Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.95 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Ngày soạn:
Ngày giảng:
<b>Tiết 4: Bài 3:</b>
<b>1.Kiến thức: </b>
- Hiểu được thế nào là tiết kiệm.
- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của tiết kiệm.
<b>2.Kĩ năng: </b>
<b>* Kĩ năng bài học:</b>
- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian
của bản thân và người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời
gian, cơng sức trong các tình huống.
- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.
<b>*Kĩ năng sớng:</b>
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thực hiện tiết
kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những
hành vi keo kiệt, bủn xỉn.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.
<b>3.Thái độ: </b>
- Ưa thích lối sống tiết kiệm, khơng thích lối sống xa hoa, lãng phí.
<b>*Giáo dục đạo đức: ưa thích lối sống tiết kiệm, khơng thích lối sống xa hoa, lãng </b>
phí, biết sử dụng đồng tiền hợp lý.
<b>*Giáo dục PBGDPL (Địa chỉ tích hợp: Mục b)</b>
+ Mọi cơng dân có quyền thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
<b> *Giáo dục bảo vệ mơi trường </b>
<i> + Tiết kiệm của cải vật chất và TNTN là góp phần giữ gìn, cải thiện mơi trường.</i>
<i> + Những hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ mơi trường.</i>
<b> *Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm </b>
+ Bác Hồ luôn sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất.
+ Sự tiết kiệm trong tiêu dùng của Bác thể hiện sự quý trọng kết quả lao động
của xã hội.
<b>4. Phát triển năng lực:</b>
- Xử lý tình huống,động não, tự nhận thức, sáng tạo, ….
<b>II. CHUẨN BỊ</b>
* GV: - Những mẩu chuyện về tấm gương tiết kiệm.
- Những vụ án làm thất thoát tài sản của Nhà nước, nhân dân,
- Tục ngữ, ca dao, danh ngơn nói về tiết kiệm.
- Giải quyết vấn đề
- Động não
- Xử lí tình huống
- Liên hệ và tự liên hệ
- Thảo luận nhóm....
- Kích thích tư duy
- Sắm vai.
<b>IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- GIÁO DỤC</b>
<b>1.Ổn định tổ chức: (1’)</b>
<i><b>2.Kiểm tra bài cũ: (5’) </b></i>
- Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?
- Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT?
- Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân?
<b>3. Bài mới.</b>
<b>Hoạt động 1: Khởi động</b>
<i>- Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.</i>
<i>- Thời gian: (1 phút)</i>
<i>- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống</i>
<i>- Phương pháp: thảo luận nhóm bàn, trình bày sản phẩm</i>
<i>Kĩ thuật: động não, trình bày một phút.</i>
- HS đọc tình huống:
“ Vợ chồng bác An siêng năng lao động. Nhờ vậy thu nhập của gia đình bác rất
cao. Sẵn có tiền của, bác sắm sửa đồ dùng và mua xe máy tốt cho các con.Hai
người con ỷ lại vào cha mẹ không chịu lao động, học tập, suốt ngày đua đòi ăn
chơi thể hiện con nhà giàu.Thế rồi của cải nhà bác An lần lượt ra đi, cuộc sống rơi
vào cảnh nghèo khổ”
<b>? Vì sao cuộc sớng gia đình bác An rơi vào cảnh nghèo khổ?</b>
* HS thảo luận nhóm bàn (2”) Cử đại diện lên trình bày ý kiến.
(Vì hai người con đua địi ăn chơi, chỉ biết hưởng thụ mà không biết quý trọng
công sức lao động của cha mẹ. Họ không biết tiết kiệm của cải do bàn tay cha mẹ
làm ra.)
=> Để hiểu thế nào là Tiết kiệm và ý nghĩa của Tiết kiệm trong cuộc sống, các em
vào bài học
<b>Hoạt động 2: Lắng nghe, quan sát và đàm thoại tìm hiểu vấn đề</b>
<i>- Mục đích: Cung cấp cho học sinh một số tấm gương giúp học sinh bước đầu</i>
<i>nhận biết về </i>tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
<i>- Thời gian: 8 phút.</i>
<i>- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, sắm vai</i>
<i>- Phương tiện, tư liệu: máy chiếu, câu chuyện</i>
<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS</b> <b>NỘI DUNG CẦN ĐẠT</b>
GV tổ chức cho HS đóng vai thể hiện câu chuyện
hoặc kể lại câu chuyện
- HS trải nghiệm sáng tạo đóng vai thể hiện câu
chuyện hoặc kể lại câu chuyện
- HS thảo luận nhóm – đại diện các nhóm trình bày
kết quả( 3’)
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
2 học sinh ghi ý kiến thảo luận vào 2 cột trên bảng
HS: Trả lời các câu hỏi sau:.
<i><b>Nhóm 1:? Thảo và Hà có xứng đáng được mẹ</b></i>
<i><b>thưởng tiền khơng?</b></i>
<i><b>? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?</b></i>
- Nhà mình hết gạo rồi- tiền đó để mua gạo.
<i><b>? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?</b></i>
- Tiết kiệm trong chi tiêu để đỡ đần cha mẹ.
<i><b>Nhóm 2 :</b></i>
<i><b>? Hà có gì khác Thảo. Hãy phân tích suy nghĩ</b></i>
<i><b>của Hà truớc và sau khi đến nhà Thảo?</b></i>
<b>Trước</b>
Muốn mẹ thưởng tiền
để liên hoan
<b>Sau</b>
Tự nghĩ và ân hận, càng
thấy thương mẹ hơn và
tự hứa sẽ tiết kiệm.
<i>Nhóm 3:</i>
<i>? Em có nhận xét gì về 2 bạn Hà và Thảo?</i>
<i>? Qua câu chuyện, em tự thấy mình đơi lúc giống</i>
<i>Hà hay Thảo?</i>
- H tự liên hệ.
G chốt bài học: Chúng ta cần phải học tập bạn
Thảo để trở thành người biết Tiết kiệm.
- Thảo: Thương mẹ, biết
tiết kiệm.
- Hà: học tập bạn.
<b> Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học </b>
<i>- Mục đích: HS biết khái quát thành nội dung bài</i>
<i>học</i>
<i>- Thời gian: 15 phút. </i>
<i>- Phương tiện, tư liệu: Giấy tô ki, bút dạ</i>
<i>- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, nêu và giải</i>
<i>quyết vấn đề, thảo luận nhóm, chơi trị chơi</i>
<i>- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút, các mảnh</i>
<i>ghép, hỏi và trả lời</i>
GV đưa tình huống ( Máy chiếu) – HS đọc và suy
nghĩ.
<i><b> “Lan, Mai và Hoa thảo luận câu hỏi của cơ: lấy</b></i>
<i><b>ví dụ thể hiện đức tính tiết kiệm ?</b></i>
<b>- Lan: Theo Lan, mình cố gắng học hành thật tốt,</b>
dành nhiều thời gian cho học tập, đừng đi chơi gì
cả, là tiết kiệm rồi.
<b>- Mai: Hổng phải. Theo Mai nghĩ, mình phải vui</b>
chơi giải trí, phải vận động thật nhiều chứ, có vậy
mới khơng phung phí sức lực của mình, như thế
mới là tiết kiệm.
<b>- Hoa: Hai bạn đều trật lất. Hoa nghĩ ví dụ về tiết</b>
kiệm như là mình phải sử dụng hợp lý, đúng mức
tài sản của nhà mình như điện, nước, ... đúng
không ? Của cải nhà trường thì cứ xài thoải mái, để
- Bạn nào cũng có phần đúng và phần sai, tức là
chỉ hiểu Tiết kiệm ở một khía cạnh.Vì:
+ Lan tiết kiệm thời gian cho việc học là đúng.
Nhưng nếu chỉ cắm cúi học mà không vận động
thân thể, bảo vệ sức khoẻ là phung phí sức lực của
mình.( Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể)
+ Mai biết ngồi việc học cịn phải nghỉ ngơi, giải
trí. Nhưng nếu chỉ vui chơi mà khơng lo học là
phung phí thời gian dành cho học tập.
+ Hoa biết tiết kiệm cho gia đình mình là đúng.
Nhưng Hoa lại phung phí tài sản của nhà trường là
sai. Vì cần tiết kiệm khơng chỉ cho mình mà cịn
cho người khác, cho tập thể.
<i><b>? Tiết kiệm là gì? </b></i>
- HS trả lời – GV lưu ý:
<i>+ Hợp lý, đúng mức: Hoàn cảnh gia đình</i>
<i>+ Của mình và của người khác: Khơng chỉ tiết</i>
kiệm cho mình mà cịn cho người khác.
- HS đọc nội dung bài học a - HS ghi bài.
GV tổ chức cho HS chơi trò “ Thi chạy tiếp sức”
<i><b>với chủ đề : Em đã tiết kiệm như thế nào?</b></i>
<i>Chia lớp thành 3 đội chơi </i>
<i>Các đội tham gia trị chơi theo hình thức tiếp sức</i>
<i>với nhiệm vụ ghi nhanh các biểu hiện vào bảng</i>
<i>sao cho đúng trong thời gian 3 phút. Sau 3 phút ,</i>
<i>đội nào ghi được nhiều thông tin đúng nhất sẽ là</i>
<i>đội thắng và sẽ nhận được phần thưởng.</i>
<b>Trong gia</b>
<b>đình</b>
<b>Trường học</b> <b>Ngoài xã hội</b>
- Ăn mặc giản
dị.
- Tiêu dùng
hợp lý, đúng
mức.
- Không làm
hư hỏng đồ
dùng gia đình.
- Giữ gìn tài
sản nhà
trường: Bàn
ghế, cây xanh,
tường…
- Tắt điện, quạt
khi ra về.
- Giữ gìn tài
nguyên thiên
nhiên.
- Không phá
hoại tài sản
XH: ghế đá
công viên, cây
xanh đường
- Tận dụng đồ
cũ.
- Dùng nước
xong khoá lại.
- Ra vào lớp
đúng giờ.
phố…
HS các nhóm lên trình bày- GV nhận xét.
<i><b>? Vậy, tiết kiệm mang lại lợi ích gì cho bản thân,</b></i>
<i><b>gia đình và XH ?</b></i>
- Cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân giàu, nước
mạnh.
<b>GV: Chúng ta phải tiết kiệm vì điều đó có lợi cho</b>
bản thân, gia đình và xã hội.
<b>Giáo dục bảo vệ môi trường </b>
<i>+ Tiết kiệm của cải vật chất và TNTN là góp phần </i>
<i>giữ gìn, cải thiện mơi trường.</i>
<i>+ Những hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ </i>
mơi trường.
<i><b>? Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào trong cuộc</b></i>
<i><b>sống</b></i>
- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời
- HS nhận xét
=> Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao
động của mình và của người khác.
<i><b>? Là HS em phải làm gì để thực hành tiết kiệm?</b></i>
- Tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ bạn nghèo.
- Giữ gìn quần áo, sách vở để có thể dùng lâu dài.
- Sắp xếp thời gian để vừa học tốt, vừa giúp đỡ
<b>GV: Các em có thể thu góp giấy vở cũ, sách báo</b>
cũ của gia đình, các đồ nhựa trong nhà, sắt
vụn...bán cho người mua phế liệu. Vừa tiết kiệm,
vừa sạch nhà.
<i><b>? Trong XH, có những cách tiêu tiền hoang phí,</b></i>
<i><b>khơng đúng mục đích. Em hãy tìm VD?</b></i>
- Cán bộ tiêu xài tiền của nhà nước vào việc riêng.
- Tham ô, tham nhũng…
<b>*GV Liên hệ: Trong thực tế cuộc sống, có những</b>
cán bộ cơng chức đã lãng phí tiền bạc của nhân
dân, sử dụng tài sản cơng để phục vụ lợi ích cá
nhân, gây thiệt hại lớn đến lợi ích chung của tồn
xã hội.
<b>GV : Giới thiệu pháp lệnh thực hành tiết kiệm</b>
<b>và chống lãng phí năm 1998.</b>
<i><b>2. Ý nghĩa</b></i>
<i> “ Tiết kiệm là quốc sách. Để quản lý, sử dụng</i>
<i>có hiệu quả các nguồn lực, thực hành tiết kiệm,</i>
<i>chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng, nhằm</i>
<i>phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp</i>
<i>hoá, hiện đại hoá đất nước.</i>
<i>pháp lệnh này quy định về thực hành tiết kiệm,</i>
<i>chống lãng phí trong việc quản lý, sử dụng kinh</i>
<i>phí ngân sách nhà nước, vốn, tài sản nhà nước và</i>
<i>động viên nhân dân tiết kiệm trong sản xuất và</i>
<i>tiêu dùng...” </i>
Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí
của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ( 2005)
GV : Giới thiệu của luật phòng chống tham nhũng
2005.
<i><b>Điều 3. Các hành vi tham nhũng</b></i>
<i><b>Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm</b></i>
<i><b>Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của cơng dân</b></i>
<i><b>trong phịng, chống tham nhũng </b></i>
<i><b>? Theo em, trong điều kiện xã hội suy thoái kinh</b></i>
<i><b>tế hiện nay, nhân dân ta làm thế nào để tiết</b></i>
<i><b>kiệm? VD?</b></i>
( hs thảo luận nhanh):
- Giá xăng dầu tăng- hạn chế đi lại..
- Hạn chế tụ tập quán xá, cỗ bàn- giảm chi tiêu.
- Tăng gia sản xuất tăng thu nhập cho gia đình:
trồng rau, chăn gà…
<b>Gv : GV liên hệ: ( Treo tranh Bác Hồ) </b>
- Sau ngày tuyên bố độc lập, nước ta lâm vào nạn
đói khủng khiếp năm Ât Dậu 1945, Bác Hồ đã ra
lời kêu gọi mọi người tiết kiệm lương thực để giúp
đồng bào bằng phong trào “Hũ gạo cứu đói”. Bác
đã gương mẫu thực hiện trước bằng mỗi tuần nhịn
ăn một bữa, bỏ số gạo ấy vào hũ, tích tiểu thành
đại để cứu đói nhân dân.
GV: Chúng ta cần học tập những tấm gương đó để
rèn luyện cho mình đức tính tiết kiệm. Bác Hồ ln
sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất.
Sự tiết kiệm trong tiêu dùng của Bác thể hiện sự
quý trọng kết quả lao động của xã hội.
<i><b>? Em hãy tìm một câu tục ngữ nói về Tiết kiệm?</b></i>
<i><b>em hiểu gì về câu tục ngữ ?</b></i>
<i><b>-“Tích tiểu thành đại”: Góp nhặt từng ít sẽ thành</b></i>
nhiều.
Gv chốt ý chuyển kiến thức.
<b> Hoạt động 4: </b>
<b>Thực hành hướng dẫn luyện tập những nội</b>
<b>dung kiến thức đã học </b>
<i>- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức</i>
<i>của toàn bài. </i>
<i>HS biết thực hành vận dụng xử lí tình hng rèn</i>
<i>luyện cách tiết kiệm</i>
<i>- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống</i>
<i>- Phương pháp: thảo luận nhóm bàn, trình bày sản</i>
<i>phẩm</i>
<i>- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút</i>
<i>- Thời gian: 5 phút.</i>
- HS thảo luận 2 nhóm( 2’) – đại diện các nhóm
trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét - bổ sung
<i><b>? Nêu yêu cầu bài tập a?</b></i>
<i><b>Nhóm 1:</b></i>
<i><b>? Giải thích câu Thành ngữ: </b></i>
“ Bn tàu bán bè khơng bằng ăn dè hà tiện”?
<i><b>Nhóm 2:</b></i>
<i><b>? Tìm thêm ca dao, tục ngữ về tiết kiệm?</b></i>
- Ăn chắc mặc bền.
- Thắt lưng buộc bụng.
<i><b>? Nêu yêu cầu bài tập c? (Nếu còn thời gian)</b></i>
<b>* GV kết luận: ở lứa tuổi các em chưa làm ra của</b>
cải vật chất, cần tiết kiệm để thể hiện sự quý trọng
thành quả lao động của cha mẹ và của người khác.
Đảng ta kêu gọi: “ Tiết kiệm là quốc sách”.
=> Chúng ta phải thực hành tiết kiệm vì điều đó có
lợi cho bản thân , gia đình và xã hội.
<b>III. Bài tập:</b>
<b>Bài a:</b>
<b>Hoạt động 5: Vận dụng, sáng tạo</b>
<i>- Mục tiêu: HS vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống,</i>
<i>- Phương tiện, tư liệu: tranh ảnh, các tấm gương người thực, việc thực ở địa</i>
<i>phương về tiết kiệm</i>
<i>- Phương pháp: vấn đáp, hoạt động cá nhân</i>
<i>- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút</i>
<i>- Thời gian: 5 phút.</i>
GV chiếu BT tình huống ( máy chiếu)
1. Lan sắp xếp thời gian học tập rất khoa học, khơng lãng phí thời gian vơ ích
để có kết quả học tập tốt.
2. Bác Bình phải làm thêm ngồi giờ để có thêm thu nhập nhưng bác vẫn có
thời gian nghỉ trưa, giải trí và thăm bạn bè.
3. Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, tuy đã lớn nhưng vẫn mặc quần áo của bố
và anh trai để lại.
? Em có suy nghĩ gì về việc làm của những nhân vật trên? Những việc làm đó
thể hiện điều gì?
- Cả 3 người đều biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức
lực của mình và của mọi người.
=> Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người
khác.
- GV chiếu cho HS xem đoạn video Quà tặng cuộc sống: Tiết kiệm
<i><b>? Em hãy tìm bài thơ, bài hát, bài báo, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn,</b></i>
<i><b>các tấm gương người thực, việc thực ở địa phương </b></i>
<b> 4. Củng cố ( 3’):</b>
<b>? Thế nào là tiết kiệm ? Những biểu hiện tiết kiệm</b>
<b>? Tại sao nói tiết kiệm là một đức tính q báu của con người?</b>
<i>-HS tự trình bày</i>
<b>? Em tự đánh giá mình xem đã biết tiết kiệm trong cuộc sớng? Bản thân đã tự</b>
<b>chăm sóc tớt sức khỏe của mình chưa?</b>
<i>-Hs tự trình bày</i>
<i>+Ln có ý thức tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.</i>
<i>+Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể </i>
<i>thao. </i>
<i>+Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí</i>
<b>5. Hướng dẫn về nhà ( 2’):</b>
- Học bài, làm BT.
- Chuẩn bị bài: Chủ đề: bài 4 "Lễ độ"và bài 9: Lịch sự, tế nhị: Đọc truyện đọc
+ Trả lời câu hỏi gợi ý sgk
+ Tìm hiểu nội dung bài học