TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN KIẾN THỨC GIÁO DỤC
Thời gian làm bài: 0 phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Mă đề thi
TNLT
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Theo điều 11 Phổ cấp giáo dục của Luật giáo dục năm 2005 và theo luật sử đổi, bổ sung một số
điều của luật giáo dục hiện nay (số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009), việc thực hiện phổ cập giáo dục
được quy định ở cấp học nào?
A. Phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
B. Phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập trung học phổ thông.
C. Phổ cập giáo dục mầm mon cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập gíao duc
trung học cơ sở.
D. Phổ cập giáo dục mầm mon cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập gíao duc trung
học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học phổ thông.
Câu 2: Theo Điều 30 Luật giáo dục năm 2005, cơ sở giáo dục phổ thông gồm:
A. Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học.
B. Trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp
học.
C. Trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp
học, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
D. Trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm kỹ
thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
Câu 3: Một trong những nhiệm vụ của nhà giáo, theo luật giáo dục năm 2005 là:
A. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghịêp vụ;
B. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ;
C. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;
D. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
Câu 4: Một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường được quy định tại khoản 1 điều 58
Luật giáo dục năm 2005 và theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục (số số
44/2009/QH12 ngày 25/11/2009) là:
A. Công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất
lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường.
B. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục;
xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền
C. Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Cả A và B
Câu 5: Tại khoản 2, điều 70 Luật giáo dục năm 2005, Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn nào dưới
đây:
A. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
B. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
C. Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; Lý lịch bản thân rõ ràng.
D. Cả A, B và C.
Câu 6: Theo phân cấp quản lý (theo điều lệ nhà trường):
Trang 1/4 – TN_2010-2011 (tự biên soạn)
A. Trường trung học có cấp học cao nhất là THCS do Uỷ ban nhân dân xã quản lý; trường trung học
có cấp cao nhất THPT do Uỷ ban nhân dân huyện quản lý. B. Trường trung học có cấp học cao nhất
là THCS do Uỷ ban nhân dân huyện quản lý; trường trung học có cấp cao nhất THPT do Uỷ ban nhân
dân tỉnh quản lý.
C. Trường trung học có cấp học cao nhất là THCS do Phòng giáo dục và đào tạo quản lý; trường
trung học có cấp cao nhất THPT do Sở giáo dục và đào tạo quản lý. D. Trường trung học có cấp học
cao nhất là THCS do Phòng giáo dục và đào tạo quản lý; trường trung học có cấp cao nhất THPT do
Uỷ ban nhân dân huyện quản lý.
Câu 7: Thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có cấp học cao
nhất là THCS là
A. Chủ tịch Yỷ ban nhân dân xã, phường.
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
C. Trưởng Phòng giáo dục và đào tạo
D. Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo
Câu 8: Việc cho HS tạm thời nghỉ học trong trường hợp thiên tai, thời tiết khắc nghiệt do:
A. Hiệu trưởng quyết định
B. Trưởng Phòng GD&ĐT quyết định.
C. Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc quyết định.
D. Giám đốc sở GD&ĐT quyết định.
Câu 9: Lớp trưởng hoặc lớp phó của một lớp do
A. tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm học
B. giáo viên chủ nhiệm chỉ định vào đầu mỗi năm học
C. tổng phụ trách đội chỉ định vào đầu mỗi năm học.
D. do học sinh tình nguyện
Câu 10: Tổ trưởng và tổ phó của tổ là do
A. tập thể lớp bầu ra
B. do các thành viên trong tổ bầu ra
C. do giáo viên chủ nhiệm chỉ định
D. do HS trong tổ tình nguyện dưới sự thống nhất của giáo viên chủ nhiệm.
Câu 11: Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng do
A. tập thể giáo viên trong tổ bầu chọn vào đầu mỗi năm học.
B. tập thể giáo viên trong đơn vị bầu chọn vào đầu mỗi năm học
C. Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu mỗi năm học.
D. Trưởng phòng giáo dục đào tạo quyết định.
Câu 12: Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Hội đồng trường có chủ tịch và các thành viên khác
của hội đồng trường, trong đó có 1 thư ký. Tổng số thành viên của hội đồng trường
A. Từ 5 đến 7 người
B. từ 7 đến 9 người
C. từ 7 đến 11 người
D. tuỳ theo hạng trường và số lượng của CB.GV.CNV trong đơn vị.
Câu 13: Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét xử hoặc xoá kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ
việc. Hộiu đòng kỷ luật do Hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch gồm:
A. Hiệu trưởng, Bí thư đoàn TNCS HCM (nếu có), tổng phụ trách đội TNTP HCM (nếu có), giáo
viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại
diện CMHS của trường.
B. Hiệu trưởng, Bí thư đoàn TNCS HCM (nếu có), tổng phụ trách đội TNTP HCM (nếu có), giáo
viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, phụ huynh học
sinh có con em phạm lỗi và trưởng ban đại diện CMHS của trường.
C. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Bí thư đoàn TNCS HCM (nếu có), tổng phụ trách đội TNTP HCM
(nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, phụ
huynh học sinh có con em phạm lỗi và trưởng ban đại diện CMHS của trường.
D. Hiệu trưởng, Bí thư đoàn TNCS HCM (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi,
một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện CMHS của trường.
Trang 2/4 – TN_2010-2011 (tự biên soạn)
Câu 14: Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm:
A. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên làm công tác
Đoàn TNCS HCM, giáo viên làm công tác Đội TNTP HCM
B. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn TNCS HCM, giáo
viên làm công tác Đội TNTP HCM.
C. Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên làm công tác Đoàn TNCS HCM, giáo viên làm
công tác Đội TNTP HCM
D. Giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn TNCS HCM, giáo viên làm công tác Đội TNTP
HCM.
Câu 15: Tuổi của học sinh vào lớp 6 THCS là
A. 11 tuổi B. 11 đến 13 tuổi C. 11 đến 14 tuổi D. 11 đến 15 tuổi
Câu 16: Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc
xử lý kỉ luật theo các hình thức nào
A. phê bình trước lớp; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ
B. phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; cho
ở lại lớp
C. phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ;
buộc thôi học có thời hạn.
D. phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; cho
ở lại lớp hoặc buộc thôi học có thời hạn.
Câu 17: Theo quy định cụ thể cho khối công trình trường học, khối phục vụ học tập gồm:
A. phòng học, nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống.
B. nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống.
C. nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống, phòng y tế.
D. nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống, phòng nghe nhìn,
phòng y tế
Câu 18: Chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường
giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục là trách nhiệm của
A. Hiệu trưởng B. Giáo viên chủ nhiệm
C. Nhà trường D. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
Câu 19: Theo Quyết định số 07/207/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 04 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
gồm có mấy chương, mấy điều?
A. 6 chương, 45 điều B. 7 chương, 47 điều C. 7 chương, 48 điều D. 8 chương, 49 điều.
Câu 20: Theo thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, có bao nhiêu tiêu chuẩn
và bao nhiêu tiêu chí để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học?
A. 4 tiêu chuẩn, 14 tiêu chí B. 5 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí
C. 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí D. 6 tiêu chuẩn, 26 tiêu chí
Câu 21: Theo những quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, việc xếp loại giáo viên căn cứ vào
tổng điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí được xếp thành mấy loại?
A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại
Câu 22: Theo những quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên được xếp loại trung bình
phải có:
A. Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
B. Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở mức cao hơn.
C. Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và
có tổng số điểm từ 65 đến 89.
D. Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng
số điểm từ 90 đến 100.
Trang 3/4 – TN_2010-2011 (tự biên soạn)
Câu 23: Theo những quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên được xếp loại khá phải có:
A. Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
B. Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở mức cao hơn.
C. Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và
có tổng số điểm từ 65 đến 89.
D. Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng
số điểm từ 90 đến 100.
Câu 24: “Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy
định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự,
uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh” là một trong
những tiêu chí của Tiêu chuẩn sau trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên:
A. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. B. Năng lực dạy học
C. Năng lực giáo dục D. Cả A và B
Câu 25: Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành theo mấy bước?
A. 2 bước B. 3 bước C. 4 bước D. 5 bước
Câu 26: Trong các cách làm tròn điểm số sau đây, cách nào là sai?
A. Điểm KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên
B. Điểm KTđk theo hình tức tự luận cho điểm lẻ đến 0,5
C. Điểm KT học kỳ theo hình thức tự luận hoặc có phần trắc nghiệm kết hợp với tự luận được lấy
đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.
D. Việc làm tròn điểm kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra định kỳ theo hình thức đề trắc nghiệm
hoặc đề có phần trắc nghiệp kết hợp với tự luận được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn
số.
Câu 27: Đề kiểm tra học kỳ, cuối năm là hình thức đề tự luận đảm bảo tối thiểu …… làm bài các nội
dung thông hiểu, vận dụng và sáng tạo
A. 40% B. 50% C. 60% D. 70%
Câu 28: Học sinh A có ĐTBcn là 6,5; ĐTBmcn Toán là 4,5; ĐTBmcn Văn là 6,3; ĐTBmcn TA là 2,8;
ĐTBmcn các môn còn lại từ 5,0 trở lên. Vậy học sinh A được xếp loại
A. kém B. yếu C. Tb D. Khá
Câu 29: Học sinh B có ĐTBhk 6,8; trong đó môn toán là 7,5, môn Văn là 4,9, môn Tiếng anh là 2,0.
Các môn còn lại từ 6,5 trở lên. Vậy học sinh B được xếp loại
A. Khá B. Tb C. Yếu D. kém
Câu 30: Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Giỏi (G) nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học
phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại
A. Khá B. Tb
C. Yếu D. không điều chỉnh xếp loại (loại kém).
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Trang 4/4 – TN_2010-2011 (tự biên soạn)