Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của bã cà phê lên sự phát triển của nấm cordyceps militaris

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
------------------o0o------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ CÀ PHÊ LÊN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NẤM Cordyceps militaris

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Văn Hồng Cầm
Sinh viên thực hiện

: Bùi Thị Thúy Kiều

Mã số sinh viên

: 56136304

Khánh Hòa - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------------------o0o------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ CÀ PHÊ LÊN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NẤM Cordyceps militaris

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Văn Hồng Cầm

Sinh viên thực hiện

: Bùi Thị Thúy Kiều

Mã số sinh viên

: 56136304

Khánh Hòa, tháng 7/2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp “NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ
CÀ PHÊ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM Cordyceps militaris” là thành quả từ sự

nghiên cứu hoàn toàn dựa trên cơ sở các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng
dẫn của ThS. Văn Hồng Cầm. Đồ án là thành quả của riêng tôi, không sao chép theo bất
cứ đồ án tương tự nào. Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các
nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo. Mọi sao chép không hợp
lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Khánh Hịa, tháng 7 năm 2018

Sinh viên

Bùi Thị Thúy Kiều

ii


LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian thực tập suốt hai năm tại khu thí nghiệm Cơng nghệ cao –
Trường Đại học Nha Trang, em đã học được rất nhiều kỹ năng và tích lũy được những
kiến thức thực tế quý báu và vô cùng mới mẻ, tiếp thêm động lực để em vững vàng bước
vào đời.
Để đạt thành quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn Cô Văn Hồng
Cầm đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết
Báo cáo tốt nghiệp. Em tỏ lòng biết ơn đến Cô Khúc Thị An đã tạo điều kiện giúp đỡ để
em thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó, em cũng xin cám ơn quý Thầy, Cô của Viện Công
Nghệ Sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt cho em những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong những năm học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của Khu Công nghệ cao – Trường Đại
học Nha Trang đã tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại Trường. Và cảm ơn
các bạn sinh viên Văn Tấn Thành, Nguyễn Thị Hoa sinh viên Khóa 57 ngành Cơng nghệ
Sinh học – Trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài này.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!

iii



TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của bã cà phê lên sự
phát triển của nấm Cordyceps militaris ở các giai đoạn nuôi cáy khác nhau: i) Sự phát
triển hệ sợi C. militaris trong mơi trường agar có bổ sung dịch bã cà phê; ii) Sự phát
triển hệ sợi C. militaris trong môi trường dịch lỏng có bổ sung dịch bã cà phê; iii) Sự
phát triển hệ sợi C. militaris trong môi trường gạo lứt thay thế bã cà phê. Kết quả nghiên
cứu cho thấy khi bổ sung dịch bã cà phê vào môi trường agar và dịch lỏng đều làm ức
chế sự phát triển của hệ sợi nấm C. militaris. Sau 7 ngày nuôi cấy, trên môi trường thạch
PDA bổ sung 30% dịch bã cà phê đường kính hệ sợi nấm C. militaris đạt 16,13 ± 1,13
mm, giảm 1,7 lần so với nghiệm thức đối chứng PDA (0% dịch bã cà phê). Sau 14 ngày
nuôi cấy trong môi trường PDB khối lượng tơ ướt đạt 8.195,97 ± 147,907 mg, cao gấp
1,93 lần so với môi trường PDB bổ sung 20% dịch bã cà phê, và cao gấp 2,05 lần so với
môi trường dịch lỏng chứa 20% dịch bã cà phê. Trên môi trường gạo lứt, tốc độ lan tơ
nấm C. militaris tốt nhất trên nghiệm thức đối chứng (0% bã cà phê), nhưng khi thay
thế bã cà phê ở nồng độ càng cao thì tốc độ lan tơ càng giảm. Khi thu quả thể, khối
lượng quả thể cao nhất trên môi trường gạo lứt (0% bã cà phê) gấp 1,63 lần so với môi
trường gạo lứt thay thế 10% bã cà phê (7,83 ± 1,12 g). Tuy nhiên, chiều dài quả thể cao
nhất khi nuôi cấy C. militaris trên môi trường gạo lứt thay thế 10% bã cà phê (57,56 ±
9,37 mm) nhưng trên môi trường gạo lứt đối chứng (0% bã cà phê) chỉ đạt 44,38 ± 14,93
mm. Đặc biệt, khi nuôi cấy C. militaris trong môi trường gạo thay thế bã cà phê 5 –
10%, quả thể có hiện tượng bị trắng.

iv


MỤC LỤC
Đề mục

Trang


Lời cam đoan ...................................................................................................................ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt đề tài .................................................................................................................. iv
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh mục hình ..............................................................................................................vii
Danh mục bảng ............................................................................................................ viii
Chữ viết tắt và ký hiệu ..................................................................................................... x
Lời mở đầu...................................................................................................................... xi
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ......................................................................................... 1
1.1 Tổng quan về Cordyceps militaris ........................................................................1
1.1.1 Phân loại và mô tả Cordyceps militaris ...................................................... 2
1.1.2 Phân bố ........................................................................................................2
1.1.3 Vòng đời của nấm Cordyceps ......................................................................3
1.1.4 Giá trị của nấm Cordyceps militaris ........................................................... 4
1.1.5 Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến ni trồng nấm C. militaris .................5
1.1.6 Tình hình nghiên cứu về nấm Cordyceps ....................................................7
1.2 Bã cà phê và các phụ phẩm nông nghiệp trong nuôi trồng nấm ......................... 10
1.2.1 Các phụ phẩm nông nghiệp trong nuôi trồng nấm và C. militaris ...........10
1.2.2 Bã cà phê ...................................................................................................11
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP...................................................... 15
2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài ................................................................ 15
2.2 Nguyên liệu, vật liệu nghiên cứu ........................................................................15
2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 16
2.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.4.1 Khảo sát sát sự ảnh hưởng của dịch bã cà phê đến sự phát triển của tơ
nấm C. militaris trên môi trường agar ............................................................... 16
2.4.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của dịch bã cà phê đến sự phát triển của tơ nấm
C. militaris trong môi trường dịch lỏng ............................................................. 17
2.4.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của bã cà phê đến sự phát triển của tơ nấm C.
militaris trên giá thể gạo lứt ...............................................................................17

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 18
v


3.1. Sự ảnh hưởng của dịch bã cà phê đến sự phát triển của tơ nấm C. militaris trên
môi trường thạch .......................................................................................................18
3.2. Sự ảnh hưởng của dịch bã cà phê đến sự phát triển của tơ nấm C. militaris trong
môi trường dịch lỏng .................................................................................................20
3.3. Sự ảnh hưởng của bã cà phê đến sự phát triển của tơ nấm C. militaris trên giá
thể gạo lứt ..................................................................................................................22
3.3.1. Sự lan tơ và nhú mầm quả thể của C. militaris trên giá thể gạo lứt có thay
thế bã cà phê .......................................................................................................22
3.3.2 Sự hình thành quả thể Cordyceps militaris trên giá thể gạo thay thế bằng
bã cà phê .............................................................................................................23
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 18
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 288
Phụ lục ........................................................................................................................... 36
Phụ lục 1: Vật liệu và thành phần môi trường .......................................................... 36
Phụ lục 2: Kết quả thí nghiệm ................................................................................... 40

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Nấm Cordyceps militaris ngồi tự nhiên ........................................................ 1
Hình 1.2: a) Vịng đời của cơn trùng thuộc chi Hepialus; b) Q trình phát triển của
Cordyceps sinensis ............................................................................................... 3
Hình 1.3: Cấu trúc hóa học của cordycepin .................................................................... 4
Hình 1.4: Cấu trúc hóa học của adenosine ...................................................................... 4
Hình 1.5: Hình dạng hệ sợi Cordyceps militaris trên mơi trường PDA .......................... 8

Hình 1.6: Nấm C. militaris trên ký chủ nhộng tằm (B. mori) ......................................... 9
Hình 1.7: Nấm C. militaris trên giá thể gạo lứt................................................................ 10
Hình 1.8: Bã cà phê ....................................................................................................... 13
Hình 2.1: Giống Cordyceps militaris được giữ trong ống thạch nghiêng ..................... 15
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn tốc độ lan tơ của Cordyceps militaris trên môi trường PDA
có bổ sung dịch bã cà phê ở các nồng độ khác nhau .......................................... 18
Hình 3.2: Hình thái hệ sợi Cordyceps militaris trên mơi trường PDA có bổ sung dịch
bã cà phê ở các nồng độ khác nhau .................................................................... 19
Hình 3.3: Hình thái màng sau 14 ngày ni cấy lỏng ................................................... 21
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn khối lượng và chiều dài nấm C. militaris trên môi trường bã
cà phê thay thế gạo ............................................................................................. 24
Hình 3.5: Nấm Cordyceps militaris đến giai đoạn thu hoạch (60 ngày) ....................... 25
Hình 3.6: Quả thể tái phân lập sau khi thu hoạch.......................................................... 26
Phụ lục 1.1: Bã cà phê sau khi sấy ................................................................................ 36
Phụ lục 1.2: Nhộng tằm tươi ......................................................................................... 36
Phụ lục 1.3: Tủ ấm vi sinh ............................................................................................. 37
Phụ lục 1.4: Nồi hấp tiệt trùng....................................................................................... 37
Phụ lục 1.5: Tủ sấy dụng cụ .......................................................................................... 37
Phụ lục 1.6: Cân điện tử ................................................................................................ 39

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại khoa học của Cordyceps militaris ....................................................... 2
Bảng 1.2: Thành phần dinh dưỡng trong bã cà phê ...................................................... 12
Bảng 3.1: Sự ảnh hưởng của dịch bã cà phê đến sự phát triển của tơ nấm Cordyceps
militaris trong môi trường dịch lỏng ..................................................................20
Bảng 3.2: Tốc độ lan tơ và sự hình thành quả thể của C. militaris trên môi trường gạo lứt
thay thế bã cà phê .................................................................................................22

Phụ lục 1.7: Thành phần môi trường thạch ở các nghiệm thức khảo sát sự ảnh hưởng
của dịch bã cà phê đến sự lan tơ của Cordyceps militaris .................................39
Phụ lục 1.8: Thành phần môi trường dịch lỏng ở các nghiệm thức khảo sát sự ảnh
hưởng của dịch bã cà phê đến sự lan tơ của Cordyceps militaris ...................... 39
Phụ lục 1.9: Thành phần môi trường gạo lứt ở các nghiệm thức khảo sát sự ảnh hưởng
của bã cà phê đến sự phát triển của Cordyceps militaris ...................................39
Phụ lục 2.1: Sự ảnh hưởng của dịch bã cà phê đến sự phát triển của tơ nấm C. militaris
trên môi trường agar ........................................................................................... 40
Phụ lục 2.2: Sự ảnh hưởng của dịch bã cà phê đến sự phát triển của tơ nấm C. militaris
trong môi trường dịch lỏng (mg) ........................................................................41
Phụ lục 2.3: Sự ảnh hưởng của bã cà phê đến sự lan tơ nấm C. militaris trong môi
trường gạo lứt .....................................................................................................42
Phụ lục 2.4: Sự ảnh hưởng của bã cà phê đến chiều dài (mm) quả thể nấm C. militaris
trong môi trường gạo lứt .................................................................................... 43
Phụ lục 2.5: Sự ảnh hưởng của bã cà phê đến khối lượng (g) quả thể nấm C. militaris
trong môi trường gạo lứt .................................................................................... 44
Phụ lục 2.6: Bảng xử lý số liệu sự ảnh hưởng của dịch bã cà phê đến sự phát triển của
tơ nấm C. militaris trên môi trường agar............................................................ 45
Phụ lục 2.7: Bảng xử lý số liệu sự ảnh hưởng của dịch bã cà phê đến sự phát triển của
tơ nấm C. militaris trong môi trường dịch lỏng .................................................45
Phụ lục 2.8: Bảng xử lý số liệu sự ảnh hưởng của bã cà phê đến chiều dài (mm) quả
thể nấm C. militaris trong môi trường gạo lứt ................................................... 45
Phụ lục 2.9: Bảng xử lý số liệu sự ảnh hưởng của bã cà phê đến khối lượng (g) quả thể
nấm C. militaris trong môi trường gạo lứt ......................................................... 46

viii


ix



CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
C. militaris : Cordyceps militaris
B. mori

: Bombyx mori

C. sinensis

: Cordyceps sinensis

P. ostreatus : Pleurotus ostreatus (Nấm sị)
G. lucidum

: Ganoderma lucidum (Nấm Linh chi)

PDA

: Mơi trường Potato Dextrose Agar

PDB

: Môi trường Potato Dextrose Broth

SBG

: Môi trường Spent Brewery Grains

PE


: Petroleum ether – ether dầu hỏa

cs

: Cộng sự

x


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cà phê là loại thức uống phổ biến và được rất nhiều người yêu thích.
Lượng cà phê tiêu thụ hàng năm của Việt Nam đạt 1,38kg/ người/ năm (BMI research,
2017). Trên thế giới, ước tính mỗi ngày có khoảng 6,6 triệu tấn cà phê được tiêu thụ và
thải ra ngoài như là chất thải (Pelupessy, 2003). Khi sử dụng làm thức uống, khối lượng
bã thu được gần như tương đương với lượng cà phê đem pha chế vì chúng ta chỉ sử dụng
một lượng nhỏ các chất hòa tan trong cà phê, lượng bã bị vứt đi sẽ góp phần ơ nhiễm
mơi trường. Tuy nhiên, thành phần trong bã cà phê có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá
cao phù hợp cho việc phát triển của cây trồng và nấm ăn.
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu tận dụng nguồn bã cà phê để sản xuất biogas,
diesel, làm phân bón, trồng nấm ăn, bước đầu thu được kết quả khả quan (Blinová và
cs, 2017; Nguyễn Văn Đạt và cs, 2011; Leifa và cs, 2000; Job, 2005; Nguyễn Khởi
Nghĩa và cs, 2015; Chu Thị Bích Phượng và cs, 2012; Ngô Cao Văn, 2010; Vitez và cs,
2016). Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng bã cà phê để nuôi trồng nấm Cordyceps militaris
cịn rất mới mẻ. Chính vì lẽ đó, chúng tơi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng
của bã cà phê lên sự phát triển của nấm Cordyceps militaris” với các mục tiêu sau:
-

Khảo sát sự phát triển hệ sợi Cordyceps militaris trong môi trường agar có bổ sung
dịch bã cà phê.


-

Khảo sát sự phát triển hệ sợi Cordyceps militaris trong mơi trường dịch lỏng có bổ
sung dịch bã cà phê.

-

Khảo sát sự phát triển hệ sợi và sự hình thành quả thể của Cordyceps militaris trên
giá thể gạo lứt có thay thế bã cà phê.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung cho các nghiên cứu về các
ứng dụng các phụ phẩm nông nghiệp trong nuôi trồng Cordyceps millitaris. Cùng với
đó, nghiên cứu góp phần tạo nên nguồn cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng để ni trồng Cordyceps militaris ở
những địa phương có lượng bã cà phê lớn, có thể kể đến một số nơi có sản xuất cà phê
như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai,...
xi


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về Cordyceps militaris
Chi nấm Cordyceps có khoảng 750 lồi được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới,
chủ yếu tìm thấy ở Nam Á, Châu Âu và Bắc Mỹ (Olatunji và cs, 2018). Cordyceps là
một trong những loại dược liệu quan trọng nhất của y học cổ truyền Trung Quốc, nó đã
được sử dụng như một loại thuốc bổ trong các bài thuốc dân gian và còn được dùng
nhiều trong y học hiện đại (Das và cs, 2010). Nấm Cordyceps được biết đến nhiều nhất
hiện nay là Cordyceps sinensis và Cordyceps millitaris (Liang, 2007).


Hình 1.1: Nấm Cordyceps militaris ngoài tự nhiên

(Nguồn: />Nấm Cordyceps sinensis (hoặc gọi là Ophiocordyceps sinensis), một loại nấm ký
sinh khó tìm kiếm ở tự nhiên với các chức năng dược lý tiềm năng và được nhiều cơng
trình cơng bố có khả năng chống ung thư, miễn dịch, chống oxy hóa, tăng cường sinh
lý, kháng viêm (Chen và cs 2013; Chiu và cs, 2016). Loài nấm này vẫn đang được nghiên
cứu phân lập và nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để giảm bớt áp lực đối với nhu cầu
nấm tự nhiên; đồng thời xác định các hợp chất mới lạ (Chen và cs 2013; Chiu và cs,
2016). Tuy nhiên, loài nấm Cordyceps militaris (Hình 1.1) chứa các hợp chất hóa học
tương tự như của C. sinensis nhưng có thể dễ dàng nuôi trồng trong môi trường nhân
tạo với quy mô lớn (Dong và cs, 2012; Li N. và cs, 1995; Li S.P. và cs, 2006).

1


1.1.1 Phân loại và mô tả Cordyceps militaris
Cordyceps militaris, một loài nấm ký sinh trên bướm và sâu bướm, thuộc lớp
nấm túi, thuộc họ Cordycipitaceae (Bảng 1.1), có khả năng hình thành quả thể kéo dài
từ cơ thể ấu trùng của côn trùng hoặc nhộng (Buenz và cs, 2005; Paul và cs, 2008)
Bảng 1.1: Phân loại khoa học của Cordyceps militaris (Kobayasi, 1982)

Giới (Kingdom):

Fungi

Ngành (Division):

Ascomycota (Nấm túi)


Ngành phụ (Subdivision):

Pezizomycotina

Lớp (Class):

Sordariomycetes

Bộ (Order):

Hypocreales

Họ (Family):

Cordycipitaceae

Chi (Genus):

Cordyceps

Lồi (Species):

Cordyceps militaris (Đơng trùng hạ thảo)

Nấm Cordyceps militaris, nấm ký sinh trên côn trùng, quả thể nấm màu cam với
chiều dài 8 – 10 cm. Phần đầu quả thể trịn, có các đốm màu cam sáng. Các nang bào tử
dài 300 – 510 µm, rộng 4 µm. Các bào tử nang hình sợi, khơng màu và phân đoạn có
kích thước 3,5 – 6 × 1 – 1,5 µm. Các bào tử nang sẽ bị đứt ra và nảy chồi tạo thành các
bào tử thứ cấp khi chúng ở trong điều kiện không thuận lợi (Nguyễn Thị Liên Thương
và cs, 2016).

1.1.2 Phân bố
Nấm Cordyceps militaris thường được tìm thấy vào mùa hè ở một số cao nguyên
với độ cao từ 3500 – 5000 m so với mặt nước biển. Hiện nay, đã phát hiện hơn 700 loài,
phân bố ở nhiều nơi như Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và phổ biến tại các vùng cao nguyên
ở vùng Tây Tạng, Tứ xuyên, Cam Túc, Vân Nam (Olatunji và cs, 2018; Paul và cs,
2008). Trong đó, ở Trung Quốc tìm thấy khoảng 90 loài nấm thuộc chi Cordyceps và
Hàn Quốc có khoảng 25 lồi (Che và cs, 2004).
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy được một số lồi đơng trùng hạ
thảo (Cordyceps nutans, Cordyceps gunni, Cordyceps militaris, Cordyceps martialis
2


Speg., Cordyceps sinensis, Cordyceps sobolifera,… ) phân bố ở nhiều địa điểm khác
nhau như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Ninh Bình, Hà Tĩnh,… (Đái Duy Ban và cs,
2009; Trịnh Tam Kiệt, 1996; Phạm Quang Thu, 2009).
1.1.3 Vòng đời của nấm Cordyceps

Côn trùng
trưởng thành
Nhộng

Sự phát triển của ĐTHT
Trứng

Lây nhiễm sâu
Sâu sau 3 - 5 lần lột xác

ĐTHT trưởng thành
Sâu sau 5 lần lột xác


Sâu non

Phun bào tử

Sâu sau 3 lần lột xác

Hình thành bào tử

Hình 1.2: a) Vịng đời của cơn trùng thuộc chi Hepialus; b) Q trình phát triển của
Cordyceps sinensis

(Nguồn: />earch_of_the_artificial_cultivation_of_Ophiocordyceps_sinensis_in_China/figures)
Vịng đời nấm Cordyceps (Hình 1.2), lồi nấm ký sinh trên các ấu trùng sâu (ấu
trùng của bướm hoặc một số lồi cơn trùng khác), bắt đầu từ ấu trùng sâu non, sâu trưởng
thành hoặc các lồi cơn trùng khác ăn phải bào tử nấm hay bằng một phương thức lây
nhiễm nào đó từ bên ngồi vào trong cơ thể của chúng. Từ bào tử hình thành các ống nảy
mầm có các thể bám, các ống này tiết ra các enzyme (lipase, chitinase, protease) làm tan
vỏ ngoài của ký chủ và xâm nhập vào bên trong cơ thể. Hệ sợi nấm sử dụng dinh dưỡng
trong cơ thể vật chủ để phát triển hệ sợi dày đặc. Sau đó, hệ sợi dày đặc sẽ sinh ra một
nhóm độc tố để giết chết vật chủ, giai đoạn này thường diễn ra vào mùa đông. Đến mùa
hè, vật chủ chết, nấm chuyển sang pha hoại sinh, lúc này chúng tiếp tục phát triển và mọc
ra quả thể thường nhìn thấy như ngọn cỏ có màu vàng nhạt, màu da cam. Thời gian này
kéo dài từ 2 – 3 tháng, quả thể phát triển và hình thành bào tử phát tán đi khắp nơi (Kamble
và cs, 2012; Kobayasi, 1982; Zheng và cs, 2011).
3


1.1.4 Giá trị của nấm Cordyceps militaris
a. Giá trị dược liệu
Trong quả thể của nấm C. militaris có chứa 17 loại acid amin khác nhau, các

nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Nấm C. militaris chứa các chất có hoạt tính sinh
học được nhiều người quan tâm như cordycepin, adenosine, hydroxyethyl – adenosine.
Ngồi ra, nấm Cordyceps cịn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g nấm chứa 0,12 g
vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C và cịn có cả vitamin B2,
vitamin E, vitamin K...) (Holliday và cs, 2004).
Hoạt chất quyết định chất lượng của C. militaris là cordycepin và adenosine.
Cordycepin (Hình 1.3), hoạt chất sinh học được tách chiết từ quả thể và sợi nấm
của chi Cordyceps, được sử dụng rộng rãi trong nền y học hiện đại (Bawadekji và cs,
2016). Trong y học, cordycepin có tác dụng kháng vi sinh vật, kháng ung thư, ngừa di
căn và điều hòa miễn dịch (Das và cs, 2010; Ohta và cs, 2007). Hàm lượng cordycepin
có trong quả thể nấm C. militaris ngoài tự nhiên là 2,65 mg/g (Lo và cs, 2013).
Adenosine (Hình 1.4) chứa nhiều bên trong quả thể của các lồi nấm thuộc chi
Cordyceps, có tác dụng trong lưu thơng mạch vành và điều hịa máu (Wang và cs, 2012).
Hàm lượng adenosine thu nhận được từ C. militaris ngoài tự nhiên là 2,45 ± 0,03 mg/g
(Masuda và cs, 2006; Shashidhara và cs, 2013).

Hình 1.3: Cấu trúc hóa học của cordycepin

Hình 1.4: Cấu trúc hóa học của adenosine

(Nguồn:

(Nguồn:

/>
/>
product/sigma/c3394?lang=en®ion=

substance/adenosine267245861711?lan


VN)

g=en®ion=VN)
4


Tuy nhiên, cách chế biến nấm C. militaris cũng làm ảnh hưởng đến giá trị dược
liệu vốn có của nấm. Năm 2015, Li và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của việc nấu ăn đến giá trị của adenosine và cordycepin, qua đó đã đưa ra kết luận: hàm
lượng của adenosine bị giảm mạnh khi nấu ở nhiệt độ từ 500C trở lên, nhưng hàm lượng
cordycepin không bị ảnh hưởng bởi nhiệt trong giới hạn khảo sát (0 – 1200C).
b. Giá trị dinh dưỡng
Ở các nước Đông Nam Á (Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc,.. ) sinh khối của
nấm Cordyceps militaris sử dụng như thực phẩm trong các món hầm, súp, trà,... để bồi
bổ sức khỏe; hoặc sử dụng làm thuốc ở các dạng như nước uống, viên nhộng, rượu... để
duy trì chức năng thận, phổi, chống lão hóa, điều hịa giấc ngủ, viêm phế quản mãn tính.
Lượng an tồn ít hơn 2,5 g/kg thể trọng (Che, 2003; Das và cs, 2010).
Hiện nay có hơn 30 loại sản phẩm chức năng từ C. militaris được ưa chuộng trên
thị trường (Huang và cs, 2017). Những sản phẩm được sử dụng cho các nhóm đối tượng
như: người trẻ tuổi, người già, phụ nữ mang thai, những người bị mất cân bằng dinh
dưỡng… Nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia,.. vẫn đang tiếp tục nghiên
cứu và phát triển các sản phẩm thực phẩm chức năng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của
con người (Zhou và cs, 2009).
1.1.5 Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến nuôi trồng nấm Cordyceps militaris
-

Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành quả thể trong nuôi

cấy nấm C. militaris. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng nhiệt độ 18 – 220C là tối ưu

cho sự sinh trưởng sinh khối nấm C. militaris, quá trình này sẽ giảm mạnh khi nhiệt độ
lớn hơn 250C (Gao và cs, 2000; Sung và cs, 2002; Phạm Quang Thu và cs, 2011). Ở
Việt Nam, Phạm Thị Lan và cs (2016) đã cho rằng nhiệt độ thích hợp đối với C. militaris
trên ký chủ nhộng tằm từ 240C – 260C, và cho hàm lượng cordycepin cao hơn khi nuôi
nấm ở nhiệt độ khác.
-

Ảnh hưởng của pH
Các nghiên cứu về điều kiện pH khi nuôi cấy C. militaris đã đưa ra kết luận hệ

sợi nấm sinh trưởng khá mạnh trong điều kiện môi trường pH trong khoảng 6 – 7 (Cha
và cs, 2006; Phạm Quang Thu và cs, 2011). Tuy nhiên hệ sợi nấm sinh trưởng tốt nhất
5


là ở cơng thức mơi trường có pH = 6,5. Đây sẽ là điều kiện pH được lựa chọn cho môi
trường trong giai đoạn nhân giống nấm Cordyceps militaris (Nguyễn Thị Hậu, 2014).
Trong môi trường dịch lỏng pH thấp hơn sẽ phù hợp cho sự phát triển của Cordyceps
militaris, tối ưu ở pH 5,5 cho các chủng M, N, G. Tuy nhiên, khoảng pH của các chủng
nấm rộng và chúng vẫn có thể phát triển tốt trong các pH khảo sát (Văn Hồng Cầm và
Khúc Thị An, 2017).
-

Ảnh hưởng của độ thống khí và độ ẩm
Độ thống khí tốt kích thích sự sinh trưởng của tơ nấm và sinh khối nấm. Các

nghiên cứu cho thấy việc sử dụng màng bao HFM (hydrophobic fluoropore Membrane)
cho kết quả tốt nhất về hiệu suất quả thể nấm C. militaris (Zhang và cs, 2010). Khoảng
ẩm độ thích hợp cho nấm C. militaris dao động từ 70 – 90%, tương đương với độ ẩm
khơng khí trong tự nhiên sẽ phù hợp cho việc hình thành quả thể. Do đó, cần duy trì độ

ẩm bằng máy phun ẩm với nguồn nước sạch khuẩn trong phịng ni.
-

Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng
Trong điều kiện khơng có ánh sáng, việc hình thành quả thể bị ức chế (Gao và

cs, 2000). Đối với C. militaris, đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng lên
quả thể nấm trên môi trường gạo lứt và trên nhộng tằm ở các ánh sáng khác nhau và các
loại nguồn sáng khác nhau (Hong và cs, 2010; Phạm Thị Lan và cs, 2016; Vũ Thái Thân,
2017). Năm 2013, Dong và cộng sự cho rằng C. militaris tạo quả thể dưới ánh sáng hồng
có kích thước lớn hơn và hàm lượng cordycepin cao hơn ánh sáng xanh dương hoặc đỏ.
Cần phải thiết kế các chế độ chiếu sáng thích hợp trong phịng nuôi (500 – 1000 lux) ở
điều kiện nhân tạo đối với nấm C. militaris.
-

Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Theo Phạm Quang Thu và cộng sự (2011), môi trường dinh dưỡng PDA có bổ

sung thêm 10% nhộng tằm thích hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của nấm C.
militaris. Một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sự phát triển
của chủng nấm Cordyceps militaris trong điều kiện in vitro vào năm 2016, Trịnh Thị
Xuân và cộng sự đã thực hiện bằng phương pháp cấy khoanh nấm có đường kính 1 cm
vào giữa đĩa mơi trường và đặt ở nhiệt độ 250C trong điều kiện sáng tối xen kẽ, và đưa
ra kết quả sau 7 ngày nuôi cấy, môi trường SDAY1 (Sabouraud Dextrose Agar Yeast)
và SDAY3 (Sabouraud Dextrose Agar Yeast có thêm khống chất) là mơi trường ni
cấy nấm C. militaris cho đường kính khuẩn lạc phát triển tốt nhất.
6


1.1.6 Tình hình nghiên cứu về nấm Cordyceps

a. Nghiên cứu về dược tính của Cordyceps militaris
Theo y học cổ truyền Đông Á, từ xưa con người đã sử dụng Cordyceps militaris
để chữa trị các bệnh như suy nhược thần kinh, chữa ho, bổ tinh khí, chữa đau lưng, bổ
thận. Dùng với liều lượng 6 – 12 gam với hình thức ngâm rượu (Đỗ Tất Lợi, 1977).
Đối với y học hiện đại, tình hình nghiên cứu về dược tính của Cordyceps militaris
được các nhà khoa học quan tâm và đã có nhiều công bố về giá trị dược liệu rất quan
trọng trong hỗ trợ điều trị một số loại bệnh ung thư như:
Dịch chiết nấm Cordyceps militaris bằng nước ấm có tác dụng kìm hãm sự phát
triển của dịng tế bào ung thư máu ở người bằng cách gây ra hiện tượng tự chết của các
tế bào thông qua sự hoạt hoá enzym caspase-3 (Lee và cs, 2006).
Đái Duy Ban và cộng sự (2009) đã nghiên cứu tác dụng của nấm Cordyceps ở
Việt Nam, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh virus, ung thư, HIV/AIDS, đái tháo đường
và suy giảm tình dục.
Theo thí nghiệm của Reis và cộng sự (2013), chiết xuất methanol từ C. militaris
làm ức chế quá trình peroxy hóa lipid, làm giảm năng lượng và loại bỏ các gốc tự do.
Ngồi ra, cịn phát hiện chiết xuất này có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh.
Cuối cùng, C. militaris chiết xuất đã có thể ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung
thư MCF – 7 (vú), NCI – H460 (phổi), HCT – 15 (ruột kết) và HeLa (cổ tử cung) (Reis
và cs, 2013). Ở Việt Nam, tác giả Đoàn Minh Quân và cộng sự (2014) cho biết ergosterol
dạng tinh thể và dạng cao PE được tách chiết từ sinh khối nấm Cordyceps spp. có khả
năng ức chế sự phân chia trên dịng tế bào ung thư MCF – 7 (vú).
Năm 2015, Zhang và cộng sự đã phân tích tác dụng của cordycepin lên khối u ác
tính của người, kết quả cho thấy cordycepin có khả năng ngăn chặn sự di căn của khối
u ác tính trên đối tượng thử nghiệm (ung thư da). Tác dụng của cordycepin lên sự ức
chế phát triển khối u sẽ phụ thuộc vào các giai đoạn, liều lượng và loại ung thư (Zhang
và cs, 2015).
b. Nghiên cứu về ni cấy Cordyceps militaris
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh được tác dụng hữu hiệu của
nấm đơng trùng hạ thảo, nhưng nấm ngồi tự nhiên rất ít so với nhu cầu tiêu dùng ngày
7



càng cao của con người. Do đó, lồi nấm này được các nhà khoa học quan tâm và nghiên
cứu rất nhiều về quy trình, mơi trường và các điều kiện thích hợp để ni trồng trên mơi
trường nhân tạo từ quy mơ phịng thí nghiệm đến quy mơ sản xuất với số lượng lớn.
Việc nuôi trồng nấm C. militaris đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam,… Một số nghiên cứu về môi trường nuôi
cấy C. militaris ở các giai đoạn như sau:
Phạm Quang Thu và cộng sự (2011) đã thực hiện nghiên cứu bổ sung nhộng tằm
vào môi trường PDA (Potato dextrose agar), kết quả cho thấy hệ sợi phát triển tối ưu nhất
khi bổ sung 10% nhộng tằm vào PDA. Tuy nhiên, Yahagi và cộng sự, (2004) cũng chỉ ra
rằng môi trường dinh dưỡng trên agar không phù hợp cho việc sản xuất nấm Cordyceps
militaris vì tốc độc phát triển rất thấp. Vì vậy một đơn vị ở Malaysia đã thực hiện nghiên
cứu tối ưu hóa mơi trường agar để chọn ra môi trường phát triển tối ưu cho nấm ở giai đoạn
nhân giống đầu tiên, môi trường PDA có bổ sung chiết suất mạch nha với nồng độ 6 g/l, có
thể rút ngắn được thời gian nuôi cấy được 5 ngày so với PDA (Othman và cs, 2015). Năm
2017, Văn Hồng Cầm và cộng sự – trường Đại học Nha Trang, đã thực hiện nghiên cứu về
sự ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển Cordyceps militaris trên môi
trường agar và môi trường dịch lỏng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tơ nấm phát triển tốt
nhất trên môi trường PDA, SPDA (Sweet-potato dextrose agar), PBD (Potato dextrose
broth), SPDB (Sweet-potato dextrose broth).

Hình 1.5: Hình dạng hệ sợi Cordyceps militaris trên môi trường PDA
(Nguồn: Bùi Thị Thúy Kiều, 2018)

8


Nhiều đơn vị khác đã dùng các loại nhộng và sâu khác nhau để làm môi trường nuôi
cấy nấm C. militaris, nhưng thường chọn nhộng tằm Bombyx mori (Chen và cs, 2002; Hong

và cs, 2010; Lee và cs, 2001; Ohta và cs, 2007; Thân, 2017). Đối với sự hình thành quả thể
từ ký chủ nhộng tằm, phương pháp gây nhiễm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển
tơ nấm và hình thành quả thể. Theo kết quả của Hong và cộng sự (2010) khi tiêm 75 µL
dịch ni cấy vào nhộng tằm (B. mori) với mật độ 2 105 CFU bào tử/ml cho tỷ lệ số nhộng
tằm được gây nhiễm thành công đạt 98%, khi nuôi ở điều kiện ánh sáng 500 lux chiều dài
quả thể đạt 69,5 ± 3,95 mm, số lượng quả thể đạt 3,5 ± 1,29 quả thể; Với cường độ 1000
lux, chiều dài quả thể 69,7 ± 7,99 mm, số lượng quả thể đạt 4,8 ± 2,92 quả thể.

Hình 1.6: Nấm C. militaris trên ký chủ nhộng tằm (B. mori)

(Nguồn: Vũ Thái Thân, 2017)
Ngoài ra, Vũ Thái Thân (2017) đã cấy tơ trực tiếp vào ký chủ nhộng tằm, nuôi ở
cường độ ánh sáng 800 lux và cho kết quả: chiều dài quả thể đạt 43,1 ± 2,07 mm, số lượng
quả thể đạt 1,225 ± 0,48 quả thể; còn đối với phương pháp tiêm dịch nuôi cấy, chiều dài
quả thể chỉ đạt 18,65 ± 1,35 mm, số lượng quả thể 3,85 ± 0,66 quả thể.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đã nghiên cứu và ni cấy thành công quả thể nấm C.
militaris trên môi trường gạo lứt (Văn Hồng Cầm và cs, 2017; Choi và cs, 1999; Sung
và cs, 2002). Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Hằng và cộng sự (2017) đã nghiên cứu
thành công môi trường nuôi trồng nấm Cordyceps militaris trên giá thể tổng hợp và
nhộng tằm. Trong các môi trường thử nghiệm, môi trường gạo lứt tổng hợp (30g gạo lứt
9


+ 4% bột nhộng khơ, 50ml dịch khống (100ml/l nước dừa + 200g/l khoai tây + 1g/l
vitamin B1 + 0,5 g/l MgSO4.7H2O + 0,25g/l KH2PO4)) cho kết quả tốt nhất (Nguyễn
Thị Minh Hằng và cs, 2017). Ngoài ra, Lim và cộng sự, (2012) đã chứng minh rằng khi
sử dụng hạt kê và hạt đậu nành làm môi trường rắn để nuôi cấy nấm C. militaris, hàm
lượng adenosine tăng và hàm lượng cordycepin cũng cao hơn so với môi trường gạo lứt.
Hơn nữa, Xie và cộng sự, (2009) đã bổ sung gạo lứt, lúa mạch và đậu nành vào môi trường
nuôi cấy thích hợp để thay thế cơn trùng.


Hình 1.7: Nấm C. militaris trên giá thể gạo lứt
(Nguồn: Bùi Thị Thúy Kiều, 2018)

1.2 Bã cà phê và các phế phẩm nông nghiệp trong nuôi trồng nấm
1.2.1 Các phụ phẩm nông nghiệp trong nuôi trồng nấm và Cordyceps militaris
Các phế phẩm nông nghiệp ngày càng nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày
càng nghiêm trọng, do đó các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu nhằm sử
dụng các phế phẩm nông nghiệp vào các lĩnh vực như năng lượng, ni trồng nấm, phân
bón hữu cơ,... để giảm sự áp lực về chất thải nông nghiệp đến môi trường.
Trong lĩnh vực trồng nấm, nấm được trồng chủ yếu trên mùn cưa và vỏ hạt bông
nhưng nhu cầu về lượng mùn cưa và vỏ hạt bông ngày càng tăng, khiến người trồng nấm
10


thương mại gặp khó khăn. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu sử dụng các
phế phẩm nông nghiệp để trồng nấm. Lee và cộng sự (1997) đã sử dụng vỏ tỏi trên mơi
trường có cám gạo thay thế mùn cưa để ni trồng nấm sị Pleurotus ostreatus. Ngồi
ra, Itelima (2011) đã dùng lõi ngơ làm giá thể trồng nấm sò P. ostreatus thay cho mùn
cưa; kết quả cho thấy khi dùng lõi ngô làm giá thể nuôi trồng nấm sò P. ostreatus cho
năng suất cao hơn so với mùn cưa. Một báo cáo khác, Yang và cộng sự (2013) đã sử
dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp bao gồm rơm rạ, rơm lúa mì bổ sung cám lúa mì và
vỏ hạt bơng với nhiều tỷ lệ khác nhau để ni trồng thử nghiệm nấm sị P. ostreatus.
Khi bổ sung cám lúa mì và vỏ hạt bơng vào rơm rạ hoặc rơm lúa mì có thể rút ngắn
chiều dài quả thể và mở rộng đường kính mũ nấm – đặc điểm nấm được thị trường ưa
chuộng. Năm 2014, Ueitele và cộng sự đã dùng lõi ngô thay thế mùn cưa để nuôi trồng
nấm Linh chi (Ganoderma lucidum); kết quả, lõi ngơ có tiềm năng làm giá thể thay thế
mùn cưa trong ni trồng nấm Linh chi.
Ngồi ra, chi phí sản xuất C. militaris cao dẫn đến thành sản phẩm đắt, do đó một
số đơn vị đã nghiên cứu ni cấy Cordyceps militaris bằng phế phụ phẩm trong nông

nghiệp nhằm giảm bớt chi phí sản xuất C. militaris và giảm tải áp lực chất thải nông
nghiệp với môi trường. Báo cáo đầu tiên về hướng nghiên cứu này, hệ sợi và quả thể
nấm Cordyceps militaris được nuôi trên môi trường bã sau khi lên men bia (SBG – Spent
Brewery Grains) và lúa mạch đen, kết quả là hàm lượng cordycepin đạt 10,42mg/g khi
nuôi chủng CM2 trên môi trường 50% SBG (Gregori, 2014). Ngoài ra, Lin và cộng sự
(2016) cũng đã nghiên cứu nuôi cấy Cordyceps militaris bằng các loại phụ phẩm nông
nghiệp khác nhau như: vỏ hạt bông, vụn lõi ngô, mùn cưa cây dương, bã cơ chất trồng
nấm kim châm Flammulina velutipes và mang lại kết quả khả quan: sử dụng vỏ hạt bông
và vụn lõi ngô làm giá thể cho hàm lượng adenosine và cordycepin cao có thể dùng để
thay thế cho môi trường gạo lứt.
1.2.2 Bã cà phê
Cà phê, thức uống phổ biến và được ưa thích ở nhiều quốc gia, có tác dụng kích
thích hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và ngăn chặn quá trình lão hóa. Với 500.000
ha đất trồng cà phê, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới (Tam, 2013).
Hàng năm, Việt Nam sản xuất trên 1 triệu tấn hạt cà phê. Năm 2017, sản lượng cà phê
của Việt Nam đạt 1,77 triệu tấn (ICO, 2018).
11


Ước tính mỗi ngày có khoảng 6,6 triệu tấn cà phê được tiêu thụ trên thế giới
(Pelupessy, 2003). Khi sử dụng làm thức uống, khối lượng bã vứt đi gần như tương
đương với lượng cà phê đem pha chế vì chúng ta chỉ sử dụng một lượng nhỏ các chất
hòa tan trong cà phê như cafein, acid cafetinic, tanin, đường và chất béo. Lượng bã cà
phê bị vứt đi có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao phù hợp cho việc phát triển của
cây trồng và nấm ăn (Bảng 1.2) (Leifa và cs, 2005).
Bảng 1.2: Thành phần dinh dưỡng trong bã cà phê (Leifa & Soccol, 2005)

Thành phần

g/100g mẫu


Nước

4 – 12

Chất béo

12,5 – 17,9

Đạm

11 – 19

Cafein

0–2

Acid cafetanic

8–9

Tanin

2

Tinh bột

5 – 23

Dextrin


1

Đường

5 – 10

Cellulose

10 – 20

Hemicellulose

20

Tro

2,5 – 4,5

Hiện nay, lượng bã cà phê đã và đang được nghiên cứu rất nhiều như được tái
chế thành nhiên liệu sinh học (Blinová và cs, 2017; Nguyễn Văn Đạt và cs, 2011); phân
hữu cơ (Nguyễn Khởi Nghĩa và cs, 2015); dùng làm giá thể trồng nấm (Linh chi, nấm
sò,..) - mang lại nhiều kết quả khả quan (Leifa và cs, 2000; Chu Thị Bích Phượng và cs,
2012; Ngô Cao Văn, 2010).
Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đạt và cộng sự (2011) đã tổng hợp diesel sinh học từ
bã cà phê, mang lại kết quả khả quan và được cơng bố trên tạp chí Khoa học của trường
Đại học Cần Thơ. Gần đây, Liu và cộng sự (2017) đã nghiên cứu phương pháp thẩu thấu
trực tiếp từ bã cà phê để thu được diesel sinh học thay thế cho phương pháp chiết dung
môi để thu dầu cà phê sau đó mới chuyển thành dầu diesel sinh học như những nghiên
cứu trước đó đã thực hiện. Kết quả, tỉ lệ chuyển đổi dầu diesel sinh học đạt 98,61% trọng

12


lượng. Bên cạnh đó, đơn vị khác đã thực hiện đề tài sử dụng bã cà phê để sản xuất biogas
nhằm giảm lượng chất thải từ bã cà phê (Vitez và cs, 2016). Ngoài ra, Nguyễn Khởi
Nghĩa và cộng sự (2015) đã sử dụng hỗn hợp bã cà phê và vỏ trứng để bón cho cây đậu
bắp (Abelmoschus esculentus MOENCH) và dinh dưỡng đất trong điều kiện nhà lưới,
qua đó đưa ra kết luận – bón 5% hỗn hợp bã cà phê và vỏ trứng giúp đậu bắp phát triển
khỏe mạnh và cho năng suất đạt 161,02 g/cây cao hơn gấp 4 lần so với đối chứng.

Hình 1.8: Bã cà phê

(Nguồn:
/>Về lĩnh vực trồng nấm, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu sử dụng bã cà phê
để nuôi trồng một số loại nấm như: Chu Thị Bích Phượng và cộng sự, (2012) đã nghiên
cứu khả năng trích ly dầu từ bã cà phê và sử dụng bã cà phê làm cơ chất trồng nấm
Ganoderma lucidum, thí nghiệm này cho kết quả tốt hơn so với môi trường đối chứng
về khả năng lan tơ, tốc độ hình thành và phát triển quả thể. Bên cạnh đó, Ngơ Cao Văn
(2010) đã nghiên cứu ni trồng nấm sị Pleurotus spp. trên cơ chất bổ sung bã cà phê
– kết quả cho thấy việc bổ sung 25% bã cà phê vào giá thể mang lại kết quả khả thi, có
thể áp dụng vào sản xuất. Tại Hàn Quốc, tác giả Choi đã bổ sung 1% bã cà phê vào môi
trường nuôi cấy, cho thấy độ tăng trưởng của sợi nấm cao gấp 2,5 lần so với nuôi cấy
đối chứng, điều này cho thấy bã cà phê là chất kích thích tuyệt vời cho sự phát triển của
sợi nấm P. eryngii (Choi và cs, 2012). Theo kết quả của Leifa và cộng sự, bã cà phê

13


×