Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.16 KB, 11 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HOÁ.
3.1. Những ưu điểm đạt được
Thứ nhất, việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán đã giúp cho việc
tính toán, xử lý và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, có chất lượng từ đó
Công ty đã xây dựng được kế hoạch kinh doanh hợp lý, có hiệu quả cao.
Thứ hai, Công ty đã xây dựng được hệ thống danh điểm hàng hóa hoàn
chỉnh, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán lưu chuyển
hàng hóa là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Phương pháp
này giúp Công ty quản lý chặt chẽ hàng hóa cả về số lượng, chất lượng, quy cách,
chủng loại và giá trị, có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự biến động của thị
trường.
Thứ ba, phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho được tính theo giá bình
quân gia quyền theo từng tháng giúp cho việc cập nhật thông tin một cách kịp thời,
linh hoạt góp phần quan trọng trong công tác hoạch định kế hoạch kinh doanh cũng
như quản lý doanh nghiệp.
Thứ tư, quản lý chi phí một cách chặt chẽ, tính toán kết quả kinh doanh
từng tháng đã giúp Công ty có thể điều chỉnh và khắc phục kịp thời những yếu kém
trong công tác tiêu thụ tháng trước, đề ra phương hướng hợp lý trong tháng tiếp
theo.
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm đạt được thực trạng hạch toán kế toán tại Công ty
vẫn còn tồn tại những hạn chế mà Công ty cần phải nghiên cứu và hoàn thiện nhằm
nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong quá trình quản lý kinh doanh của mình.
Thứ nhất : Công ty chưa tuân thủ nguyên tắc giá gốc. Đó là: Trị giá vốn
thực tế của hàng hóa là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được
những hàng hóa ở địa điểm và trạng thái hiện tại (bao gồm giá mua và chi phí vận
chuyển, bốc dỡ …). Công ty lại không hạch toán riêng biệt chi phí mua hàng để
phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ như chế độ quy định. Toàn bộ chi phí mua hàng
công ty đều tập hợp trên tài khoản 642 mà theo quy định thì toàn bộ chi phí liên
quan đến việc mua hàng trong các doanh nghiệp thương mại phải hạch toán vào tài


khoản 1562 – Chi phí mua hàng. Phương pháp hạch toán này không phản ánh đúng
giá gốc của hàng hóa dẫn đến việc tính sai giá vốn hàng bán và chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kỳ. Điều này phần nào đó đã ảnh hưởng đến việc phân tích một
cách chính xác các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả của công tác kinh
doanh trong kỳ.
Thứ hai: Công ty chưa thực hiện nguyên tắc thận trọng khi đánh giá hàng
hóa: Giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ chưa được tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được. Do đó giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ có thể cao hơn giá bán ở kỳ kế
toán tiếp theo trong khi Công ty không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho. Nguyên tắc hạch toán này sẽ không đảm bảo tính an toàn tài chính trong
quản lý doanh nghiệp.
Thứ ba: Chi phí của hoạt động kinh doanh vận chuyển cấp cứu bệnh nhân
được Công ty hạch toán trực tiếp vào TK 642 (6429) dẫn đến phản ánh không
chính xác chi phí QLDN trong kỳ, trong khi đó không phản ánh được giá vốn của
hoạt động dịch vụ này.
3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán tại
Công ty
Trong quá trình kiến tập tại Công ty, đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán kế
toán hàng tồn kho, tình hình ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên qua đến nhập - xuất hàng hóa. Áp dụng với lý thuyết đã được học, em xin
mạnh dạn kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán hàng hóa
như sau:
3.3.1. Công ty cần phải tuân thủ nguyên tắc và phương pháp hạch toán
hàng hóa theo Chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho".
Đó là: hàng hoá tồn kho là hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu (tại thời
điểm mua) theo giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến (nếu có) và các chi
phí khác để có hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Cuối niên độ kế toán
hàng hoá tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được nếu giá trị
này thấp hơn giá gốc. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của
hàng hoá tồn kho trong kỳ trừ đi chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

a. Hạch toán chi phí thu mua vào TK 1562 - Chi phí thu mua.
+ Các chi phí liên quan trực tiếp việc mua hàng hóa từ nơi mua về kho
doanh nghiệp:
Nợ TK 156 (1562) - Hàng hóa (chi phí thu mua hàng hóa)
Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế
GTGT )
Có các TK 111, 112, 141, 331 ... (tổng giá thanh toán)
+ Các chi phí thu mua thực tế phát sinh trong quá trình mua như chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho, bãi... được hạch toán riêng đến cuối tháng mới phân
bổ cho hàng hóa xuất kho để tính trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho theo
công thức sau:
Chi phí thu
mua phân
bổ cho hàng
xuất kho
=
Chi phí thu mua
phân bổ cho hàng
đầu kỳ
+
Chi phí thu mua phát
sinh trong kỳ
x
Trị giá
mua thực
tế của
hàng xuất
kho
Trị giá mua thực tế
của hàng còn đầu kỳ

+
Trị giá mua thực tế
của hàng nhập trong
kỳ
Trị giá vốn thực tế của
hàng hóa xuất kho
=
Trị giá mua thực tế
của hàng hóa xuất kho
+
Chi phí thu mua phân bổ
cho hàng hóa xuất kho
Công ty có thể mở sổ chi tiết theo dõi chi phí thu mua như sau:
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ THU MUA
Từ ngày ……. đến ngày…….
TT
Khoản mục phí
Diễn giải
Vận
chuyển
Bốc
xếp

Tổng
cộng
1 Chi phí còn lại đầu kỳ
2 Chi phí phát sinh
….
….
3 Phân bổ chi phí cho hàng xuất kho

4 Chi phí còn lại cuối kỳ
Ví dụ: Căn cứ số liệu thực tế phát sinh tháng 06/2008 về chi phí vận chuyển,
bốc dỡ hàng hoá nhập kho là 51.132.000 đ. Trong đó: Vận chuyển 50.650.000 đ
và bốc xếp hàng hoá: 482.000 đ.
Giả sử chi phí mua hàng còn lại đầu kỳ = 0
Sổ chi tiết theo dõi chi phí thu mua tháng 06 có thể lập như sau:
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ THU MUA
Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008
TT
Khoản mục phí
Diễn giải
Vận chuyển Bốc xếp Tổng cộng
1 Chi phí còn lại đầu kỳ 0 0 0
2 Chi phí phát sinh 50.650.000 482.000 51.132.000
PC 15 ngày 02/06 40.000
PC 32 ngày 04/06 52.000
….
PC 118 ngày 23/06 15.400.000
….
3 Phân bổ CP cho hàng xuất kho 32.325.601 307.620 32.633.221
4 Chi phí còn lại cuối kỳ 18.324.399 174.380 18.498.779
b. Thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Cuối niên độ kế toán khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn
kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bằng số chênh
lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho với giá trị thuần có thể thực hiện được của
chúng.

×