Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TICH HOP GD KI NANG SONG TRONG MON HOC XA HOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.4 KB, 4 trang )

Vì sao việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong hoàn cảnh hiện nay lại
thật sự cần thiết? Những kĩ năng cơ bản cần rèn luyện là gì?
Đó là câu hỏi khơng dễ tìm được câu trả lời.
Cuộc sống hiện đại (về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố, khoa học kĩ thuật, mơi
trường khí hậu, ... ở trong nước và trên thế giới) vận động hết sức khẩn trương và chứa
đựng nhiều yếu tố khôn lường. Để sống, hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống cá
nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người nói chung và học sinh nói riêng khơng thể
khơng quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống nhằm thích ứng với mọi biến động của
hồn cảnh.
Có thể nhìn nhận một thực trạng là hiện nay học sinh có kĩ năng sống rất yếu. Thể
hiện qua khả năng tự bảo vệ mình, khả năng giao tiếp hạn chế, tính tư duy nhận thức giải
quyết vấn đề. .. Báo cáo của ngành giáo dục cho biết, từ đầu năm học 2009-2010 đến
nay, tồn quốc có khoảng trên 1.598 vụ việc liên quan đến học sinh đánh nhau trong và
ngoài trường học. Nhà trường đã xử lý kỷ luật với nhiều hình thức: 881 học sinh bị khiển
trách, 1.558 học sinh bị cảnh cáo, 735 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn từ 3 ngày
đến 1 năm học... Tình trạng học sinh đánh nhau đang nổi lên và có phần diễn biến phức
tạp trong và ngoài nhà trường. Các vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra nhiều hơn cả là các
khu vực đơng dân cư, khu vực có tốc độ đơ thị hóa nhanh. Đồng thời hiện tượng này
thường thấy ở các học sinh cuối cấp THCS và các lớp của cấp THPT. Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng học sinh đánh nhau có rất nhiều. Tuy nhiên, chủ yếu là xuất phát từ chính
bản thân các học sinh. Trong nhiều yếu tố dẫn đến hiện tượng đánh nhau, về cơ bản vẫn
là các em thiếu kỹ năng sống. Các nguyên nhân khác xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, từ
mơi trường xã hội, mơi trường giáo dục trong nhà trường... cấu thành.Trước vấn đề mà
cả xã hội đang lo ngại (bạo lực học đường), các Sở Giáo dục – Đào tạo cho rằng giải
pháp cần được đề cao là tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho các em bằng các hoạt
động tập thể sinh động, bổ ích. Thực tế được các địa phương đưa ra là các em học sinh
hiện nay đầu tư quá nhiều thời gian cho việc học tập nên ít hoặc thậm chí khơng bao giờ
tham gia các chương trình hoạt động tập thể, trong khi đó là cơ hội giúp cho các em hình
thành kỹ năng sống.
Về phía các trường học, tăng cường vai trị của giáo viên chủ nhiệm và thơng tin
nhiều chiều giữa gia đình, nhà trường là giải pháp được nhấn mạnh hơn cả. Để ngăn chặn


bạo lực học đường, cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong quản lý học sinh, qua
đó, nhà trường cũng sẽ kịp thời góp ý, nhắc nhở các bậc phụ huynh có những suy nghĩ
lệch lạc trong cách quan tâm, giáo dục con cái trong gia đình. Trong khi đó, đại diện các
ngành Cơng an, Văn hóa, Thể thao – Du lịch, Thông tin – Truyền thông cho rằng: thắt
chặt quản lý internet và các trị chơi điện tử, khơng để các em bị tiêm nhiễm, kích động

1


bởi các trò chơi bạo lực sẽ làm giảm hiện tượng học sinh đánh nhau. Song song đó, đẩy
mạnh đấu tranh chống các tai tệ nạn khác đã và đang có nguy cơ xâm nhập vào lối sống
của các em. Điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã tác động nhiều chiều
đến hầu hết môi trường sinh hoạt và học tập của các em học sinh. Hiện tượng học sinh
đánh nhau gần đây xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều đã để lại hậu quả nặng nề về
thể chất và tinh thần không chỉ riêng đối với các em mà cho cả gia đình và cộng đồng. Để
ngăn chặn tình trạng này, ngồi sự nỗ lực của ngành giáo dục, cần có sự tham gia đồng
bộ của các Ban, ngành, đoàn thể nhằm tạo ra các hoạt động vui chơi lành mạnh và môi
trường trường học tập tích cực thu hút các em học sinh.Việc rèn luyện kĩ năng sống cần
được tiến hành trên lớp, trong và ngồi nhà trường, có thể được thực hiện qua các cách
thức và hoạt động sau đây:
1/ Tích hợp với nội dung các bài học ở tất cả các môn học trên lớp
* Kĩ năng sống thường gắn với một bối cảnh cụ thể để người ta có thể nhận biết,
hiểu và áp dụng trong các tình huống của cuộc sống. Những kĩ năng này thường gắn với
một nội dung giáo dục nhất định và được hình thành qua một số kĩ thuật dạy học. Vì vậy
các mơn học trong nhà trường phổ thơng Việt Nam đều ít nhiều có khả năng thực hiện
giáo dục kĩ năng sống, nhất là với các môn học Ngữ Văn , Địa lý, GDCD, Lịch Sử... v.v.
Mục tiêu của các bộ môn đã tạo cơ hội tốt cho việc GD kĩ năng sống như:
+ Mục tiêu về kĩ năng:
HS có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết TV khá thành thạo theo các kiểu VB và có kĩ
năng sơ giản về phân tích TPVH, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá VH. Từ

việc cảm thụ các Tp văn học có nhiều thơng điệp, giá trị nhân văn cao tác động tích cực
đến học sinh . Hình thành và phát triển kĩ năng thu thập, xử lý, trình bày thơng tin, kĩ
năng vận dụng tri thức để bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù
hợp khả năng học sinh... Hình thành ở HS khả năng tự đánh giá và đánh giá hành vi của
người khác, đánh giá tính chất sự việc, cũng như khả năng lựa chọn những cách ứng xử
cần thiết, mà cao hơn nữa phải hình thành ở Hs nhu cầu hành động thể hiện những điều
đã học trong cuộc sống hằng ngày, thực hiện phương châm thống nhất giữa nhận thức và
hành động, giữa lời nói và hành vi.
+ Mục tiêu về thái độ:
Nâng cao ý thức gìn giữ sự giàu đẹp của TV và tinh thần yêu quý các thành tựu
VHDTvà VHTG; XD hứng thú và thái độ nghiêm túc, kết hợp trong việc học tập Tiếng
Việt và văn học; có ý thức và biết cách ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trường học,
ngồi XH một cách có văn hố; có thái độ đúng đắn yêu quý những giá trị chân, thiện, mĩ
và khinh ghét những cái xấu xa, độc ác, giả dối, có tình cảm trong sáng, lành mạnh có
niềm tin vào tính đúng đắn và sự cần thiết của các chuẩn mực. Bồi dưỡng học sinh có ý
thức trách nhiệm và tích cực tham gia các hoạt động trong và ngồi nhà trường...
+ Nội dung mơn học: Cung cấp những tri thức về văn học, những thành tựu ưu tú
của dân tộc và thế giới, cách sử dụng ngôn ngữ, tri thức về cách ứng xử, những chuẩn

2


mực đạo đức và pháp luật, tri thức về lịch sử, về tự nhiên xã hội... v.v. Thông qua những
nội dung này có thể giáo dục cho các em một số KNS như kĩ năng ứng phó và tự bảo vệ
trước những thiên tai, hiểm họa trong xã hội có nguy cơ ảnh hưởng tới cuộc sống lành
mạnh và an tồn của các em; đồng thời hình thành ở các em kĩ năng cảm thông, chia sẻ
với những con người sống ở mọi nơi đang chịu rủi ro, bất hạnh; kĩ năng tư duy khi phân
tích, so sánh, phán đốn, tìm kiếm và xử lý các thơng tin về văn học, đạo đức, pháp luật,
lịch sử, tự nhiên và xã hội....
+ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học đặc trưng của các bộ mơn có nhiều

khả năng hình thành và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh( phân tích, so sánh, phán
đốn... giải quyết vấn đề, sáng tạo...). Việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng tích
cực hóa người học, với các PPDH tích cực như HĐ nhóm, giải quyết vấn đề... tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hình thành các kĩ năng giao tiếp, làm chủ bản thân, kĩ năng giải
quyết vấn đề...v.v
* Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong các môn học:
Với những đặc điểm về nội dung và phương pháp dạy học đã góp phần vào việc
giáo dục các kĩ năng sống, tập trung vào các kĩ năng nòng cốt đối với giáo dục phổ thông
Việt Nam như:
+ Kĩ năng tự nhận thức: thể hiện được sự tự tin khi trình bày ý tưởng cá nhân, tự tin
có khả năng (kiến thức, kĩ năng) để hoàn thành các nhiệm vụ được giao... Xác định giá trị
bản thân thể hiện ở thái độ đồng tình hay phản đối trước những hành động, hành vi tiêu
cực.
+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa và quan hệ với mọi người: Lắng nghe và
phản hồi tích cực trong q trình trao đổi nội dung bài học trong nhóm hoặc cả lớp; trình
bày suy nghĩ, ý tưởng của cá nhân hoặc của nhóm trong quá trình làm việc cá nhân/
nhóm để tìm hiểu về những vấn đề giáo viên gợi ý, nhằm đi đến nội dung cần tiếp thu
của bài học. Biết cách ứng xử giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo, tạo sự thân thiện để
công việc đạt hiệu quả. Hợp tác với bạn bè trong giải quyết nhiệm vụ được giao. Thể
hiện sự cảm thông với người khác.
+ Kĩ năng tư duy tích cực và có được quyết định đúng đắn: Trong q trình làm
việc cá nhân hoặc nhóm, Hs có điều kiện suy ngẫm hồi tưởng những kiến thức kĩ năng đã
tiếp nhận trước đó. Nội dung và phương pháp dạy học có điều kiện để Hs phát triển kĩ
năng tư duy phê phán, tư duy kinh tế, tư duy không gian...
Trong q trình làm việc cá nhân và nhóm, Hs phải tìm kiếm và xử lý thơng tin từ
SGK, từ các nguồn tư liệu khác nhau. Vận dụng các kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu
hiểu sâu vấn đề và có thể đưa tới những ý kiến sáng tạo khi đề xuất biện pháp giải quyết
tình huống của thực tiễn.

3



+ Kĩ năng giải quyết vấn đề: Từ các bài học mà học sinh cần phân tích giúp các em
lựa chọn cách giải quyết một số vấn đề của thực tiễn và từ đó có thể đư ra quyết định phù
hợp hoàn cảnh và thực tiễn.
+ Làm chủ bản thân, ứng phó trong mọi tình huống và biết kiềm chế: Hoạt động
nhóm hoặc thực hiện những bài tập nhỏ trong các tiết học theo yêu cầu và nhiệm vụ được
giáo viên giao tạo điều kiện cho HS rèn kĩ năng đặt mục tiêu cho từng hoạt động, khả
năng chịu trách nhiệm( đảm nhận trách nhiệm) với công việc được giao, kĩ năng lập kế
hoạch và quản lý thời gian.... Làm việc hợp tác trong nhóm, Hs sẽ trao đổi, tranh luận....
với nhau, trong bối cảnh đó Hs phải biết kiểm sốt cảm xúc, giữ bình tĩnh, biết cách ứng
phó với căng thẳng, tránh gây mâu thuẫn.
2/ Thực hiện theo từng chủ điểm trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
3/ Các sinh hoạt Đoàn, Đội của thanh thiếu niên; các giờ học mà chơi, chơi mà học
của học sinh.
- Định hướng chung: Tích cực chăm lo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; làm tốt công tác
tuyên tuyền, tập huấn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; thực hiện tích hợp giáo dục
kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động ngồi giờ lên lớp.
- Về cơng tác chỉ đạo: làm tốt công tác tuyên tuyền, nhận thức cho cán bộ quản lý,
giáo viên, phụ huynh, xã hội, cộng đồng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tăng
cường công tác kiểm tra, chỉ đạo đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Phương pháp thực hiện: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt
động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành
các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngồi nhà trường làm tốt cơng tác xã hội hoá
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là cơng việc “một sớm, một chiều”
mà địi hỏi phải có q trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực
hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng
vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù

hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa
phương. Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường
mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được những thế hệ trẻ
phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước và hội nhập quốc tế.

4



×