Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ VẬN TẢI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.45 KB, 13 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ VẬN
TẢI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY.
I . SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ
TÂY.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh dịch
vụ vận tải đang dần dần khẳng định vị trí của mình. Là một hoạt động không
những chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có cả hiệu quả về mặt xã
hội. Việc tổ chức hoạt động kinh doanh phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư ban
đầu vào phương tiện vận tải nhanh chóng đồng thời doanh thu phải đủ bù đắp
cho chi phí và có lãi. Do đó, các nhà lãnh đạo phải quản lý tốt chi phí, tìm ra
các biện pháp để hạ giá thành vận tải, thu hút khách hàng.
Hạch toán kế toán với bản chất là một hệ thống thông tin và kiểm tra sự biến
động của tài sản trong doanh nghiệp. Nó trở thành một bộ phận quan trọng
trong hệ thống quản lý kinh tế của từng doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng
có hiệu quả các loại tài sản, lãnh đạo doanh nghiệp cần biết được những thông
tin về hoạt động kinh doanh một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Điều này
chỉ có thể thực hiện được thông qua công tác kế toán của doanh nghiệp. Tuy
nhiên hiện nay hệ thống kế toán nước ta vẫn chưa theo kịp với sự phát triển của
nền kinh tế. Yêu cầu của cơ chế quản lý mới và yêu cầu của nền kinh tế thị
trường đòi hỏi phải cải cách triệt để, đổi mới toàn diện hệ thống kế toán nước
ta cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, với đặc điểm yêu cầu và trình độ
quản lý kinh tế tài chính của đất nước.
Để đảm bảo tính đồng bộ thống nhất và phát huy vai trò cung cấp thông tin
cho việc điều hành quản lý kinh doanh thì cần thiết phải cải tiến, đổi mới và
hoàn thiện hạch toán kế toán ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó đổi mới và
hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong
những vấn đề quan trọng.
Trong toàn bộ công tác kế toán tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây, khối
lượng kế toán chi phí và tính giá thành vận tải chiếm tỉ trọng lớn, quá trình tập


hợp chi phí diễn ra phức tạp. Khác với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có
sự tách bạch giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ, trong dịch vụ vận tải quá trình
sản xuất và tiêu thụ được diễn ra một cách đồng thời, vì thế việc tập hợp chi
phí nhanh chóng, chính xác để tính giá thành và xác định doanh thu cần được
kế toán một cách đúng đắn. Thông qua việc kế toán đúng đắn chi phí và tính
giá thành dịch vụ vận tải, ban lãnh đạo công ty sẽ có căn cứ chính xác để phân
tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, từ đó có biện pháp hữu
hiệu nhằm tiết kiệm chi phí, phát triển sản xuất kinh doanh.
II . MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ VẬN TẢI Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY.
Để góp phần hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí kinh doanh dịch
vụ và tính giá thành sản phẩm vận tải đồng thời khắc phục những tồn tại cùng
ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong công ty, em xin mạnh dạn đưa ra
một số ý kiến sau :
1. Về công tác kế toán chi phí nhiên liệu trực tiếp.
Chi phí nhiên liệu trực tiếp chiếm một tỉ trọng tương đối lớn trong tổng giá
thành vận tải. Do đó việc quản lý tốt chi phí này có ý nghĩa rất thiết thực đối
với công tác quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh
tranh của công ty trong toàn nghành kinh doanh vận tải. Chính vì thế, khi tập
hợp chi phí nhiên liệu cần xem xét lại giá thực tế của nhiên liệu tiêu hao.
Hiện nay việc nộp lệ phí giao thông được thực hiện khi công ty mua xăng
dầu. Trong khoản tiền phải trả cho người bán xăng có cả lệ phí giao thông( cứ
1 lít xăng thì tiền lệ phí giao thông là 300 dồng). Kế toán tại công ty tính toàn
bộ vào chi phí nhiên liệu trực tiếp, điều này là sai với tính chất và công dụng
của chi phí làm cho chi phí nhiên liệu tăng lên.
Cụ thể, trong tháng 1/2003, số lượng xăng sử dụng cho các phương tiện vận
tải là 40.172 lít, tổng chi phí nhiên liệu (trong đó bao gồm tiền mua xăng và phí
giao thông)dùng cho bộ phận vận tải ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây là :
191.497.800 đồng chiếm tỉ trọng 28,4% trong tổng chi phí kinh doanh dịch vụ

vận tải. Theo mức nộp lệ phí giao thông là 300 đồng/lít xăng thì số tiền lệ phí
giao thông mà công ty đã tính vào chi phí nhiên liệu là 12.051.600 đồng, vậy
chi phí nhiên kiệu thực tế chỉ là 179.446.200 đồng chỉ chiếm tỉ trọng là 26,6%.
Do đó để đảm bảo tính thực tế và chính xác trong công tác tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm thì chi phí nhiên liệu trong vận tải chỉ được tính theo
giá mua thực tế của xăng dầu, còn lệ phí giao thông cần phải bóc tách để đưa
vào khoản chi phí khác của chi phí sản xuất chung ( vấn đề này sẽ được trình
bày ở phần sau).
Hiện nay công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây sử dụng tài khoản 621 – Chi
phí nhiên liệu trực tiếp để phản ánh các chi phí về nhiên liệu, dầu nhờn, chi phí
săm lốp, chi phí sửa chữa thường xuyên chi tiết trên hai tiểu khoản
+ TK 621.1 – chi phí nhiên liệu.
+ TK 621.2 – chi phí dầu nhờn, săm lốp, sửa chữa
thường xuyên.
Nhưng theo chế độ kế toán quy định, tài khoản 621 chỉ dùng để hạch toán
chi phí nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho phương tiện vận tải. Những chi
phí săm lốp, sửa chữa thường xuyên thuộc chi phí sản xuất chung phải được
hạch toán vào TK627 – chi phí sản xuất chung.(vấn đề này sẽ được trình bày ở
phần sau).
Do đó để hợp lý theo em thì TK 621 không cần mở chi tiết các tài khoản cấp
II, khi phát sinh các chi phí nhiên liệu kế toán tiến hành hạch toán luôn vào
TK 621 – chi phí nhiên liệu trực tiếp.
2. Về công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công là khoản chi phí lao động sống rất cần thiết nhằm đảm
bảo cho hoạt động kinh doanh dịch vụ diễn ra bình thường.
Hiện nay tại công ty khoản chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh trên
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Nhưng ngoài khoản tiền lương và bảo
hiểm của lái, phụ xe còn có cả khoản chi phí cho lái xe ka dự phòng, khoản bảo
hiểm của nhân viên bộ phận xưởng sửa chữa. Như vậy là không đúng vì tài
khoản 622 chỉ phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh

doanh vận tải. Còn khoản chi phí cho lái xe dự phòng, bảo hiểm của nhân viên
xưởng phải được hạch toán vào TK 627.
Vì vậy để cho đúng với quy định của chế độ kế toán theo em khoản chi phí
này nên hạch toán như sau:
Khoản chi phí tiền lương và bảo hiểm của lái xe, phụ xe thì phản ánh trên
TK 622- chi phí nhân công trực tiếp.
Còn các chi phí tiền lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn của lái xe dự
phòng, khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn của nhân viên xưởng thì phản ánh
trên TK 627.
Tại công ty hoạt động kinh doanh vận tải hành khách là hoạt động dịch vụ
vận tải duy nhất. Do đó khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp phát sinh chỉ
nên sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp và không cần phải mở thêm
tài khoản cấp II.
3. Về công tác kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ cho sản xuất, kinh doanh
phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ. ở
công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây khoản chi phí này bao gồm những chi phí
trực tiếp khác phục vụ cho hoạt động vận tải như : Chi phí nhân viên quản lý
đội xe, chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí bến bãi, chi phí bảo hiểm
thân vỏ, các chi phí khác.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp ô tô được
phản ánh trên tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung. Theo quy định, thì TK
627 được mở chi tiết thành 6 TK cấp II:
+ TK 627.1 - Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ TK627.2 - Chi phí vật liệu.
+ TK 627.3 – Chi phí dụng cụ sản xuất.
+ TK 627.4 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 627.7 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 627.8 – Chi phí bằng tiền khác.
TK 627 có thể mở thêm một số TK cấp II để phản ánh một số chi phí trong

phạm vi chi phí sản xuất chung theo yêu cầu cụ thể của từng ngành kinh doanh,
của từng doanh nghiệp.

×