Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.41 KB, 55 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY
2.1 ĐẶC ĐIẺM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG
HỢP HÀ TÂY:
2.1.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh tại Công ty:
• Quá trình hình thành và phát triển của Công ty :
Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây trực thuộc Bộ Thương Mại
được thành lập từ tháng 4 năm 1968 có tên gọi là Chi Cục Vật Tư Hà Tây
thuộc Tổng Cục Vật Tư quản lý. Địa bàn của Công ty đóng rải rác trên khắp
các huyện trong tỉnh Hà Tây cung cấp, phân phối vật tư theo chỉ tiêu kế hoạch
do Nhà nước giao xuống phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chiến đấu tại chỗ
của từng địa phương, cho ngành xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất nông
nghiệp cho việc bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc phòng. Vì vậy Công ty phải
cung ứng đúng chỉ tiêu về số lượng, chủng loại, giá cả vật tư do Nhà nước ban
hành. Hết năm, cứ đơn vị nào hoàn thành từ 95% trở lên thì coi như đã hoàn
thành kế hoạch và lãi phải nộp hết cho Nhà nước còn lỗ thì Nhà nước cấp bù.
Ngành hàng kinh doanh lúc này rất đa dạng và phong phú: kim khí,
xăng dầu, dầu nhờn, mỡ máy, ga, bếp ga, than, xi măng, vật liệu xây dựng,
các loại dịch vụ: vận tải hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, nước giải khát, hóa chất
công nghiệp, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, thiết bị phụ tùng, khoáng sản, sợi
tổng hợp, các sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm, các vật phẩm tiêu dùng…
Tháng 4 năm 1974, theo quyết định của Nhà nước đơn vị chuyển từ
Chi Cục Vật Tư Hà Tây thành Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây và Hòa
Bình trực thuộc Bộ Vật Tư. Công ty thực hiện chức năng quản lý và phân
phối vật tư theo kế hoạch do Bộ Vật Tư quy định. Trụ sở của Công ty vẫn
đóng tại các địa bàn tỉnh Hà Tây. Cũng trong năm, Công ty bàn giao ngành
hàng than cho bộ điện than quản lý.
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 1 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
Tháng 4 năm 1976, theo quyết định của Nhà nước ba tỉnh Hà Tây, Sơn


Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình vì vậy Công ty được
chuyển thành Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Sơn Bình.
Năm 1978, mặt hàng kinh doanh của Công ty ít đi, quy mô kinh doanh
bị thu hẹp hơn vì Công ty lại bàn giao thêm ngành hàng xi măng cho bộ xây
dựng quản lý, bàn giao cơ sở vật chất và lao động số lao động từ 300 người
giảm xuống còn 200 người, bàn giao địa bàn quản lý là huyện Đan Phượng,
Thanh Oai, Sơn Tây.
Năm 1994, theo chủ trương của Nhà nước tỉnh Hà Sơn Bình lại
tách ra thành tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, công ty lại tiến hành bàn giao vật tư,
tài sản, lao động cho tỉnh Hòa Bình quản lý.
Tháng 4 năm 1994, Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Sơn Bình được
chuyển thành Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây và Công ty có quyết định
được công nhận và xếp hạng là doanh nghiệp loại 3. Trụ sở chính của Công ty
đặt tại 126 Quang Trung - Thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây.
Những năm sau, theo chủ trương của Nhà nước các công ty và doanh
nghiệp trong nước lần lượt cổ phần hóa để phát triển kinh doanh theo xu
hướng mới nhằm nâng cao năng lực tự sản xuất kinh doanh. Năm 2004 là
năm cuối cùng của mô hình doanh nghiệp Nhà nước.
Năm 2005, Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây chính thức cổ phần
hóa được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh và
được đổi tên là Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây.
Từ đó đến nay công ty đã cổ phần được gần 4 năm mặc dù quy mô kinh
doanh, ngành nghề kinh doanh bị thu hẹp hơn trước rất nhiều, số lao động
giảm đi chỉ còn 108 người nhưng công ty đã nhanh chóng thích nghi với điều
kiện kinh doanh mới khẳng định vị trí quan trọng của mình trên thị trường.
Công ty không ngừng áp dụng các phương thức kinh doanh mới để bán nhanh
thanh toán gọn giữ được chữ tín với khách hàng làm tăng lợi nhuận hàng năm.
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 2 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
• Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:

Hiện nay, với mô hình nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà Nước, Công ty Cổ Phần Vật Tư
Tổng Hợp Hà Tây cũng như nhiều công ty thương mại khác có chức năng
chủ yếu là lưu thông hàng hóa, kinh doanh mua bán trao đổi, chuyên bán
buôn bán lẻ hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu, cung cấp các loại vật tư
kỹ thuật cho các ngành, các cơ quan, các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh và
các tỉnh lân cận, cho xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông vận tải, nhu
cầu vật tư cho sản xuất nông nghiệp, nhu cầu nhân sinh khác …
 Để làm được điều này Công ty cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ:
 Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án chiến lược kinh doanh
ngắn hạn, dài hạn về kinh doanh thương mại theo đúng quy định pháp luật
hiện hành của Nhà Nước và hướng dẫn của Bộ Thương Mại.
 Tổ chức các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh thương mại:
nghiên cứu thị trường, khai thác nguồn hàng, tổ chức nhập hàng, dự trữ, bảo
quản vật tư hàng hóa, quảng cáo giới thiệu bán hàng bảo đảm chất lượng hàng
bán ra theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký.
 Thực hiện đầy đủ các chính sách về quản lý và sử dụng vốn, kế
hoạch lưu chuyển vật tư hàng hóa tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý tốt
công tác kế toán giúp các nhà quản lý đưa ra những biện pháp kinh doanh hữu
hiệu phù hợp với tình hình thực tế của Công ty để thực hiện kinh doanh có lãi
và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách với Nhà nước.
 Quản lý đào tạo toàn diện và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân
viên theo chính sách của Nhà Nước và sự phân cấp quản lý của Bộ Thương
Mại. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước bảo đảm quyền và lợi ích của
người lao động theo quy định của Pháp luật về lao động.
 Thường xuyên đề ra các kế hoạch kinh doanh mới phù hợp với thị
trường tạo công ăn việc làm tăng dần thu nhập cho cán bộ công nhân viên
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 3 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
trong Công ty để cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần đáp ứng kịp thời

những đòi hỏi của cuộc sống ngày càng cao.
 Hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề đã đăng ký.
• Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty :

Phòng
KD-KK
Phòng
KD-HC
Tổ cẩu
Tổ dịch vụ
Tổ xe
Phòng
KD - NK
Phòng
KD-XD
Phòng
KT - TC

Trong đó:
ĐHĐCĐ (gồm tất cả các cổ đông) là cơ quan quyết định cao nhất của
Công ty có quyền và nhiệm vụ sau :
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 4 Khoa Kinh Tế và QTKD
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁTGIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2
Các cửa
hàng
Phòng
TC-HC

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
• Thông qua định hướng phát triển của Công ty
• Bầu, miễn nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS
• Quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty
HĐQT là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty có quyền và nhiệm
vụ:
• Quản lý công ty tuân thủ việc kinh doanh đúng theo quy định của
pháp luật, ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty.
• Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn,
phương án kinh doanh, đầu tư hàng năm của Công ty.
• Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý: bổ nhiệm, bãi miễn, khen
thưởng, kỷ luật đối với Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng đình chỉ các
quyết định của Giám đốc nếu xét thấy trái pháp luật.
• Kiến nghị phương án phân phối lợi nhuận, mức trả cổ tức, quyết
định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá
trình kinh doanh.
HĐQT gồm 3 thành viên, Chủ tịch HĐQT của Công ty kiêm giám đốc
Công ty. Giám đốc có nhiệm vụ :
• Điều hành, chỉ đạo trực tiếp các công việc kinh doanh hàng ngày
của Công ty theo đúng quy định của pháp luật. Nếu điều hành trái với pháp
luật gây thiệt hại cho Công ty thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi
thường thiệt hại cho Công ty.
• Tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược, sách lược kinh doanh và
các phương án đầu tư của Công ty.
Ban kiểm soát gồm 3 thành viên nhiệm kỳ 5 năm có quyền và nhiệm vụ :
• Thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc trong việc quản lý điều
hành Công ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 5 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh trong tổ chức công tác kế
toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
• Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi bổ sung
cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc có nhiệm vụ là giúp việc cho Giám đốc trong việc điều
hành quản lý Công ty theo sự phân công của Giám đốc, thay mặt Giám đốc
theo ủy quyền điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng:
+ Phó Giám đốc 1 phụ trách công tác tài chính, thanh tra, bảo vệ nội
bộ, kho bến bãi chế độ bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy.
+ Phó giám đốc 2 phụ trách công việc kinh doanh của Công ty, quan
hệ đối nội, đối ngoại với các cấp, các bạn hàng.
Các phòng ban gồm :
• Phòng kinh doanh nhập khẩu có nhiệm vụ là thực hiện việc nhập
khẩu trực tiếp hàng hóa nước ngoài, nhập hàng hóa nội địa có chất lượng cao
và có trách nhiệm điều phối hàng hóa kịp thời cho các cửa hàng trong công ty
khi có yêu cầu và phải kinh doanh đạt kết quả theo nhiệm vụ được giao.
• Phòng kinh doanh xăng dầu thực hiện nhiệm vụ nhập xăng, nhập
dầu nhờn, mỡ máy cho công ty để dự trữ hay bán buôn bán lẻ và phải kinh
doanh đạt kết quả theo chỉ tiêu đã đặt ra của Công ty.
• Phòng kinh doanh kim khí thực hiện nhiệm vụ kinh doanh bán
buôn, bán lẻ mặt hàng kim khí có lúc dự trữ hàng hóa khi thị trường bị biến
động mạnh giả cả tăng rất cao (giá dầu trên thế giới tăng, lương tăng, lạm
phát…) và phải kinh doanh để đạt được kết quả theo chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
• Phòng kinh doanh hóa chất thực hiện nhiệm vụ bán buôn (dự trữ)
các loại hóa chất và phải kinh doanh đạt kết quả theo chỉ tiêu Công ty đã đề
ra.
• Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp hợp lý
nhân sự vào các cửa hàng, phòng ban theo đúng trình độ, năng lực chuyên
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 6 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

môn, cho phù hợp với tính chất công việc, tiếp nhận hồ sơ xin việc, ký tiếp
hay chấm dứt hợp đồng tuyển dụng, giải quyết đơn từ, phụ trách lương khen
thưởng, kỷ luật.
• Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ sau:
- Chịu trách nhiệm theo dõi mọi biến động về tài sản, tiền vốn theo
dõi tiền lương, BHXH, chi phí kinh doanh phát sinh tổ chức thực hiện kiểm
tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế chế độ hạch toán, chế độ thu chi tài
chính của Công ty. Từ đó xác định kết quả kinh doanh toàn Công ty, phân
phối thu nhập, thu nộp thuế cho ngân sách Nhà Nước …
- Chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra việc hạch toán tại các phòng, các cửa
hàng kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm duyệt quyết toán tài chính cho
các phòng, các cửa hàng kinh doanh. Cuối cùng tổng hợp quyết toán tài chính
nộp báo cáo lên cấp trên theo đúng chế độ quy định hiện hành. Tổ chức bảo
quản, lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán đảm bảo cung cấp các thông tin kinh tế
tài chính kịp thời chính xác đầy đủ.
Các cửa hàng gồm có 5 cửa hàng kinh doanh vật tư tổng hợp và 2 cửa
hàng xăng dầu. Hệ thống các cửa hàng trực tiếp kinh doanh và chịu sự chỉ đạo
của Ban Giám đốc Công ty theo chỉ tiêu kế hoạch của Công ty giao cho.
+ Cửa hàng số 1, cửa hàng số 3, cửa hàng 5, cửa hàng số 6, cửa hàng số 8
thực hiện việc bán buôn và bán lẻ hàng kim khí và vật tư cho khách hàng.
+ Cửa hàng số 2, cửa hàng số 9 có nhiệm vụ là bán buôn bán lẻ xăng dầu,
dầu nhờn, mỡ máy phục vụ đời sống con người.
Ngoài ra trong Công ty còn có thêm các tổ cẩu, tổ dịch vụ, tổ xe giúp
việc chung cho công việc kinh doanh của công ty chở hàng, cẩu hàng đến các
nơi tiêu thụ, xe téc chở xăng đi lấy hàng, giao hàng, nhận hàng…
Sau khi cổ phần hóa, mô hình bộ máy quản lý của Công ty đã phát huy
được tính sáng tạo, sự năng động thực sự quản lý trên nguyên tắc một thủ
trưởng các cấp dưới từ trên xuống dưới đều đoàn kết, nhất trí một lòng quyết
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 7 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

tâm thực hiện những mục tiêu đã đặt ra. Các bộ phận trong Công ty đều có
mối quan hệ mật thiết gắn bó, phấn đấu thi đua bất kỳ bộ phận, cá nhân nào
hoàn thành xuất sắc cuối năm sẽ được khen thưởng còn nếu vi phạm những
quy định chung của Công ty sẽ bị phạt: khiển trách, nặng hơn phạt tiền thậm
chí có thể bị truy tố trước pháp luật nếu có hành vi gian lận trộm cắp tham ô
của công…
Tình hình kinh doanh của Công ty:
Hàng hóa trong Công ty gồm các loại vật tư tổng hợp kim khí: Kim loại
đen, kim loại màu: kẽm, sắt, thép tấm, thép lá, thép chế tạo, thép dụng cụ,
thép hợp kim, thép cuộn, thép góc, thép liên doanh thép Việt Úc (VUC), thép
Việt Nhật (VKS), thép Việt Hàn(VPS)…bán đại lý xăng dầu, dầu nhờn, mỡ
máy, hóa chất, vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng, xi măng.
Toàn bộ hàng hóa được hình thành chủ yếu do mua ngoài vì Công ty
không sản xuất hàng hóa. Đối với ngành hàng kim khí chủ yếu là nhập khẩu
vì những mặt hàng đó trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất được
giá thành cao chất lượng kém hơn còn các mặt hàng khác mua trong nước.
Công ty chịu trách nhiệm nhập khẩu hàng hóa hoặc nhập hàng trong nước về
sau đó trực tiếp bán hàng theo đơn đặt hàng hoặc điều chuyển nội bộ cho các
cửa hàng, các phòng ban. Các cửa hàng và các phòng ban trực tiếp bán cho
khách hàng của mình. Ngoài ra Công ty còn kinh doanh dịch vụ cho thuê mặt
bằng làm văn phòng, nhà kho, bến bãi dịch vụ nâng cẩu hàng hóa, vận tải bốc
xếp hàng hóa. Doanh thu của các mặt hàng này đang có xu hướng tăng mấy
năm gần đây. Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ thường
xuyên và ổn định với các bạn hàng truyền thống từng bước mở rộng mối quan
hệ mua bán với các khách hàng mới giữ vững thế mạnh trong kinh doanh
những mặt hàng chủ đạo: kim khí, xăng dầu, hóa chất. Thương hiệu của Công
ty trên thương trường ngày càng được củng cố nhiều bạn hàng đã ủng hộ. Nếu
mỗi Cán bộ CNV đều nâng cao tinh thần đoàn kết tính đồng thuận trong thực
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 8 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

hiện nhiệm vụ chắc chắn gánh nặng trong cơ chế thị trường sẽ được chia sẻ
khi thắng lợi cùng nhau hưởng thụ khi gian khó cùng nhau tháo gỡ đó là
lương tâm và trách nhiệm của người lao động. Từ khi cổ phần đến nay doanh
số của công ty liên tục tăng nhanh mặc dù thị trường có nhiều biến động lớn
giá cả không ngừng tăng mạnh, lạm phát cao…Nhưng do có được sự đáp ứng
kịp thời về vốn của ngân hàng khiến việc kinh doanh của Công ty không bị
đình trệ, giữ được chữ tín với khách hàng tạo thêm nhiều cơ hội trong kinh
doanh. Đặc biệt sự nhạy bén và quyết đoán kịp thời của lãnh đạo Công ty khi
nhập khẩu trực tiếp, khi khai thác trong nước những lô hàng có khối lượng
vừa phải khi giá lên không bị thiếu hàng. Năm 2007 là năm thu được nhiều
thành công, đáng mừng là thu nhập người lao động đã được nâng cao rất
nhiều thu nhập bình quân là 2,7 triệu đồng/người/tháng.
Cũng như nhiều công ty thương mại khác, Công ty luôn nỗ lực hết mình
vì mục tiêu chung của đất nước: phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp và theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ
năm 2001 đến năm 2010 công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định
hướng XHCN. Hiện tại Công ty đang tiếp tục xây dựng và lập ra các phương
án kinh doanh mới: Năm 2008 tăng vốn điều lệ thêm 2 tỷ, cải tạo và xây dựng
nhà cao tầng ở khu văn phòng để liên doanh mở siêu thị bán hàng và cho thuê
văn phòng mở rộng quy mô kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng mới không chỉ
trong nước mà còn ở nước ngoài. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang hòa nhập
với thị trường thế giới và thị trường khu vực, gia nhập vào Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), điều này giúp Công ty sẽ có thêm nhiều điều kiện để mở
rộng thị trường xuất nhập khẩu, mở rộng mặt hàng kinh doanh và phát triển
thêm các lĩnh vực mới không chỉ kinh doanh dịch vụ mà còn cả liên kết sản
xuất, sản xuất để theo kịp tình hình phát triển chung của đất nước.
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 9 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng
Hợp Hà Tây:

Tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty

Kế toán các phòng kinh doanh
Kế toán các cửa hàng
Đặc điểm của bộ máy kế toán
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm kinh doanh Công ty đã lựa chọn tổ chức
bộ máy kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán nghĩa là toàn bộ
công tác kế toán của Công ty được thực hiện tập trung và duy nhất tại phòng
kế toán tài chính. Ở các bộ phận trực thuộc (các phòng kinh doanh, các cửa
hàng) đều có một nhân viên kế toán riêng theo dõi kết quả hoạt động kinh
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 10 Khoa Kinh Tế và QTKD
Kế toán trưởng
Kế toán
ngân
hàng
Thủ
quỹ
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán
thanh
toán
công nợ
bán hàng
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

doanh của bộ phận mình thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ việc phân loại
xử lý hạch toán ban đầu đến ghi sổ lập báo cáo tài chính cuối kỳ chuyển báo
cáo tài chính về cho phòng kế toán trung tâm của Công ty.
Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý và kinh
doanh trong Công ty. Vì vậy để nâng cao tính hiệu quả trong công tác kế toán
mỗi nhân viên kế toán đều được phân công một nhiệm vụ riêng biệt theo các
phần hành cụ thể dựa vào trình độ và năng lực chuyên môn của từng người.
Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán :
Phòng kế toán tài chính gồm có 6 người dưới sự chỉ đạo tập trung của
Giám đốc và kế toán trưởng trực tiếp điều hành, bao gồm:
• Kế toán trưởng : Phụ trách toàn bộ công tác kế toán của Công ty
trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán tài chính tham mưu cho Giám đốc công tác
quản lý và ra các văn bản thực hiện cơ chế quản lý, lập và duyệt báo cáo tài
chính của toàn Công ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Nhà nước về tính
trung thực của các con số, thông tin kinh tế mà mình cung cấp.
• Kế toán ngân hàng : Theo dõi khoản vốn bằng tiền thu chi bằng
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay tại ngân hàng trực tiếp mở LC giao dịch
với ngân hàng theo dõi chênh lệch tỷ giá thông qua giấy báo nợ, giấy báo có
ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…
• Kế toán thanh toán công nợ bán hàng : Theo dõi sự biến động
của từng lô hàng, từng mặt hàng, công tác mua và bán hàng, quản lý hóa đơn
GTGT, theo dõi khoản phải thu, khoản phải trả các khoản nợ khó đòi lập dự
phòng tài chính.
• Kế toán tổng hợp : là người giúp việc chính cho kế toán trưởng
theo dõi sự biến động của tài sản cố định (tăng, giảm, trích khấu hao hàng
năm), tổng hợp các tài liệu của các bộ phận gửi về đưa ra các thông tin cuối
cùng trên cơ sở số liệu, sổ sách kế toán các phần hành khác cung cấp, kiểm tra
và lập báo cáo tài chính, lập tờ khai thuế GTGT theo đúng chế độ hiện hành.
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 11 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

• Kế toán tiền lương : Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương,
chế độ chính sách cho CBCNV (Bảo hiểm xã hội, Bào hiểm y tế, Kinh phí
Công đoàn).
• Thủ quỹ : Thực hiện thu chi tiền mặt nhập xuất tiền mặt theo
các phiếu thu phiếu chi tiền mặt, mở sổ quỹ tiền mặt cập nhật và xác định số
tiền tồn quỹ hàng ngày của Công ty.
Ngoài ra mỗi phòng kinh doanh, mỗi cửa hàng đều bố trí một nhân viên
kế toán theo dõi quá trình mua bán vật tư hàng hóa tồn kho xác định kết quả
kinh doanh của đơn vị đó hàng tháng gửi về cho phòng kế toán Công ty.
• Tổ chức công tác kế toán:
 Hệ thống sổ kế toán :
 Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý phù
hợp với trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ nhân viên kế toán nên
hiện nay Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây áp dụng hình thức sổ kế
toán là “Nhật ký - chứng từ”.
 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ :
- Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên
Có của các tài khoản để ghi sổ đổng thời là tiêu thức phân loại các nghiệp vụ
kinh tế tài chính theo các tài khoản đối ứng bên Nợ để ghi vào Nhật ký -
chứng từ. Việc ghi có của các tài khoản vào Nhật ký - chứng từ đảm bảo cho
việc ghi sổ rõ ràng không bị trùng lắp ngăn chặn những vụ việc tiêu cực có
thể xảy ra do đó việc ghi Có vào Nhật ký - chứng từ là một đặc điểm nổi bật
của hình thức Nhật ký - chứng từ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên
cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 12 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản chỉ tiêu

quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
* Theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ ở Công ty đang sử dụng các
loại sổ kế toán:
+ Nhật ký - chứng từ, Bảng kê, Sổ cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
* Trình tự ghi sổ tại Công ty theo hình thức Nhật ký - chứng từ:
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Bảng kê
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sổ Cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 13 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
Đối chiếu, kiểm tra
Theo hình thức này, hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán gốc
và các bảng phân bổ cùng loại kiểm tra lấy số liệu trực tiếp vào các bảng kê,
các Nhật ký - chứng từ cho phù hợp, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc
mang tính chất phân bổ các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại
trong các bảng phân bổ sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào
các bảng kê và Nhật ký - chứng từ có liên quan.
Đối với Nhật ký - chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê sổ chi tiết
thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê sổ chi tiết cuối tháng chuyển số
liệu vào Nhật ký - chứng từ.
Cuối tháng khóa sổ cộng số liệu trên các Nhật ký - chứng từ kiểm tra đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký - chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng
tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký -

chứng từ để ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ thẻ kế toán chi tiết thì được
ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế
toán chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với
Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký -
chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài
chính. Cuối năm kế toán lập báo cáo tài chính không cần lập bảng cân đối tài
khoản do việc ghi vào chứng từ thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra.
 Hệ thống tài khoản sử dụng :
Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng hợp Hà Tây sử dụng hệ thống tài khoản
kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hầu hết Công ty sử dụng các tài khoản cấp 1. Ngoài
ra còn một số tài khoản Công ty không dùng: TK 621, TK 622, TK 627…vì
Công ty không tổ chức sản xuất. Công ty có sử dụng một số tài khoản cấp 2
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 14 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
nhưng không phân cấp theo chức năng mà phân cấp theo đối tượng cần theo
dõi quản lý như TK 13101- Phải thu của khách hàng tại cửa hàng số 1, TK
51101: Doanh thu bán hàng tại cửa hàng số 1.
 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty :
- Chế độ kế toán áp dụng : Chế độ kế toán Việt Nam
- Kỳ kế toán : Bắt đầu từ 1/1/N đến 31/12/N
- Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam đồng
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Phương pháp tính khấu hao
theo đường thẳng
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo nguyên tắc giá gốc
- Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho áp dụng theo phương pháp
kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp nhập trước
xuất trước (FIFO). Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ áp dụng theo

phương pháp giá thực tế đích danh.
- Phương pháp kế toán ghi sổ là phương pháp ghi sổ kép
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY:
2.2.1 Đặc điểm về quá trình bán hàng tại Công ty:
 Các phương thức bán hàng :
Để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa với chi phí bỏ ra ít nhất đòi hỏi các
doanh nghiệp cần quan tâm và lựa chọn cho mình những phương thức bán
hàng thích hợp nhất có như vậy mới phát huy hết khả năng kinh doanh và thu
được lợi nhuận cao nhất. Tại Công ty hiện đang sử dụng các phương thức bán
hàng:
* Phương thức bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng chính đã
đem lại phần lớn lợi nhuận cho Công ty gồm :
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 15 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
+ Bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho theo hình thức giao
hàng trực tiếp có tham gia thanh toán: Theo hình thức này, hàng hóa bán trực
tiếp cho khách hàng được giao thẳng từ kho của bên cung cấp hoặc từ bến
cảng nhà ga không qua kho của Công ty. Công ty có trách nhiệm thanh toán
với bên bán về tiền mua hàng cũng như chịu trách nhiệm thu tiền hàng đã bán
ở bên mua.
+ Bán buôn hàng qua kho: Theo hình thức này hàng hóa sau khi mua
sẽ được đưa về nhập kho rồi mới tiếp tục xuất hàng hóa từ kho bán buôn cho
khách hàng. Bán buôn qua kho tại Công ty có thể thực hiện theo 2 hình thức:
o Bán buôn trực tiếp qua kho: Công ty xuất hàng hóa từ kho giao
bán trực tiếp cho khách hàng. Sau khi khách hàng kiểm nhận đủ, số hàng hóa
đã giao được chính thức tiêu thụ quyền sở hữu về hàng hóa được chuyển giao
từ Công ty sang khách hàng.
o Bán buôn chuyển hàng qua kho: Công ty xuất hàng từ kho

chuyển đến địa điểm giao hàng cho khách hàng theo theo hợp đồng quy định.
Trong thời gian từ khi xuất kho hàng hóa đến khi chưa được khách hàng kiểm
nhận hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty. Khi Công ty bàn giao
hàng hóa cho khách hàng, khách hàng kiểm nhận đủ lúc đó quyền sở hữu của
số hàng này mới chuyển từ Công ty sang cho khách hàng. Hiện nay Công ty
đang tập trung bán thẳng hàng nhập khẩu tại đầu mối ga, cảng nhằm tiết kiệm
chi phí nâng hiệu quả kinh doanh
* Phương thức bán lẻ hàng hóa:
Bán lẻ trực tiếp hàng hóa tại các cửa hàng hoặc phòng kinh doanh.
Công ty giao khoán cho các cửa hàng, các phòng kinh doanh trên cơ sở xây
dựng định mức chỉ tiêu khoán kinh doanh kế hoạch kinh doanh.
 Các phương thức thanh toán ở Công ty :
Công ty chấp nhận thanh toán cho khách hàng dưới các hình thức sau:
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 16 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
- Thanh toán trực tiếp : Áp dụng chủ yếu đối với phương thức bán lẻ tại
cửa hàng của Công ty và khách hàng không thường xuyên mua khối lượng
hàng mua thường không lớn. Với hình thức này là thanh toán bằng tiền mặt.
- Thanh toán trả chậm (Bán chịu): Với hình thức này Công ty cho phép
khách hàng thanh toán sau một thời gian nhất định kế toán bán hàng mở sổ
chi tiết để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng. Áp dụng chủ yếu với
các khách hàng quen thuộc mua với khối lượng lớn và có uy tín đối với Công
ty thông thường các khoản trả chậm này không có lãi.
- Thanh toán qua ngân hàng: Hình thức này được sử dụng đối với khách
hàng quen thuộc có uy tín lớn. Khách hàng thông qua ngân hàng của mình lập
ủy nhiệm chi hoặc séc chuyển khoản gửi vào tài khoản của Công ty trên đó
ghi rõ tên đơn vị nhận tiền ngân hàng của Công ty sẽ báo có cho Công ty.
2.2.2 Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty:
 Chứng từ sử dụng :
• Hợp đồng bán hàng, Hóa đơn bán hàng

• Phiếu xuất kho hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
• Phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng
• Thẻ kho, Bảng sao kê xuất vật tư, Bảng sao kê nhập - xuất vật tư
hàng hóa (áp dụng cho vật tư hàng hóa giao thẳng)
Khi bán buôn, bán lẻ hàng hóa cho khách hàng, thủ kho phải kê sao vào
một bảng sao kê xuất vật tư cuối ngày trừ trên thẻ kho để biết rõ số lượng
hàng bán, hàng tồn kho từng ngày. Đối với hàng bán buôn giao thẳng cho
khách thì phải dùng mẫu riêng để sao kê. Khi bán hàng có giá trị thấp dưới
mức quy định không phải lập hóa đơn. Hiện nay kế toán chi tiết hàng hóa ở
Công ty được thực hiện theo phương pháp sổ số dư được tiến hành cả ở kho
và ở phòng kế toán. Khi phát sinh các nghiệp vụ nhập xuất hàng hóa tại từng
kho thủ kho đều phải kê khai vào các thẻ kho. Trên đó thủ kho phải kê khai
hàng ngày số lượng hàng hóa nhập xuất sau đó tính ra số lượng tồn kho của
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 17 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
từng loại hàng hóa (có xác nhận của kế toán). Có vậy mới theo dõi chính xác
hàng hóa nào bán được hàng hóa nào tồn đọng quá lâu từ đó đưa ra phương
án bán hàng thích hợp.
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 18 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI TIẾT HÀNG HÓA
THEO PHƯƠNG PHÁP SỔ SỐ DƯ
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ số dư
Kế toán tổng hợp
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật tư
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Thẻ kho

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu

+ Tại kho: Sau khi ghi thẻ kho thủ kho tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho,
xuất kho phát sinh theo từng loại hàng. Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ
và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ ban đầu đó. Thủ kho phải ghi số
lượng vật tư tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm vật tư vào sổ số dư. Sổ
số dư được kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm cuối tháng kế toán
giao cho thủ kho để ghi vào sổ. Ghi xong thủ kho phải gửi về phòng kế toán
để kiểm tra và tính thành tiền.
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 19 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
+ Tại phòng kế toán : Định kỳ kế toán xuống kho để thu nhận chứng từ,
kiểm tra việc ghi chép của thủ kho trên thẻ kho, tính giá theo từng chứng từ
cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Đồng thời
ghi số tiền vừa tính được của từng loại vật tư vào bảng tổng hợp nhập, xuất,
tồn kho vật tư. Bảng này được mở cho từng kho và mỗi kho một tờ được ghi
trên cơ sở các phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất vật tư. Tiếp đó cộng số tiền
nhập xuất trong tháng dựa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của
từng loại số dư này được dùng để đối chiếu với cột số tiền trên sổ số dư.
Đơn vị : Cty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp HT
Địa chỉ: 126 Quang Trung - HĐ - Hà Tây
Mẫu số : S12 - DN
Theo QĐ: số 15/2006/QĐ - BTC
ngày 20/3/2006 của BTC
THẺ KHO
Ngày lập thẻ : 1 tháng 9 năm 2007 Tờ số : 48
Tên nhãn hiệu: Thép lá 1 ly Quy cách vật tư : 1 x 1250 x 2500 mm
Ngày
nhập

xuất
Số hiệu
chứng từ
Diễn giải
Số lượng Ký xác
nhận của
kế toán
Nhập Xuât Nhập Xuất Tồn
-Tồn đầu tháng 9 6000
4/9 4345 -Nhập C.Ty Kim khí H.P 8000 14000
8/9 4745 -Xuất cho Nhà Máy Điện cơ Hà
Nội
7000 7000
12/9 4749 -Xuất cho CT Phú Xuân 2000 5000
15/9 4850 -Nhập CTy KK H.Phòng 9000 14000
19/9 4773 -Xuất cho C.Ty Đại An 6000 8000
25/9 4785 -Xuất cho NM Điện cơ 7000 1000
28/9 4951 - Nhập CTy KK H.Phòng 10000 11000
29/9 4821 -Xuất cho Cty Phú Xuân 5300 5700
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 20 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
Cộng 27000 27300 5700
Đơn vị tính : Kg Mã số :
Ngày 30 tháng 9 năm 2007
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)


Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 21 Khoa Kinh Tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
Đơn vị : Cty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
Địa chỉ: 126 Quang Trung – Hà Đông – Hà Tây
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN VẬT TƯ (Tháng 9/Năm 2007)
Chứng từ
Diễn giải
Dư đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
Số Ngày SL(kg) Đg/kg TT SL(kg) Đg/kg TT SL(kg) Đg/kg TT SL(kg) Đg/kg TT
…………………. ……… ……… …….. ………. ………. ……. ………... ……… ……. …………
4/9 -Nhập thép lá 1 ly 6000 10,3 61.800 8.000 10,5 84.000 14.000 145.800
4345 5/9 Nhập thép cuộn 6 500 9,5 4.750 1.500 10 15.000 2.000 19.750
4700 5/9 -Xuất thép cuộn 6 2000 19.750 1.000 9.750 1.000 10 10.000
4450
8/9 -Xuất thép lá 1 ly 14.000 145.800 7.000 72.300 7.000 10,5 73.500
4723 8/9 -Xuất phôi thép 15.000 4 60.000 10.000 4 40.000 5.000 4 20.000
5213 9/9 -Nhập phôi thép 5000 4 20.000 30.000 4,6 138.000 35.000 158.000
4750 9/9 -Xuất thép hợp kim 10.000 10,5 105.000 6.000 10,5 63.000 4.000 10,5 42.000
4758 12/9 - Xuất thép lá 1 ly 7.000 10,5 73.500 2000 10,5 21.000 5.000 10,5 52.500
4761 12/9 - Xuất phôi thép 35.000 158.000 12.000 52.200 23.000 4,6 105.800
5765 15/9 - Nhập thép lá 1 ly 5.000 10,5 52.500 9.000 10.5 94.500 14.000 147.000
4768 15/9 - Xuất thép tấm 4 ly 5.000 10,1 50.500 10.000 10,4 104.000 7000 71.300 8000 10,4 83.200
…………………. ……… ……. ……… ……… ……. ………. ………. ……. ……… ……… ……. …………
30/9 Cộng tháng 9 276.500 2.538.129 2.017.000 19.112.659 2.175.503 19.558.633 247.997 2.092.155
Nguyễn Thu Hương K13- KT2 22 Khoa Kinh tế và QTKD
ĐVT 1000đ
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
Cuối năm Công ty lại tiến hành kiểm kê hàng hóa tòn kho một lần nữa để
xem xét tình hình bán hàng trong năm qua như thế nào? Nguyên nhân? Từ đó

đưa ra biện pháp kịp thời cho năm tiếp theo đồng thời để công bố tình hình
hàng tồn kho trước Đại Hội Đồng Cổ Đông thường niên. Kết quả như sau:
BẢNG KÊ HÀNG HÓA TỒN KHO
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 ĐVT : VNĐ
STT Tên hàng hóa ĐVT Số lượng Thành tiền Ghi chú
1. Thép chế tạo C45 Kg 413.575,5 3.364.437.604
2. Thép HK 40Cr Kg 165.700,9 1.538.438.481
3. Thép HK 18 TIMN Kg 4.020,3 37.997.320
4. Thép I các loại Kg 57.201,6 579.163.823
5. Thép U các loại Kg 26.106,86 253.505.233
6. Thép L các loại Kg 13.710,9 107.968.688
7. Thép lá các loại Kg 4.655,55 69.666.061
8. Thép ống các loại Kg 6.540,8 93.766.791
9. Thép tấm CT3 Kg 215.633 1.823.353.574
10. Thép tấm chống trượt Kg 14.477 142.036.770
11. Thép tấm Q345A Kg 588,7 5.653.832
12. Thép tấm Q345B Kg 132.842 1.181.920.515
13. Thép tròn CT3 Kg 456,2 4.114.278
14. Thép xây dựng Kg 3.730,55 33.163.720
15. Ngành hàng XD các loại Kg 47.924,5 491.988.564
16. Ngành hàng hóa chất Kg 22.750 90.246.600
17. Que hàn các loại Kg 160 2.814.400
18. Công cụ dụng cụ 2.453.300
Tổng cộng 9.822.689.554
Ngoài ra Công ty còn tiến hành kiểm kê hàng hóa bị ứ đọng chậm luân
chuyển trong năm qua. Đối với những loại hàng hóa này cần phải đưa ra biện
pháp thích hợp để xử lý nhanh chóng và có thể thu hồi vốn nếu không sẽ tồn
hết năm này đến năm khác rất nguy hại đến kết quả kinh doanh trong toàn
Công ty kết quả như sau:
BẢNG KÊ HÀNG HÓA CHẬM LUÂN CHUYỂN

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 ĐVT : VNĐ
STT Tên hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
* Cửa hàng số 8 3.730 38.618.755
1. Thép xây dựng 16 Kg 1.553 10.409 16.165.177
2. Thép xây dựng  20 Kg 2.177 10.314 22.453.578
* Kho Công ty 74.661,81 861.538.149
3. Thép hợp kim 18TIMN 32 Kg 438 8.952 3.920.976
4. Thép hợp kim 18TIMN 31 Kg 3.092 8.952 27.679.584
5. Thép I 400 Kg 57.024 11.925 680.011.200
6. Thép U 200*13 Kg 5.344,8 9.781,66 52.281.016
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 23 Khoa Kinh tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội
7. Thép ống C20 37*3,5*11 Kg 41 12.043 493.763
8. Thép tấm Q345A Kg 589 11.264 6.634.496
9. Thép L: 70*70*5 Kg 3.407,062 9115,16 31.055.915
10. Thép L: 90*90*7 Kg 228 9.911 2.259.708
11. Thép L:70*70*6 Kg 32,6 9.049,4 295.010,44
12. Thép lá 08 KII 0,68 Kg 4.361,55 12.835,14 55.981.105
13. Thép U 80*6 Kg 93,4 9.070,78 847.210,9
14. Thép tròn CT3  14 Kg 10,4 7.515,8 78.164,32
Tổng cộng 78.391,81 900.156.904
Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 24 Khoa Kinh tế và QTKD
Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

Nguyễn Thu Hương K13 - KT2 25 Khoa Kinh tế và QTKD
Đơn vị : Cty CP Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
Địa chỉ : 126 Quang Trung - HĐ- Hà Tây
Mẫu số C21-HD
QĐ số19/2006 - QĐ/BTC
Ngày 30 tháng 3 năm 2006 của BTC

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 21 tháng 9 năm 2007
Nợ : TK 632 Số 60
Có : TK 156
-Họ tên người nhận hàng : Lê Lam Chanh
-Đơn vị : Công ty CP Đầu Tư Xây Dựng Phú Minh Địa chỉ: 134 tổ 66
Tương Mai - Hoàng Mai - Hà Nội
-Lý do xuất kho : Bán hàng
-Xuất tại kho : Đồng Mai Địa điểm : Huyện Thanh Oai - Tỉnh Hà Tây
Số TT
Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư (SP, Hàng Hóa)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2 : Giao cho khách hàng
Ngày 21 tháng 9 năm 2007
Mẫu số : 01GTKT-3LL
ER/2007B
0047478
Đơn vị bán hàng : Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
Địa chỉ : 126 Quang Trung – Hà Đông – Hà Tây
Số tài khoản 43110110001 tại Ngân hàng Công Thương - Hà Tây
Điện thoại : 0343.824754 MS : 0500232288
Họ tên người mua hàng : Lê Lam Chanh

Đơn vị: Công ty CP Đầu Tư Xây Dựng Phú Minh
Địa chỉ : 134 tổ 66 Tương Mai - Hoàng Mai - Hà Nội
Số tài khoản : 52160023800
Hình thức thanh toán : Tiền mặt MS : 0101511297
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2

×