MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP
KHẨU HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT
NHẬP KHẨU(XNK)
I. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế hiện nay .
I.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá
I.1.1. Khái niệm.
Hoạt động kinh doanh XNK là một bộ phận của lĩnh vực lưu thông quốc tế, là
cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi toàn thế giới. Hoạt động kinh
doanh XNK chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia nhằm
để tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá XNK, nhằm đáp ứng nhu câù
sản xuất, tiêu dùng trong nước. Như vậy có thể hiểu hoạt động nhập khẩu là hoạt
động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá dịch vụ được quốc gia này mua của
quốc gia khác.
Còn theo một số nhà kinh tế thì nhập khẩu là một hoạt động của thương mại
quốc tế nhằm bù đắp những hàng hoá,vật tư, nguyên liệu trong nước không có hoặc
sản xuất chưa đủ hoặc sản xuất kém hiệu quả (PTS Vũ Phạm Quyết Thắng - Kinh tế
đối ngoại Việt Nam, nội dung, biện pháp, hiệu quả).
Hoạt động nhập khẩu của nước ta hiện nay thực chất là hoạt động của thương
nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài.
I.1.2. Đặc điểm
Hoạt động nhập khẩu bao gồm các đặc điểm chủ yếu sau:
(1). Thời gian lưu chuyển hàng hoá: Thời gian lưu chuyển của hàng hoá nhập
khẩu bao giờ cũng dài hơn so với lưu chuyển hàng hoá trong nội địa do phải thực hiên
2 giai đoạn mua hàng và bán hàng. Cụ thể là mua hàng hoá của nước ngoài bán cho
thị trường nội địa. Do đó để xác định kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, ta
thường chỉ xác định khi hàng hoá nhập khẩu đã luân chuyển được một vòng hay khi
đã thực hiện xong 1 thương vụ ngoại thương .
(2). Hàng hoá kinh doanh: Hàng hoá kinh doanh nhập khẩu bao gồm nhiều
loại nhưng chủ yếu vẫn là những mặt hàng mà trong nước chưa có, chưa sản xuất
được hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và thị hiếu như
hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng …
(3). Thời điểm giao nhận hàng và thời điểm thanh toán: thời điểm giao nhận
hàng nhập khẩu và thời điểm thanh toán thường không trùng nhau mà có khoảng
cách dài .
(4). Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán được sử dụng chủ yếu
trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu là phương thức thanh toán bằng thẻ tín
dụng( Letter of credit-L/C). Ngoài ra, các phương thức khác cũng được sử dụng
trong giao dịch thanh toán như phương thức chuyển tiền (remittance), phương thức
ghi sổ hay mở tài khoản (Open account), hay phương thức nhờ thu (collection of
payment)…
(5). Tập quán pháp luật : Hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật
khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau. Do vậy, phải tuân thủ luật kinh doanh
cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế
I.2.Vai trò hoạt động nhập khẩu.
Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại vì
qua hoạt động nhập khẩu nó có thể cung cấp cho nền kinh tế những hàng hóa,
những nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất…
Thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhập khẩu đồng thời bổ sung những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm
bảo một sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác đến mức tối đa mọi tiềm năng
của nền kinh tế.
Nhập khẩu tác động đến sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhờ đó mà có
thể tăng năng suất, giảm giá thành và mang lại hệ số lợi nhuận cao.
Nhập khẩu góp phần cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân. Nhập khẩu
vừa thoả mãn nhu cầu của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho
sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất
lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để hàng Việt Nam xuất
khẩu ra nước ngoài.
Mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng
hàng hoá nhiều hơn mức sản xuất trong nước.
Xoá bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp trong nước.
Là cầu nối giữa nền kinh tế thị trường nội địa với nền kinh tế thị trường quốc
tế, góp phần phát huy lợi thế so sánh của đất nước.
Nhập khẩu làm tăng khả năng tiêu thụ, đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, quy
cách cho phép thoả mãn tốt hơn nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tăng cường sự
chuyển giao công nghệ tạo ra sự phát triển vượt bậc của nền sản xuất xã hội, tiết
kiệm được chi phí và thời gian. Đồng thời nhập khẩu cũng tạo ra sự cạnh tranh
giữa hàng nội và hàng nhập khẩu, tức là tạo ra động lực buộc các nhà sản xuất
trong nước phải không ngừng vươn lên, thúc đẩy sản xuất trong nước.
I.3. Các hình thức nhập khẩu.
Có rất nhiều các hình thức nhập khẩu khác nhau như nhập khẩu trực tiếp,
nhập khẩu uỷ thác, nhập khẩu liên doanh, nhập khẩu hàng đổi hàng nhập khẩu tái
xuất. Song lựa chọn hình thức nhập khẩu nào là do mỗi doanh nghiệp tự quyết định
lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp mình để thu
được những kết quả cao nhất.
Trong thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu, các nhà nhập khẩu thường
tiến hành chủ yếu theo hai hình thức là : nhâp khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác.
I.3.1 Nhập khẩu trực tiếp :
Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và
quốc tế, tính toán chính xác chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tuân
thủ đúng chính sách luật pháp quốc gia và luật quốc tế. Đối với hình thức này,
doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác,
đàm phán ký kết hợp đồng …và phải bỏ vốn để tổ chức kinh doanh nhập khẩu.
*Đặc điểm:
Chủ thể thực hiện hành vi mua bán trong hoạt động nhập khẩu có quốc tịch
khác nhau và đối tượng mua bán cũng được di chuyển từ quốc gia này sang quốc
gia khác. Thị trường nhập khẩu rộng lớn phức tạp, khó kiểm soát, đồng tiền thanh
toán là động tiền ngoại tệ mạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cưả khẩu.
Khi sử dụng hình thức này, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của mình. Để nhập
khẩu trực tiếp, doanh nghiệp chịu mọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường,
giao nhận, lưu kho, tiêu thụ hàng hoá, nộp thuế… Chính vì vậy, các doanh nghiệp
cần thận trọng xem xét và cân nhắc trước khi tiến hành kinh doanh.
Độ rủi ro của hoạt động nhập khẩu trực tiếp cao hơn hình thức nhập khẩu uỷ
thác nhưng lại có thể đạt lợi nhuận cao hơn. Khi tiến hành nhập khẩu trực tiếp,
doanh nghiệp chỉ lập một hợp đồng với bên nước ngoài còn hợp đồng bán hàng
trong nước sẽ được lập sau khi hàng về.
I.3.2 Nhập khẩu uỷ thác.
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động kinh doanh hình thành giữa một doanh
nghiệp trong nuớc có vốn và ngoại tệ và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng
hoá nhưng không có quyền hay cũng không có kinh nghiệm tham gia vào nhập
khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại
thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến
hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng theo yêu câù của
bên uỷ thác và được nhận một phần thù lao gọi là phí uỷ thác.
*Đặc điểm:
Doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu (bên nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn,
không phải xin hạn ngạch (nếu có ), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ
hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để tìm và giao dịch với
bạn hàng nước ngoài.
Các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phải lập hai hợp đồng, một hợp đồng
mua bán hàng hoá với bên nước ngoài, một hợp đồng với bên uỷ thác.
Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác chỉ tính kim
ngạch nhập khẩu chứ không được tính doanh số, không được tính doanh thu.
I.4. Các phương thức thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu:
Mọi khoản chi trả phát sinh giữa các chủ thề thanh toán của các nước được
diễn ra thông qua một quy trình xử lý kỹ thuật các giấy tờ thanh toán, được gọi là
phương thức thanh toán. Trong bất kỳ hợp đồng ngoại thương nào, các bên xuất
nhập khẩu đều phải thoả thuận áp dụng một phương thức thanh toán cụ thể. Từ đó
điều kiện về phương thức thanh toán sẽ điều chỉnh các quyền hạn và trách nhiệm
của mỗi bên liên quan. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất
trong hoạt động mua bán thương mại. Phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại
thương lại càng quan trọng và phức tạp hơn cả. Trong buôn bán người ta có thể lựa
Ngân hàng mở L/C
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
Ngân hàng thông báo L/C
(6)
(6)
(6)
(6) (6) (6)(6)(6)(6)
(6)
chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền hoặc trả tiền, nhưng xét
cho cùng việc lựa chọn phương thức thanh toán nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu
của người bán là thu tiền nhanh, đúng, đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập
hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn.
Các phương thức thanh toán cơ bản thường dùng trong kinh doanh xuất nhập
khẩu bao gồm:
a. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng( Letter of credit)
b. Phương thức chuyển tiền (remitance Transfers)
c. Phương thức ghi sổ (open account)
d. Phương thức nhờ thu (collection of payment )
*Phương thức nhờ thu phiếu trơn (clean collection)
*phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)
a. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng( Letter of credit)
Phương thức tín dụng thư là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (Ngân
hàng mở thư tín dụng - isuing bank) theo yêu cầu của một khách hàng (Người đề
nghị mở thư tín dụng - applicant ) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác
(Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng- beneficiary ) hoặc chấp nhận hối phiếu
do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân
hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín
dụng.
*Quy trình thanh toán:
(1). Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng ( letter of credit) gửi
tới ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.
(2). Căn cứ vào giấy xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập một L/C và
chuyển cho ngân hàng thông báo L/C.
(3). Ngân hàng thông báo L/C.
Sau khi nhận được L/C chuyển đến ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu
biết nội dung của L/C:
*Nếu L/C mở bằng thư thì ngân hàng thông báo chuyển bản gốc L/C cho
người xuất khẩu.
*Nếu L/C mở bằng điện thì ngân hàng thông báo phải chuyển nguyên văn bức
điện của mình về L/C về L/C đó cho người xuất khẩu.
(4). Giao hàng.
Sau khi nhận được L/C người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ những nội dung ghi
trong L/C, đối chiếu với các thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương. Nếu thấy
phù hợp và khớp đúng thì tiến hành giao hàng. ngược lại, nếu thấy chưa phù hợp,
có nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung thì phải điện thông báo những nội dung đó
đến tận người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu điện trả lời đồng ý thì những nội
dung sửa đổi, bổ sung mới có hiệu lực thi hành.
(5). Yêu cầu thanh toán của người xuất khẩu:
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ
thanh toán theo yêu cầu của L/C, xuất trình cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân
hàng thông báo xin thanh toán
(6). Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán.
Nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu.Nếu thấy
không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ thanh toán cho
người xuất khẩu.
(7). Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng
hoá cho người nhập khẩu.
(8). Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì
hoàn trả tiền cho ngân hàng. Nếu thâý không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền
cho ngân hàng.
Như vậy, phương thức tín dụng thư là một phương thức thanh toán rất chặt
chẽ về mặt thủ tục. Trong phương thức này, ngân hàng không chỉ là một trung gian
thanh toán mà còn là người có nghĩa vụ trả tiền nhà xuất khẩu trong thời gian hiệu
lực của L/C với số tiền tối đa bằng số tiền của L/C nếu nhà xuất khẩu trình được bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C. Vì vậy đây là phương thức
thanh toán đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho người xuất khẩu. Nhưng lại làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn của người nhập khẩu do họ phải ký quỹ tại ngân hàng để mở
L/C nên vốn của nhà nhập khẩu bị ứ đọng.
(b) Phương thức chuyển tiền( Remittance Transfers)
Là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Đó là phương thức mà người mua
yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền nhập hàng cho người bán ở quốc gia khác theo
phương thức và địa chỉ mà người mua yêu cầu. Phương thức thanh toán này
thường gồm: Thanh toán bằng điện, bằng thư thông qua hệ thống ngân hàng của
hai nước có người mua và người bán. Phương thức này có ưu điểm là thủ tục đơn
giản, phí thanh toán thấp, được áp dụng cho thanh toán số tiền nhỏ.
(c) Phương thức ghi sổ( Open account)
Là phương thức thanh toán mà cả người mua và người bán cùng mở sổ ghi.
Theo thoả thuận, định kỳ người mua sẽ thanh toán cho người bán vào tài khoản đã
được mở của người bán. Theo phương thức này, người mua và người bán có quan
hệ trực tiếp với nhau, không có sự tham gia của ngân hàng. Nó thích hợp với hình
thức tiêu thụ hàng đổi hàng( Xuất khẩu hàng hoá đổi lấy hàng nhập khẩu).
(d) Phương thức nhờ thu( Collection of Payment)
Là phương thức thanh toán mà ngời bán sau khi giao hàng xong hoặc sau khi
cung ứng một dịch vụ nào đó cho người mua, sẽ phát hành hối phiếu để đòi tiền
người mua bằng cách uỷ thác cho ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu.
- Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau
khi đã giao hàng, phát hành hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ, còn các chứng từ về
hàng hoá thì gửi trực tiếp cho người mua để nhận hàng.
- Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ
thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua không những căn cứ vào hối phiếu
mà còn căn cứ vào bộ chứng từ mua hàng với điều kiện người mua trả tiền ngay
hoặc chấp nhận trả thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ đó để người mua nhận
hàng.
II. Ý nghĩa và nhiệm vụ hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu.
II.1. Ý nghĩa
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh phức tạp từ khâu ký kết hợp đồng đến khâu
thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng. Trong đó cụ thể bao gồm công việc vận
chuyển và giao nhận hàng hóa, công tác thanh toán. Nó liên quan đến nhiều yếu tố
trong nước và ngoài nước mà các doanh nghiệp kinh doanh XNK khó có thể kiểm
soát một cách chặt chẽ, toàn diện được. Do vậy, kế toán hoạt động nhập khẩu đóng
vai trò là công cụ quản lý, phục vụ đắc lực cho quản trị nội bộ và điều hành hoạt
động kinh doanh có hiệu quả.
Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa là việc ghi chép, theo dõi, phản ánh,
giám đốc các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh kể từ khi tiến hành mua hàng,
trả tiền hàng, thanh toán các khoản chi phí phát sinh liên quan cho đến khi hàng đã
được vận chuyển về kho hoặc được xuất gửi bán trực tiếp. Việc tổ chức hợp lý
công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu không chỉ đảm bảo công tác quản lý chặt chẽ
hoạt động nhập khẩu mà còn góp phần giúp cho toàn bộ hệ thống kế toán của cả
doanh nghiệp vận hành một cách nhịp nhàng ăn khớp và đạt hiệu quả cao.
II.2. Nhiệm vụ
Hoạt động nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh khá phức tạp, thể hiện sự
vận động của tiền hàng và tài sản thông qua nhiều công đoạn và chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố, kế toán đóng vai trò tích cực để quản lý điều hành và kiểm soát
các hoạt động đó. Muốn phát huy được vai trò của mình thì kế toán cần phải thực
hiện những nhiệm vụ sau:
Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chuẩn
mực chế độ kế toán.
Tuân thủ các nguyên tắc kế toán trong việc xác định giá trị hàng nhập khẩu,
phản ánh đúng, trung thực, hợp lý.
Tổ chức ghi chép một cách đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán tổng hợp và
chi tiết nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, nghiệp vụ thanh toán một cách hợp lý, phù
hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, thực hiện kiểm tra tình
hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các hơp đồng nhập khẩu và uỷ thác nhập
khẩu.
Thực hiện đầy đủ những chế độ quy định về quản lý tài chính, tín dụng,
những nguyên tắc hạch toán ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, nhằm
cung cấp các thông tin trung thực, làm cơ sở cho ban lãnh đạo ra quyết định hợp lý
trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh.
III. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp
kinh doanh XNK.
* Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Trong thanh toán quốc tế, các đơn vị
thường phải dùng một loại tiền tệ nhất định của một nước nào đó. Do đó, trong hợp
đồng đều có quy định điều khoản tiền tệ dùng để thanh toán và thường dùng là các
ngoại tệ chuyển đổi tự do, đồng thời có sức mạnh, có vị trí tập quán sử dụng và
được thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh doanh trên thế giới.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán kế toán là đồng Việt Nam. Do vậy để
phản ánh đúng trị giá vật tư hàng hoá trong hoạt động kinh doanh XNK của các
doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận tiện cho doanh nghiệp trong công tác quản lý,
công tác hạch toán kế toán của kế toán thì Bộ tài chính có hướng dẫn chuyển đổi
ngoại tệ ra đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán trong doanh nghiệp
(theo thông tư số 77/1998/TT- Bộ tài chính), như sau :
Đối với những doanh nghiệp phát sinh ngoại tệ ít thì được ghi sổ theo tỷ giá
thực tế( TGTT). Còn đối với các doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ có liên
quan đến ngoại tệ thì có thể dùng tỷ giá hạch toán( TGHT) để ghi sổ nhằm giảm
nhẹ công việc ghi chép. Khi dùng TGHT để ghi sổ phải theo nguyên tắc sau:
- Các tài khoản phản ánh về tiền như: TK 1112, 1122, 1132 phải ghi theo TGHT.
- Các tài khoản phải thu như: TK 131, 136, 138, 331( dư Nợ) phải ghi theo TGHT.
- Các tài khoản phải trả như: TK 331, 336, 338, 311, 341, 315, 342, 131( dư Có)
phải ghi theo TGHT.
- Đối với các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, mua sắm vật tư, tài sản, hàng hoá.
Các khoản doanh thu bán hàng, thu nhập các hoạt động khác và các khoản chi phí
khác... thì phải ghi theo TGTT tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Khoản chênh lệch
giữa TGTT và TGHT được hạch toán vào Tk 413( Chênh lệch tỷ giá).
- Số ngoại tệ ghi sổ phải quy đổi ra Việt nam đồng, đồng thời phải theo dõi chi tiết
theo từng loại nguyên tệ và được phản ánh vào TK007( Nguyên tệ), và trong đó
đồng thời phải theo dõi riêng ngoại tệ tại quỹ tiền mặt và ngoại tệ gửi ở ngân hàng.
- Cuối kỳ căn cứ vào TGTT để điều chỉnh số dư cuối kỳ của các tài khoản phản ánh
vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ theo TGTT trước khi
lập báo cáo tài chính.
- Cuối kỳ phải xử lý chênh lệch tỷ giá trong kỳ và cuối kỳ theo chế độ tài chính quy
định. Cụ thể là:
Đối với số chênh lệch tỷ giá của ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì được tính vào
chi phí tài chính( hạch toán trên TK 635) hay thu nhập của hoạt động tài chính( hạch
toán trên TK 515) ( áp dụng theo chuẩn mực kế toán mới).
Đối với chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ, kế toán
không hạch toán vào TK 635, hay TK 515 mà để nguyên số dư khi lập báo cáo tài
chính và đầu năm sau thì ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.
* Đặc điểm về tính giá hàng hoá nhập khẩu :
Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá nước ta mua của nước ngoài theo hợp đồng
ký kết giữa các thương nhân trong nước với nước ngoài. Hàng nhập khẩu thường
nguyên đại, nguyên kiện, nguyên toa, nguyên tàu.