Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIÊN THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.21 KB, 52 trang )

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIÊN THẮNG
2.1 Đặc điểm và tình hình sản 'xuất chung tại Công ty cổ phần may Chiến
Thắng.
Công ty cổ phần may Chiến Thắng là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập tự
chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của tổng công ty
Dệt may Việt Nam.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần may Chiến Thắng.
Tên giao dịch quốc tế: Chien Thang Garment Company.
Tên giao dịch viết tắt: Chigannex.
Tài khoản: 710A000003 ( Ba Đình Hà Nội)
Mã số thuế: 0100101058-l
Điện thoại: (04) 7844831
Trụ sở giao dịch: Số 22 - Thành Công - Ba Đình - Hà Nội.
2.1.1 Lịch sư hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng:
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :
Ra đời trong cuộc chiến tranh chống kỹ cứu nước vô cùng ác liệt của nhân
dân ta. Cho đến nay từ một xí nghiệp máy Chiến thắng, Công ty may Chiến Thắng
và đến nay là Công ty cổ phần may Chiến Thắng đã lớn mạnh cả về quy mô, năng
lực sản xuất lẫn hiệu quả kinh doanh.Trải qua rất nhiều thăng trầm Công ty cổ
phần may Chiến Thắng vẫn đứng vững và không ngừng phát triển, và vươn lên
trong nền kinh tế thị trường và hoà chung với xu thế hội nhập Quốc tế của tất cả
các Doanh nghiệp hiện nay.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng có
thể khái quát qua các giai đoạn như sau:
• Từ năm 1968 đến năm 1975:
Ngày 2/3/1968 Bộ nội thương quyết định thành lập Xí nghiệp may Chiến
Thắng, có trụ sở tại 8B - Lê Trực - Ba Đình - Hà Nội, với sự quản lý cua Cục vải
sợi may mặc. Nhiệm vụ ban đầu của xí nghiệp là sản xuất các loại quần áo mũ vải,
găng tay theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục vải sợi may mặc.
Tháng 5/1971, Xí nghiệp May Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho


Bộ công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may mặc hàng xuất khẩu
chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động.
•Từ năm 1976 - 1986:
Trong thời kỳ này hoà bình được lặp lại, việc gia công hàng xuất khẩu đã
được đi vào nề nếp, sản xuất đã ổn định và có nhiều tiến bộ nhưng phong cách
quản lý vẫn còn nặng nề bao cấp. Đến năm 1986 với Đại hội Đảng VI cơ chế
quản lý tập trung bao cấp đã được xoá bỏ và thay vào đó là cơ chế quản lý mới: Cơ
chế quản lý theo nền kinh tế thị trường. Xí nghiệp đã chủ động khai thác thêm
nguồn nguyên liệu để cố thêm công ăn việc làm cho công nhân viên đồng thời từng
bước tiếp cận với thị trường may mặc nước ngoài để mở rộng xuất khẩu
• Từ năm 1986 – 2003:
Cùng với các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước và nghị quyết
217/HĐBT về luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành, bên cạnh
những đơn đặt hàng được cấp trên giao theo chỉ tiêu Nhà nước, lãnh đạo Xí nghiệp
đã mạnh dạn tiếp cận với các thương gia nước ngoài để thực hiện phương thức gia
công cho các khách hàng nước ngoài: Hàn Quốc, Bỉ, Đài Loan, Lào, Campuchia,
. . .
Ngày 25/9/l992 Bộ công nghiệp nhẹ có nghị quyết số 730/CNN – TCLĐ
chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành công ty may Chiến Thắng. Việc chuyển
Xí nghiệp may Chiến Thắng thành công ty may Chiến Thắng là một sự kiện đánh
dấu bước trưởng thành về chất của công ty.
Năm 1994, Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa ( Trụ sở 1 44 Nguyễn
Lương Bằng, Đống Đa) được sát nhập vào công ty theo quyết định số 290/QĐ -
TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ.
Năm 1997 , Xây dựng xong cơ sở số 10 Thành Công, Ba Đình tạo điều kiện
thuận lợi cho công ty tập trung bộ máy quản lý về một địa điểm, thuận lợi cho việc
giao dịch kinh doanh.
Năm 2000, dưới sự chỉ đạo của Bộ công nghiệp nhẹ, Tổng công ty may Việt
Nam, công ty đã hoàn thành việc chuyển cơ sở 8B - Lê Trực thành Công ty cổ
phần may Lê Trực.Cũng trong năm 2000 công ty đầu tư thêm một cơ sở mới tại

Thái Nguyên dưới sự cho phép của Bộ công nghiệp nhẹ. Việc xây dựng thêm một
cơ sở mới góp phần ổn định năng lực sản xuất của cong ty khi cơ sở 8B – Lê Trực
tách ra.
Năm 2002 Công ty đầu tư thêm một cơ sờ mới ở tỉnh Bắc Cạn thu hút hàng
nghìn công nhân góp phần giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên của tỉnh
đồng thời làm nâng cao năng ]ực sản xuất của Công ty tạo ra nhiều sản phẩm hơn .
Giai đoạn từ năm 2004 đến nay:
Ngày 29/10/2004 Công ty may Chiến Thăng hoàn thành việc cổ phần hoá
theo quyết định 116/2004/QĐ-BCN và chính thức trở thành Công ty cổ phần may
Chiến Thắng.
Tổng số vốn: 12.000.000.000 VNĐ
Trong đó. 51%: Vốn góp của nhà nước.
49%: Vốn góp cổ đông
Hội đồng quản trị được thành lập, thay thế 3 tổng Giám đốc trước đây thành
một tổng giám đốc.
Sự thay đổi này đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Công ty. Từ khi
thành lập đến nay Công ty đã có những bước trưởng thành phát triển lớn mạnh về
mọi mặt, luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao, Thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ với Nhà nước, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của công nhân viên.
Tuy nhiên Công ty cũng gặp không ít những khó khăn mà vừa là khó khăn chung
của ngành dệt may Việt Nam.
Năm 2006- 2007 Số lượng công nhân giảm mạnh chỉ còn 1968 người đặc biệt
là công nhân viên quản lý còn 1 1 6 người nên nhiều hợp đồng may mặc không
thực hiện kịp Công ty phải chịu một khoản phạt kinh tế nên kết quả kinh doanh
giảm xút so với năm 2005 , công ty đã gộp một số xí nghiệp thành một xí nghiệp
lớn và các xí nghiệp có thành các tổ trong một xí nghiệp mới. nay chỉ còn 3 xí
nhgiệp thành công hai xí nghiệp Thái Nguyên.
Trong những năm qua, tù một xí nghiệp quy mô nhỏ và gặp rất nhiều khó
khăn nhưng nhờ sự nỗ lực và đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty
đã vượt qua mọi khó khăn và trụ vững được trong nền kinh tế thị trương đặc biệt là

thị trường dệt may Việt Nam luôn đầy sóng gió và đang phấn đấu lớn mạnh hơn về
quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh.
Có thể khái quát kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty trong
ba năm trở lại đây như sau:
Tình hình tài chính:
Năm Vốn cố định Vốn lưu động Vốn kinh doanh
2005 54.789.319.885 48.098.582.839 102.887.902.724
2006 45.145.967.542 53.292.813.610 98.438.781.152
2007 66.951.586.638
Tình hình Kết quả hoạt động kinh doanh:
Năm Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Lợi nhuận trước thuế thu
nhập DN
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập DN
2005 58.055456.568 365.575.441 365.575.441
2006 49.077.223.604 556.249.880 556.249.880
2007 22.181.269.550 205.651.713 205.651.713
2.1.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng:
Trong Cơ chế thị trường, và trong quá trình hội nhập với sức ép cạnh tranh từ
các công ty khác trong ngành may và hàng Trung Quốc đòi hỏi Công ty phải có
phương hướng hoạt động phù hợp trong tình hình mới.
Trước kia, Công ty cổ phần may Chiến Thắng là Doanh nghiệp Nhà nước,
trong điều kiện mới Công ty đã được chuyển đổi sang Công ty cổ phần. Việc
chuyển đổi này cũng làm cho Công ty gặp không ít khó khăn khi phải làm quen
theo cơ chế mới. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới đó, công ty đã và đang
có những biện pháp chuyển hoạt động theo điều lệ Doanh nghiệp cổ phần, mặt
khác cũng đang tự hạch toán vấn đề tài chính, kinh doanh.
Về thị trường, tiếp tục đa dạng hoá thị trường trong nước và vẫn chú trọng đến

thị trường xuất khẩu truyền thống.
Để mở rộng thị trường và để sản phẩm của công ty ngày càng được người
tiêu dùng biết đến, cần chú trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã để đa
dạng hoá các mạt hàng. Do đó công tác thiết kế cần được quan tâm để đáp ứng thị
hiếu khách hàng. Mặt khác, cần đầu tư nâng cấp máy móc trang thiết bị trong các
xí nghiệp, mua sắm thêm các thiết bị tiêu dùng như: Máy ép là, máy thùa khuy,
máy đính cúc, . . . để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
Trong công tác tổ chức bộ máy quản lý lao động, chấn chỉnh nội quy, quy chế
về quản lý kinh tế, cũng như lao động nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Mặt khác tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, tuyển dụng lao động
để thu hút nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề và có phẩm
chất đạo đức tốt vào công ty đáp ứng quá trình đổi mới, cải tổ doanh nghiệp. Bố trí
đúng người đúng việc, đảm bảo cho người lao động được làm đúng chuyên môn,
năng lực sở trường của mình để phát huy tối đa có hiệu quả đúng khả năng của
bản thân, phục vụ tốt cho Doanh nghiệp.
Cải cách hệ thống tiền lương, công bằng, minh bạch, hưởng theo lao động, với
tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Khuyến khích tăng
năng suất lao động thông qua chế độ lương thưởng thích đáng, tạo động lực cho
người lao động làm việc có hiệu quả, nhằm thu hút, giữ lại những công nhân lành
nghề, những người có đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Xúc tiến việc phát huy các ý tưởng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, áp dụng
các thao tác, công nghệ tiên tiến, hiện đại, cải thiện môi trường làm việc để đảm bảo,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và doanh thu, lợi nhuận của
công ty.
Mục tiêu của công ty là trở thành một trong những doanh nghiệp có quy mô
lớn với trang thiết bị hiện đại và đạt kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Với những biện pháp đã đề ra trong những năm sắp tới, công ty đã và đang
ngày càng phát triển có thể cạnh tranh trong cơ chế thị trường, khẳng định và phát
huy thương hiệu may Chiến Thắng, sánh vai với các doanh nghiệp may hàng đầu
trong ngành dệt may Việt Nam, và chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và trên thế

giới.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty cổ phần may Chiến
Thắng:
2. 1. 2. 1 Đặc điểm tổ chức quản lý:
Bộ máy quản lý được khái quát qua sơ đồ sau:
Tổng Giám đốc
Hội đồng quản trị
Phó tổng Giám đốc
Tổ chức lao động tiền lương
Phòng Kỹ thuật – công nghệ
Phòng tài vụ Phòng phục vụ sản xuấtPhòng Kinh tế thị trường
Văn phòng
Giám đốc – XN1
Giám đốc – XN2
XN1
Giám đốc – XN3
XN2
Giám đốc – XN4
XN3
Giám đốc – XN5
XN4
XN Thuê
XN5
Giám đốc – XN Thuê
Sơ đồ 2.1 : Bộ máy quản lý Công ty cổ phần my Chiến Thắng
* Hội đồng quản trị:
- Chủ tịch hội đồng quản trị.
- Các cổ đông.
* Tổng Giám đốc: Là người đứng đầu đại diện cho nghĩa vụ và quuyền lợi của
công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và pháp luật về mọi hoạt động

công ty.
* Phó tổng Chấm gốc và Giám đốc: Điều hành giúp việc cho Tổng Giám đốc
quản lý hoạt động công ty. Trên thực tế hiện nay các chức danh Giám đốc điều
hành vẫn còn trên giấy tờ nhưng những Giám đốc này đã được điêu về làm Giám
đốc của các xí nghiệp. Để trực tiếp quản lý tại xí nghiệp về cả nhân viên và mặt kỹ
thuật.
* Các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của công ty:
- Phòng Tổ chức lao động tiền lương: Có trách nhiệm nghiên cứu cơ cấu tổ
chức phù hợp chức năng nhiệm vụ của công ty, từ đó sắp xếp bố trí cán bộ và lao
động phù hợp thực hiện các tiêu chuẩn chế độ tổ chức can bộ, tiền lương phù hợp
với quy định của Nhà nước.
- Phòng Tài vụ: Tổ chức bộ máy Tài chính - Kế toán. Đưa ra các biện pháp
quản lý sử dụng các loại thu chi, các nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất, phản ánh
thường xuyên tình hình Tài chính của công ty.
- Phòng phục vụ sản xuất: Quản lý, điều chuyển phương tiện vận tải, cấp phát
vật tư phục vụ sản xuất, quản lý kho thành phẩm .
- Phòng kỹ thuật công nghệ: Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ,
quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định mức kỹ thuật chất lượng sản
phẩm, sản xuất mẫu chào hàng,quản lý điều tiết máy, . . .
- Phòng kế hoạch thị trường: Lên kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài
hạn, tìm kiếm và phát triển thị trường, thực hiện xuất nhập khẩu, theo dõi việc thực
hiện hợp đồng.
- Văn phòng: Quản lý việc hành chính, y tê, bảo vệ công tác phục vụ công
nhân công ty, phòng mẫu, . . .
Đây là mô hình tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, kiểu tổ chức này rất
phù hợp với tình hình hoạt động chung của công ty, cũng giống Thì hầu hết các
công ty khác. Theo cơ cấu này, các cán bộ công nhân viên trong công ty được gắn
với chức năng nhiệm vụ của họ để chuyên các nhiệm vụ, thông báo, chỉ đạo của
cấp lãnh đạo cao nhất cho đến tất cả mọi công nhân trong công ty. Tuy nhiên cách
tổ chức này cũng đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty.

Bộ phận sản xuất
XN1
XN3
XN5 XN Thuê
Các tổ
XN2
Các tổ
Các tổ
Các tổ
XN4
Các tổ Các tổ
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công ty cổ phần may Chiến Thắng là một Doanh nghiệp chuyên sản xuất và
gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín, các công đoạn sản xuất
được thực hiện trọn vẹn trong một phân xưởng từ cắt may, là, đóng gói, đóng hộp
với số lượng tương đối lớn, được chế biến từ Nguyên vật liệu chính là vải Điều này
ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất của công ty. Tổ chức sản xuất các loại hàng trong
công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt lớn, chu kỳ
sản xuất ngắn.
Việc tổ chức sản xuất của công ty được bố trí như sau:
Công ty Có năm xí nghiệp sản xuất
- XNI (XN2A cũ và XN3 cũ ghép lại)
- XN2 (XN2B cũ và xí nghiệp 1 cũ ghép lại)
-XN3 (XN5 và XN6 cũ ghép lại)
- XN4 (XN9 cũ tách ra)
- XN5 ( XN 9 tách ra)
- XN Thêu
Trong mỗi xí nghiệp lại có nhiều tổ: Cắt, là, may, . . .
Tổ chức sản xuất được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

2.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:
* Nội dung các bước trong quy trình công nghệ như sau:
Khi công ty nhận được đơn đặt hàng và Nguyên liệu do bên đặt hàng cung cấp
cùng với các tài liệu và thông số kỹ thuật nhóm kỹ thuật công ty sẽ tiến hành sản
xuất mẫu đối (sản xuất thử). Sau đó sản phẩm chế thử sẽ được gửi cho bộ phận
duyệt mẫu gồm các chuyên gia và bên đặt hàng kiểm tra đối với gia công nhận sản
xuất theo đơn đặt hàng) và đóng góp ý kiến về sản phẩm làm thử Sau khi sản phẩm
làm thử được duyệt sẽ đưa đến phân xưởng để làm mẫu cứng các nhân viên phong
kỹ thuật sẽ giác mẫu sơ đồ trên máy sao cho Nguyên vật liệu bỏ đi là nhỏ nhất giác
trên sơ đồ pha cắt vải giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa đến tô cắt.
Tố cắt sẽ nhận Nguyên vật liệu tù quản đốc phân xưởng, cắt theo mẫu gốc và
đưa đến từng tổ may.
Tổ may cũng được chuyên môn hoá bằng cách mỗi người may một bộ phận
của sản phẩm: May tay may thân, may cổ, vào chun, vào khoá, . . .
Trong quá trình cắt may, mỗi thợ sẽ có một thợ cả đi kiểm tra vê mặt kỹ thuật
và một thợ thu hoá làm nhiệm vụ thu thành phẩm cuối dây chuyền sản xuất và
chuyển sang cho tổ giặt tẩy là.
Tổ là thực hiện giai đoạn cuối của quy trình công nghệ, sau đó sản phẩm sẽ
được đưa đến bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra và đóng gói sản phẩmtheo
đơn đặt hàng, chuyên về nhập kho rồi chuyển đến người nhận hàng theo đơn đặt
hàng -đã ký kết.
(Sau khi thiết kế và được duyệt mẫu hoặc nhận đơn đặt hàng công ty mua
Nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất)
Quy trình công nghệ may được khái quát qua sơ đồ sau:
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Chiến Thắng:
Hiện nay Công ty cổ phần may Chiến Thắng đang áp dụng mô hình tổ chức kế
toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán tập trung tại phòng tài vụ của công ty Tại
phòng tài vụ có bảy người, mỗi người phụ trách một phần việc khác nhau và đứng
đầu là kế toán trưởng.
Bộ máy kế toán được khái quát qua sơ đồ sau:

Nhân viên thống kế(xí nghiệp)
Kế toán trưởng (Trưởng phòng)
KT tiền mặt và công nợ phải trảKT kho NL, kiểm tra chứng từ thanh tán BHXHKT kho phụ liệu và CCDCKT tiêu thụ và công nợ phải thuThủ quỹ
Kế toán tổng hợp(Phó phòng)
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Chiến Thắng:
• Kế toán trưởng ( Trưởng phòng): Là người phụ trách chung có nhiệm vụ kiểm
tra phân tích số liệu vào cuối kỳ kinh doanh đôn đốc mọi bộ phận kế toán. Chấp
hành các quy định chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành.
Bên cạnh đó kế toan trưởng còn trực tiếp chỉ đạo về mặt hạch toán nghiệp du
Với nhân viên kế toán và thống kê phân xưởng.
* Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
và kế toán Khấu hao tài sản cố định ( Phó phòng) : Là người thực hiện nhiệm vụ
giúp kế toán trưởng trong việc đôn đốc hướng dẫn cụ thể việc thực hiện ghi chép
kế toán tập hợp tất cả các số liệu, xử lý thông tin, lập Báo cáo tài chính vào cuối
mỗi quý. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất có liên quan quá
trình sản xuất để tính giá thành và quản lý về mặt vận động của tài sản cố định cụ
thể là theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại và phân tích khấu hao theo
quyết định hiện hành.
* Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ phải trả: Là người theo dõi
việc thu chi, tình hình hiện có của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và theo dõi các
khoản phải trả.
* Kế toán tiêu thụ và công nợ phải thu: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho
của thành phẩm, tính giá trị hàng xuất bán, ghi nhận doanh thu và ghi nhận công
nợ phải thu, theo dõi các khoản phải thu của công ty.
*. Kế toán kho nguyên liệu và BHXH: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn
nguyên vật liệu, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, cuối tháng tổng hợp về chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm. Và là người theo dõi khoản trích BHXH, phải trả phải thu về BHXH.
* Kế toán kho phụ liệu và CCDC: Hạch toán chi tiết phụ liệu, tổng hợp chi tiết
phụ liệu (nguyên vật liệu trực tiếp) cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm đồng thời theo dõi quản lý công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn trong
kỳ. Công cụ nào có giá trị lớn thì tiến hành phân bổ trong nhiều kỳ liên quan. .
* Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ kế toán duyệt thủ
quỹ là người quản lý tiền mặt của Doanh nghiệp đồng thời cấp phát lương cho cán
bộ công nhân viên của công ty khi đến kỳ lĩnh lương.
- Nhân viên thống kê phân xưởng: Là người theo dõi chủng loại số lượng
nguyên vật liệu đưa vào cho xí nghiệp sản xuất hàng ngày, thành phẩm nhập kho
lương của công nhân xưởng và lập bảng kê lương cuối tháng nộp lên cho phòng tài
vụ.
2.1.5 Chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng:
- Niên độ kế toán : Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 các năm
- Kỳ kế toán: một tháng.
- Đồng vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: VNĐ
- Nguyên tắc kế toán và phương pháp chuyển đối các đồng tiền khác; Theo tỷ
giá hạch toán của ngân hàng ngoại thương.
- Phương pháp khấu hao Tài sản cố định: Theo đường thẳng QĐ 206 -BTC
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: Theo giá trị thực tế.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng hoá tồn kho: Theo giá thực tế.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Hình thức sổ kế toán: Hình thức Nhật ký - chứng từ.
- Do hình thức kế toán (nhật ký - chứng từ nên các nghiệp vụ liên quan
đến chi phí phát sinh được theo dõi và phản ánh trên các sổ:
+ Bảng phân bổ nguyên liệu công cụ dụng cụ.
+ Bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương.
+ Bảng phân bổ tiền lương.
+ Bảng tinh khấu hao và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
+ Các bảng kê chứng từ.
+ Nhật ký chứng từ 1 ,2,3 ,4,5 ,6,7, ( phần 1 ,2), 8,9 . . .

+ Các sổ cái Tài khoản ( theo hình thức nhật ký - chứng từ)
2.1.6 Giới thiệu chung về phần mềm kế toán mà công ty đang áp dụng:
Để tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thuận
lợi và hiệu quả đồng thời giảm bớt khối lượng công việc tính toán cho các nhân
viên kế toán thì công ty đã và đang áp dụng phần mềm kế toán Fast Bussiness.
Nhờ sử dụng phần mềm kế toán với khả năng tự tổng hợp của nhà máy mà hai
bộ phận kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp được thực hiện đồng thời. Kế toán
không phải cộng dồn, ghi chép, chuyển sổ theo kiểu thủ công. Do đó các thông
Tin trên sổ cái tài khoản được ghi chép một cách thường xuyên trên cơ sở cộng
dồn các số liệu đã cập nhật một cách tự động của máy. Nhờ đó tổ chức công tác kế
toán ở công ty trở nên gọn nhẹ và đảm bảo cung cấp thông tin tài chính kế toán
chính sác kịp thời.
Công ty bắt đầu sử dụng phần mềm Fast Bussiness từ năm 2005 nên trong
toàn bộ công tác kế toán của công ty thì không phải phần hành nào cũng xử lý bằng
máy hoàn toàn mà còn có phần hành còn phải làm thủ công với sự trợ giúp của
chương trình Excel.
Mỗi chương trình sẽ xử lý một số phần hành riêng và về cơ bản thì các phần
hành đều có sự liên kết với nhau trong quá trình luân chuyển chứng từ, cập nhật số
liệu và cung cấp thông tin.
Giao diện màn hình nền phần mềm kế toán Fast Business sử dụng tại Công ty
cổ phần may Chiến Thắng.
Quy trình xử lý số liệu phần mềm Fast Business mà công ty đang sử dụng có
thể mô tả như sau:
Tuy nhật ký chứng từ số 7 rất phức tạp nhưng hiện nay phần mềm đã thiết kế
được sổ nhật ký chứng từ số 7 phần 1 và phần 2 tuy có cải biên để Nhật ký chừng
từ ở dạng đơn giản hơn Nhật ký chứng từ theo chế độ nhưng cũng rất tiện sử dụng
cho doanh nghiệp trong việc tập hợp toàn bộ chi phí toàn Doanh nghiệp đó là sự
tiến bộ của phần mềm sau nhiều năm sử dụng.
2.2 Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

Tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng toàn bộ công tác kế toán được thực
hiện trên máy vi tính,vì vậy khi có đầy đủ các yếu tố đầu vào cần thiết máy tính sẽ
tự động luân chuyển vào các sổ sách có lên quan theo phần mềm đã được lập trình
sẵn. Vì thế khi tập hợp đầy đủ các yếu tố chi phí có sản lượng thực tế máy tinh sẽ
lên bảng kê sổ cái TKI 541....và các sổ cái khác và Bảng tính giá thành sản phẩm
do đó cũng không thể phần chia được công việc nào phục vụ cho tính giá thành sản
phẩm. Và việc nào tập hợp chi phí sản xuất mà tất cả đều phục vụ chung cho công
tác kê toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm. Đề trình bày báo
cáo này một cách thuận lợi hơn em trình bày lần lượt 2 bước chính là kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em cũng xin lưu ý hai phần trình
bày được sắp xếp trước sau không nhất thiết trên thực tế phải lần lượt trước sau
như vậy
2.2.1 Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại
Công ty cổ phần may Chiến Thắng :
Tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng hoạt động sản xuất khá phong phú và
da dạng hiện nay công ty có hai loại hình sản xuất chủ yếu sau :
(l ) Sản xuất gia công hàng may mặc theo đơn đặt hàng giữa công ty và khách
hàng.
(2) sản xuất theo hình thức "mua đứt bán đoạn" có nghĩa là công ty tự tìm
nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước để sản xuất sản phẩm và đồng thời tự tìm
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tương ứng với hai loại hình sản xuất trên, tổ chút công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có sự khác biệt nhất định với nhau.
Đối với Công ty cổ phần may Chiến Thắng, sản xuất hàng gia công may mặc
là loại hình sản xuất đặc thù của công ty,đó cũng là đặc thù chung đối với nghành
may mặc Việt Nam. Sản xuất hàng gia công may mặc chiếm 80% toàn bộ hoạt
động sản xuất của công ty. Đặc biệt là năm 2007 những tháng cuối năm công ty
sản xuất chủ yếu hàng gia công may mặc. Do thị trường của sản xuất " mua đứt
bán đoạn" gập nhiều khó khăn với điều kiện hội nhập, sự lớn mạnh của nghành
may mặc Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,... thị trường may mặc Việt Nam tràn

ngập hàng may mặc ngoại nhập giá rẻ lại mẫu mã đẹp nên Công ty cổ phần may
Chiến Thắng chủ yếu nhận những hợp đồng gia công hàng may mặc của nước
ngoài và cả trong nước rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã sản phẩm.
Sản xuất gia công hàng may mặc là một loại hình sản xuất đặc thù của Công
ty cổ phần may Chiến Thắng. Tuy nhiên phòng thiết kế thời trang của công ty
thường xuyên cho ra đời những mẫu thiết kế mới hoặc các khách hàng ký hợp
đồng để công ty tự thiết kế, tự tìm nguồn nguyên liệu để đáp ứng các đơn đặt hàng
chính vì thế đối với các sản phẩm may mặc tự sản xuất có chi phí nguyên vật liệu
khá lớn đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
- Trong khuôn khổ báo cáo này em xin trình bày công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của cả hai loại hình sản xuất của công ty tự
sản xuất sản phẩm và gia công hàng may mặc
2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công tác đầu tiên, quan
trọng và ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản. xuất tại Công ty cổ
phần may Chiến thắng được xác định là từng xí nghiệp và chi tiết cho từng mã sản
phẩm và do điều kiện cụ thể của công ty.
Các tài khoản tập hợp_chi phí đều được mở chi tiết cho từng xí nghiệp. Từ khi
đưa phần mềm vào sử dụng công ty yêu cầu nhà cung cấp phần mềm kế toán cài
đặt các tài khoản chi tiết: ví dụ tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
được mở chi tiết cho từng xí nghiệp như sau:
TK 1 54 1 0 1 : chi phí sxkd dở dang XNI
TK 1 54 1 02A : chi phí sxkd dở dang XN2
TK 154103 : chi phí sxkd dở dang XN3
TK 1 54 1 04 : chi phí sxkd dở dang XN4
TK 154105 : chi phí sxkd dở dang XN5 /
TK 1 54107 : chi phí sxkd dở dang xí nghiệp thêu
Các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất được mở chi tiết cho từng xí nghiệp
nhưng không được mã hoá theo từng sản phẩm mà vào đau tháng kế toán sẽ nhập

mã sản phẩm và đơn giá lương của từng mã sản phẩm được sản xuất trong tháng.
Khi khai báo bút toán han bổ chi phí cho từng mã sản phẩm và bút toán kết chuyển
chi phí để tính giá thành từng mã sản phẩm kế toán cũng phải nhập mã sản phẩm
để chi phí được phân bổ và kết chuyển cho từng mã sản phẩm.
Ví dụ trong tháng 12 năm 2007 XNI sẽ sản xuất các mã sản phẩm sau:
Mã sản phẩm
205499Q - FS
36112CS - FS
028493
Fantex06
028389
Fantex06
028674 -
Fantex06
RWS - 857
KWS - 857
BWS - 857
Khi khai báo các bút toán phân bổ tự động và khai báo bút toán kết chuyển tự
động chi phí sản xuất của xí nghiệp 1 kế toán phải nhập các mã sản phẩm trên để
chi phí được phân bổ cho từng mã sản phẩm phục vụ công tác tính giá thành cho
từng mã sản phẩm đã đăng kí từ đầu tháng.
Giao diện các danh mục tài khoản như sau:
Công ty cổ phần may Chiến Thắng có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn
khép kín, tuy sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau
như: Cắt, may, tẩy, là, đóng gói, . . . các giai đoạn chế biến liên tiếp nhau, sản
phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu chính của giai đoạn tiếp theo nhưng trong
từng giai đoạn không tổ chức thành các bộ phận riêng biệt mà đều được tổ chức
sản xuất trong cùng 1 phân xưởng và mỗi sản phẩm được chia thành nhiều chi tiết:
Cổ, thân, tay, . . . các công nhân các tổ cùng sản xuất, đến khâu cuối cùng ghép lại
thành sản phẩm hoàn chỉnh. Toàn công ty co 6 xí nghiệp các xí nghiệp đều có đặc

điểm quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín chính vì thế đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất được xác định là từng xí nghiệp và chi tiết cho từng sản phẩm.
2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất của công ty:
Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, quy định thống nhất của nghành và
chế độ kế toán hiện hành. Công ty cổ phần may Chiến Thắng đã phân loại chi phí
sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. Chi phí sản xuất của công ty gồm
có các khoản mục sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Nguyên vật liệu chinh trực tiếp: Vải ngoài, vải lót, dựng, . . .
- Vật liệu phụ trực tiếp: Chỉ, cúc, mex, mác, khoá, . . .
* Chi phí nhân công trực tiếp:
Bao gồm toàn bộ:
- Tiền lương chính.
- Tiền lương phụ.
- Các khoản phụ cấp ( thêm giờ, chức vụ, . . . )
- Khoản trích theo lương: chỉ bao gồm khoản BHXH. Được trích
15% theo lương cấp bậc
Chi phí sản xuất chung:
Bao gồm :
- Chi phí nguyên vật liệu: Vật liệu, nhiên liêu, . . . dùng chung cho sản
xuất, sửa chữa thiết bị, nhà xưởng.
- Chi phí công cụ dụng cụ: Găng tay, tủ bàn, khẩu trang, ….
- chi phí nhân viên: Tiền lương và các khoản trích theo lương nhân viên phân
xưởng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định. Khấu hao máy móc nhà xưởng tại xí
nghiệp. .
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại phục vụ phân
xưởng.
- Chi phí bằng tiền khác: Dịch vụ sủa chữa, cải tạo lại phân xưởng.
2.2.1.3 Các đối tượng quản lý liên quan đến tổ chức kế toán chi phí sản xuất của

công ty trên phần mềm kế toán Fast Business 2005:
Các đối tượng cần quản lý thông tin bao gồm: Các loại chứng từ, sổ các loại
sử dụng, các loại nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá, danh sách kho hàng, . . .
Để quản lý các đối tượng này công ty cần phải xác định hệ thống danh mục
tương ứng bao gồm:
Danh mục tài khoản Danh mục tiền tệ
Danh mục sổ kế toán trong mỗi phần
hành
Danh mục đối tượng Danh mục vụ việc Danh mcụ chứng từ trong phần hành
Danh mục vật tư Danh mục khấu háoTCĐ
Phần mềm Fast đã thiết kế các danh mục tương ứng trên nhằm phục vụ cho
việc quản lý các đối tượng liên quan
*Danh mục tài khoản:
Khi sử dụng phần mềm Fast, danh mục tài khoản được cài đặt ngay từ lúc bắt
đầu đưa phần mềm vào sử dụng. Theo thiết kế, phần mềm hiện hành có cài đặt sẵn
hệ thống tài khoản chuẩn do bộ tài chính quy định. Để thuận tiện cho công tác kế
toán quản trị. Công ty mở thêm tài khoản chi tiết cấp II cấp III.
Công ty thực hiện việc khai báo cài đặt thông tin liên quan đến tài khoản bằng
mệnh lệnh: "Danh mục hệ thống/ Danh mục tài khoản" sau đó kế toán sẽ khai báo
các thông tin về tài khoản.
Công ty là doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc nên đối với
vật tư nhận gia công doanh nghiệp sử dụng TK002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ,
gia công. Để phản ánh giá trị vật tư của đơn vị đặt gia công. Kế toán vật tư theo dõi
chi tiết từng loại vật tư, nơi bảo quản, chủ sở hữu vật tư Nhờ đó doanh nghiệp có
thể theo dõi tình hình biến động giá trị vật tư.
- TKI52: Được mở chi tiết:
- TKI5211 : Nguyên vật liệu chính may.
- TKI5221 : Nguyên vật liệu phụ may
- TKI523 … TKI 5 28
Và một số tài khoản hiện nay không dùng nữa.

- TK621 được mở chi tiết thành :
- TK6211 : Chi phí NVL may
- TK621101 : Chi phí NVL may XNI
- TK621102A: Chi phí NVL may XN2
- TK621103 : Chi phí NVL may XN3
- TK621104 : Chi phí NVL may XN4
- TK621105 : Chi phí NVL may XN5
Khi công ty có rất nhiều hợp đồng thuê gia công không thể thực hiện kịp công
ty sẽ thuê công ty may khác gia công lại và có thể cung cấp hoặc không cung cấp
vật liệu phụ cho công ty nhận gia công lại . nếu cung cấp vật liệu phụ thì chi phí
vật liệu phụ trực tiếp được tập hợp cho tài khoản 6212-chi phí may gia công và
đượcmở chi tiết cho từng công ty nhận gia công lại :
TK6212 Chi phí may gia công
TK621201 : Bắc Cạn
TK621202 : Ninh Bình
TK621203 : Lê Trực
TK621207: May 27/7
TK621208 : May 3/2 Hoà Bình
TK621223 : May Khái Hoàn
TK622 được mở chi tiết thành:
TK622 : Chi phí NCTT May
TK622101 : Chi phí NCTT May XNI
TK622102A: Chi phí NCTT May XN2
TK622103 : Chi phí NCTT May XN3
TK622104 : Chi phí NCTT May XN4
TK622105 : Chi phí NCTT May XN5
TK622107 : Chi phí NCTT Thêu
TK627 được mở chi tiết thành.
TK6271 : Chi phí SXC May
TK627101 : Chi phí SXC May XN 1

TK627102A: Chi phí SXC May XN2
TK627103 : Chi phí SXC May XN3
TK627104 : Chi phí SXC May XN4
TK627105: Chi phí SXC May XN5
TK627107 : Chi phí SXC May Thêu
TKI54 :Được mở chi tiết thành:
TKI541 : Chi phí SXKDDD PX
TK154101 : Chi phí SXKDDD XN1
TKI54102A: Chi phí SXKDDD XN2
TKI54103 : Chi phí SXKDDD XN3
TKI54104 : Chi phí SXKDDD XN4
TKI54105 : Chi phí SXKDDD XN5
TKI54107 : Chi phí SXKDDD Thêu
tiền thuê gia công lại được hạch toán thẳng vào tài khoản 1 54 1 9A- chi phí
SXKD dở dang gia công được mở chi tiết cho từng công ty nhận gia công lại
TKI5419A: Chi phí DD gia công
TK15419A01 : Chi phí DD gia công may Bắc Cạn
TK15419A02: Chi phí DD gia công may Ninh Bình
2.2.1.4 Kế toán tập hợp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Để có được một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh với kiểu cách màu sắc đa
dạng phong phú đáp ứng nhu cầu khách hàng cần rất nhiều loại Nguyên vật liệu.
Do đó để quản lý và tập hợp chính xác khoản mục chi phí Nguyên vật liệu
trực tiếp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty đã
chia thành hai loại:
- Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp: Vải ngoài, vải lót, dựng, . . .
- Chi phí vật liệu phụ trực tiếp: Chỉ, cúc, mác, . . .
* Kế toán lập hợp chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp:
Tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng có 2 hình thức sản xuất : tự sản xuất và
nhận gia công hàng may mặc nên có 2 loại nguyên vật liệu chính:
- Nguyên liệu chính do công ty tự mua dùng vào sản xuất sản phẩm

- Nguyên liệu chính do nhận của bên khách hàng đặt gia công giao cho
Đối với nguyên liệu chính công ty tự mua dùng vào sản xuất được quản lý về
cả mặt số lượng và giá trị. Giá trị nguyên vật liệu chính được theo dõi trên tài
khoản 15211 - nguyên liệu chính may Đối với nguyên liệu chính nhận của khách
hàng thuê gia công cung cấp theo diều kiện CIF tại cảng Hải Phòng, sân bay Nội
Bài thì chi phí vận chuyển đến sân bay, cảng do bên đặt hàng chịu. số nguyên liệu
chính này được cung cấp cho công ty trên cơ sở số sản phẩm đặt gia công và định
mức tiêu hao nguyên vật liệu do 2 bên cùng xây dựng dựa vào điều kiện cụ thể của
môn bên.Ngoài phần nguyên liệu chính được cung cấp để sản xuất theo kế hoạch
định mức bên khách hàng còn cung cấp thêm 2- 3 % số nguyên liệu để bù đắp cho
sự thiếu hụt trong vận chuyển và do kém phẩm chất. số nguyên liệu chính này chỉ
được theo dõi về mặt số lượng , khối lượng theo từng hợp đồng gia công trên sổ
'( theo dõi vật tư nhận gia công" trong suốt quá trình sản xuất. khi có lệnh sản
xuất , yêu cầu xuất nguyên liệu chính cho các xí nghiệp phục vụ sản xuất kế toán
không hạch toán giá trị nguyên liệu chính xuất kho vào chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp
Phiếu theo dõi bàn cắt của xí nghiệp 1 như biểu số l
Căn cứ vào phiếu nhập kho vật tư tiết kiệm và phiếu theo dõi bàn cắt của nhân
viên thống kê xí nghiệp 1 gửi lên và đơn giá tạm tính là 28000 đồng/m kế toán
định khoản:
Nợ TK1521339360
Có TK1385339360
Căn cứ vào báo cáo quyết toán nguyên vật liệu xí nghiệp 1 năm 2007 kế toán
định khoản :
Nợ tư 1541017.396.300
Có TK13857.396.300
Theo báo cáo quyết toán nguyên vật liệu thì trong năm 2007 số nguyên vật
kiệu tiết kiệm được tính thành tiền là 64515000 đồng như vậy tổng số phát sinh có
của tài khoản 154 đối ứng với tài khoản 1385 là 64.515.000
Trích báo cáo quyết toán nguyên vật liệu năm 2007( biểu số 2)

* Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp.
Vật liệu phụ dùng sản xuất của công ty bao gồm: Cúc, khoá, chỉ, nhãn, mác . .
.
Có hai trường hợp:
- Trường hợp 1 : Khách hàng cung cấp đầy đủ vật liệu phụ để sản xuất sản
phẩm. Trường hợp này vật liệu phụ cũng chỉ được theo dõi về mã số lượng trên sổ
theo dõi vật tư nhận gia công" và không hạch toán giá trị vật liệu phụ khi xuất
dùng vào sản xuất.
- Trường hợp 2 : Công ty tự mua dùng sản xuất hoặc Khách hàng . không
cung cấp đủ nguyên vật liệu phụ, công ty mua ngoài theo yêu cầu của khách hàng.
Với trường hợp này vật liệu phụ được theo dõi trên
TKI 522 1 - Vật liệu phụ may.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chứng từ được sử dụng: Phiếu
xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn VAT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Quy trình luân chuyển chứng từ như sau: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định
mức nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật tính toán và lập kế hoạch vật tư dự tính để
viết xuất kho. Kế toán kho cua phòng vật tư sẽ viết phiếu xuất 3 liên
- Liêm 1: Lưu tại bộ phận kế toán của công ty đế vào bảng kê chứng từ và sổ
chi tiết.
- Liên 2 : Lưu tại phân xưởng.
- Liên 3 : Thủ kho vào thẻ chi tiết vật tư, sau đó tập hợp cuối tháng đối chiếu
với kế toán kho phụ liệu và nộp lên phòng tài vụ của công ty kế toán căn cứ phiếu
xuất kho nhập dữ liệu trên phiếu xuất vào máy.
Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử
dụng TK621 - nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho tùng
phân xưởng:
TK6211 : Chi phí NVL may
TK621101 : Chi phí NVL may XN 1
TK621102A: Chi phí NVL may XN2
TK621103 : Chi phí NVL may XN3

TK621104 : Chi phí NVL may XN4
TK621105 : Chi phi NVL may XN5
Khi công ty có rất nhiều hợp đồng thuê gia công không thể thực hiện kịp công
ty sẽ thuê công ty may khác gia công lại và có thể cung cấp hoặc không cung cấp
vật liệu phụ cho công ty nhận gia công lại. nếu cung cấp vật liệu phụ thì chi phí vật
liệu phụ trực tiếp được tập hợp cho tài khoản 6212-chi phí may gia công và được
mở chi tiết cho từng công ty nhận gia công lại:
TK6212 Chi phí may gia công

×