Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.74 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN
1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN
1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty in Công đoàn
Công ty in Công Đoàn Việt Nam là doanh nghiệp thuộc Tổng Liên
Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) tiền thân là nhà in Công đoàn được
thành lập từ ngày 28/8/1945 để in các loại sách, báo, tài liệu phục vụ công tác
tuyên truyền, giác ngộ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Công
đoàn Việt nam tới các đoàn viên công đoàn và người lao động.
Năm 1965 Công ty được TLĐLĐVN đầu tư cho 2 máy in cuộn để in
báo Lao Động bằng nguồn vốn viện trợ của Tổng Công Hội Trung Quốc. Khi
đó nhà in có công suất và quy mô nhỏ như một phân xưởng.
Năm 1972 nhân dân ta đang chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh của
Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược ném bom B52 phá hoại toàn miền Bắc.
Trước tình hình đó Ban Bí thư TW Đảng quyết định trưng dụng hai máy in
cuộn để xây dựng cơ sở phòng in Báo Nhân Dân phục vụ công tác chính trị tư
tưởng của Đảng tại tỉnh Hoà Bình.
Giai đoạn 1976 - 1989 Công ty hoạt động sản xuất theo cơ chế bao cấp,
mọi hoạt động của Công ty đều do TLĐLĐVN giao kế hoạch về số lượng báo
in, chủng loại sản phẩm, các loại NVL đầu vào, Công ty chỉ thực hiện công in
với công suất khá cao ( 80% công suất thiết kế). Lực lượng công nhân ở đây
tương đối lớn, sản phẩm chủ yếu của Công ty là báo Lao động, tạp chí, sách
giáo khoa.Trong thời gian này Công ty phát triển khá mạnh mẽ, đời sống của
cán bộ công nhân viên khá ổn định và tương đối cao. Cụ thể :
Sản lượng năm 1989 đạt 200 triệu trang trong đó:
- Báo các loại đạt 60%
- Sách giáo khoa đạt 20%
- Tập san đạt 10%
- Văn hoá phẩm đạt 10%
Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,


Công ty đã có những chuyển biến cơ bản về hình thức và nội dung hoạt động
thích ứng với quá trình phát triển của đất nước.
1
1
Năm 1994 TLĐLĐVN đã phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư
mở rộng Công ty in Công đoàn phù hợp với tình hình của đất nước ta lúc đó.
Ban lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên đã không ngừng
phấn đấu, học hỏi,sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
thị trường và thị hiếu độc giả.Công ty đã thể hiện được vai trò và thế mạnh
của mình trên thị trường với công suất đạt 3 tỉ trang in/năm, có thể nói sản
xuất kinh doanh phát đạt hơn nhiều cơ sở in khác trong cả nước.
Bên cạnh những bước tiến khá mạnh mẽ, song Công ty còn gặp nhiều
khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do sự cạnh tranh của các Công
ty khác trong cả nước trong đó có nhiều cơ sở in khá nổi tiếng như Công ty in
Tiến Bộ, Xí nghiệp in số 2.... Vấn đề công nghệ của Công ty còn gặp nhiều
khó khăn, nguồn vốn của Công ty còn eo hẹp, tay nghề công nhân chưa
cao.Đứng trước những thử thách lớn lao đó, với những công trình khảo sát
thực tế của Ban lãnh đạo Công ty ở nhiều nơi trong cả nước, tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty không hề giảm sút mà phát triển theo
chiều hướng tốt.
Cụ thể: Đơn vị tính: 1000 đồng
1997 1998 1999
1.DT thuần 13.608.403 13.539.059 20.739.774
2.Gv hàng bán 13.118.209 13.086.930 19.853.138
3.Lãi 562.194 430.678 759.636
4.Chi phí QL 117.606
5.Vốn kinh doanh 6.069.059 2.325.632 4.437.727
6.Thuế phải nộp 445.842 356.265 742.127
7.TN bình quân 882 869 950
Vào tháng 9/1997 Công ty in Công đoàn chính thức đổi tên thành:

Công ty in Công đoàn thay thế cho tên cũ: Xí nghiệp in Công đoàn.Với ngành
nghề chủ yếu là gia công in ấn các loại sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm... sản
phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu là Báo Lao Động,
ngoài ra Công ty còn in các loại sách của các NXB: NXB Giáo dục, NXB Hà
nội, NXB Kim Đồng... Công ty thực hiện hạch toán theo nguyên tắc tự chủ, tự
chịu trách nhiệm hoàn vốn, tự bù đắp các chi phí, thực hiện bảo toàn và phát
triển số vốn được giao. Công ty áp dụng cơ chế quản lý thị trường, bộ máy
2
2
quản lý hoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp Nhà nước và tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty
1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ
Đất nước ta đang ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày
càng nâng cao, nhu cầu về sách, báo, tạp chí,ấn phẩm văn hoá khác cũng ngày
càng tăng. Trên thị truờng hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa
các doanh nghiệp in, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng
nâng cấp quy mô sản xuất, đầu tư trang bị máy móc thiết bị hiện đại hợp lý và
đồng bộ, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ cao. Công ty in
Công đoàn cũng đã có những đổi mới trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường. Công ty đã
lập ra quy trình công nghệ hợp lý bao gồm 3 quy trình:
- Quy trình công nghệ ở phân xưởng chế bản
- Quy trình công nghệ ở phân xưởng in offset
- Quy trình công nghệ gia công sản phẩm in
Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty là một quy trình
khép kín:
+ Khách hàng tới liên hệ với phòng quản lý tổng hợp đặt in, hai bên
thoả thuận giá cả nếu thống nhất thì phòng quản lý tổng hợp lập hợp đồng
trình giám đốc ký duyệt.

+ Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa hai bên phòng quản lý tổng hợp lập
lệnh sản xuất và triển khai sản xuất từ khâu chế bản in tới khi sản phẩm in
được hoàn thành.
+ Kiểm tra chất lượng, bao gói sản phẩm, ấn phẩm hoàn chỉnh nhập
kho thành phẩm.
+ Phân xưởng sách chuyển lệnh sản xuất, mẫu ấn phẩm tương ứng về
phòng kế toán tài vụ thanh toán hợp đồng giao cho khách hàng.
Chế bản ------------> in offset ---------------> đóng gáy.
3
3
1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
Giám đốc
Phòng
TC- H nh chínhà
Phòng
Kế hoạch - Vật tư
Phòng
Kế toán - T i và ụ
Phòng
Kỹ thuật -Cơ điện
Phân xưởng
chế bản
Phân xưởng
in offset
Phân xưởng
sách
Kho th nh phà ẩm
- Giám đốc Công ty là người lãnh đạo có quyền cao nhất, trực tiếp chỉ
đạo tới từng phòng, ban, phân xưởng nhằm quản lý chặt chẽ kinh tế, kế hoạch
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ đảm bảo cho Công ty thường
xuyên có đủ cán bộ và lao động. Kết hợp với các phòng ban, phân xưởng bố
trí phân công lao động hợp lý đảm bảo cho sản xuất, thực hiện các chế độ
4
4
chính sách tiền lương. Tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các định
mức lao động, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, đơn giá sản phẩm làm
khoán, làm gia công. Giải quyết các công việc về hành chính của Công ty.
- Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ tổ chức kế toán, thống kê trong toàn
công ty một cách hợp lý. Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, giúp Giám
đốc thực hiện công tác giám đốc tài chính, tính toán tập hợp chi phí phát sinh,
xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...
- Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất cho từng
phân xưởng, tính toán toàn bộ giá thành để khách hàng dự trù chi phí.
- Phòng kỹ thuật cơ điện có nhiệm vụ lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa
thiết bị, xây dựng quy trình thao tác vận hành thiết bị đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật, theo dõi và lập kế hoạch sửa chữa hàng năm.
1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
- Công tác kế toán tại Công ty in Công đoàn hiện nay được tổ chức theo
hình thức: Bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công tác
kế toán của Công ty bao gồm kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết và lập báo cáo
tài chính đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty. Tất cả các tài liệu,
chứng từ ban đầu đều được thu thập và tập trung tại phòng kế toán để xử lý.
Vì Công ty in Công đoàn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc tổ chức
công tác kế toán theo hình thức tập trung là phù hợp, đảm bảo sự tập trung
thống nhất đối với công tác kế toán.
Số lượng nhân viên kế toán của Công ty gọn nhẹ, mỗi nhân viên phụ
trách một phần việc kế toán riêng.
(Bảng2)
Kế toán trưởng

Bộ phận kế toán
VL - CCDC
Bộ phận kế toán Tlg - Công nợ
Bộ phận kế toán
Chi phí
Bộ phận kế toán
Tổng hợp
5
5
Kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc, là người chịu trách
nhiệm trực tiếp về toàn bộ công tác kế toán tài chính của Công ty, đồng thời là
kế toán chi phí sản xuất. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí
sản xuất của công ty trong kỳ.
Bộ phận kế toán VL - CCDC thực hiện theo dõi hạch toán tình hình nhập,
xuất, tồn kho NVL - CCDC trong kỳ, tính toán lượng NVL xuất ra trong kỳ.
Bộ phận kế toán Tiền lương - công nợ có nhiệm vụ tính toán tiền lương
và các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên, đồng thời theo dõi
tình hình công nợ của Công ty.
Bộ phận kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu do kế
toán viên cung cấp.
- Hình thức kế toán hiện nay Công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi
sổ. Theo hình thức này các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở các
chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp và vào sổ cái.
6
6
(Bảng 3)
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ KT chi tiết

Sổ đăng ký
CTGS
Sổ cái
Bảng cân đối SPS
Báo cáo Kế toán
Bảng TH số liệu chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
- Về hệ thống tài khoản, hiện nay Công ty đang sử dụng 36 tài khoản
bao gồm: TK111, 112, 131, 138, 139, 141, 152, 153, 211, 212, 214, 311, 331,
333, 334, 338,3 41, 411, 416, 421, 441, 461, 431,5 11, 621, 622, 627, 631,
642, 821, 911...
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN.
2.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất
7
7
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản lý
quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản
ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua những thông
tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm người quản lý nắm được tình
hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động,
từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Có thể nói tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác, đầy đủ,kịp thời là công việc
cần thiết cấp bách ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.
Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Công đoàn là
vừa và nhỏ nhưng sản phẩm của Công ty lại hết sức đa dạng, mỗi đơn đặt

hàng là những sản phẩm với yêu cầu về mẫu mã và chất lượng khác nhau. Do
đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lại
càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Từ đó đòi hỏi kế toán phải đi sâu
quản lý chặt chẽ theo từng loại sản phẩm.
2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty in Công đoàn
2.2.1. Cấu thành chi phí
Công ty in Công đoàn là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do đó
tất yếu phải tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho công tác tính giá thành
sản phẩm kế toán phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi
phí.
- Chi phí NVL trực tiếp bao gồm:
+ Chi phí về NVL chính: giấy
+ Chi phí về NVL khác: mực, kẽm,lô in, các hoá chất khác...
+ Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất: găng tay, khẩu trang...
- Chi phí nhân công trực tiếp gồm toàn bộ số tiền công và các khoản
phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân
viên quản lý các phòng ban.
- Chi phí sản xuất chung bao gồm: các chi phí về điện, nước, điện thoại
phục vụ cho nhu cầu của Công ty, các chi phí về phim, gia công, cán láng...
2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
8
8
Công ty in Công đoàn có nhiệm vụ hoạt động gia công in ấn các loại
sách, báo, tạp chí. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến
hành dựa vào các đơn đặt hàng của khách hàng với khối lượng sản phẩm in
luôn thay đổi. Quy trình công nghệ sản xuất được bố trí thành các bước công
nghệ rõ ràng và khép kín. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty lại mang tính
chất đặc thù riêng của ngành in, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục gối đầu
nhau. Xuất phát từ những điều kiện cụ thể đó của Công ty và để đáp ứng yêu
cầu của công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán, đối tượng tập hợp chi

phí sản xuất của Công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
2.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí
2.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp
- Đặc điểm NVL của Công ty
NVL là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất, nó là
yếu tố chính nhằm tạo ra sản phẩm. Công ty in Công đoàn với hoạt động
chính là gia công in ấn do đó NVL mà Công ty sử dụng là những vật liệu
mang tính chất đặc thù của ngành in, gồm giấy, mực , kẽm, lô in, vật liệu và
các hoá chất khác....
Chi phí NVL của Công ty thường chiếm tới 75% giá thành sản phẩm,
đó là một tỉ lệ lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Vì vậy việc
tập hợp chính xác, đầy đủ,kịp thời chi phí vật liệu có tầm quan trọng trong
việc tính giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần tìm ra các biện pháp sử
dụng hợp lý tiết kiệm NVL từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
NVL của Công ty được hạch toán chi tiết tới tài khoản cấp 2 và chia
làm những loại sau:
Loại 1 : Giấy, được theo dõi trên tài khoản 1521. Đây được coi là vật
liệu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của Công ty. Chi phí vật
liệu giấy thường chiếm tới 60% - 70% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm.
Loại 2 : Bao gồm toàn bộ các chi phí khác như mực, kẽm, lô in, hoá
chất các loại...Đây là những vật liệu góp phần nâng cao tính năng hoàn thiện
sản phẩm in.
Kế toán vật liệu tiến hành hạch toán toàn bộ các khoản chi phí vật liệu
kể trên vào chi phí NVL trực tiếp. Ngoài ra kế toán NVL còn tính vào chi phí
NVL trực tiếp cả các chi phí về CCDC như: khẩu trang, găng tay,... phục vụ
cho sản xuất.
9
9
Vật liệu giấy của Công ty được chia thành nhiều chủng loại khác nhau
như: giấy offset, giấy couches, giấy woodfee... Trong mỗi loại giấy này lại có

nhiều loại và khác nhau về định lượng cũng như khuôn khổ.
VD: Bãi bằng - 60 g/ m
2
( 39*54 )
Couches - 150 g/ m
2
(79*109)Couches - 105 g/ m
2
(79*109)
Có thể thấy rằng vật liệu về giấy của Công ty rất đa dạng nên khi có
hợp đồng được ký kết với khách hàng, Công ty phải dựa theo tính chất kỹ
thuật, yêu cầu của sản phẩm, xem khách hàng đặt mẫu mã đơn giản hay phức
tạp, với giá cả là bao nhiêu để lựa chọn loại giấy cho thích hợp với hợp đồng.
Về mực cũng như giấy, chủng loại Công ty sử dụng rất đa dạng, có
nhiều loại, nhiều màu sắc khác nhau như: mực đen, mực đỏ, mực xanh, mực
vàng... trong mỗi loại mực lại bao gồm mực của Nhật, Trung Quốc, Đức, Đài
Loan....Do tính chất đa dạng như vậy nên khi đặt hàng, khách hàng phải nói
rõ sản phẩm của mình cần màu sắc gì và có mẫu mầu kèm theo để trong quá
trình sản xuất công nhân có thể theo đó mà lựa chọn các loại mực cho thích
hợp với những mẫu mã kiểu cách của khách hàng đặt.
Như vậy trong quá trình sản xuất Công ty chỉ được tiến hành sản xuất
sau khi đã ký hợp đồng in với khách hàng.
Việc hạch toán hàng tồn kho tại Công ty in Công đoàn hiện nay được
thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tình hình nhập, xuất, tồn
kho các loại NVL được hạch toán một cách thường xuyên liên tục.
- Trình tự tập hợp chi phí NVL trực tiếp:
Khi một hợp đồng được ký với khách hàng, phòng kế hoạch sẽ lập một
lệnh sản xuất, ghi rõ những yêu cầu về sản phẩm in. Các phân xưởng khi tiến
hành sản xuất sẽ dựa trên lệnh sản xuất đó viết phiếu xin lĩnh vật tư đưa lên
phòng kế toán để phòng kế toán viết phiếu xuất vật tư.

Biểu 1
Cty In Công Đoàn PHIẾU XUẤT VẬT TƯ
Số 57
Ngày 10 tháng 1 năm 2000
Tên đơn vị lĩnh : Hoài Trung (Máy 560)
Lĩnh tại kho : Bà Chung
STT Tên tài liệu ĐVT SL Đơn giá(đ) Thành tiền Ghi chú
1 Dầu hoả lít 10 3700 37.000
2 Mực đỏ nhật kg 01 110.830
10
10
3 Kẽm TQ tấm 50 54.930 2.746.500
4 Lưỡi dao trổ nhỏ hộp 01 20.000
5 Xà phòng hộp 03 4.000 12.000
Cộng thành tiền(viết bằng chữ)
Người lĩnh Kế toán Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
Hiện nay NVL xuất kho được Công ty xác định theo phương pháp nhập
trước xuất trước.
Các vật liệu như mực, vật liệu khác thì kế toán không xác định được
riêng cho từng đơn đặt hàng nhưng riêng vật liệu giấy thì kế toán sẽ căn cứ
vào phiếu xin xuất giấy do phòng kế hoạch đã tính toán cho từng đơn đặt
hàng để viết phiếu xuất giấy.
Biểu 2
Cty In Công Đoàn PHIẾU XUẤT GIẤY
Số 125
Ngày 15 tháng 1 năm 2000
Tên đơn vị lĩnh : Anh Hùng (Máy 5 màu)
Lĩnh tại kho : Bà Thuần
STT Tên tài liệu ĐVT SL ĐG(đ) Thành tiền Ghi chú
1

Bãi Bằng 60g/m
2
(84x120)
tờ 3.588 637 2.285.556 82(sx)
2 C

105g/m
2
(79x109) tờ 5.853 1.146 670.410 80(sx)
3
Offset 70g/m
2
(84x120)
tờ 250 1.046 261.500 82(sx)
4
Bãi Bằng 60g/m
2
(79x109)
tờ 52 540 28.080 80(sx)
Cộng thành tiền (viết bằng chữ ):
Người lĩnh Kế toán Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
Định kỳ 5 - 7 ngày kế toán vật liệu căn cứ vào phiếu xuất vật liệu,
phiếu xuất giấy tiến hành vào sổ chi tiết vật liệu theo từng loại như giấy, mực,
kẽm, vật liệu khác...
Biểu 3
SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
11
11
Tên vật liệu: Giấy
STT Ngày

Số phiếu
xuất
DIỄN GIẢI ĐVT SL
ĐGiá
(đồng)
Thành tiền
Dư đầu kỳ
P/s trong kỳ
...........
32 15/1 125 sx 82 tờ 3588 637 2.285.556
sx 80 tờ 52 540 28.080
35 20/1 137 sx 109 tờ 3985 567 2.259.495
.......... ..... ............ .................
65 31/1 235 sx 146 tờ 145 540 78.300
Cộng T1/2000 1.308.102.273
Cuối tháng kế toán vật liệu tiến hành tổng hợp số liệu trên các sổ chi
tiết của từng loại vật liêụ, xác định giá trị từng loại NVL xuất dùng trong
tháng. Đồng thời kế toán NVL căn cứ vào toàn bộ số phiếu xuất vật tư, phiếu
xuất giấy trong tháng để lập chứng từ ghi sổ. Kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 621 1.308.102.273
Có TK 152 1.308.102.273
Số liệu trên được trích từ Biểu số 4 - CTGS số 61 tháng 1/2000
Cuối quý kế toán vật liệu chuyển toàn bộ chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ
cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp vào sổ đăng ký chứng từ và vào Sổ
cái TK 621.(Biểu số 5, số 6)
Biểu 4
Công ty công đoàn
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số 61
STT Trích yếu

Tài khoản Số tiền
Nợ Có Nợ Có
1 Xuất giấy T1/2000 621 1521 1.308.102.273 1.308.102.273
Ngày 31tháng 1 năm 2000
Người vào sổ Thủ trưởng đơn vị
Biểu 5
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Quí 1/2000
Chứng từ ghi sổ Tài khoản Số tiền
12
12

×