Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.73 KB, 74 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN 2
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2.
1. Giới thiệu về Công ty:
a. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng và phát triển
nông thôn 2:
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2 tiền thân là công ty xây lắp và vật
tư xây dựng 2 được thành lập trên cơ sở sát nhập xí nghiệp xây lắp 2 và xí nghiệp
xây dựng nông thôn 3 theo quyết định số 314NN-TCCB/QĐ ngày 10/3/1991 của Bộ
nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm với tổng số vốn là 732 triệu đồng.
Ngày 24/3/1993 công ty được Bộ xây dựng cấp giấy phép số 116
BXD/QLXD cho phép nhận thầu thi công các công trình dân dụng quy mô lớn với
tổng số vốn là 2.168.701.000 đồng.
Ngày 22/4/1996 Bộ xây dựng cho phép Công ty mở rộng phạm vi hoạt động
nhận thầu xây lắp trong cả nước.
Ngày 13/2/1997 công ty xây lắp và vật tư xây dựng 2 được đổi tên thành công
ty xây lắp và vật tư xây dựng 6 theo quyết định số 246 NN-TCCB/QĐ của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngày 4/6/2003 Công ty xây lắp và vật tư xây dựng 6 được đổi tên thành công
ty xây dựng và phát triển nông thôn 2 theo quyết định số 1725/QĐ/BNN-TCCB của
bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trụ sở chính của công ty được đặt tại 61 B đường Trường Chinh – Phương
Mai - Đống Đa – Hà Nội. Công ty có một số chi nhánh được đặt tại các tỉnh: Thái
Nguyên và TP Hồ Chí Minh.
Là một doanh nghiệp nhà nước, trước đây hoạt động của công ty chủ yếu là
phục vụ các công trình phúc lợi, đặc biệt là các công trình phục vụ sản xuất ở nông
thôn. Nhưng đứng trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì hiện nay hoạt
động của công ty đã đa dạng và phù hợp hơn.
b. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2:
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, vị thế của công ty đã được nâng lên một


cách rõ rệt. Công ty đã tham gia vào nhiều công trình, dự án ở khắp các tỉnh thành
trên cả nước và góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá
của đất nước. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đa dạng.
Hiện nay, công ty được phép hoạt động trên các lĩnh vực sau:
+ Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình
+ Thi công các loại móng thông thường ( bê tông, gạch, đá, cọc tre…)
+ Xây lắp kết cấu công trình.
+ Hoàn thiện các công đoạn xây dựng, lắp đặt trang thiết bị nội thất.
+ Lắp đặt thiết bị điện nước thông dụng.
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ như kênh và các công
trình ở trên kênh.
+ Xây dựng các công trình đường bộ cấp 5, cấp 6, các loại cầu cống
phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Xây lắp đường dây và trạm biến áp điện thế đến 35KVA
+ Xây dựng các công trình các công trình dân dụng và phần bao che
các công trình nhóm B.
+ Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
+ Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng.
+ Kinh doanh bất động sản.
+ Xuất khẩu – nhập khẩu máy móc, thiết bị và lắp ráp thiết bị xử lý
nước, dây chuyền công nghệ các nhà máy nông- lâm sản, phân bón và thuỷ lợi phục
vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng bao gồm: Lập dự án đầu tư xây dựng
các công trình nông – lâm nghiệp, thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, giao thông, dân dụng
công nghiệp, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường sinh thái, tư vấn đấu
thầu, chọn thầu hợp đồng kinh tế về xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị. Thiết
kế quy hoạch, thiết kế công trình và lập tổng dự án các công trình. Thẩm định dự án
đầu tư, thẩm định dự toán và thiết kế các công trình xây dựng. Quản lý dự án đầu tư
xây dựng, xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu.
Sau đây là một số sản phẩm là các công trình mà Công ty Xây dựng và phát

triển nông thôn 2 đã thực hiện: Nhà P3 Đại học Vinh, ký túc xá Đại học Thương
Mại, sửa chữa nhà ở Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ký túc xá Đại học Sư Phạm Xuân
Hoà, Kè Lục Cẩu - Lào Cai, Kè Nam Định, kênh 7 xã An Giang, Nhà trạm khuyến
nông – Cửa Lò, Hồ chứa nước – Hà Tĩnh, công trình thoát nước Vạn Tường, nhà
làm việc thí nghiệm trường ĐH Giao Thông Vận Tải, công ty tầu thuỷ Nam Triệu,
công trình thuỷ lợi Bình Hải, hồ Nà Danh, …
2. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty xây dựng và phát triển nông thôn 2:
a. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2:
Với quy mô hoạt động tương đối lớn nhưng không tập trung ở một nơi mà sản
xuất rải rác theo đơn vị công trình. Do đó, Công ty luôn nhận thức được rằng bộ
máy quản lý càng gọn nhẹ, năng động và linh hoạt thì hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh mới càng được nâng cao. Theo báo cáo của Công ty năm 2003 thì số
lượng cán bộ công nhân viên hiện có của văn phòng Công ty là khoảng 161 người.
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2 thực hiện mô hình cơ cấu tổ chức
trực tuyến. Mỗi bộ phận được bàn giao một số công việc cụ thể, mọi quan hệ quyền
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CHI NHÁNHTP HỒ CHÍ MINH
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁNPHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNHPHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT
CHI NHÁNHTP HỒ CHI MINH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊNBANXD 1 BANXD 4BANXD 3BANXD 2
CÔNGTRƯỜNG CÔNGTRƯỜNGCÔNGTRƯỜNG CÔNGTRƯỜNGCÔNGTRƯỜNGCÔNGTRƯỜNG
hành đều được phân định với một cấp trên trực tuyến không phải qua khâu trung
gian. Trong Công ty giám đốc là người có quyết định cao nhất. Các phòng ban, tổ
đội phải chịu trách nhiệm thi hành theo quyết định của giám đốc và báo cáo tình
hình trực tiếp tại Công ty.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2:

Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ trong bộ máy quản lý của Công ty:
- Giám đốc Công ty: là người đứng đầu Công ty, thực hiện chức năng tổ chức
quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, vừa là người đại diện cho nhà nước, đại diện

cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước
mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời, giám đốc
Công ty cũng là người đại diện cho Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế và thực
hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ với nhà nước.
- Phó giám đốc: gồm có 2 người.
+ Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật: là người có chuyên môn kỹ
thuật, có kinh nghiệm trong việc kiểm tra, thẩm định, giám sát về mặt kỹ thuật. Thực
hiện chức năng chỉ đạo thi công xây dựng, tham mưu báo cáo cho giám đốc công ty
về mặt kỹ thuật.
+ Phó đốc phụ trách chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh: là người đại diện
trực tiếp của giám đốc công ty tại chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh là người có chuyên
môn kỹ thuật, có kinh nghiệm trong kinh doanh, có kiến thức về kinh doanh, có
năng lực nghề nghiệp để điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh ở tại chi
nhánh.
- Phòng tài chính kế toán: là cơ quan tham mưu giúp giám đốc công ty về
công tác tài chính, kế toán trong toàn doanh nghiệp theo pháp lệnh kế toán của Tổng
công ty và Công ty quy định. Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác tài chính, công tác
kế toán các thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của Công ty theo cơ chế quản lý
hiện hành của nhà nước. Phòng tài chính kế toán chịu sự điều hành, chỉ đạo trực tiếp
của giám đốc công ty. Phòng tài chính kế toán làm nhiệm vụ phân tích hoạt động
kinh tế trong phạm vi toàn Công ty từ đó đánh giá đúng tình hình kết quả sản xuất
kinh doanh. Ngoài ra, còn phân tích phát hiện những lãng phí, thiệt hại gây ra;
những việc làm kém hiệu quả, sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh để giám đốc có
biện pháp khắc phục. Hay nói cách khác phòng tài chính kế toán là cánh tay đắc lực
giúp giám đốc công ty điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: là cơ quan tham mưu giúp giám đốc nghiên cứu
tổ chức thực hiện các công việc về tổ chức cán bộ; thực hiện các chế độ chính sách
về công tác nhân sự; về đào tạo giáo dục; về tổ chức lao động; về chế độ tiền lương,
tiền thưởng; về bảo hộ an toàn lao động; về vệ sinh lao động; chế độ BHXH, chính
sách xã hội; công tác hành chính, quản trị; công tác đời sống của cán bộ công nhân

viên; về công tác lễ tân đối nội, đối ngoại, bảo vệ an toàn cơ quan. Phòng tổ chức
hành chính còn tham mưu xây dựng chế độ phân cấp quản lý hợp lý, khoa học, xây
dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty ( kể cả bổ xung, sửa đổi ) trình cấp
trên phê duyệt.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: là cơ quan tham mưu giúp giám đốc công ty xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của Công ty dựa trên cơ sở phân tích các nhu
cầu phát triển của các địa phương, của ngành và các đơn vị hữu quan thông qua
khảo sát nghiên cứu thị trường. Trên cơ sở đó tham mưu tổ chức thực hiện xây dựng
chiến lược, quy hoạch tổng thể kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm
của đơn vị trình Tổng công ty và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ngành và
của toàn xã hội. Lập các hồ sơ dự thầu công trình, chịu sự lãnh đạo điều hành của
giám đốc công ty về số liệu, bảng biểu trên cơ sở chế độ chính sách của nhà nước,
quản lý theo dõi thực hiện các loại hợp đồng mà Công ty đã tham gia ký kết, chuẩn
bị phương án, tổ chức thực hiện để giúp các đơn vị thành viên thực hiện tốt công tác
sản xuất kinh doanh sau khi đã trúng thầu. Là cơ quan tham mưu cho giám đốc công
ty về việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ trong
các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nghiên cứu nắm bắt xử lý
có hiệu quả những thông tin khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng khoa học kỹ
thuật của các nước trong khu vực và trên thế giới để từng bước nâng cao trình độ
công nghệ của Công ty và các đơn vị thành viên.
- Các chi nhánh đại diện: Đại diện cho Công ty trong giao dịch làm việc với
đối tác có liên quan đến lĩnh vực xây dựng dân dụng và thi công công trình. Trên cơ
sở chỉ tiêu, kế hoạch, sản lượng được Công ty giao, tiến hành lập các hồ sơ đấu thầu,
tổ chức đấu thầu các công trình xây dựng, thuỷ lợi, giao thông… phục vụ phát triển
sản xuất, đời sống của cán bộ công nhân viên, triển khai thực hiện hợp đồng kinh tế
đã ký kết với khách hàng kể cả trong nước và nước ngoài. Chi nhánh hoạt động theo
phương thức hạch toán báo sổ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh,
giải quyết đúng đắn lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và nhà nước theo kế hoạch đạt
được trong phạm vi luật pháp quy định. Các chi nhánh quản lý toàn bộ số công
trường trực thuộc đội thi công công trình của mình. Hiện tại, công ty có 2 chi nhánh:

một ở TP. Hồ Chí Minh và một chi nhánh ở Thái Nguyên.
- Các Ban xây dựng: cứ mỗi một ban có từ một đến 3 công trình. Mỗi ban có
một kỹ sư xây dựng là đội trưởng phụ trách chung mọi hoạt động trong Ban, theo
dõi tiền bên A chuyển trả về. Công ty, theo dõi số tiền tạm ứng của Công ty về Ban,
thu nhập đầy đủ chứng từ gốc phát sinh của công trình, cuối tháng tập hợp chi phí
gửi về phòng kế toán trung tâm Công ty.
b.Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng và phát
triển nông thôn 2:
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2 là doanh nghiệp nhà nước. Đây là
công ty có quy mô vừa, phù hợp với hình thức sở hữu vốn tập trung. Địa bàn hoạt
động của Công ty tương đối rộng, phân tán nhiều vùng nhiều điạ phương của đất
nước do đó để phù hợp việc hoạt động Công ty được phân thành nhiều đội xây dựng,
các đội này hoạt động dưới hình thức khoán theo định mức chi phí.
Việc tổ chức sản xuất của Công ty với phương thức nhận thầu là chủ yếu. Khi
trúng thầu một công trình hay hạng mục công trình thì Công ty giao khoán cho các
đội xây dựng. Các đội này được Công ty giao cho một phần tài sản, máy móc thiết
bị. Về vốn để thi công đội phải lập khế ước vay Công ty hoặc nhờ Công ty vay ngân
hàng và đều chịu lãi xuất theo khung lãi suất hiện hành của ngân hàng.
Trong tiến trình thi công, Công ty sẽ rót vốn dần theo tiến độ thi công chứ
không cho các đội vay toàn bộ số vốn của một công trình hay một hạng mục công
trình.
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng và phát triển
nông thôn 2:
a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty:
Ở mỗi đơn vị được thành lập và đi vào hoạt động, có tư cách pháp nhân đầy
đủ đều phải tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện toàn bộ
công tác kế toán tài chính ở đơn vị. Các đơn vị hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, nhiều ngành khác nhau, quy mô và phạm vi hoạt động khác nhau, quy trình
hoạt động khác nhau vầ rất nhiều yếu tố khác nhau chính vì vậy nội dung phần hành
công việc kế toán cũng khác nhau, khối lượng công việc kế toán cũng khác nhau nên

mỗi đơn vị phải xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở đơn vị mình sao cho khoa học,
hợp lý dựa trên đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình.
Tại Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2 áp dụng hình thức kế toán tập
trung. Theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, ở đơn vị chỉ lập phòng kế
toán tài chính để thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính ở Công ty. Ở
các đơn vị trực thuộc, các bộ phận trực thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng mà
chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận
và kiểm tra chứng từ ban đầu để hàng ngày hoặc định kỳ ngắn ( 3 ngày, 5 ngày… )
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán theo dõi khoán
Kế toán tổng hợp chi phí, giá thành &TSCĐ
Kế toán ngân hàng & công nợ
Kế toán công trường
lập Bảng kê chuyển chứng từ ban đầu về phòng kế toán tài chính của đơn vị để tiến
hành việc ghi chép kế toán.
Sơ đồ tổ chức công tác kế toán ở Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2:
Theo sơ đồ ta thấy ở phòng kế toán tài chính của Công ty có 6 nhân viên:
- Kế toán trưởng: là người giúp việc cho giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ
công tác kế toán, thống kê cung cấp thông tin kinh tế và hạch toán trong Công ty
theo chế độ quản lý kinh tế. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ công ty, phân
công công việc cụ thể cho các nhân viên kế toán.
- Kế toán thanh toán: căn cứ vào giấy xin tạm ứng, xin vay, các hoá đơn mua
hàng để viết phiếu thu, phiếu chi, cuối tháng lên bảng tổng hợp tiền mặt. Từ các
bảng chấm công của các phòng ban, các khoản phụ cấp, mức trích BHXH tiến hành
tính lương cho cán bộ công nhân viên vào mồng 5 hàng tháng, đồng thời tính BHXH
cho toàn Công ty.
- Kế toán theo dõi khoán: theo dõi các khoản ứng tiền của các công trình,
kiểm tra các thủ tục hoàn ứng, cuối quý lên chứng từ ghi sổ.

- Kế toán tổng hợp chi phí và giá thành, TSCĐ kiêm kế toán máy: Về TSCĐ
thì kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ các biên bản thanh lý, nhượng bán
TSCĐ phản ánh vào sổ sách kế toán bằng các bút toán thích hợp. Về tổng hợp chi
phí và tính giá thành: từ các chứng từ ghi sổ, cuối quý kế toán vào sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ và sổ cái tài khoản, dựa vào định mức chi phí và chi phí thực tế phát sinh
tập hợp được để tính giá thành, lập báo cáo tài chính, sau đó vào máy toàn bộ số liệu
kế toán:
- Thủ quỹ: là người thực hiện thu – chi, có nhiệm vụ bảo đảm an toàn quỹ và
thực hiện các nghiệp vụ thủ tục về quỹ.
- Kế toán ngân hàng và công nợ: có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ có liên
quan đến ngân hàng như đi vay, theo dõi tiền A trả.
b. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán của Công ty:
Trong chế độ kế toán hiện hành quy định các doanh nghiệp có thể chọn một
trong các hình thức kế toán trong chế độ sổ kế toán để tổ chức sổ kế toán ở doanh
nghiệp mình cho phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, phù
hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán của doanh nghiệp mình.
Tại Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2 áp dụng hình thức kế toán
Chứng từ ghi sổ. Với các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
Sổ kế toán tổng hợp: bao gồm Chứng từ ghi sổ và Sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ, Sổ Cái.
- Các chứng từ ghi sổ:
* Mẫu chứng từ ghi sổ:
Công ty xây dựng và
phát triển nông thôn 2 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 248
Ngày 30 tháng 9 năm 2003
(Đơn vị tiền: VNĐ)
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK Số tiền
Ghi

chú
Số Ngà
y
Nợ Có
Thu tiền gửi
ngân hàng ĐT
& PT Hà Nội. 11214
131
7112
5.449.756.000
1.416.788
5.451.172.788
Kèm theo:….chứng từ gốc Hà Nội, ngày… tháng…năm 2003
Kế toán trưởng Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:
* Mẫu Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:
Công ty xây dựng
và phát triển nông thôn 2. SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm 2003
( Đơn vị tiền: VNĐ )
Chứng từ
Nội dung nghiệp vụ
Tài khoản ghi
Số tiền
Số Ngày Nợ Có
01 31/03 Tháng 1.
Rút TGNH ĐT&PT
Hà Nội về quỹ
…….

111
…….
11214
…….
4.540.000.000
…….
Cộng
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2003
Người lập
(Ký, họ tên)
Số đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng cân đối phát sinh.
- Sổ cái:
* Mẫu sổ Cái tài khoản:
Công ty xây dựng
và phát triển nông thôn 2. SỔ CÁI TK 111
Năm 2003
( Đơn vị tiền: VNĐ )
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Nợ Có
Số Ngày
01 31/03
Tháng 1.
Số dư đầu tháng:
Rút tiền gửi ngân hàng
ĐT&PT Hà Nội về quỹ

tiền mặt.
………
11214
………
4.540.000.000
……… ……
Cộng
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2003
Người lập
(Ký, họ tên)
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo tài khoản. Sổ này dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trên sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ, các sổ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán chi tiết: bao gồm sổ chi tiết tạm ứng tiền mặt, sổ chi tiết tài khoản
131 và tài khoản 136…
Sổ này dùng để phản ánh chi tiết cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
từng đối tượng kế toán.
Trình tự ghi sổ:
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo quỹ hàng ngày
Sổ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái
Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Gi cuối tháng

Kiểm tra đối chiếu số liệu
- Hàng ngày kế toán công trình tập hợp ghi các nghiệp vụ phát sinh như phiếu
thu, phiếu chi vào các sổ chi tiết. Cuối tháng lên bảng kê gửi về phòng tài vụ. Căn cứ
vào chứng từ do kế toán công trình gửi về kế toán công ty kiểm tra và hàng quý lên
chứng từ ghi sổ cho từng công trình, sau đó vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ
Cái tài khoản.
- Cuối tháng khoá sổ tính ra số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
tháng trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, Có và số dư của
từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi
tiết để lập các báo cáo tài chính.
Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê
khai thường xuyên.
Sơ đồ hệ thống hoá thông tin theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty xây
dựng và phát triển nông thôn 2:

c. Báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính là một công cụ của kế toán dùng tổng hợp số liệu từ các sổ
kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tình hình và kết quả, hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định trên hệ thống mẫu biểu theo
quy định.
Thông qua số liệu của báo cáo tài chính giúp giám đốc doanh nghiệp, các cơ
quan chức năng liên quan phân tích, đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch,
tình hình lãi lỗ, tình hình sử dụng vốn …để từ đó đề ra các biện pháp cải tiến để
nâng cao hiệu quả công tác.
Giám đốc công ty và kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm thực hiện chế
độ báo cáo, chịu trách nhiệm về số liệu trên báo cáo. Do đó phải kiểm tra xem xét kỹ
các báo cáo trước khi ký tên và đóng dấu.
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2 đã thực hiện tốt các báo cáo tài
chính theo đúng quy định của nhà nước bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DN
- Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DN
- Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DN
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM Ở CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2:
1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất của Công ty:
Xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty với đặc điểm về quy trình công nghệ
sản xuất liên tục, do đó để đáp ứng nhu cầu quản lý, đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất của Công ty là từng công trình, hạng mục công trình.
Cụ thể trong năm 2003 công ty đã hoàn thành 37 công trình hạng mục công
trình có tên như sau: Nhà trạm khuyến nông – Cửa Lò, Hồ chứa nước Cao Sơn – Hà
Tĩnh, Công trình thoát nước Vạn Tường, Nhà làm việc thí nghiệm trường CĐ
GTVT, Công ty tàu thuỷ Nam Triệu, Công trình thuỷ lợi Bình Hải, Hồ Nà Danh, Kè
Lục Cẩu, Cải tạo nhà học trung tâm ĐH Vinh, Trường CN XD Bắc Ninh, Nhà ở cao
tầng bộ giáo dục và đào tạo, Sửa chữa viện quy hoạch thuỷ lợi, Nhà lớp học thực
hành Hoa Sen, Nhà lớp học B
3
- ĐH Sư phạm Vinh, Nhà cầu lan can khu hiệu bộ –
Xuân Mai, Nhà hiệu bộ – Xuân Mai, NhàVU
2
KTX sân trường, ga ra sân – Xuân
Mai, Công trình thuỷ lợi Nà Danh, Trạm bơm suối Nứa, Hạ tầng ĐH Thái Nguyên,
Trường PTTH Phan Thị Ràng – Kiên Giang, Đường Nguyễn Chí Thanh, Phú Quốc,
Cổng Tổng Cán – Thanh An, Gia cố kênh 7 xã, Nhà ở tập thể, bếp công an Phú
Xuyên, Nhà thí nghiệm số 1,2 ĐH Lâm Nghiệp, Sửa chữa nhà làm việc các ban
Đảng – Thái Nguyên, Công trình nhà giảng đường TV – ĐH Y Khoa – Thái
Nguyên…
2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty:
Hiện nay, để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và sản

phẩm xây lắp, đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Tài Chính và Bộ Xây Dựng đã soạn thảo
Chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp và được Bộ Tài Chính ký ban
hành chính thức chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp theo Quyết
định 1864 / 1998 / QĐ - BTC ngày 16/12/1998.
Hiện tại, phòng kế toán Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2 đang áp
dụng quyết định này vào hạch toán kế toán tại đơn vị. Theo đó chi phí sản xuất ở
Công ty được chia làm 4 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung.
Để làm sáng tỏ hơn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty, trong
bài viết này em xin lấy số liệu thực tế của công trình Trường PTTH Phan Thị Ràng –
ấp Hòn Me – xã Thổ Sơn – huyện Hòn Đất – Kiên Giang làm ví dụ minh hoạ.
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá
thành của công trình xây dựng, nó chiếm khoảng 75% tổng chi phí sản xuất.
Khi trúng thầu một công trình, Công ty sẽ khoán công trình ấy cho một ban,
đội xây dựng thuộc Công ty theo hình thức khoán có chứng từ. Khi nhận khoán xây
dựng công trình, chỉ huy công trình phải lập dự toán tiêu hao vật tư. Căn cứ vào dự
toán, đội sẽ mua vật tư theo quyết định của chỉ huy công trình, dưới sự theo dõi của
kế toán theo dõi khoán.
Sau khi nhận khoán, các đội sẽ tiến hành thi công công trình. Theo nhu cầu
sản xuất, đội trưởng hoặc đội phó thực thi công trình sẽ viết Giấy đề nghị tạm ứng
lên Công ty để xét duyệt cấp vốn. Hoặc trong trường hợp đội trưởng hoặc đội phó
đứng ra mua nguyên vật liệu để phục vụ cho công trình (thường là mua chịu) thì đội
trưởng hoặc đội phó hoặc kế toán đội phải viết Giấy đề nghị tạm ứng kèm theo các
chứng từ có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, Hợp đồng mua vật tư làm công
trình để gửi lên Công ty xét duyệt cấp tạm ứng.
Trong phạm vi của luận văn này, em xin trích số liệu về kế toán chi phí sản

xuất và tính giá thành cho công trình trường PTTH Phan Thị Ràng của Công ty:
* Biểu: Giấy đề nghị tạm ứng:
Đơn vị: Đội xây dựng 4
Địa chỉ: Trường PTTH Phan Thị Ràng
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Số …
Ngày 02 tháng 04 năm 2003
Kính gửi: Ông giám đốc Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2
Tên tôi là: Hồ Xuân Tình.
Địa chỉ: Công trình trường PTTH Phan Thị Ràng
Đề nghị tạm ứng số tiền: 50.300.000 ( Viết bằng chữ: Năm mươi triệu ba trăm
ngàn đồng chẵn )
Lý do tạm ứng: Chi thanh toán mua vật tư làm công trình trường PTTH Phan
Thị Ràng.
Thời hạn thanh toán:……
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
(ký, họ tên)
Trong trường hợp thuê ngoài nhân công thì phải có hợp đồng thuê nhân công,
kèm theo xác nhận khối lượng công việc hoàn thành để gửi về Công ty. Giấy đề nghị
tạm ứng này được đưa lên phòng Giám đốc xét duyệt. Nếu Giám đốc đồng ý cho
tạm ứng thì kế toán làm thủ tục vay Ngân Hàng. Hiện tại ở Công ty đang áp dụng 2
hình thức vay đó là:
- Vay tiền mặt về quỹ rồi từ quỹ xuất ứng cho các đội.
- Vay chuyển khoản ( trong trường hợp đội mua chịu ) để chuyển trả cho người bán
thông qua ngân hàng.
Giấy đề nghị tạm ứng sau khi đã được thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng
phê duyệt chi là căn cứ để kế toán lập Phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 2 liên, 1
liên lưu cùng chứng từ gốc, 1 liên kèm theo chứng từ và thủ quỹ sẽ làm thủ tục xuất
quỹ ( hoặc ngân hàng sẽ chuyển khoản trả cho người bán theo yêu cầu của Công ty).

* Biểu:
Đơn vị: Đội xây dựng 4 Mẫu số : 02 – TT
Địa Chỉ: Công trường Trường QĐ sô 1141 TC/QĐ/CĐKT
PTTH Phan Thị Ràng Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC
PHIẾU CHI Số 02 Nợ:
Ngày 09 tháng 04 năm 2003 Có:
Họ tên người nhận tiền: Hồ Xuân Tình
Địa chỉ: công trình Trường PTTH Phan Thị Ràng
Lý do chi: Thanh toán chi phí mua vật tư làm công trình Trường PTTH Phan
Thị Ràng
Số tiền: 50.300.000 ( Viết bằng chữ một triệu tám trăm ngàn đồng chẵn)
Kèm theo:…………………….. chứng từ gốc
Ngày 09 tháng 04 năm 2003
Người lập phiếu Người nhận tiền Thủ quỹ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):………………..
Khi nhận tiền, kế toán công trình (kế toán đội) sẽ nộp quỹ công trình thông
qua phiếu thu để làm thủ tục hoàn ứng sau này :
* Biểu
PHIẾU THU Số 02 Nợ:
Ngày 09 tháng 04 năm 2003 Có:
Họ tên người nộp tiền: Hồ Xuân Tình
Địa chỉ: công trình Trường PTTH Phan Thị Ràng
Lý do nộp: Nộp tiền ứng Công ty
Số tiền: 50.300.000 ( Viết bằng chữ một triệu tám trăm ngàn đồng chẵn)
Kèm theo:…………………….. chứng từ gốc
Người lập phiếu Người nhận tiền Thủ quỹ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ):……………..
Các chứng từ như: Phiếu chi, uỷ nhiệm chi là cơ sở để kế toán công trình lên

bảng kê ứng tiền và bảng kê chứng từ bên Nợ TK 136 vào cuối tháng.
* Biểu: Trích
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ PHÁT SINH BÊN NỢ TK 136
SHCT
Nội dung Tổng số tiền
Các TK ghi bên
Số Ngày 111 112
02
03
9/4
12/4
Hồ Xuân Tình
UMC trả công ty
VLXD
Nguyễn Hồng
…….
50.300.000
34.364.000
…….
50.300.000
……….
34.364.000
…….
Cộng 285.680.000 175.500.000 110.180.000
Ngày 30 tháng 04 năm 2003
Người lập
(ký, họ tên)
Như vậy, trong tháng 4 đội đã tạm ứng một khoản tiền là: 285.680.000. Trong
đó :
Tiền mặt: 175.500.000

Tiền Sec: 110.180.000
+ Nhập kho vật tư:
Các hoá đơn thuế GTGT (nếu có) là căn cứ để kế toán Công ty lập bảng kê
hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. Cuối quý từ các bảng này kế toán tập
hợp lại để khấu trừ thuế đầu ra.
Vì cơ chế khoán của Công ty là khoán gọn do đó kế toán Công ty không theo
dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến Nhập – Xuất – Tồn
kho vật liệu ở đội. Do đó, cũng không có các Sổ chi tiết, Bảng kê chi tiết có liên
quan đến các loại nguyên liệu được sử dụng ở từng công trình. Định kỳ, kế toán toán
đội sẽ gửi bảng kê Nhập – Xuất – Tồn vật tư, để kế toán Công ty ghi và theo dõi.
* Biểu
BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO
tháng 04 năm 2003
Tên cơ sở kinh doanh: Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ:
Công trình: Trường PTTH Phan Thị Ràng – Hòn Đất - Kiên Giang
Hoá đơn, chứng từ
mua
Tên người bán
Mã số
thuế của
người bán
Doanh số
mua chưa
có thuế
Thuế
GTGT
đầu
vào

Ghi
chú

hiệu

Số

Ngày
phát
hành

1 2 3 4 5 6 7 8
R/01
R/01

R/01
R/01
07131
06254

06359
06369
09/04
12/04

15/04
19/04
Công ty Hồng Phong
Công ty VLXD
Nguyễn Hồng


NM xi măng KG
NM xi măng KG
490010033
490010265
……
490010265
490010260
396.000
6.240.000
…….
456.000
3.120.000
19.800
624.000
……
24.00
312.000
5%
10%
….
5%
10%
CỘNG 79.962.300 7.629.700
Ngày 30 tháng 04 năm 2003
Người lập biểu Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Khi đội tạm ứng để mua nguyên, vật liệu phục vụ cho công tác thi công các
công trình thì căn cứ vào đó, kế toán ghi:
Nợ TK 136 – Tiền ứng.

Có TK 111
Nhập vật tư ghi hoàn cho công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 136
Khi mua nguyên vật liệu về nhập kho ( có biên bản nghiệm thu đủ số lượng,
chất lượng) thì kế toán đội lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3
liên. Một liên lưu cùng chứng từ gốc, một liên thủ kho lưu để làm căn cứ ghi vào
Thẻ kho, còn một liên gửi về phòng kế toán Công ty cùng hoá đơn để thanh toán tiền
mua vật tư. Giá trị vật tư là giá trị thực tế ( bao gồm giá mua + chi phí thu mua nếu
có).

×