Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHO VAY CỦA NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.53 KB, 23 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHO VAY CỦA NHTM
1.1- Hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1- Vai trò của hoạt động cho vay.
a. Khái niệm:
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng sử
dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả
thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
b.Đặc trưng của hoạt động cho vay.
- Cho vay là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin. Ở đây
người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả sau một thời
gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ.
- Cho vay là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Để đảm bảo
thu hồi nợ đúng hạn, người cho vay thường xác định rõ thời gian cho vay. Việc xác
định rõ thời hạn cho vay đó dựa vào:
+ Quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Có nghĩa là thời hạn cho
vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì lúc đó người
vay mới có điều kiện để trả nợ. Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn thời gian luân
chuyển vốn của đối tượng vay thì khi đến hạn khách hàng chưa có nguồn để trả nợ
sẽ gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại, nếu thời hạn cho vay lớn hơn thời hạn
luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn không đúng mục
đích và không có nguồn để trả nợ. Nhưng nếu có nguồn thu nhập khác ngoài nguồn
thu chính thì có thể thu nợ từ nguồn đó. Vì vậy, thời hạn cho vay có thể ngắn hơn
chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Việc xác định thời hạn cho vay không chỉ dựa vào chu kỳ luân chuyển vốn
của đối tượng vay mà còn phải dựa vào tính chất vốn của người cho vay: nếu vốn
của người cho vay ổn định thì thời hạn cho vay có thể dài hơn và ngược lại thì thời
hạn cho vay phải ngắn hơn để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.
- Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc
phải hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là thuộc tính riêng của tín dụng. Vì vốn cho vay
của ngân hàng là vốn huy động của những người tam thời thừa nên sau một thời
gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho người ký thác. Mặt khác, ngân hàng cũng


cần có nguồn bù đắp chi phí hoạt động như: khấu hao tài sản cố định, trả lương cán
bộ công nhân viên, chi phí văn phòng phẩm...nên người vay vốn ngoài việc trả nợ
gốc còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi.
c. Vai trò củahoạt động cho vay của NHTM
* Vai trò đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế thường xuyên có một số các doanh nghiệp trong quá trình
sản xuất kinh doanh có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được tách ra khỏi
quá trình sản xuất của doanh nghiệp như: tiền khấu hao tài sản cố định để tái tạo lại
tài sản cố định nhưng chưa sử dụng; tiền mua nguyên vật liệu để tiếp tục cho quá
trình sản xuất nhưng chưa mua, vì có sự chênh lệch về thời gian giữa việc bán sản
phẩm và mua nguyên vật liệu; trả lương cho người lao động nhưng chưa đến hạn
trả; khoản tiền tích luỹ để tái sản xuất mở rộng nhưng chưa đủ điều kiện để đầu
tư... Các khoản tiền tệ trên đây luôn được các doanh nghiệp tìm cách đầu tư kiếm
lời. Ngoài ra còn các khoản tiền để dành của dân cư, khi chưa có nhu cầu sử dụng,
họ cũng muốn đầu tư để kiếm lời. Tất cả tạo thành nguồn vốn tiềm tàng trong nền
kinh tế. Trong khi đó, có một số các doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn để phục vụ
cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, một số cá nhân trong xã hội cần vốn để
cải thiện sinh hoạt hoặc đối phó với những rủi ro trong cuộc sống. Ngân sách nhà
nước bị thâm hụt...
Như vậy, ta thấy trong xã hội luôn có một số người thừa vốn cần đầu tư và
một số người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể trực tiếp
gặp nhau để cho nhau vay. Hoặc có thể gặp nhau thì chi phí rất cao và không kịp
thời, nên ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn và để giải quyết
nhu cầu thoả đáng trong mối quan hệ này. Nghĩa là ngân hàng thu hút tập trung
mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư để đầu tư
cho quá trình mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn,
thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tăng tốc độ chu chuyển vốn cho xã hội, góp phần
thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển
bền vững.
Thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng, có thể kiểm soát được khối

lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền
tệ. Mặt khác, khi ngân hàng cho vay còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường
chế độ hạch toán kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm
năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, hoạt động của ngân hàng còn
tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, là cầu nối cho việc giao lưu
kinh tế và là phương tiện để thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế
giới.
* Vai trò đối với NHTM
Đối với tất cả các NHTM thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu trong
các hoạt động sinh lời. Trong kết cấu của bảng cân đối kế toán, khoản mục cho vay
của các NHTM luôn chiếm trên 90% tổng tài sản có của ngân hàng. Mọi hoạt động
huy động vốn của các NHTM đều nhằm mục đích là để cho vay. Ngân hàng huy
động vốn cũng là để tìm cách cho vay. Vì vậy, có thể nói hoạt động cho vay là hoạt
động xương sống của ngân hàng.
1.1.2- Các quy định liên quan đến hoạt động cho vay và kế toán cho vay
a. Điều kiện vay vốn
Để có thể quản lý tốt vốn tín dụng, đảm bảo được mục đích và nguyên tắc
cho vay, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra thì ngân hàng chỉ cho các cá nhân và tổ
chức kinh tế có đầy đủ các điều kiện sau đây được vay vốn:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của
pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Khách hàng vay vốn phải tổ chức hạch toán và quản lý tài chính theo đúng
quy định.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay.
- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước là đơn vị thành viên, hạch toán phụ
thuộc của pháp nhân.
b. Mức cho vay
Mức quy định cho vay là một chỉ tiêu kế hoạch tín dụng quy định cho từng

khách hàng, dùng để quản lý, chỉ đạo cho vay theo kế hoạch.
Mức cho vay được xác định dựa trên hai cơ sở chủ yếu là nhu cầu về vốn tín
dụng của khách hàng và khả năng nguồn vốn ngân hàng có thể đáp ứng. Mức cho
vay đó phải nằm trong khuôn khổ mức cho vay tối đa đối với một khách hàng.
Về nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng: ngân hàng tính toán trên cơ sở kế
hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính có xem xét đến các hợp đồng đã ký với
khách hàng.
Về mức cho vay tối đa đối với một khách hàng, giới hạn cho vay phụ thuộc
hai yếu tố:
- Phụ thuộc vào vốn của ngân hàng: theo đó, tổng dư nợ cho vay đối với một
khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, trừ trường hợp đối
với những khoản vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính Phủ, của tổ chức, cá
nhân.
- Phụ thuộc vào vốn của khách hàng: Để dảm bảo có thể thu hồi vốn cho vay
thì ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện các đảm bảo tín dụng trước khi phát
hành tiền vay như: cầm cố thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh của một pháp nhân thứ
ba.
c. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian kể từ khi ngân hàng bắt đầu cho vay
cho đến khi thu hết nợ. Khi cho vay ngân hàng phải quy định rõ thời hạn cho vay
và điều này phải được ghi trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng vay vốn. Việc
quy định thời hạn cho vay nhằm thực hiện nguyên tắc cho vay phải hoàn trả đúng
hạn. Bởi vậy, xác định chính xác thời hạn cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc
đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Thời hạn cho vay được xác định
căn cứ vào sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nhưng sự thoả thuận về
thời hạn cho vay phải dựa trên các cơ sở sau đây:
- Căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay.
- Căn cứ vào khả năng thu nhập từ các nguồn tổng hợp khác của khách hàng.
- Căn cứ vào tính chất nguồn vốn của ngân hàng.
d. Lãi suất cho vay

Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận phù hợp với
quy định của NHNN Việt Nam.
1.1.3- Các phương thức cho vay của NHTM
Hoạt động cho vay của NHTM rất phong phú đa dạng bao gồm nhiều
phương thức cho vay khác nhau. Để có thể đáp ứng các yêu cầu quản lý điều hành
thì phải phân loại cho vay, có nhiều tiêu chí để phân loại: Căn cứ vào thời hạn, ta
có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn; căn cứ vào đối tượng
cho vay có cho vay vốn lưu động và cho vay vốn cố định; căn cứ vào mục đích sử
dụng vốn có cho vay sản xuất và lưu thông hàng hoá, cho vay tiêu dùng; căn cứ
vào mức độ đảm bảo có cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo; căn cứ
vào xuất xứ của cho vay có cho vay gián tiếp và cho vay trực tiếp....
Căn cứ vào quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2001 thì
có 8 phương thức cho vay. Cụ thể bao gồm:
- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay theo đó mỗi lần vay vốn, khách
hàng và TCTD làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay theo đó TCTD và
khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng
thời gian nhất định.
- Cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay theo đó TCTD cho
khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ cuộc sống.
- Cho vay hợp vốn: là phương thức cho vay theo đó một nhóm các TCTD
cùng cho vay đối với một dự án hoặc một phương án vay vốn của khách hàng;
trong đó có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác.
- Cho vay trả góp: là phương thức cho vay theo đó khi vay vốn, TCTD và
khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được
chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là phương thức cho vay theo đó
TCTD can kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức
tín dụng nhất định.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ: là phương thức
cho vay theo đó TCTD chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong
phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt
tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phương thức cho vay theo đó TCTD
thoả thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài
khoản thanh toán của khách hàng .
1.2- Kế toán cho vay của NHTM
1.2.1- Khái niệm kế toán cho vay
Kế toán cho vay là công việc ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ,
chính xác, kịp thời các khoản cho vay trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu nợ,
thu lãi và theo dõi dư nợ toàn bộ quá trình cấp tín dụng của NHTM, trên cơ sở đó
để giám đốc chặt chẽ toàn bộ số tiền đã cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời làm
tham mưu cho nghiệp vụ tín dụng.
1.2.2- Vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay
a. Vai trò
- Kế toán cho vay cung cấp cho ngân hàng và các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng những thông tin liên quan
đến quá trình cho vay, thu nợ và thu lãi, thời hạn hoàn trả...một cách kịp thời,
chính xác. Từ đó giúp cho ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình cho vay, thu nợ,
thu lãi...để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý, chỉ đạo điều hành cho phù hợp
nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Kế toán cho vay phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế, các
thành phần kinh tế. Thông qua số liệu kế toán cho vay, ngân hàng có thể biết được
phạm vi hoật động, phương thức đầu tư, theo dõi được hiệu quả sử dụng vốn vay
cảu các nhà đầu tư, từ đó có chiến lược đầu tư phù hợp, có hiệu quả. Đồng thời
cũng đánh giá được tình hình tài chính, khả năng hấp thụ vốn vay, hiệu quả sử
dụng vốn, vòng quay vốn, xu thế vận động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết
định cho phù hợp.
- Kế toán cho vay là công cụ đắc lực đảm bảo an toàn vốn vay của ngân

hàng, đồng thời hạn chế rủi ro, góp phần ổn định thu nhập cho ngân hàng.
- Thông qua nghiệp vụ kế toán cho vay, ngân hàng đã đưa vào lưu thông một
khối lượng tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, luân chuyển hàng
hoá cho toàn bộ nền kinh tế.
- Kế toán cho vay là công cụ đắc lực phục vụ trong việc thực hiện chính sách
tiền tệ của NHNN
b. Nhiệm vụ
Để phát huy vai trò của kế toán cho vay, kế toán tín dụng cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay,
thu nợ, theo dõi nợ, chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro qua đó hình thành
thông tin kế toán phục vụ quản lý tín dụng, bảo vệ an toàn vốn cho vay.
- Tổ chức quản lý hồ sơ cho vay, theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ đúng hạn,
hoặc chuyển nợ quá hạn khi người vay không đủ khả năng trả nợ đúng han.
- Tính và thu lãi cho vay chính xác, kịp thời, đầy đủ.
- Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tài
khoản tiền gửi và tài khoản cho vay. Phát hiện kịp thời các khách hàng có khả năng
tài chính không lành mạnh, trên cơ sở đó tham mưu cho cán bộ tín dụng để có biện
pháp xử lý kịp thời.
1.2.3- Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay
a. Chứng từ
* Chứng từ gốc: Bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Hợp đồng tín dụng.
- Giấy nhận nợ
- Các loại giáy tờ xác nhận tài sản cầm cố, thế chấp
...

×