy nhiên, trước mắt cần phải gia tăng doanh số bằng cách thu hút nhiều
khách hàng hơn nữa khi đi mua sắm tại Sàigòn Co.Op Mart. Chương trình dự
định triển khai hệ thống đặt hàng qua mạng Internet, thư điện tử để khách
hàng có thể mua hàng ngay tại nhà và thanh toán bằng thẻ ngân hàng ACB
nhanh chóng tiện lợi. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi Sàigòn Co.Op
Mart có hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung và kết nối mạng diện rộng WAN và
mạng Internet. Đây là yêu cầu đối với hệ thống thông tin quản lý tại Sàigòn
Co.Op Mart trong tương lai để định hướng chiến lược kinh doanh của mình để
cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng ngành. Bởi vì hiện nay chi phí để
ở một siêu thị rất cao và giá đất thuê cũng rất đắt, ngoài ra rất khó kiếm vị trí
thuận lợi để kinh doanh siêu thị.
• Ngoài ra, Ban tổng giám đốc của Sàigòn Co.Op Mart muốn quản lý các chi
nhánh một cách sát sao hơn, có cơ sở hơn chứ không dựa vào cảm tính để
đề ra các chiến lược kinh doanh cho Sàigòn Co.Op Mart. Vì thế, họ cần biết
được mọi thông số từ các siêu thị tại mọi thời điểm về doanh số, tồn kho, siêu
thị nào bán chậm, bán nhanh, nhân viên nào có doanh số cao nhất trong
ngày…. Điều này là một yêu cầu cấp bách của Sàigòn Co.Op Mart. Bên cạnh
đó, do các Tổng giám đốc, Giám đốc của Sàigòn Co.Op Mart thường xuyên
phải đi công tác xa trong và ngoài nước để mua hàng, tham quan, đặt hàng,
giám định mặt hàng, ký hợp đồng kinh doanh…. Do đó họ cũng cần liên lạc
thường xuyên hơn với mọi người trong Sàigòn Co.Op Mart để biết tình hình
để có thể quản lý hiệu quả hơn. Vì thế đòi hỏi Sàigòn Co.Op Mart phải được
kết nối mạng Internet, có hệ thống E-mail cho toàn Sàigòn Co.Op Mart và
phải có các mạng riêng ảo để từ bất cứ đâu, các Tổng giám đốc đều có thể

truy xuất vào cơ sở dữ liệu trung tâm để lấy thông tin và chỉ đạo kinh doanh
cho Sàigòn Co.Op Mart, qua đó nâng cao tính quản lý và ra quyết định có
khoa học hơn, nhạy bén hơn và tránh tính chủ quan của người ra quyết định.
Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Trang 5

• Bên cạnh đó, một yêu cầu quan trọng đặt ra cho hệ thống mạng truyền dữ
liệu tại Sàigòn Co.Op Mart trong tương lai là phải đáp ứng nhu cầu giám sát
an ninh từ xa một cách tập trung ngay tại Trung tâm điều hành trong toàn
hệ thống siêu thị để bảo đảm nhu cầu an ninh, chống trộm cắp trong siêu thị.
Ngoài ra, với hệ thống giám sát an ninh này thì Sàigòn Co.Op Mart có thể tạo
ra được nhiều khảo sát nghiên cứu hành vi của khách hàng khi mua hàng
để nâng cao việc phục vụ tốt hơn cho khách hàng, xem xét lại việc bố trí
hàng hóa đã hợp lý chưa, khu vực nào thu hút nhiều khách hàng hơn thì mở
rộng diện tích….. Và từ các hình ảnh giám sát này sẽ giúp ban quản lý siêu thị
tạo ra nhiều hài lòng hơn nữa cho các khách hàng khi đi mua hàng tại Sàigòn
Co.Op Mart, do đó nâng cao hơn tính cạnh tranh cho Sàigòn Co.Op Mart đối
với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, với hệ thống mạng truyền dữ liệu này
thì Saigon Co.Op Mart có thể tạo ra các cuộc hội nghị truyền hình có hình
ảnh và âm thanh giữa các chi nhánh siêu thị với Trung tâm để giảm thời gian
và chi phí đi lại cho hội họp khi hệ thống Saigon Co.Op Mart mở rộng ra
khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nếu thực thi được điều này thì chi phí
hàng tháng Saigon Co.Op Mart sẽ được tiết giảm đáng kể và do đó tăng tính
cạnh tranh cho Saigon Co.Op Mart.
Vì thế, xuất phát từ các nhược điểm của hệ thống thông tin quản lý tại
Sàigòn Co.Op Mart hiện tại, mục tiêu của đề tài là:

“ Thiết kế mạng diện rộng WAN và hệ thống Cơ sở dữ liệu nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại
Thành Phố Hồ Chí Minh”.

I.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
• Phân tích và thiết kế mạng diện rộng WAN tích hợp đa dịch vụ thoại, hình
ảnh và âm thanh để đảm bảo các nhu cầu truyền dữ liệu từ các chi nhánh về
Trung tâm và ngược lại cũng như bảo đảm nhu cầu giảm chi phí liên lạc, hội
họp cho toàn hệ thống Saigon Co.Op Mart trong tương lai khi số lượng siêu
thị mở rộng ra khắp Việt nam.
• Thiết kế hệ thống mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network) và kết nối
Internet để giúp ban quản lý siêu thị Saigon Co.Op Mart cũng như các đối tác
kinh doanh, nhà cung cấp…… có thể truy nhập vào những thông tin nội bộ theo
từng cấp thẩm quyền quản lý cho phép để xem và truy xuất cơ sở dữ liệu tập
trung tại Saigon Co.Op Mart để có chiến lược kinh doanh và đặt hàng hợp lý
hơn. Ngoài ra, đề tài còn thiết kế hệ thống WebServer và E-mail Server để
Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Trang 6

giúp Saigon Co.Op Mart định hướng thương mại điện tử hoặc kinh doanh, đặt
hàng trên mạng Internet cũng như giảm giấy tờ liên lạc hàng ngày bằng Fax
giữa các chi nhánh với nhau và với nhà cung cấp hàng hóa.
• Thiết kế cơ sở dữ liệu tập trung chạy trên nền SQL 2000 để quản lýxuất nhập
tồn kho, quản lý bán hàng, quản lý các chương trình khuyến mại và khách
hàng thân thiết giúp việc quản lý tập trung dễ dàng và tiện lợi hơn cho các
cấp lãnh đạo Saigon Co.Op Mart trong việc ra các quyết định kinh doanh.


I.3 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
• Thiết kế cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý hệ thống Saigon Co.Op Mart và
chỉ giới hạn ở phần giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Saigon
Co.Op Mart chứ chưa thiết kế các hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho phần kế
toán. Đây là phần cơ sở dữ liệu sẽ được tiếp tục phát triển tiếp theo trong
tương lai.
• Do thời gian có hạn, nên việc lập trình thực tế chỉ giới hạn để đưa ra các bản
báo cáo dựa trên cơ sở dữ liệu đã thiết kế để báo cáo xuất, nhập, tồn kho, bán
hàng, doanh số của khách hàng thân thiết…… mà chưa thể viết toàn bộ chương
trình quản lý tại Siêu thị Saigon Co.Op Mart. Đề tài cũng không chú trọng
nhiều đến vấn đề thống kê để đưa ra chính sách đặt hàng và dự phòng hàng
tối ưu cho siêu thị. Tuy nhiên cơ sở dữ liệu được thiết kế sẽ là các dữ liệu cần
thiết cho việc đưa ra các thông số dùng cho bài toán mô phỏng về đặt hàng
và tồn kho cần thiết cho Saigon Co.Op Mart trong việc phát triển phần mềm
để đưa ra các kết quả thống kê sau này nhằm giúp việc quản lý tồn kho được
tối ưu.
Ngoài ra, với cơ sở dữ liệu và các dữ liệu có sẵn trong quá trình hoạt động
sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thống kê, đưa ra các chiến lược kinh doanh, tiếp
thị để tăng doanh thu dễ dàng bằng cách đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến
mại hơn. Ví dụ như các chương trình cho phép tặng quà cho khách hàng mua
nhiều nhất trong ngày, khách hàng thân thiết có ngày sinh trong ngày nhất định.
Hoặc sẽ nghiên cứu xem bao nhiêu phần trăm khách hàng mua hàng tập trung ở
khu vực nào trong thành phố, họ thường mua hàng hóa loại gì và độ tuổi nào thì
mua hàng hóa gì……… Tóm lại, cơ sở dữ liệu là phần cơ bản để giúp ích cho việc
tăng doanh thu và khảo sát khách hàng trong tương lai.
• Hệ cơ sở dữ liệu đã được thiết kế sẽ được tiếp tục lập trình khai thác, nâng
cấp, mở rộng khi quy mô tăng và điều kiện cho phép.

Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10



CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Trang 7

I.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đây là một cải tiến có ý nghóa rất quan trọng đối với Sàigòn Co.Op Mart
trong việc nâng cao hiệu suất và phương pháp kinh doanh trong thời đại mới, đó
là thời đại kinh doanh thương mại điện tử và cạnh tranh bằng chất lượng là chính
và khuyến mại. Đề tài sẽ giúp Sàigòn Co.Op Mart trong việc phát triển kinh
doanh một cách toàn diện qua việc quản lý cơ sở dữ liệu trong toàn hệ thống một
cách tập trung, từ đó có được số liệu hoàn toàn chính xác để giúp các nhà quản lý
cấp cao hoạch định chiến lược kinh doanh hợp lý và nhanh chóng, đồng thời hệ
thống thông tin này còn giúp gia tăng hiệu quả hoạt động tại Sàigòn Co.Op Mart
một cách toàn diện hơn bằng các chương trình khuyến mại, giám sát hành vi
khách hàng, đặt mua hàng qua mạng, giao tiếp đặt hàng với nhà cung cấp qua
mạng….. Tất cả nhằm tạo ra điều kiện và định hướng tốt nhất để Sàigòn Co.Op
Mart có thể nhanh chóng thực thi việc kinh doanh thương mại điện tử trong tương
lai. Qua hệ thống thông tin quản lý hiện đại này, Sàigòn Co.Op Mart có thể dễ
dàng bảo đảm tính cạnh tranh cao và luôn dẫn đầu trong lónh vực kinh doanh
siêu thị tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Hoïc QTDN K.10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 8


II.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HỆ THỐNG (SYSTEM APPROACH)
Tiếp cận hệ thống để giải quyết sử dụng định hướng hệ thống để xác định
vấn đề, các cơ hội và phát triển các giải pháp. Việc nghiên cứu một vấn đề và
hình thành một giải pháp bao gồm các hoạt động tương tác sau:
1. Nhận dạng và xác định vấn đề hay cơ hội sử dụng cách suy nghó hệ
thống.
2. Phát triển và đánh giá các giải pháp hệ thống có thể thay thế cho nhau
3. Chọn giải pháp hệ thống đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đặt ra.
4. Thiết kế các giải pháp đã chọn
5. Thực hiện và đánh giá thành công của hệ thống đã thiết kế.

II.1.1 Xác định vấn đề hay cơ hội
Các vấn đề và cơ hội được xác định ở bước 1 của phương pháp tiếp cận hệ
thống. Vấn đề có thể được định nghóa như là điều kiện căn bản gây ra các kết
quả không mong muốn. Cơ hội là điều kiện cơ bản thể hiện tiềm năng đạt được
kết quả mong muốn. Triệu chứng phải được tách biệt khỏi vấn đề. Triệu chứng
chỉ là dấu hiệu của một nguyên nhân hay vấn đề cơ bản.
Cách suy nghó hệ thống


Thấy được các mối liên hệ tương tác giữa các hệ thống hơn là chỉ thấy
các chuỗi nguyên nhân-hậu quả mỗi khi các biến cố xảy ra.



Thấy được các quá trình thay đổi trong các hệ thống hơn là chỉ thấy
các hình ảnh thoáng qua mỗi khi thay đổi xảy ra.

Ta có thể thực hiện cách suy nghó hệ thống khi nghiên cứu bất kỳ một
vấn đề bằng cách xem vấn đề như là một hệ thống, tìm ra các phân hệ và

các thành phần của hệ thống. Từ đó xem xét các mối quan hệ tương tác
giữa chúng.

Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 9

Xác định
vấn đề

Xác định vấn đề hay cơ hội bằng cách sử dụng
cách suy nghó hệ thống

Phát triển
các giải pháp
thay thế

Phát triển và đánh giá các giải pháp hệ thống
có thể thay thế lẫn nhau

Chọn
giải pháp

Chọn giải pháp hệ thống đáp ứng tốt nhất các
yêu cầu của bạn

Thiết kế

Giải pháp

Thực hiện
Giải pháp

Thiết kế giải pháp hệ thống đã chọn

Thực hiện và đánh giá thành công của hệ thống
đã thiết kế

Hình 2.3: Tiếp cận hệ thống để giải quyết vấn đề
(Nguồn: Nguyễn Thanh Hùng, Hệ thống Thông tin Quản lý)

II.1.2 Phát triển các giải pháp
Các giải pháp có thể xuất phát từ kinh nghiệm quá khứ hoặc ít nhất đã
được xem xét trong quá khứ, các đề nghị của các nhà tư vấn, chuyên gia hoặc sử
dụng các phần mềm hỗ trợ ra quyết định. “Doing nothing” về một vấn đề hay cơ
hội cũng là một giải pháp hợp lý với các ưu và nhược điểm của nó.
Đánh giá các giải pháp:
• Đề ra nhu cầu về kinh doanh hoặc cá nhân.
• Triển khai các tiêu chuẩn đánh giá dựa trên các yêu cầu đề ra và xác
định mức độ đáp ứng tiêu chuẩn của từng giải pháp. Tiêu chuẩn có thể
được xếp hạng hoặc cho trọng số tùy theo mức độ quan trọng đối với
các yêu cầu đã đặt ra.

Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Hoïc QTDN K.10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Trang 10

II.1.3 Chọn giải pháp tốt nhất
Các giải pháp có thể được so sánh với nhau vì chúng đã được đánh giá với
cùng một tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một giải pháp có thứ hạng hoặc điểm số cao có
thể không được chọn do các ràng buộc về ngân sách, luật pháp…… Giải pháp
“doing nothing” vẫn có thể là giải pháp được chọn tốt nhất.

II.1.4 Thiết kế và thực hiện giải pháp
Có thể dựa vào người dùng cuối và nhân viên kỹ thuật để phát triển các
đặc tả thiết kế và kế hoạch thực hiện. Đặc tả thiết kế có thể mô tả các đặc tính
chi tiết và năng lực của con người, phần cứng, phần mềm, nguồn dữ liệu và hoạt
động của hệ thống thông tin mà hệ thống mới cần. Một kế hoạch thực hiện quy
định nguồn lực, hoạt động và thời gian cần thiết để thực hiện thích hợp giải pháp.
Kiểm tra sau khi thực hiện
Kết quả của việc thực hiện một giải pháp sẽ được giám sát và đánh giá.
Trọng tâm của bước này là xác định xem giải pháp đã thực hiện có thực sự giúp
đỡ công ty và các hệ thống con được chọn có đáp ứng được các mục tiêu của hệ
thống hay không. Nếu không, phương pháp hệ thống cho rằng bạn sẽ quay trở lại
bước trước đó và tìm một giải pháp có thể thực hiện được.
Đây là các bước rất khoa học nhằm xác định và đưa ra các giải pháp tối
ưu được ứng dụng rộng rãi tại mọi doanh nghiệp nhằm cải tiến hệ thống hiện có
và giải quyết vấn đề trong tương lai. Luận văn cũng sẽ đi theo hướng giải quyết
này nhằm đưa ra giải pháp thông tin tốt cho Saigon Co.Op Mart trong việc cải
thiện vấn đề kinh doanh của mình trong tương lai.

II.2 KHÁI NIỆM VỀ MẠNG INTRANET VÀ EXTRANET
II.2.1 Mạng Intranet
“Intranet là một mạng trong một tổ chức, sử dụng công nghệ Internet (như
trình duyệt Web, Máy chủ, giao thức mạng TCP/IP, tài liệu siêu phương tiện

HTML và cơ sở dữ liệu…… ) để tạo ra môi trường giống Internet trong phạm vi
công ty, nhằm mục đích chia sẻ thông tin, truyền thông, hợp tác và hỗ trợ quá
trình kinh doanh. Intranet được bảo vệ bằng các biện pháp an toàn như mật mã,
mã hóa và các “ Bức tường lửa (Firewall)”. Vì vậy chỉ có người sử dụng có
quyền mới truy cập được thông tin thông qua Internet. Intranet của công ty cũng

Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 11

có thể được truy cập thông qua mạng Intranet của khách hàng, nhà cung cấp và
các đối tác kinh doanh khác thông qua các liên kết Extranet” 1

II.2.1.1 Ứng dụng của Intranet
II.2.1.1.1 Truyền thông và hợp tác
Intranet có thể cải thiện truyền thông và hợp tác trong một công ty. Dựa
vào mạng Intranet này thì tất cả các nhân viên trong công ty có thể liên lạc, trao
đổi e-mail, dữ liệu, nhắn tin, Fax… trong nội bộ cũng như khi đi công tác xa. Từ
đó sẽ giúp việc trao đổi thông tin dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn giữa các
phòng ban trong tổ chức.
Saigon Co.Op Mart cũng sẽ lợi dụng được ưu điểm này khi xây dựng cho
mình một mạng riêng Intranet nhằm giúp việc thông tin trong nội bộ doanh
nghiệp mình nhanh chóng hơn và đạt hiệu suất cao hơn.

II.2.1.1.2 Xuất bản Web
Những thuận lợi trong việc sử dụng văn bản đa phương tiện siêu liên kết
vào cơ sở dữ liệu đa phương tiện có thể truy cập được trên máy chủ WWW và rất

dễ sử dụng, phổ biến ở tất cả các máy tính cá nhân PC với chi phí thấp. Từ đó,
toàn bộ thông tin trong tổ chức có thể được tổ chức dưới các dạng giao diện Web
để cung cấp và trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin nhanh chóng và dễ dàng
truy xuất tại mọi máy tính. Vì thế ngày nay việc sử dụng trình duyệt Web rất phổ
biến trong các mạng Internet, Intranet… vì phổ cập. Hầu như mọi máy tính cá
nhân đều được trang bị phần mềm duyệt WEB Internet Explorer.
Khi xây dựng xong phần mạng diện rộng và cơ sở dữ liệu thì Saigon
Co.Op Mart hoàn toàn có thể đưa tất cả các văn bản, nội quy, quy chế hoạt động
cũng như các chính sách nhân sự, tiền lương … lên Web Server để mọi người
cùng tham khảo. Điều này tạo ra sự thuận tiện cũng như giảm tối đa việc lưu trữ
giấy tờ không cần thiết trong toàn hệ thống Saigon Co.Op Mart.

II.2.1.1.3 Sản xuất và quản lý kinh doanh
Tất cả các ứng dụng trong việc thiết kế giao diện, truy nhập cơ sở dữ liệu
hiện hành và các hệ thống có sẵn của công ty để cung cấp thông tin cho việc xử
lý đơn hàng, kiểm tra tồn kho, quản lý bán hàng và điều hành có thể được thực
hiện trên Intranet, Extranet và Internet.
1

Nguồn: Nguyễn Thanh Hùng. Hệ thống Thông tin Quản lý. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Tp. HCM

Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 12

Khi xây dựng xong phần mạng diện rộng và cơ sở dữ liệu thì Saigon
Co.Op Mart hoàn toàn có thể tạo ra các trang Web hỗ trợ quá trình kinh doanh

cho các cấp quản lý bằng cách đưa ra các bản báo cáo tình hình kinh doanh dựa
trên Web. Các thông số đưa vào chỉ bao gồm ngày tháng năm của báo cáo cần
xem, báo cáo cần xem xét, siêu thị cần xem xét… thì lập tức cơ sở dữ liệu sẽ
được kết nối và tính toán để tạo ra bảng báo cáo nhanh chóng và linh hoạt, đáp
ứng các yêu cầu quản lý của các cấp ra quyết định. Vì thế việc hệ thống thông
tin hỗ trợ kinh doanh dựa trên mạng Intranet đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp nói chung và Saigon Co.Op Mart nói riêng.

II.2.1.2 Tài nguyên công nghệ Intranet
Bởi vì mạng Intranet giống như mạng Internet nên chúng cũng bao gồm
việc cài đặt mạng TCP/IP Client/Server và phần cứng, phần mềm liên quan như
trình duyệt Web, và phần mềm đầy đủ cho máy chủ, phần mềm tạo trang Web
HTML, các chương trình quản lý và an toàn trên mạng. Bởi vậy Intranet phụ
thuộc vào khả năng giống nhau của trình duyệt Web/ Server, mạng TCP/IP
Client/Server và việc truy nhập cơ sở dữ liệu siêu phương tiện có sẵn trên
Internet và World Wide Web.
Phần mềm
quản lý mạng

Các chính
sách và tiêu
chuẩn

Quản Lý
Bức tường
lửa,
Mật Mã,
Mã Hóa

Sự an toàn


Nội dung và
Dữ liệu

Các công cụ
phần mềm

Công cụ của
tác giả
Công cụ phát
triển
Phương tiện
tìm kiếm

Cơ sở Hạ Tầng
Mạng
TCP/IP

Cơ sở Dữ
liệu siêu
phương tiện

Máy chủ

Trình
Duyệt

Hình 2.6: Các thành phần kiến trúc công nghệ thông tin của
một mạng Intranet
(Nguồn: Nguyễn Thanh Hùng, Hệ thống Thông tin Quản lý)


Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 13

Chú ý trong hình 2.6 trên thì trình duyệt Web và phần mềm máy chủ,
phương tiện tìm kiếm, và công cụ phần mềm Web và phần mềm quản lý mạng là
những thành phần quan trọng của một mạng Intranet mở. Chính những phần
mềm này giúp cho người sử dụng Intranet có thể dễ dàng “Trỏ và Nhấp” các
trang Web đa phương tiện siêu liên kết trên Internet.
Ngày nay, trình duyệt Web ở đâu cũng có và đang trở thành giao diện phổ
biến cho tất cả các loại thông tin, cho dù những nguồn lực này tập trung vào
Internet, trong máy tính cá nhân của mỗi người, hoặc trong nội bộ công ty. Và
máy chủ Web đã trở thành một bộ phận quản lý phổ biến hoặc người điều phối
cho tất cả các loại thông tin này. Sử dụng ngôn ngữ HTML và nhiều phần mềm
bổ sung và máy chủ khác nhau, hoặc chúng là máy chủ cơ sở dữ liệu SQL, hội
thảo truyền hình (Video Conferencing), hoặc phần mềm thảo luận. Ngày nay,
hàng trăm hàng ngàn máy chủ Web cung cấp khả năng truy cập trỏ và nhấp đơn
giản vào các tài nguyên thông tin cực kỳ to lớn.

II.2.2 Mạng Extranet
Extranet là các kết nối mạng sử dụng công nghệ Internet để kết nối các
mạng Intranet của một doanh nghiệp với các mạng Intranet của khách hàng, nhà
cung cấp, hay các đối tác kinh doanh khác. Extranet cho phép khách hàng, nhà
cung cấp, nhà tư vấn và các doanh nghiệp tương lai cũng như những người khác
có thẩm quyền có thể truy nhập trang Web mạng Intranet chọn lọc và các cơ sở
dữ liệu khác của công ty với mức độ truy nhập thông tin ở mức thấp hơn so với

mạng Intranet cho các nhân viên trong công ty.
Giá trị kinh doanh của mạng Extranet đến từ nhiều yếu tố. Thứ nhất là
công nghệ trình duyệt web của Extranet làm cho việc truy nhập của khách hàng
và nhà cung cấp đến các tài nguyên của mạng Intranet dễ dàng và nhanh hơn
nhiều so với các phương pháp kinh doanh trước đây. Thứ hai, Extranet cho phép
một công ty có thể cung cấp cho các đối tác kinh doanh của mình các loại dịch
vụ mới dựa trên các trang Web tương tác. Do đó, Extranet cũng là một cách để
doanh nghiệp có thể xây dựng và tăng cường các mối quan hệ chiến lược với
khách hàng và nhà cung cấp. Bên cạnh đó, Extranet cũng có thể giúp tạo nên và
cải thiện sự hợp tác giữa một doanh nghiệp với khách hàng và các đối tác kinh
doanh khác. Extranet hỗ trợ việc phát triển sản phẩm trực tuyến và tương tác,
tiếp thị và các quá trình nhắm tới khách hàng mà điều đó có thể mang các sản
phẩm với thiết kế tốt hơn đến với thị trường nhanh hơn.

Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 14

Cùng với việc triển khai mạng Intranet và Extranet trong tương lai.
Saigon Co.Op Mart sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ việc đầu tư, chẳng hạn có
thể cải thiện quá trình cung cấp hàng hóa trong siêu thị nhờ vào việc cho phép
các nhà cung cấp truy cập vào mạng Extranet với mật khẩu cho trước để sử
dụng cơ sở dữ liệu kho tập trung tại đó nhằm cung cấp hàng hóa đúng thời gian
và số lượng. Bên cạnh đó, các khách hàng thân thiết có thể truy nhập vào
mạng Extranet của Saigon Co.Op Mart để tham khảo tình hình kinh doanh
hiện tại của các siêu thị để có thể cùng hợp tác đầu tư thêm vốn vào Liên
Hiệp…

Tóm lại, với mạng Extranet được thiết kế thích hợp và nếu được bảo đảm
an ninh cao sẽ giúp cung cấp rất nhiều thông tin với mức độ cho phép cho các
đối tác bên ngoài Saigon Co.Op Mart và mạng Extrenet sẽ giúp nâng cao hiệu
quả kinh doanh và tạo nhiều cơ hội hơn để Saigon Co.Op Mart có thể thu hút
thêm nhiều khách hàng và đối tác hơn nữa nhằm mục tiêu dẫn đầu thị phần trong
lónh vực kinh doanh siêu thị tại Việt Nam.

II.3 THẾ NÀO LÀ MẠNG RIÊNG ẢO VPN
Mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network) là mạng riêng của doanh
nghiệp được triển khai trên nền tảng cơ sở hạ tầng được chia sẻ và dùng chung
của mạng Internet để sử dụng cho các ứng dụng trong công ty trong môi trường
phân tán như việc sử dụng mạng thuê kênh riêng Leased Line trong các mạng
diện rộng nhưng vẫn bảo đảm độ an toàn với chi phí thấp. Mạng riêng ảo VPN là
giải pháp thay thế cho các cấu trúc mạng diện rộng WAN đắt tiền sử dụng mạng
riêng dựa trên việc thuê kênh riêng Leased Line, mạïng Frame Relay, hoặc
mạng ATM đắt tiền. Mạng riêng ảo VPN chẳng qua là giải pháp cải tiến dựa
trên mạng WAN kết nối Internet để truy nhập vào mạng riêng của tổ chức với
chi phí thấp tới mức tối đa và uyển chuyển hơn nhiều trong việc triển khai nhờ
vào các kết nối Internet rất phổ biến và rộng rãi tại hầu hết các nơi trên thế giới,
và mạng Internet chính là mạng lớn nhất hiện nay trong các mạng lưới truyền
thông truyền dữ liệu.
Mạng riêng ảo VPN được chia thành 3 phần: Truy nhập từ xa, Intranet và
Extranet. Các truy nhập từ xa VPN cho phép kết nối các thiết bị mạng máy tính
ở xa, những người sử dụng di động như các giám đốc khi đi công tác trong nước
hoặc nước ngoài hoặc ngay cả các văn phòng kinh doanh qui mô nhỏ nằm rải
rác khắp các tỉnh thành trong cả nước hoặc trên toàn thế giới muốn truy nhập
vào mạng của công ty để báo cáo và sử dụng dữ liệu tại công ty mẹ. Mạng riêng
Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10



CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 15

ảo VPN Intranet kết nối các vị trí cố định, các chi nhánh văn phòng và các nhà
riêng với mạng trung tâm công ty. Mạng Extranet sẽ nới rộng quyền truy nhập
có giới hạn của các nguồn tài nguyên công ty cho các bạn hàng kinh doanh, như
là nhà cung cấp hoặc khách hàng, vì thế cho phép truy nhập các kho thông tin
được sử dụng chung cho mục đich kinh doanh của những bạn hàng và công ty.
Mỗi loại của mạng VPN đòi hỏi các mức độ an toàn khác nhau và việc quản lý
băng thông cũng rất khác nhau và vì thế khi thiết lập một mạng riêng ảo VPN thì
các vấn đề an ninh được đặt ra rất nghiêm ngặt.
Với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi rất lớn trong kinh doanh. Hiện tại
các nhân viên của các công ty lớn thường không bị ràng buộc phải định nghóa họ
phải làm ở đâu bằng việc phải định nghóa họ phải hoàn tất công việc như thế
nào. Ngoài ra, hiện nay dưới các áp lực cạnh tranh thì nhiều nền công nghiệp lớn
trên thế giới đã phải liên kết lại với nhau và trở thành bạn hàng của nhau trong
trong nhiều công ty khác nhau, điều này đòi hỏi các công ty khác nhau phải hoạt
động và kinh doanh như là một công ty khi đối mặt với các khách hàng.Vì thế,
với nhu cầu liên minh liên kết này, sẽ tạo ra lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh
nhiều hơn trước và vì thế đòi hỏi cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin mạng phải
thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu truyền thông tin giữa các công ty với nhau, truy
xuất dữ liệu liên quan đến công việc kinh doanh của nhau như kho thông tin
dùng chung, trong khi vẫn giữ sự bí mật của công ty mình. Do đó, các khái niệm
mạng riêng trong công ty hiện nay cần phải được mở rộng để các đối tác kinh
doanh có thể truy nhập vào và lấy số liệu cần thiết cho việc kinh doanh và hỗ trợ
lẫn nhau giữa các công ty bạn hàng. Do đó, hiện nay việc triển khai mạng riêng
ảo VPN đã mở rộng tầm hoạt động và kinh doanh của tổ chức ra ngoài phạm vi
của công ty để đáp ứng tất cả các nhu cầu khác nhau của người sử dụng mạng

thông tin quản lý tại các công ty trên toàn thế giới. Cũng theo khảo sát của tập
đoàn dữ liệu Gartner Group và IDC chuyên nghiên cứu về các vấn đề mạng và
tư vấn thì đến năm 2003 hầu hết 99% các tập đoàn lớn trên thế giới phải sử
dụng các kết nối mạng riêng ảo VPN bên cạnh cấu trúc mạng diện rộng WAN cổ
điển, bởi vì mạng riêng ảo VPN cho phép kết nối bất kỳ nơi đâu trên thế giới về
trung tâm trong mọi thời điểm và đáp ứng được nhu cầu toàn cầu hóa của các
công ty có nhiều chi nhánh nằm rải rác khắp nơi trên toàn thế giới.
Ưu điểm của mạng VPN thì quá hiển nhiên và rõ ràng. VPN đã giúp việc
giảm tối đa hóa chi phí cho việc thông tin liên lạc giữa các chi nhánh và người đi
công tác kết nối về trung tâm tới mức thấp nhất so với các mạng riêng cổ điển
trên mọi lónh vực. Thêm vào đó là thời gian hoàn vốn của việc đầu tư các thiết bị
mạng VPN chỉ tính trong vòng vài tháng. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất của
Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 16

lợi ích của việc triển khai mạng riêng ảo VPN là mạng VPN cho phép các doanh
nghiệp tập trung chỉ vào các công việc mục đích kinh doanh chính của mình mà
thôi thay vì phải chú tâm và đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông tin trong tổ chức như
trước đây, vừa tốn kém chi phí lại vừa tốn thời gian triển khai dự án.
Việc triển khai các kết nối mạng riêng ảo VPN trong môi trường dùng
chung Internet đòi hỏi kết cấu mạng phải đảm bảo đổ an ninh cao với các giải
pháp về công nghệ thông tin như sử dụng khái niệm bức tường lửa để bảo vệ sự
truy nhập vào mạng; các mã hóa luồng dữ liệu dựa trên các tiêu chuẩn IPSec,
cách tạo ra các đường hầm (Tunnel) truyền dữ liệu trên môi trường Internet; các
vấn đề xác nhận người có thẩm quyền truy nhập (Authentication)… Tất cả các
đáp ứng kỹ thuật này sẽ cho phép thiết lập một kênh truyền dữ liệu an toàn

thông qua mạng Internet từ bất cứ điểm truy nhập nào đều có thể an toàn trao
đổi dữ liệu giữa cá nhân và tài nguyên thông tin của doanh nghiệp. Trước kia,
khi chưa có mạng riêng ảo VPN thì các cá nhân khi đi công tác xa chỉ có thể sử
dụng Modem liên tỉnh hoặc quốc tế để kết nối vào mạng riêng của doanh
nghiệp, vì thế chi phí cho một phút liên lạc này quá lớn và vì thế không hiệu quả
trong việc sử dụng lâu dài, vì thế làm việc từ xa là quá xa xỉ và không kinh tế.

II.4 GIỚI THIỆU VỀ SQL SERVER 2000
MS_SQL Server 2000 là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh có tính mở,
đáng tin cậy, là hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo mô hình Client/Server và có thể dễ
dàng phát triển theo mô hình dữ liệu phân tán.
MS_SQL Server cung cấp đầy đủ các công cụ để:
• Dễ dàng xây dựng một cơ sở dữ liệu quan hệ lớn, mỗi cơ sở dữ liệu có thể
chứa 2 tỷ quan hệ và mỗi quan hệ có thể chứa đến 1024 thuộc tính.
• Giải quyết tình trạng va chạm giữa các user khi cùng truy xuất một dữ liệu
tại cùng một thời điểm.
• Bảo đảm các ràng buộc toàn vẹn trên cơ sở dữ liệu.
• Bảo vệ an toàn cơ sở dữ liệu (Quản lý nhiều mức độ để truy cập vào cơ sở
dữ liệu).
• Truy vấn dữ liệu nhanh.
• SQL Server 2000 có thể tự động tăng và giảm số lượng memory và disk
space theo yêu cầu, nó tích hợp chặt chẽ với hệ điều hành và căn cứ vào
các đòi hỏi về tranh chấp hệ thống mà có thể nó sẽ tự động tăng số handle
khi database tăng hoạt động và tự giảm khi mức độ hoạt động của
database giảm.
Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Hoïc QTDN K.10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Trang 17

• SQL Server 2000 sử dụng hệ thống điều khiển hoạt động các tập tin
(Operating System files) thay vì như trước đây sử dụng các device để
chứa các database.
• SQL Server 2000 cho ta dễ dàng sửa đổi: Sửa đổi cấu trúc của các bảng,
định lại các mối quan hệ và tính chất của các mối quan hệ giữa các bảng,
Quản trị trực quan dựa trên giao diện Microsoft Management Console.
Ngoài ra, MS SQL Server 2000 còn có ưu điểm là chi phí mua bản
quyền phần mềm rẻ hơn nhiều so với cơ sở dữ liệu Oracle nhưng tính năng cũng
như tính mạnh mẽ là gần giống nhau. Bên cạnh đó, MS SQL Server 2000 của
Microsoft đã được sử dụng rất phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt nam trong
tất cả các cơ quan, xí nghiệp và trường học… Vì thế, hầu như tất cả mọi lập trình
viên đều quen thuộc và sử dụng khá thành thạo hệ quản trị cơ sở dữ liệu này.
Ỉ Do đó, Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quản lý hệ thống Siêu thị Saigon Co.Op
Mart là chương trình chủ yếu quản lý cơ sở dữ liệu (lưu trữ, tra cứu, báo
biểu …) nên việc sử dụng MS SQL 2000 là hoàn toàn thích hợp để làm hệ cơ
sở dữ liệu tập trung. Ngoài ra, việc sử dụng VB 6.0 là rất thích hợp để triển
khai các ứng dụng vì ngôn ngữ VB 6.0 là ngôn ngữ lập trình dễ dàng và
nhanh nhất trên nền Hệ Điều Hành Windows . Bên cạnh đó, để thiết kế các
giao diện Web cho việc bán hàng qua mạng thì có thể chọn lựa các ngôn
ngữ lập trình Web thông dụng như ASP, JSP, XML, PHP…. Là sự lựa chọn
phù hợp tùy thuộc vào yêu cầu và tính quen thuộc của đội ngũ lập trình.

II.5 CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ DỮ LIỆU
II.5.1 Mô hình quan hệ thực thể (Entity-Relationship Model)
Mô hình này dùng để mô tả các đối tượng và các đặc trưng cũng như những
mối quan hệ giữa các đối tượng trong thế giới thực. Để mô tả các đối tượng trong
thế giới thực, trong mô hình quan hệ thực thể, người ta sử dụng những khái niệm
sau:

Thực thể: Hình ảnh cụ thể của một đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong
thế giới thực. Ví dụ:Nhân viên, Khách hàng là những đối tượng cụ thể. Bút
toán là đối tượng trừu tượng. Trong mô hình, thực thể được biểu diễn bằng
hình chữ nhật. Ví dụ:
NHAN_VIEN

Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học QTDN K.10


×