Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾTOÁN NHẬP XUẤT VÀ BẢO QUẢN NGUYÊN VẬT LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.01 KB, 35 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾTOÁN NHẬP
XUẤT VÀ BẢO QUẢN NGUYÊN VẬT LIỆU
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, TẦM QUAN TRỌNG CỦA TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Khái niệm và đặc điểm Nguyên vật liệu
Trong thực tiễn, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh
doanh đều cần phải có đủ ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động
và lao động sống. Trong đó, đối tượng lao động chính là yếu tố vật chất của sản
phẩm, là tất cả những vật mà lao động của con người tác độngvào nhằm biến đổi
nó phù hợp với mục đích của con người.
Đối tượng lao động có hai loại: thứ nhất là những vật liệu có sẵn trong tự
nhiên như quặng trong lòng đất, cá dưới biển, gỗ trong rừng nguyên thuỷ...; thứ hai
là những vật liệu đã qua chế biến như gang trong lò luyện thép, sợi trong nhà máy
dệt, bột gỗ trong nhà máy giấy...Đối tượng lao động đã qua chế biến gọi là nguyên
liệu.
Những đặc điểm nổi bật của Nguyên vật liệu được thể hiện rõ nét là:
- Hoạt động sản xuất: Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
và nó là cơ sở vật chất để cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì Nguyên vật
liệu là một loại TSLĐ nên nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và
khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao
toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất của sản phẩm. Do vậy, toàn bộ giá trị vật
liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm thì chi phí Nguyên vật liệu thường
chiếm tỷ trọng lớn và nó là yếu tố cơ bảncủa giá thành sản xuất sản phẩm. Do đó,
việc hạ chi phí Nguyên vật liệu trên cơ sở tiết kiệm Nguyên vật liệu nó là yếu tố
chính để hạ chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.
Tất cả các đặc điểm trên đây đều là căn cứ cho công tác tổ chức hạch toán
nguyên vật liệu từ khâu tính giá, hạch toán ci tiết đến hạch toán tổng hợp nguyên
vật liệu trong các doanh nghiệp.
Việc tiến hành sản xuất có thuận lợi hay không là tuỳ thuộc vào nhiều quá


trình cung cấp vật liệu có đầy đủ, kịp thời, đúng chất lượng hay không, bảo quản
có tốt không. Nếu quá trình cung cấp và bảo quản Nguyên vật liệu tốt sẽ tạo điều
kiện cho sản xuất sản phẩm có chất lượng và có khả năng cạnh tranh với các sản
phẩm khác trên thị trường kể cả trong và ngoài nước.
2. Vai trò của tổ chức kế toán Nguyên vật liệu trong quá trình quản lý sản
xuất kinh doanh
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong hệ thống
quản lý kinh tế, là công cụ quan trọng thực hiện quản lý, điều hành, kiểm tra, giám
sát các hoạt động của quá trình nhập, xuất và bảo quản Nguyên vật liệu trong các
doanh nghiệp cũng như trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Rõ ràng, khi nền sản xuất hàng hoá càng phát triển thì tổ chức kế toán
Nguyên vật liệu càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn. Ở nước ta trong những
năm qua, tổ chức công tác kế toán nói chung, tổ chức công tác kế toán Nguyên vật
liệu nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm.Và sự quan tâm đó
ngày càng tăng qua các giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Các chế
độ, thể lệ kế toán luôn được nghiên cứu đổi mới, việc chỉ đạo thưc hiện chế độ, thể
lệ kế toán luôn được cải tiến, hoàn thiện, tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu
trong các đơn vị cũng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới nhằm tăng hiệu lực
của thông tin kế toán, tăng cường vai trò của kế toán trong quản lý.
II. YÊU CẦU QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIÊP:
1. Yêu cầu quản lý Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được của quá trình
sản xuất – kinh doanh ở các doanh nghiệp. Vì vậy, quản lý tốt khâu thu, mua, dự
trữ, bảo quản và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để đạt được điều đó thì doanh nghiệp cần thực hiện:
- Yêu cầu thứ 1: Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán Nguyên vật
liệu trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng đựoc hệ thống danh điểm và đánh
số danh điểm cho Nguyên vật liệu. Hệ thống danh điểm và số danh điẻm của

Nguyên vật liệu phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của
Nguyên vật liệu. Nói chung, phải thực hiện đầy đủ các quy định về lập sổ danh
điểm Nguyên vật liệu, thủ tục lập và luân chuyển chứng từ, mở các sổ sách hạch
toán tổng hợp và chi tiết vật liệu theo đúng chế độ quy định để theo dõi sự biến
động của Nguyên vật liệu kết hợp theo dõi kiểm tra đối chiếu Nguyên vật liệu giữa
kho và phòng kế toán, xây
dựng chế độ trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng Nguyên vật liệu cho toàn
doanh nghiệp nói chung và các phân xưởng, tổ, đội sản xuất nói riêng.
- Yêu cầu thứ 2: Trong doanh nghiệp, vật liệu luôn được dự trữ ở một mức
nhất định, hợp lý nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất – kinh doanh được liên tục.
Do vậy, doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng
danh điểm Nguyên vật liệu, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại
Nguyên vật liệu nào đó. Định mức tồn kho của Nguyên vật liệu còn là cơ sở để xây
dựng kế hoạch thu mua Nguyên vật liệu và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
-Yêu cầu thứ 3: Để bảo quản tốt Nguyên vật liệu dự trữ, giảm thiểu hư hao,
mất mát các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bãi bến đủ tiêu chuẩn
kỹ thuật, được trang bị các phương tiện bao quản cân, đong, đo, đếm cần thiết; bố
trí thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý Nguyên
vật liệu tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí kiêm
nhiệm chức năng thủ kho với tiếp niệu và kế toán vật tư.
2. Nhiệm vụ hạch toán Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chi phí
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm cho nên yêu cầu quản
lý Nguyên vật liệu và công tác tổ chức hạch toán Nguyên vật liệu là điều kiện quan
trọng luôn luôn song hành cùng nhau. Hạch toán Nguyên vật liệu có chính xác, kịp
thời, đầy đủ thì lãnh đạo mới nắm bắt được tình hình thu, mua, dự trữ, sử dụng và
bảo quản Nguyên vật liệu cả về kế hoạch và thực hiện, từ đó có biện pháp thích
hợp trong quản lý.
Mặt khác, tính chính xác, kịp thời của công tác hạch toán Nguyên vật liệu sẽ
giúp cho việc hạch toán giá thành của doanh nghiệp chính xác.

Xuất phát từ yêu cầu quản lý, vai trò và đặc điểm của Nguyên vật liệu, công
tác hạch toán Nguyên vật liệu có những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức chứng từ, tài khoản và sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế
toán để ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời hiện có và tình
hình luân chuyển của Nguyên vật liệu cả về giá trị và hiện vật để cung cấp số liệu
cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị Nguyên
vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao Nguyên vật
liệu.
- Thực hiện việc đánh giá, phân loại Nguyên vật liệu phù hợp với các nguyên
tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh
nghiệp.
- Tổ chức việc phân tích, đánh giá tình hìnhthực hiện kế hoạch mua vật liệu,
dự trữ Nguyên vật liệu và tình hình sử dụngvật liệu trong quá trình sản xuất.
III. PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU
1. Phân loại Nguyên vật liệu
Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh nên
cần phải sử dụng nhiều nguyên liệu, vật liệu. Trong điều kiện đó, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải phân loại Nguyên vật liệu thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán
Nguyên vật liệu.
Như vậy, phân loại Nguyên vật liệu là sắp xếp những vật liệu cùng loại với
nhau theo một đặc trưng nhất định nào đó thành từng nhóm để thuận tiện cho việc
quản lý và hạch toán.
Có nhiều cách phân loại Nguyên vật liệu khác nhau:
1.1. Phân loại căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng của
nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất – kinh doanh
- Nguyên vật liệu chính: là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất
thì nó sẽ cấu tạo nên thực thể của sản phẩm, nếu không có nó thì sẽ không hình
thành nên thực thể của sản phẩm được, nó bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài.
Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên liệu, vật liệu chính khác nhau: ở

doanh nghiệp cơ khí nguyên liệu, vật liệu chính là sắt, thép...ở doanh nghiệp sản
xuất đường nguyên vật liệu chính là cây mía còn ở doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo
thì Nguyên vật liệu là đường, nha, bột...cũng có thể sản phẩm của doanh nghiệp
này làm nguyên liệu, vật liệu cho doanh nghiệp khác đối với nửa thành phẩm mua
ngoài với mục đích để tiếp tục gia công chế biến được coi là nguyên liệu, vật liệu
chính ví dụ như doanh nghiệp dệt mua sợi về dệt vải.
- Vật liệu phụ: là những thứ vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính
để hoàn thiện sản phẩm, làmtăng chất lượng cho sản phẩm, tạo dáng cho sản
phẩm...ví dụ: thuốc tẩy, thuốc nhuộm, dầu nhờn, cúc áo, chỉ may...
- Nhiên liệu: là những loại vật liệu có khả năng tạo ra động lực để phục vụ
cho sản xuất sản phẩm như là phục vụ cho phương tiện vận tải, cho máy móc thiết
bị.
Nhiên liệu có thể tồn tại ở 3 trạng thái khí khác nhau:
+ Thể rắn: than, củi...
+ Thể lỏng: xăng, dầu...
+ Thể khí: gas, hơi đốt...
- Phụ tùng thay thế: đây là những chi tiết được sử dụng khi thay thế khi sửa
chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...
- Thiết bị xây dựng cơ bản: đây là những loại thiết bị, máy móc được dùng
trong ngành xây dựng cơ bản như: công cụ, khí cụ, vật kết cấu. Nó bao gồm thiết
bị cần lắp hay không cần lắp.
- Vật liệu khác: là những loại vật liệu khác 5 loại trên như phế liệu thu hồi từ
thanh lý TSCĐ, vật liệu do quá trình sản xuất loại ra và được thu hồi.
1.2.Phân loại theo mục đích sử dụng:
Nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm: nó bao gồm cả vật
liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nó tạo nên thực thể vật chất
của sản phẩm.
- Nguyên vật liệu sử dụng cho các nhu cầu khác: nó là những loại Nguyên
vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản lý phân xưởng, quản lý chung, bán thành phẩm

hàng hoá...
1.3.Phân loại theo nguồn gốc hình thành Nguyên vật liệu:
- Nguyên vật liệu mua ngoài: là những loại vật liệu mà doanh nghiêp đi mua
của các đơn vị khác về dùng cho sản xuất sản phẩm.
- Nguyên vật liệu tự chế: là loại vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất chế biến
để dùng cho sản xuất sản phẩm khác.
- Nguyên vật liệu nhận góp vốn tham gia liên doanh hoặc vốn cổ đông, biếu
tặng...
Trên cơ sở phân loại Nguyên vật liệu, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi
tiết và hình thành nên “Sổ danh điểm vật liệu” ,sổ này xác định thống nhất tên gọi,
ký hiệu mã, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm
Nguyên vật liệu( theo mẫu dưới đây):
Ký hiệu
Tên, nhãn hiệu
quy cách NVL
Đơn vị
tính
Đơn giá
hạch toán
Ghi
chú
Nhó
m
Danh điểm
NVL
2. Đánh giá Nguyên vật liệu:
Đánh giá Nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch
toán Nguyên vật liệu. Tính giá Nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của
chúng.
2.1. Đánh giá Nguyên vật liệu theo giá thực tế:

Giá thực tế của Nguyên vật liệu là loại giá được hình thành trên cơ sở các
chứng từ hợp lệ chứng minh các chi phí hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra
nguyên vật liệu
2.1.1.Xác định trị giá vốn thực tế Nguyên vật liệu nhâp kho
Giá thực tế của Nguyên vật liệu nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn
nhập.
- Đối với Nguyên vật liệu mua ngoài: trị giá vốn thực tế bao gồm giá mua,
các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá
trình mua Nguyên vật liệu và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua
Nguyên vật liệu trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do
không đúng quy cách, phẩm chất.
Trường hợp Nguyên vật liệu mua vào sử dụng cho các đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, giá mua là giá chưa thuế GTGT.
Trường hợp Nguyên vật liệu mua vào được sử dụng cho các đối tượng không
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ( tức là sử dụng phương pháp trực
tiếp) hoặc sử dụng cho các mục đích phúc lợi và các dự án...thì giá mua bao gồm
cả thuế GTGT( tổng giá thanh toán).
- Đối với các vật liệu tự gia công chế biến: giá thực tế bao gồm giá xuất kho
Nguyên vật liệu đưa đi gia công và chi phí gia công chế biến, chi phí vận chuyển,
bốc dỡ...
- Đối với Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: trị giá vốn thực tế
nhập kho là bao gồm trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho thuê ngoài gia công
chế biến, số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến và các chi phí vận
chuyển, bốc dỡ khi giao nhận.
- Đối với Nguyên vật liệu nhận vốn góp của các bên tham gia liên doanh
hoặc các cổ đông: nó được xác định dựa trên cơ sở giá thoả thuận thống nhất đánh
giá của các bên tham gia liên doanh hoặc các cổ đông.
- Đối với Nguyên vật liệu nhận từ cấp trên cấp: trị giá vốn thực tế của
Nguyên vật liệu nhập kho là giá ghi trên biên bản giao nhận và các chi phí phát
sinh khi giao nhận.

- Đối với các Nguyên vật liệu do được biếu tặng,được tài trợ: trị giá thực tế
nhập kho là giá trị hợp lý và các chi phí phát sinh khác.
- Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp: thì giá vốn được tính theo giá thực tế hoặc theo giá bán trên thị trường.
2.1.2.Xác định giá vốn thực tế của Nguyên vật liệu xuất kho:
Nguyên liệu, vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm
khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Do đó, khi xuất kho Nguyên vật liệu tuỳ
thuộc vào đặc điểm hoạt động yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện trang bị
phương tiện kỹ thuật tính toán của từng doanh nghiệp mà lưạ chọn phương pháp
tính giá thực tế Nguyên vật liệu xất kho
(1). Phương pháp bình quân gia quyền:
Trị giá vốn thực tế của Nguyên vật liệu xuất kho được căn cứ vào số
lượng nguyên liệu, vật liệu xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền theo công
thức sau:
Trị giá vốn Số lượng Đơn giá
thực tế của = NVL x bình quân
NVL xuất kho xuất kho gia quyền
Giá thực tế NVL Giá thực tế NVL
Đơn giá tồn kho đầu kỳ nhập trong kỳ
bình quân =
gia quyền Số lượng NVL Số lượng NVL
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
- Đơn giá bình quân thường được tính cho từng loại nguyên liệu, vật liệu.
- Đơn giá bình quân có thể xác định cho cả kỳ được gọi là đơn giá bình quân
cả kỳ hay đơn giá bình quân cố định. Theo cách này, khối lượng tính toán giảm
nhưng chỉ tính được trị giá vốn thực tế của Nguyên vật liệu vào thời điểm cuối kỳ
nên không thể cung cấp thông tin kịp thời.
+
+
- Đơn giá bình quân có thể xác định sau mỗi lần nhập được gọi là đơn giá

bình quân liên hoàn hay đơn giá bình quân di động. Theo cách này, xác định được
trị giá vốn thực tế nguyên liệu, vật liệu hàng ngày, cung cấp thông tin được kịp
thời. Tuy nhiên khối lượng tính toán sẽ nhiều hơn nên phương pháp này rất thích
hợp với những doanh nghiệp đã làm kế toán máy.
(2). Phương pháp Nhập trước – Xuất trước ( FIFO):
Theo phương pháp này, kế toán giả định Nguyên vật liệu nào nhập kho
trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá mua của lần nhập đó để tính trị giá hàng
xuất kho. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo số lượng hàng tồn kho và
đơn giá của những lô hàng nhập sau cùng.
(3). Phương pháp Nhập sau – Xuất trước (LIFO):
Theo phương pháp này được dựa trên giả định hàng nào nhập sau thì xuất
trước và trị giá hàng xuất kho được tính bằng cách căn cứ vào số lượng hàng xuất
kho, đơn giá của những lô hàng nhập mới phát hiện có trong kho. Trị giá của hàng
tồn kho cuối kỳ được tính theo số lượng hàng tồn kho và đơn giá của những lô
hàng nhập sau khi xuất lần cuốitính theo thời điễmác định số tồn kho. Phương pháp
này thích hợp trong trường hợp lạm phát( giá cả có xu hướng tăng). Khi giá cả có
xu hướng tăng thì lượng hàng xuất có giá trị cao, lợi nhuận giảm và giá trị Nguyên
vật liệu tồn kho cuối kỳ là thấp nhất và ngược lại.
(4). Phương pháp tính theo đơn giá thực tế tồn đầu kỳ:
Được tính trên cơ sở số lượng Nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế
Nguyên vật liệu tồn đầu kỳ:
Giá vốn thực tế Số lượng NVL Đơn giá thực tế NVL
NVL xuất kho xuất kho tồn đầu kỳ

Đơn giá thực Giá vốn thực tế NVL tồn đầu kỳ
x =
=
tế NVL =
tồn đầu kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp giá cả ổn định. Đồng

thời có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp có giá trị Nguyên vật liệu tồn đầu
kỳ lớn, lượng nhập trong kỳ ít.
(5). Phương pháp theo giá trị thực tế đích danh:
Phương pháp này thường áp dụng đối với những loại Nguyên vật liệu có giá
trị cao, các Nguyên vật liệu đặc biệt, ít chủng loại như vàng, bạc, đá quý, các chi
tiết của ô tô, xe máy và có thể nhận diện được từng thứ, từng nhóm hoặc từng loại
theo từng lần nhập kho. Khi xuất kho Nguyên vật liệu thuộc lô hàng nào thì căn cứ
vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng đó để tính ra giá
thực tế xuất kho.
(6). Phương pháp cân đối:
Theo phương pháp này thì phải tính trị giá mua thực tế của Nguyên vật liệu
còn lại cuối kỳ bằng cách lấy số lượng Nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ nhân với
đơn giá mua còn lại cuối kỳ trong tháng.
Sau đó dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của Nguyên vật liệu
xuất kho:

Trị giá mua Trị giá mua Trị giá mua Trị giá mua
thực tế NVL = thực tế NVL + thực tế NVL - thực tế NVL
xuất kho đầu kỳ nhập trong kỳ còn cuối kỳ

Để tính được trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho cần phải phân bổ chi phí
mua cho số hàng đã xuất kho theo công thức:
CP mua CP phân bổ cho CP mua phân bổ cho Trị giá
phân bổ NVL đầu kỳ NVL phát sinh trong kỳ mua
cho hàng của
xuất kho Trị giá mua của NVL Trị giá mua của NVL NVL
còn lại đầu kỳ nhập trong kỳ xuất
kho
Trên cơ sở trị giá mua thực tế của Nguyên vật liệu xuất kho đã được tính kế
hoạch tổng hợp lại để xác định trị giá vốn thực tế của Nguyên vật liệu xuất kho.

2.2. Đánh giá theo giá hạch toán:
Giá hạch toán là loại giá do doanh nghiệp tự xây dựng, nó được xác định
trong một thời kỳ nhất định, để làm giá hạch toán Nguyên vật liệu thông thường nó
được sử dụng ở những doanh nghiệp có quy mô lớn, khối lượng chủng loại nhiều,
việc nhập xuất Nguyên vật liệu được diễn ra thường xuyên, liên tục hàng ngày kế
toán khó tính giá thực tế theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh do đó hàng ngày
nhập, xuất Nguyên vật liệu theo giá hạch toán, đến cuối tháng hay cuối kỳ căn cứ
vào chứng từ để tính giá Nguyên vật liệu nhập kho.
Sau đó thực hiện việc điều chỉnh sổ sách kế toán.
- Tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế so với giá hạch toán (H):

Trị giá thực tế NVL Trị giá thực tế NVL
tồn kho đầu kỳ nhập vào trong kỳ
H =
Trị giá hạch toán NVL Trị giá hạch toán NVL
tồn kho đầu kỳ nhập vào trong kỳ

x
+
=
+
+
+
- Tính trị giá thực tế của Nguyên vật liệu xuất kho:
Trị giá thực tế Trị giá hạch toán Hệ số
NVL xuất kho NVL xuất kho chênh lệch
Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có nhiệm vụ nhập , xuất, tồn
kho Nguyên vật liệu nhiều, giá mua thực tế biến động lớn, thông tin về giá không
kịp thời.
Có nhiều phương pháp tính giá khác nhau, tuy nhiên phải tuỳ thuộc vào từng

đặc điểm của từng doanh nghiệp mà vận dụng một phương pháp tính giá Nguyên
vật liệu xuất kho sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Về
nguyên tắc, phương pháp tính giá Nguyên vật liệu phải được áp dụng một cách cố
định ít nhất là một niên độ kế toán và khi thay đổi phương pháp tính giá Nguyên
vật liệu xuất kho phải xác định được mức biến độnggiá trị Nguyên vật liệu xuất
kho do sự thay thế phương pháp tính giá.

IV. HẠCH TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
1. Chứng từ kế toán
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất Nguyên vật liệu đều phải lập chứng từ đầy
đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định.Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo
quyết định 114/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và theo quyết định
885/1998/QĐ/BTC ngày 16/07/1998 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế
toán bao gồm:
- Phiếu nhập kho ( mẫu 01 – VT ).
- Phiếu xuất kho ( mẫu 02 – VT ).
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03 – VT ).
+=
- Biên bản kiểm kê nguyên liệu, vật liệu ( mẫu 08 – VT ).
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( mẫu 02 – BH ).
- Hoá đơn kiêm phiếu nhập kho ( mẫu 01 – BH ).
Đối với các chứng từ này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu
biểu, nội dung, phương pháp lập. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính
hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
Ngoài các chứng từ sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, các
doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn như:
- Phiếu xuất kho nguyên liệu theo hạn mức (mẫu 04 – VT ).
- Phiếu báo nguyên liệu, vật liệu cuối kỳ ( mẫu 07 – VT ).
- Biên bản kiểm nghiệm nguyên liệu, vật liệu ( mẫu 05 – VT ).

2. Sổ kế toán chi tiết Nguyên vật liệu
Sổ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, trên cơ sở chứng từ kế
toán hợp lý, hợp pháp sổ kế toán chi tiết Nguyên vật liệu phục vụ cho việc hạch
toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến Nguyên vật liệu. Tuỳ thuộc vào
phương pháp kế toán về Nguyên vật liệu áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng
các sổ (thẻ) kho, sổ (thẻ) chi tiết Nguyên vật liệu, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số
dư, ngoài ra còn có thể mở thêm bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê luỹ kế tổng
hợp Nhập – Xuất – Tồn kho Nguyên vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi
tiết, giản đơn, nhanh chóng, kịp thời.
3. Phương pháp kế toán chi tiết Nguyên vật liệu:
Hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và
phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi
chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động từng loại, từng nhóm, từng thứ nguyên
liệu, vật liệu về số lượng và giá trị . Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng
từ, mở sổ kế toán chi tiết và vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết nguyên liệu,
vật liệu phù hợp để góp phần tăng cường quản lý nguyên liệu, vật liệu.

×