Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

PHƯƠNG PHÁP LẬP KIỂM TRAVÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.32 KB, 21 trang )

PHƯƠNG PHÁP LẬP KIỂM TRAVÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ
TOÁN
I.Phương pháp lập và trình bày bảng cân đối kế toán
1.Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán.
Để lập bảng cân đối kế toán cần căn cứ vào các tài liệu chủ yếu sau
-Bảng cân đối kế toán ngày 31-12 năm trước
-Sổ Cái TK tổng hợp và TK phân tích .
-Bảng đối chiếu số phát sinh và các tài liệu có liên quan.
2.Phương pháp lập và trình bày bảng cân đối kế toán.
Cột số đầu năm căn cứ vào số liệu ở cột số cuối kì trên bảng cân đối kế toán
ngày 31-12 năm trước.
Cột số cuối năm được lập như sau;
a.Phần Tài sản
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị tài
sản lưu động (TSLĐ) và các khoản đầu tư ngắn hạn có đến thời điểm lập báo cáo.
Đây là những loại tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thường là trong vòng 1
năm hoặc một chu kì kinh doanh.
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn bao gồm: vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn,
các khoản phải thu, giá trị tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí
sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán và TSLĐ khác.
I.Tiền: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ tiền hiện có của doanh nghiệp
bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Số liệu ghi vào phần này
căn cứ vào số dư Nợ cuối kì TK 111, 112, 113.
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị
của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau khi đã trừ dự phòng giảm giá) bao
gồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư chứng khoán ngắn hạn khác. Các
khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong phần này là các khoản đầu tư có thời
hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong một chu kì kinh doanh. Số liệu để vào chỉ
tiêu này là số dư Nợ TK 121, 128 và số dư Có cuối kì của TK 129.
III.Các khoản phải thu: là những khoản khách hàng còn nợ doanh nghiệp và
các khoản phải thu khác. Đây là những khoản mà doanh nghiệp thực sự có khả


năng thu được và được tính bằng tổng số dư Nợ cuối kì của các TK 131 “Phải thu
khách hàng”, TK 133 “ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”, TK136 “Phải thu nội
bộ”, TK1388 “Phải thu khác”, TK 337 “Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng”, TK331 “Ứng trước cho nhà cung cấp”, trừ đi số dư Có trên TK 139 “
Dự phòng phải thu khó đòi”.
IV.Hàng tồn kho: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá vốn của các loại vật tư,
hàng hoá hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(giá trị sau khi đã trừ dự phòng giảm giá ở thời điểm báo cáo)
Số liệu để tính chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ cuối kì của các TK151 “Hàng
mua đang đi đường”, TK 152 “ Nguyên vật liệu”, TK 153 “ Công cụ dụng cụ”, TK
154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK155 “Thành phẩm”, TK 156 “Hàng
hoá”, TK 157 “Hàng gửi bán” trừ đi số dư Có trên TK 159 “Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho”
V.TSLĐ khác: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các loại TSLĐ khác chưa được
phản ánh trong các chỉ tiêu trên. Số liệu để tính chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ
trên TK 141 “Tạm ứng”, TK1421 “Chi phí trả trước”, TK 1422 “Chi phí chờ kết
chuyển”, TK 1381 “ Tài sản thiếu chờ xử lí” và TK 144 “Cầm cố, kí quỹ, kí cược
ngắn hạn”.
VI.Chi sự nghiệp: phản ánh các chỉ tiêu thuộc nguồn kinh phí chưa được
duyệt bao gồm cả chi năm trước và chi năm nay. Số liệu căn cứ vào số dư Nợ TK
161 mà chi tiết là TK 1611 và TK 1612.
B.TSCĐ và đầu tư dài hạn: là chỉ tiêu tổng quát phản ánh toàn bộ giá trị còn
lại của TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở
dang, các khoản kí quỹ, kí cược dài hạn và chi phí trả trước dài hạn của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo.
I.TSCĐ: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ
hữu hình, TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình được phản ánh theo cả nguyên
giá và giá trị hao mòn. Số liệu ghi trên các chỉ tiêu này ở phần nguyên giá là số dư
Nợ cuối kì trên sổ Cái TK 211, TK212, TK 213 còn phần hao mòn là số dư Có
trên sổ Cái TK 214 được chi tiết theo các TK cấp 2 là TK 2141, TK 2142, TK

2143.
II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: bao gồm các khoản đầu tư cổ phiếu,
trái phiếu dài hạn, đầu tư liên doanh, thuê TSCĐ dài hạn có thời gian thu hồi trên 1
năm. Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thực của các khoản đầu tư dài hạn. Số liệu để
ghi vào bảng cân đối kế toán là tổng số dư Nợ cuối kì của các TK 221 “Đầu tư
chứng khoán dài hạn”, TK 222 “ Góp vốn liên doanh”, TK 228 “Đầu tư dài hạn
khác” trừ đi số dư Có cuối kì TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”
III.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị
TSCĐ đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao hoặc chưa quyết toán. Số liệu
ghi vào chỉ tiêu xây dựng cơ bản dở dang là số dư Nợ cuối kì trên sổ Cái Tk 241 “
Xây dựng cơ bản dở dang”
IV.Các khoản kí quỹ, kí cược dài hạn: phản ánh các khoản tiền doanh nghiệp
đem kí quỹ, kí cược dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi trên chỉ tiêu này là
số dư Nợ trên sổ Cái TK 244 “ Kí quỹ, kí cược dài hạn”.
V.Chi phí trả trước dài hạn: phản ánh số chi phí đã thực sự chi ra nhưng có
quy mô lớn và liên quan đến nhiều kì kinh doanh nên chưa được tính hết vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kì báo cáo mà phải phân bổ trong nhiều kì. Số liệu
ghi vào bảng cân đối kế toán là số dư Nợ trên sổ Cái TK242 “ Chi phí trả trước dài
hạn”.
Tổng cộng phần Tài sản: phản ánh tổng giá trị thuần hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm TSCĐ,TSLĐ và các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn, dài hạn.
b.Phần Nguồn vốn
A.Nợ phải trả: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nợ phải trả tại thời điểm
báo cáo, gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
I.Nợ ngắn hạn: là những khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải
thanh toán trong vòng một năm hay một chu kì kinh doanh.
Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy số dư Có cuối kì
của các tài khoản: TK 311 “Vay ngắn hạn”, TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả”, T K

331 “Phải trả người bán”, TK 131 “Người mua ứng trước tiền”, TK 333 “Thuế và
các khoản phải nộp Nhà nước”, TK 334 “Phải trả công nhân viên”, TK 336 “Phải
trả nội bộ”, TK 337 “Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”, TK 338
“Phải trả, phải nộp khác”.
II.Nợ dài hạn: là những khoản nợ có thời gian thanh toán trên một năm gồm
vay dài hạn, nợ dài hạn. Số liệu ghi vào chỉ tiêu trên là số dư Có của TK341 “Vay
dài hạn”, TK 342 “Nợ dài hạn” và TK 343 “Trái phiếu phát hành” trên sổ Cái.
III.Nợ khác: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản nhận ký quỹ, ký cược
dài hạn.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có cuối kì trên sổ cái của các TK
335 “Chi phí phải trả”, TK3381 “Tài sản thừa chờ xử lý”, TK 344 “Nhận ký quỹ,
ký cược dài hạn”.
B.Nguồn vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn
thuộc sở hữu của doanh nghiệp, các quỹ của doanh nghiệp và phần kinh phí sự
nghiệp được ngân sách nhà nước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc
nộp cấp trên.
I.Nguồn vốn- quỹ: Phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh
nghiệp, bao gồm nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển. Số liệu để ghi vào
chỉ tiêu trên là số dư Có cuối kì của các tài khoản:TK 411 “Nguồn vốn kinh
doanh”, TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”, TK 413 “Chênh lệch tỷ giá”,
TK 414 “Quỹ đầu tư phát triển”, TK 415 “Quỹ dự phòng tài chính”, TK 421 “Lãi
chưa phân phối”,TK 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản”.
Trường hợp các TK 412, 413, 421 có số dư Nợ cuối kì thì được ghi bằng bút
toán đỏ hoặc ghi số tiền của chỉ tiêu trong dấu đơn( xxx)
II. Nguồn kinh phí: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số kinh phí được cấp
để chi tiêu cho các hoạt động ngoài kinh doanh như kinh phí sự nghiệp được ngân
sách nhà nước cấp hoặc kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên đã chi
tiêu nhưng chưa được duyệt quyết toán hoặc chưa sử dụng. Số liệu dựa vào dư Có
cuối kì trên sổ cái của các tài khoản: TK 431 “Quỹ khen thưởng và phúc lợi”, TK
451 “Quỹ quản lý của cấp trên”, TK 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp”, TK 466
“Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ”.

Tổng cộng nguồn vốn: Phản ánh tổng số các nguồn hình thành tài sản của
doanh nghiệp.
Ngoài các chỉ tiêu được lập trong bảng cân đối kế toán như trên còn có một số
chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán. Các chỉ tiêu này phản ánh những tài sản không
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử
dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong bảng cân đối kế toán.
Đặc điểm của những tài khoản này là ghi đơn, tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có.
Thuộc loại này bao gồm:
-TK 001-Tài sản thuê ngoài.
-TK 002-Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công.
-TK 003-Hàng hoá nhận bán hộ, kí gửi.
-TK 004-Nợ khó đòi đã xử lý.
-TK 007-Ngoại tệ các loại.
-TK 008-Hạn mức kinh phí.
-TK009-Nguồn vốn khấu hao cơ bản
Mẫu bảng cân đối kế toán hiện hành là Mẫu số B01-DN ban hành theo Quyết
định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, bổ sung theo Thông tư số
89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 và Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày
04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
BỘ, TỔNG CÔNG TY
ĐƠN VỊ…
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Từ ngày…tháng…năm
Đơn vị tính
Tài sản Mã số Số đầu năm
Số cuối
năm
1 2 3 4
A.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
100

I.Tiền 110
1.Tiền mặt tại quỹ(gồm cả ngân phiếu) 111
2.Tiền gửi ngân hàng 112
3.Tiền đang chuyển. 113
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121
2.Đầu tư ngắn hạn khác 128
3.Dự phòng giảm giáđầu tư ngắn hạn(*) 129
III.Các khoản phải thu 130
1.Phải thu của khách hàng 131
2.Trả trước cho người bán 132
3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133
4.Phải thu nội bộ 134
-Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135
-Phải thu nội bộ khác 136
5.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
137
6.Các khoản phải thu khác 138
7.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139
IV.Hàng tồn kho 140
1.Hàng mua đang đi đường 141
2.Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142
3.Công cụ, dụng cụ trong kho 143
4.Chi phí sản xuất, kinh doanh 144
5.Thành phẩm tồn kho 145
6.Hàng hoá tồn kho 146
7.Hàng gửi đi bán 147
8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149
V.Tài sản lưu động khác 150

1.Tạm ứng 151
2.Chi phí trả trước 152
3.Chi phí chờ kết chuyển 153
4.Tài sản thiếu chờ xử lý 154
5.Các khoản cầm cố, kí cược, kí quỹ ngắn hạn 155
VI.Chi sự nghiệp 160
1.Chi sự nghiệp năm trước 161
2.Chi sự nghiệp năm nay 162
B.TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200
I.Tài sản cố định 210
1.TSCĐ hữu hình 211
-Nguyên giá 212
-Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213
2.TSCĐ vô hình 214
-Nguyên giá 215
-Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216
3TSCĐ thuê tài chính 217
-Nguyên giá 218
-Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219
II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220
1.Đầu tư chứng khoán dài hạn 221
2.Góp vốn liên doanh 222
3.Đầu tư dài hạn khác 228
4.Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229
III.Chí phí xây dựng cơ bản dở dang 230
IV.Các khoản kí quỹ, kí cược ngắn dài hạn 240
V.Chi phí trả trước dài hạn 241
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250
1 2 3 4
Nguồn vốn Mã số Số đầu năm

Số cuối
năm
A.NỢ PHẢI TRẢ 300
I.Nợ ngắn hạn 310
1.Vay ngắn hạn 311
2.Nợ dài hạn đến hạn trả 312
3.Phải trả người bán 313
4.Người mua trả tiền trước 314
5.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315
6.Phải trả công nhân viên 316
7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317
8.Các khoản phải trả phải, nộp khác 318
9.Phải trả thep tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
319
II.Nợ dài hạn 320
1.Vay dài hạn 321
2.Nợ dài hạn 322
3.Trái phiếu phát hành 323
III.Nợ khác 330
1.Chi phí phải trả 331
2.Tài sản thừa chờ xử lí 332
3.Nhận kí quỹ, kí cược dài hạn 333
B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400
I.Nguồn vốn và quỹ 410
1.Nguồn vốn kinh doanh 411
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412
3.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 413
4.Quỹ đầu tư phát triển 414
5.Quỹ dự phòng tài chính 415

6.Lợi nhuận chưa phân phối 416
7.Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 420
1.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 411
2.Quỹ quản lí cấp trên 423
3.Nguồn kinh phí sự nghiệp 424
-Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425
-Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426
4.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430
Ghi chú: Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình
thức ghi trong ngoặc đơn ( )
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Kí họ tên) (Kí họ tên) (Kí họ tên)
II.Kiểm tra bảng cân đối kế toán
Công tác kiểm tra được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc các
kiểm toán viên chuyên nghiệp để đảm bảo thông tin bảng cân đối kế toán là trung
thực, hợp lí. Tuy nhiên, thông tin do các kiểm toán viên chuyên nghiệp cung cấp sẽ
chính xác hơn do họ không phải chịu sức ép từ phía doanh nghiệp. Để có thể phát
hiện những sai sót và gian lận trên bảng cân đối kế toán, các kiểm toán viên sẽ sử
dụng phương pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ.
Trong quá trình thực hiện phương pháp kiểm toán chứng từ, các kiểm toán viên
thường kiểm tra các mối quan hệ và các khoản mục sau.
1.Kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nội bộ trong bảng
cân đối kế toán
Tính cân bằng về mặt lượng giữa giá trị tài sản và nguồn vốn trên bảng cân
đối kế toán được thể hiện thông qua phương trình kế toán cơ bản
Tài sản = Nguồn vốn
Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Số liệu tổng cộng của tài sản luôn bằng số liệu tổng cộng của nguồn vốn tại

thời điểm đầu năm hay cuối năm.
Bên cạnh tính cân đối, cần kiểm tra việc tính toán số học các chỉ tiêu trên bảng
cân đối kế toán để đảm bảo tính chính xác. Mỗi chỉ tiêu tổng hợp gồm nhiều chỉ
tiêu chi tiết cấu thành

TS
= TSLĐ và đầu tư ngắn hạn + TSCĐ và đầu tư dài hạn

NV
= Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
trong đó
TSLĐ = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu + Hàng tồn kho + TSLĐ khác +
Chi sự nghiệp
+Tiền= Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng + Tiền đang chuyển
+Đầu tư ngắn hạn = Đầu tư chứng khoán ngắn hạn + Đầu tư ngắn hạn khác –
Dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn
+Nợ phải thu = Phải thu khách hàng + Ứng trước cho người bán + Thuế giá trị
gia tăng được khấu trừ + Phải thu nội bộ + Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng + Phải thu khác – Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
+Hàng tồn kho = Hàng mua đang đi đường + Nguyên vật liệu + Công cụ dụng
cụ + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang + Hàng hoá + Hàng gửi bán – Dự phòng
giảm giá hàng tồn kho.
+TSLĐ khác = Tạm ứng + Chi phí trả trước +Chi phí chờ kết chuyển + Tài
sản thiếu chờ xử lí + Cầm cố kí quỹ, kí cược ngắn hạn
TSCĐ và đầu tư dài hạn = TSCĐ + Đầu tư dài hạn + Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang + Kí quỹ, kí cược dài hạn + Chi phí trả trước dài hạn.
+TSCĐ = TSCĐ hữu hình + TSCĐ vô hình + TSCĐ thuế tài chính.
+Đầu tư dài hạn = Đầu tư chứng khoán dài hạn + Góp vốn liên doanh + Đầu
tư dài hạn khác – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Nợ phải trả = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Nợ khác.

+Nợ ngắn hạn = Vay ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn trả + Phải trả người bán
+ Khách hàng ứng trước + Thuế, lệ phí các khoản phải trả Nhà nước + Phải trả
công nhân viên + Phải trả nội bộ + Phải trả khác + Phải trả theo tiến độ kế hoạch
hoạt động xây dựng.
+Nợ dài hạn = Vay dài hạn + Nợ dài hạn + Trái phiếu phát hành
+Nợ khác = Tài sản thừa chờ xử lí + Chi phí phải trả + Nhận kí quỹ, kí cược
dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn và quỹ + Nguồn vốn và quỹ khác
+Nguồn vốn và quỹ = Nguồn vốn sản xuất kinh doanh + Chênh lệch đánh giá
lại tài sản + chênh lệch tỷ giá + Quỹ đầu tư phát triển + Quỹ dự phòng tài chính
+Lợi nhuận chưa phân phối + Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
+Nguồn vốn và quỹ khác = Quỹ khen thưởng + Quỹ phúc lợi + Quỹ quản lí
cấp trên + Nguồn kinh phí + Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
2.Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán với các báo
cáo tài chính khác.
Hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính đều
được lập vào cuối quý phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp nên số liệu các
chỉ tiêu phải thống nhất với nhau do đó có thể kiểm tra bảng cân đối kế toán thông
qua các báo cáo tài chính khác. Nguyên tắc kiểm tra

×