Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XE KHÁCH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.5 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XE KHÁCH QUẢNG NINH
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY.
1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Cổ phần xe khách Quảng Ninh được thành lập theo quyết định
số 3100QĐ/UB ngày 28-11-1998 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Tên giao dịch của Công ty: Công ty Cổ phần xe khách Quảng Ninh
Địa chỉ : Đường Lê Lợi – Phường Yết Kiêu – Thành phố Hạ Long – Tỉnh
Quảng Ninh.
Điện thoại : 033-825112 ; Fax : 033 829619
Lĩnh vực kinh doanh :
-Vận chuyển khách công cộng trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh.
- Vận chuyển khách du lịch Việt Nam – Trung Quốc; và
- Vận chuyển khách bằng xe tãi trong tỉnh.
Công ty Cổ phần xe khách Quảng Ninh là tiền thân của công ty vận tải
đường bộ Quảng Ninh trước đây. Qua nhiều thời kỳ và nhiều tên gọi khác nhau,
song công ty đã tự khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh
tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh và có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp
công nghiệp hoá đất nước. Từ Công ty vận tải đường bộ, sau đó tách ra thành lập
Xí nghiệp xe khách Quảng Ninh 1993. Do yêu cầu tổ chức lại doanh nghiệp, Công
ty xe khách Quảng Ninh ra đời. Công ty xe khách Quảng Ninh được hoạt đông
theo giấy phép kinh doanh số 104985 ngày 15/ 04 /1993 của trọng tài kinh tế tỉnh
Quảng Ninh.Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh vận chuyên hành
khách bằng ô tô.Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc cổ phần hoá
các doanh nghiệp Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh có thông báo số
1455 CV/ UB ngày 13/ 07/ 1997 về xây dựng các phương án về cổ phần hoá các
doanh nghiệp Nhà nước, trong đó.lấy Công ty xe khách Quảng Ninh làm điểm thực
hiện chủ trương này. Đến ngày 28/ 11 / 1998 UBND tỉnh Quảng Ninh có quyết
định số 3100 QĐ / UB về việc chuyển Công ty xe khách Quảng Ninh thành Công
ty Cổ phần xe khách Quảng Ninh. Công ty Cổ phần xe khách Quảng Ninh chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 01 / 01 / 1999.


Mặc dù do sự cạnh tranh phức tạp của nhiều thành phần kinh doanh vận tải
hành khách song Hội đồng quản trị Công ty đã nắm bắt, điều hành mở rộng thị
trường, nâng cấp chất lượng phục vụ hành khách. Vì vậy, Công ty đã đạt một số
kết quả đáng khích lệ thông qua một số chỉ tiêu kinh tế sau:
1. Kết quả sản xuất kinh doanh

STT
Chỉ tiêu Đvị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
1 Doanh thu triệu đồng 13.515 15.834 16.202
2 Chi phí triệu đồng 11.692 13.906 14.152
3 Lợi nhuận triệu đồng 1.823 1.928 2.050
2.Tổng số nộp ngân sách qua các năm
Đơn vị tính: Đồng
Năm Thuế VAT Thuế TNDN
2001 590.960.580 455.750.000
2002 796.930.535 482.000.000
2003 878.241.211 512.000.000
3. Thu nhập bình quân.
ĐVT: Nghìn đồng/người

Năm Thu nhập bình quân
2001 770
2002 820
2003 850
Qua bảngtổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty trong những năm gần đây ta thấy Công ty hoạt động ngày càng tốt hơn. Sở
dĩ có được kết quả như vậy là do Công ty đã luôn chú trọng đầu tư mua sắm (
chủ yếu là ô tô để vận chuyển hành khách ) đồng thời sử dụng có hiệu quả
TSCĐ HH hiện có cũng như thực hiện quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh
doanh nên doanh thu, lợi nhuận của Công ty tăng và hàng năm nộp vào ngân

sách với số tiền đáng kể
2/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
tại Công ty Cổ phần xe khách Quảng Ninh.
Công ty cổ phần xe khách Quảng Ninh hoạt động theo giấy phép kinh doanh
số 055973 ngày 8 tháng 1 năm 1999, do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Qninh cấp.
Ngành nghề chính là vận tải hành khách bằng ô tô. Công ty có 98 đầu xe kinh
doanh vận tải hành khách. Một xe 4 chỗ phục vụ công tác quản lý chung.
18 xe HUYNDAI 45 chỗ ngồi của Hàn Quốc chạy các tuyến đường dài :
Sài gòn; Đà nẵng...
05 xe HUYNDAI 35 chỗ ngồi chạy các tuyến : Thái Bình; Nam Định...
71 xe COUNTY 25 chỗ ngồi của Hàn quốc chạy các tuyến: Chất lượng cao
Bãi Cháy – Kim Mã; Cẩm Phả - Kim Mã; Móng Cái...
04 xe ASIA chạy các tuyến: Hải Phòng; Quảng Yên; Uông Bí...
Công ty sử dụng cơ chế khoán quản điều hành tập trung theo tác nghiệp
được đề ra trước từng tháng.
Nhìn chung công tác kinh doanh vận tải từ khi mở cửa nhiều thành phần
cùng kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước. Công ty có nhiều cố gắng trong
việc đổi mới phương tiện vận tải để phù hợp với kinh tế thị trường.
Để tăng cường thu nhập cho Công ty và tạo điều kiện cho người lao động có
công ăn việc làm công ty đã đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh ngoài kinh doanh
vận tải hành khách Công ty còn có dịch vụ như :
- Đại lý ô tô các loại
Sau đại hội cổ đông lần thứ nhất Công ty đã đề ra điều lệ Công ty. Các điều
lệ này cùng với hệ thống pháp luật Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cho mọi hoạt
động kinh doanh của toàn Công ty. Công ty vẫn tuân thủ theo nguyên tắc Đảng
lãnh đạo, các cổ đông là những người làm chủ Công ty. Cán bộ công nhân viên
đang làm việc tại Công ty nhất thiết phải là cổ đông và có số cổ phần tại Công ty
tối thiểu theo quy định tại điều lệ Công ty. Do đó thực sự đã phát huy được vai trò
trách nhiệm của người lao động, nó được thể hiện ở tất cả các khâu. Từ nhân viên
các phòng ban đến đội ngũ thợ sửa chữa và công nhân lái xe. Do đó đã giúp cho

hội đồng quản trị có thêm điều kiện để định hướng tốt cho sự tồn tại và phát triển
của Công ty.
2.1. Về công tác tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất :
+ Công ty tổ chức các đoàn xe bằng các quy chế điều hành tập trung quy rõ
trách nhiệm của từng lái xe, từng cán bộ điều hành quản lý đoàn.
+ Hàng năm Công ty cho đi đào tạo lại và nâng cao trình độ cán bộ công
nhân viên quản lý, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ có chất lượng cao.
+ Tăng cường mở rộng các ngành nghề kinh doanh.
+ Giữ vững các luồng tuyến.
+ Tiếp tục mở rộng thị trường khách để mở thêm luồng tuyến mới.
2.2-Về các biện pháp và tổ chức :
Vốn điều lệ của Công ty là 20 tỷ. Hàng năm Công ty có kế hoạch đầu tư đổi
mới phương tiện.
Nguồn từ phần huy động vốn góp của lái xe và vay ngân hàng. Ba năm qua
Công ty mua mới 34 xe. Tổng số vốn = 15.342.000.000đ.
Với đội hình xe này sẽ đủ tiêu chuẩn tham gia đấu thầu các luồng tuyến do
cục đường bộ Việt Nam tổ chức, sẵn sàng đón nhận tuyến vận tải hành khách quá
cảnh Việt Nam - Trung Quốc khi 2 Nhà nước cho phép, với loại xe thích ứng với
loại khách đặc biệt này.
Công ty cho rà soát lại và có định mức các khoản chi phí sao cho tiết kiệm
nhất để tăng lãi suất kinh doanh, cùng với mạng lưới kinh doanh đã được đổi mới
phát triển. Công ty Cổ phần xe khách Quảng Ninh đã có 1 tổ chức bộ máy quản lý
của Công ty phù hợp với quy mô của 1 Công ty Cổ phần.
.
3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty.
HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất, gồm 7 thành viên. HĐQT bầu ra 1 chủ
tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm trước HĐQT,
giám đốc điều hành là người điều hành cao nhất Công ty.
+ 1 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật giúp việc cho giám đốc phụ trách kỹ
thuật xe máy và xưởng sửa chữa.

+ 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, phụ trách khâu sản xuất kinh doanh
của Công ty, điều hành mọi hoạt động sản xuất của các đoàn xe và các dịch vụ
khác.
Các phòng ban của công ty gồm :
+ Phòng tổ chức LĐTL - hành chính có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ
nhân sự, bố trí sắp xếp tuyển chọn công nhân viên, xét duyệt bình bầu khen
thưởng thi đua và bảo vệ tài sản công ty.
+ Phòng kế toán tài vụ : Quản lý toàn bộ vốn – tài sản của Công ty, tính toán
hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của Công ty, báo cáo cung cấp thông tin kịp
thời và tham mưu cho lãnh đạo Công ty đề ra các biện pháp tốt nhất trong chỉ đạo
sản xuất của Công ty.
+ Phòng kế hoạch vận tải khai thác luồng tuyến đôn đốc và lập kế hoạch sản
xuất, theo dõi sản xuất, tham mưu ký hợp đồng luồng tuyến, bến bãi.
+ Dưới cơ sở sản xuất có 2 đoàn xe chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo
Công ty.
+ 1 phân xưởng sửa chữa chuyên sửa chữa lớn, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ,
cùng cửa hàng đại lý
Các phòng ban, bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành mắt
xích quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty.
4/ Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (sơ đồ 26).
Công ty Cổ phần xe khách Quảng Ninh tổ chức bộ máy kế toán theo mô
hình tập chung, tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh
đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo của lãnh đạo
Công ty. Theo hình thức tổ chức này, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại
phòng kế toán của Công ty, ở các bộ phận đơn vị trực thuộc không có bộ phận kế
toán riêng. Việc hạch toán ở các bộ phận đơn vị này là việc ghi chép, lập các chứng
từ ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ sau đó chuyển các chứng từ về phòng kế
toán. Tại phòng kế toán, căn cứ vào các chứng từ ban đầu của các phần hành để
hạch toán theo chức năg đã định. Nhận rõ được vai trò quan trọng của bộ máy kế
toán mà bộ phận kế toán của Công ty đã được tổ chức như sau:

Phòng kế toán gồm 8 người, mỗi người giữ một chức năng riêng nhưng lại
được thống nhất liên kết chặt chẽ với nhau.
-Kế toán trưởng:là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ
quan pháp luật và có nhiệm vụ giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ
thu nộp, thanh toán nợ, kiểm việc quản lý, sử dụng tài sản , nguồn hình thành tài
sản phát hiện ngăn ngừa vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. Phân tích thông tin
số liệu kế toán tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết
định kinh tế trong Công ty.
-Kế toán phó:làm kế toán tổng hợp theo dõi toàn bộ phần vốn kinh doanh
của Công ty,tham mưu cho Kế toán trưởng.
Các kế toán viên bao gồm:
-Kế toán doanh thu: Phản ánh doanh thu trong từng kỳ báo cáo giúp lãnh đạo
nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua từng thời kỳ
-Kế toán tài sản cố định: ghi chép theo dõi toàn bộ sự biến động tăng giảm
của toàn bộ tài sản trong Công ty, theo dõi trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao
trích được, sửa chữa tài sản cố định, tham mưu cho lãnh đạo sử dụng tốt tài sản cố
định hiện có.
-Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: theo dõi nghiệp vụ thanh toán lương
hàng tháng, lập bảng phân bổ lương.Ngoài ra theo dõi tình hình thu nộp bảo hiểm
xã hội.
-Kế toán thanh toán và công nợ: theo dõi thu chi hàng ngày, ghi chép tình
hình công nợ của các khoản nợ phải thu và nợ phải trả, tạo điều kiện cho Công ty
chủ động vốn trong kinh doanh.
-Kế toán vật tư: ghi chép vật tư nhập xuất và tình hình tồn đọng vật tư trong
kho của Công ty, giúp lãnh đạo biết được tình hình để có hướng cho từng kỳ sản
xuất.
-Kế toán VAT: theo dõi VAT đầu vào và các biểu mẫu, các sổ chi tiết VAT.
-Thủ quỹ: là người trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt của Công ty.
5.Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty.
.Để phù hợp với quy mô, trình độ quản lý và yêu cầu cúa công tác kế toán, Công

ty cổ phần xe khách Quảng Ninh áp dụng hình thức Nhật Ký Chung để tổ
chức công tác kế toán của mình và toàn bộ công tác kế toán được thực hiện
trên máy vi tính .
Thực hiện hình thức sổ Nhật Ký Chung, Công ty tiến hành mở các sổ kế toán:
-Sổ Nhật Ký Chung
-Sổ cái các tài khoản
-Các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các bảng tổng hợp
Trình tự ghi sổ được tiến hành như sau:
Hàng ngày,căn cứ vào chứng từ gốc kế toán nhập số liệu của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vào Sổ Nhật Ký Chung đã được lập sẵn trên máy tính đồng thời
nhập số liệu vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Từ Sổ Nhật Ký Chung, kế toán
phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào các Sổ Cái của từng tài khoản liên
quan. Cuối tháng, kế toán căn cứ số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng
tổng hợp chi tiết phát sinh. Sau khi đối chiếu số liệu giữa Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết, kế toán lập bảng cân đối kế toán và lên báo cáo tài chính.
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12.
Kỳ lập báo cáo tài chính:
Công ty tiến hành lập báo cáo tài chính theo quý.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn
kho.
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XE
KHÁCH QUẢNG NINH.
1/ Đặc điểm và phân loại TSCĐ HH tại công ty:
Công ty cổ phần xe khách Quảng Ninh vói đặc điểm ngành nghề kinh doanh
là vận tải hành khách nên TSCĐ HH của Công ty có giá trị lớn và chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng tài sản. Tính đến hết ngày 31/12/2003 tổng nguyên giá TSCĐ của công
ty là 27.179.841.423VNĐ. Trong đó phần lớn là phương tiện vận tải mà Công ty
mua để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

×