Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.77 KB, 12 trang )

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU
ĐIỆN.
I- Nhận xét và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác
định kết quả tiêu thụ ở nhà máy.
1/ Những ưu điểm cơ bản :
Trong những năm qua nhà máy thiết bị bưu điện đã trưởng thành và đạt được
những thành tích đáng khâm phục.
Là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động ít nhiều còn chịu sự quản lý của
cấp trên song không vì thế mà nhà máy mất uy tín và tự chủ trong sản xuất trong
kinh doanh. Ngược lại, sự thích ứng linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế
thị trường đã giúp nhà máy luôn tìm ra hướng đi đúng trên con đường phát triển
và hoà chung với nhịp sống sôi động của nền kinh tế thị trường.
Trong sự cố gắng cùng những thành tích chung toàn nhà máy cũng phải kể
đến sự phấn đấu và kết quả đạt được của công tác kế toán. Với sự cố gắng và nhạy
bén, bộ phận kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm nói riêng và phòng kế toán
của nhà máy nói chung đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đã và đang đóng góp
một phần không nhỏ trong việc tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở nhà
máy, thể hiện trên những điểm sau:
Thứ nhất, việc sử dụng chứng từ: Hệ thống chứng từ nhà máy sử dụng tương
đối đầy đủ và hoàn thiện, các chỉ tiêu và các yếu tố của chứng từ luôn được điền
đầy đủ. Hạch toán ban đầu được tổ chức ở tất cả các bộ phận trong nhà máy nơi có
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Chương trình luân chuyển chứng từ được
xây dựng thích hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đồng thời
quy định rõ từng loại chứng từ do ai lập, qua những bộ phận nào kiểm tra, lưu
giữ....đảm bảo cho việc ghi nhận thông tin vào sổ kế toán kịp thời.
Thứ hai, việc hạch toán hàng gửi bán ở nhà máy thiết bị Bưu điện sử dụng
giá hạch toán giúp cho công việc theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Tồn hàng gửi
bán và phản ánh trên sổ sách được kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý. Việc lựa
chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
là phù hợp với cơ cấu thành phẩm, hàng hoá ở nhà máy cũng như sự biến động


thường xuyên của chúng. Thứ ba, về hình thức kế toán
và vận dụng hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán.
Nhà máy chọn hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán
là phù hợp với đặc điểm của nhà máy: quy mô tương đối lớn, hoạt động tập trung
tại miền Bắc cùng với văn phòng nhà máy là các phân xưởng sản xuất và 3 đơn vị
phụ thuộc được phân cấp quản lý kinh tế tài chính ở mức độ cao là CN1, TTBH và
PX PVC mềm, còn lại 2 đơn vị phụ thuộc là CN2 và CN3 thì hoạt động phân tán
tại miền Trung( Đà Nẵng) và miền Nam(TP HCM). Bộ máy kế toán của nhà máy
được tổ chức khá chặt chẽ và hợp lý trên cơ sở phân công phân nhiệm nhưng phối
hợp chặt chẽ thống nhất giữa các bộ phận cấu thành, đảm bảo thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, nội dung của công tác kế toán nhà máy cũng như phát huy khả
năng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán góp phần tăng hiệu quả
hoạt động kế toán.
Hình thức kế toán mà nhà máy áp dụng là hình thức kế toán hỗn hợp giữa
hình thức nhật ký chứng từ và hình thức nhật ký chung. Hầu hết các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên các sổ mang tính chất của hình thức
NKCT tuy nhiên có những nghiệp vụ diễn ra nhiều lần trong kỳ, số lượng phát sinh
lớn, nhiều đối ứng cả Nợ lẫn Có như các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, tạm ứng , vay ngắn hạn... thì được phản ánh vào các sổ mang tính chất
của hình thức NKC. Sổ cái các tài khoản của nhà máy cũng được cũng được mở
theo mẫu sổ cái của hình thức NKC. Việc áp dụng hình thức kế toán hỗn hợp này
cũng thể hiện nhiều ưu điểm đó là: Quy mô hoạt động của nhà máy lớn, các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh nhiều, Nhà máy lại có đội ngũ nhân viên kế toán trẻ,
trình độ chuyên môn tương đối cao và ở nhà máy việc ứng dụng tin học trong kế
toán chưa phải là toàn diện, chủ yếu vẫn mang tính chất thủ công nên áp dụng
hình thức NKCT là hợp lý. Mặt khác một số đối tượng kế toán có số lượng phát
sinh lớn đồng thời đối ứng nợ, có đều nhiều nếu dùng hình thức NKCT để phản
ánh thì hệ thống sổ sẽ rất phức tạp, trong khi đó sử dụng hình thức NKC sẽ đơn
giản hơn rất nhiều.
Thứ tư: về kế toán bán hàng.

Thành phẩm, hàng hoá của nhà máy rất đa dạng, nhiều loại và được bán
thường xuyên cho nhiều đối tượng khác nhau trong đó việc tiêu thụ hàng qua các
chi nhánh tiêu thụ và trung tâm là phương thức tiêu thụ chủ yếu. Nhà máy đã tổ
chức hạch toán khâu tiêu thụ một cách linh hoạt kịp thời và tương đối chính xác,
đáp ứng được yêu cầu quản lý. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiêu thụ thành
phẩm được kế toán ghi chép phản ánh đầy đủ vào các sổ tương ứng giúp cho việc
hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm chính xác, dễ dàng.
Thứ năm, về các khoản thuế phải nộp nhà nước.
Với các khoản thuế phải nộp, kế toán tiêu thụ của nhà máy đã tính toán rất cụ
thể từng khoản doanh thu đối với từng loại thuế suất theo quy định của nhà nước
theo từng chứng từ, đảm bảo việc tính toán chính xác thuế phải nộp cho ngân sách
nhà nước, tránh thất thoát và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Song bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh của nhà máy còn bộc lộ một số hạn chế sau:
2/ Hạn chế
Thứ nhất : việc theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng tiêu thụ.
Hiện nay, ở nhà máy không mở sổ chi tiết theo dõi DTBH mà theo dõi thông
qua các tài khoản đối ứng với tài khoản doanh thu, đó là TK 111, TK131 và TK
136 theo quan hệ đối ứng sau:
Nợ TK111,131
Có TK 511 Cho trường hợp tieu thụ trực tiếp.
Hoặc Nợ TK 1361 Cho trường hợp tiêu thụ
Có TK 512 qua chi nhánh.
và tương ứng là các sổ:
- Nhật ký quỹ : Tất cả các dòng đối ứng Có TK 511, cuối kỳ có bảng tổng
hợp TK 111 và sổ cái TK 111.
- Sổ TH phải thu của khách hàng : Cột đối ứng Có TK 511, cuối kỳ có bảng
tổng hợp TK 131 và sổ cái TK 131.
- Sổ chi tiết TK 136 : Cột đối ứng Có TK 512, cuối kỳ có bảng tổng hợp TK
136 và sổ cái TK 136.

Ngoài ra còn kết hợp theo dõi trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch
vụ bán ra được lập cho từng tài khoản đối ứng với tài khoản doanh thu: TK 111,
TK 131, TK 136, và cuối cùng là sổ cái TK 511, TK512.
Việc theo dõi doanh thu như vậy là còn bộc lộ nhiều hạn chế:
+ Không theo dõi chi tiết được doanh thu của từng nhóm hàng, mặt hàng, do
đó không tính được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, nhóm hàng.
+ Tổng doanh thu không được tổng hợp trên một sổ kế toán tổng hợp doanh
thu trước khi vào sổ cái.
Thứ hai : Về việc vận dụng hệ thống sổ tại nhà máy.
Hiện nay ở nhà máy thiết bị bưu điện không mở NKCT số 8 để phản ánh tập
trung số phát sinh Có các TK 155, 156, 157, 159, 131, 511, 512, 531, 532, 632,
641, 642, 911 thể hiện quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. Điều này
gây khó khăn ít nhiều cho việc vào sổ cái các tài khoản này và một số tài khoản
liên quan. Kế toán thường phải dựa vào các bảng tổng hợp tài khoản kết hợp với
các sổ chi tiết để vào sổ cái quý. Việc này tốn khá nhiều thời gian mà nếu có
NKCT số 8 thì công việc trở nên đơn giản hơn.
Thứ ba : Về hạch toán chi tiết chi phí bán hàng và CPQLDN.
Giống như việc theo dõi GVBH, nhà máy chỉ mới mở sổ cái của CPBH và
CPQLDN để ghi số liệu tổng hợp cuối quý về CPBH và CPQLDN. Đến cuối quý
để ghi được vào sổ cái TK 641, 642, kế toán phải dựa vào quan hệ đối ứng TK
giữa TK 641, 642 với các TK liên quan để nhặt số liệu từ các sổ kế toán tổng hợp
phản ánh các TK này ghi số liệu tổng hợp về khoản CPBH và CPQLDN đã phát
sinh trong kỳ. Làm như vậy là không khoa học, dễ bỏ sót và làm tăng khối lượng
công việc của kế toán vào cuối quý và làm mất đi cơ sở kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa các sổ kế toán tổng hợp.
II- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở nhà máy
Thiết bị bưu điện.
Ý kiến 1: Việc theo dõi chi tiết doanh thu tiêu thụ.
Để theo dõi chi tiết doanh thu tiêu thụ, theo tôi nhà máy nên mở sổ chi tiết

doanh thu của từng nhóm hàng (Biểu số 30) đồng thời tính được kết quả của từng
nhóm hàng . (Vì số lượng thành phẩm của nhà máy rất nhiều , rất khó để mở sổ
chi tiết doanh thu cho từng mặt hàng).
- Bảng tổng hợp doanh thu tiêu thụ : Tổng hợp doanh thu và kết quả tiêu thụ
của các nhóm hàng phục vụ việc ghi NKCT số 8.
Biểu số 30:

×