Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ tại Công ty EMI CO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.33 KB, 42 trang )

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ tại Công ty EMI CO
Nhìn chung công ty đã áp dụng hệ thống sổ theo đúng chế độ ban hành, phù
hợp với đặc điểm, điều kiện, trình độ của mình trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc
chung. Các sổ đều thiết kế theo đúng biểu mẫu,các chỉ tiêu thống nhất, áp dụng
phương pháp tính toán dễ hiểu,đơn giản.Mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều
được phản ánh qua chứng từ, được ghi sổ một cách chính xác,đầy đủ và kịp thời.
1.5.3.4.Báo cáo tài chính.
Công ty áp dụng kỳ hạch toán theo quý. Định kỳ công ty lập các báo cáo tài
chính bao gồm:
*Báo cáo kết quả kinh doanh.
Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo “Kết quả hoạt động kinh doanh” là một báo cáo tài chính phản ánh
tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh
nghiệp. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với Nhà nước cũng như tình hình thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn
lại, được giảm và thuế GTGT hàng bán nội địa trong một kỳ kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
- Phần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ
hoạt động (phần I “Lãi, lỗ”). Phần này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu,
chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập,
chi phí của từng hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường cũng như toàn bộ
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thuộc phần
này đều được theo dõi chi tiết theo số quý trước, quý này và luỹ kế từ đầu năm.
- Phần phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước
gồm các chỉ tiêu liên quan đến các loại thuế, các khoản phí và các khoản phải nộp
khác (phần II “tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước”). Các chỉ tiêu ở phần
này cũng được chi tiết thành số còn phải nộp kỳ trước, số phải nộp kỳ này, số đã
nộp trong kỳ này và số còn phải nộp đến cuối kỳ này cùng với số phải nộp, số đã
nộp luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
- Phần phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và
thuế GTGT hàng bán nội địa (phần III “Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT


được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa). Phần này chi
tiết các chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ; được hoàn
lại, đã hoàn lại; được giảm, đã giảm và số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được
hoàn lại, còn được giảm cuối kỳ…
*Bảng cân đối kế toán.
Nội dung và kết cấu của Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán tài chính chủ yếu phản ánh
tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình
thành tài sản ở một thời điểm nhất định. Như vậy, Bảng cân đối kế toán phản ánh
mối quan hệ cân đối tổng thể giữa “Tài sản” và “Nguồn vốn” của doanh nghiệp,
thể hiện phương trình kế toán cơ bản:
Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị tài sản và nguồn vốn tại một thời
điểm. Thời điểm đó thường là vào ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. Bảng cân đối
kế toán là tài liệu quan trọng phản ánh một cách tổng quát năng lực tài chính, tình
hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như triển vọng kinh tế tài
chính trong tương lai.
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài
khoản kế toán và xắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế
toán được chia làm 2 phần ( có thể kết cấu theo kiểu hai bên hoặc một bên) là phần
“Tài sản” và phần “Nguồn vốn”.
Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến
cuối kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các
khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được xắp
xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái
sản xuất.
Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được xắp xếp theo
từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp -
vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay – vốn chiếm dụng…). Tỷ lệ và kết cấu của từng

nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực
trạng tài chính của doanh nghiệp.
Ở cả hai phần, ngoài cột chỉ tiêu còn có các cột phản ánh mã số của chỉ tiêu,
cột số đầu năm và cột số cuối kỳ.
Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản
ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, xắp
xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để
thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy vi tính và
được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.
- Phần “Tài Sản”
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành 2 loại:
+ Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Thuộc loại này gồm các chỉ tiêu
phản ánh tài sản của doanh nghiệp là tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các
khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và khoản chi sự nghiệp.
+ Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Thuộc loại này có các chỉ tiêu phản
ánh tài sản của doanh nghiệp là tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn,
chi phí XDCB dở dang và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn.
- Phần “Nguồn Vốn”
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn vốn hình thành các loại tài sản tại
thời điểm lập báo cáo và được chia thành 2 loại chỉ tiêu:
+ Loại A: Nợ phải trả. Các chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài
hạn và một số khoản nợ khác mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm phải thanh
toán, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với nguồn vốn hình thành
tài sản.
+ Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu. Phản ánh các nguồn vốn, các quỹ của doanh
nghiệp và nguồn kinh phí (nếu có), thể hiện mức độ độc lập, tự chủ về việc sử
dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, Bảng cân đối kế toán còn các chỉ tiêu
ngoài Bảng cân đối kế toán.

*Thuyết minh báo cáo tài chính.
Đồng thời hàng tháng, hàng quý, hàng năm công ty còn thiết lập hệ thống
báo cáo quản trị. Hệ thống này bao gồm một số các báo cáo thường xuyên sau:
- Bảng tổng hợp chi phí bán hàng.
- Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định.
- Báo cáo các tài khoản phải thu.
- Bảng lỗ lãi mặt hàng vật tư nhập khẩu.
- Bảng kê khai nộp thuế.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị vật tư thông tin Hà Nội.
2.1.Vai trò của công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Hoạt động kinh tế cơ bản của các doanh nghiệp thương mại là đưa các loại
sản phẩm, hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua quá
trình kinh doanh chủ yếu là bán hàng và mua hàng để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vì vậy, việc tiêu thụ hàng hoá
không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn đối với nền kinh
tế quốc dân. Tiêu thụ hàng hoá tốt sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông, trao đổi hàng
hoá, thu hồi vốn nhanh, có điều kiện để quay vòng vốn và tiếp tục quá trình kinh
doanh, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Ngược lại, hàng hoá không tiêu thụ
được gây ứ đọng vốn, vốn kinh doanh bỏ ra không bù đắp được chi phí, chẳng
những đẩy doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản mà còn gây nguy hại đến nền
kinh tế quốc dân. Chính vì vậy tiêu thụ là một khâu quan trọng của quá trình lưu
thông hàng hoá.
Cùng với việc lưu thông hàng hoá, xác định đúng kết quả tiêu thụ là cơ sở
đánh giá hiệu quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh trong mmột thời kỳ nhất
định tại doanh nghiệp, xác định nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện với nhà
nước, lập các quỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn
trong kỳ kinh doanh tiếp theo, Đồng thời đó cũng là số liệu cung cấp thông tin cho
các đối tượng quan tâm như các nhà đầu tư, các cấp chủ quản, các cơ quan quản lý

tài chính, cơ quan thuế, các nhà quản lý doanh nghiệp, khách hàng... phục vụ cho
những mục đích nhất định của từng đối tượng.
2.2.Các phương thức bán hàng và thủ tục chứng từ.
Các mặt hàng đều được tiêu thụ theo 2 phương thức: Bán buôn và bán lẻ. Tại
Công ty EMI.Co hàng nhập khẩu được tiêu thụ theo phương thức: Bán buôn
chuyển thẳng, bán buôn qua kho và bán lẻ. Trong ba phương thức thì bán buôn qua
kho và chuyển thẳng phát sinh khá thường xuyên.
*Phương thức bán buôn:
Bán buôn là phương thức được áp dụng phổ biến tại Công ty với hầu hết các
mặt hàng. Trước khi nhập hàng Công ty đã lập dự toán căn cứ vào các hợp đồng
kinh tế đã ký, khả năng trúng thầu của các hồ sơ dự thầu và nhu cầu của thị trường
với từng loại hàng hoá. Do đó, đối tượng tiêu thụ chủ yếu đã được xác định khá
chắc chắn nên khi hàng về tuỳ theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng mà
chuyển hàng cho khách hàng. Khách hàng tuỳ theo địa điểm, nhu cầu sẽ thoả thuận
với Công ty về công tác vận chuyển. Về phía Công ty, phụ thuộc vào khả năng vận
chuyển hiện có mà vận chuyển thẳng đến cho khách hàng hay chuyển về kho. Tuỳ
theo thoả thuận trong hợp đồng, đối với những khách hàng ở gần nơi nhận hàng
của Công ty thì nhân viên Công ty sẽ vận chuyển thẳng đến đơn vị đó mà không
nhập hàng về kho. Còn nếu nơi nhận hàng gần ngay kho của Công ty tại Lạc Trung
hay các trung tâm cửa hàng của Công ty thì hàng nhập khẩu sẽ được chuyển về
kho. Sau đó mới tiến hành giao hàng đến khách hàng theo hợp đồng ký kết.
Với phương thức bán buôn qua kho thì hàng hoá được theo dõi chi tiết về
nhập, xuất, tồn cũng như có các phương pháp bảo quản thích hợp.
*Phương thức bán lẻ:
Đối với phương thức bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng cũng có nhưng rất
ít và chỉ phổ biến với các linh kiện nhỏ, các thiết bị dùng phổ biến như: loa, đài,
micro... Việc tổ chức công tác bán lẻ chủ yếu là nhằm mục đích giới thiệu các mặt
hàng, sản phẩm và dịch vụ của Công ty. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tổ
chức, quản lý và phân phối hàng hoá tới hệ thống các trung tâm, cửa hàng, chi
nhánh của Công ty để tiêu thụ.

Trong nghiệp vụ này, chứng từ được sử dụng để hạch toán là Hoá đơn bán
hàng kiêm Phiếu xuất kho, vận đơn và các chứng từ thanh toán khác...
2.3.Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng.
2.3.1. Hạch toán quá trình bán hàng.
Để có được đơn đặt hàng hay hợp đồng Công ty sẽ tham gia đấu thầu, nếu
trúng thầu Công ty sẽ tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng
ghi trong hợp đồng từ các nhà cung ứng truyền thống của Công ty và thực hiện bán
hàng cho khách.
* Đối với nghiệp vụ bán buôn qua kho.
Hàng hoá sau khi đã được bộ phận kỹ thuật kiểm tra chất lượng sẽ được
nhập kho hàng hoá. Người nhận hàng của Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu đưa
hàng hoá nhận ở cảng về kho của Công ty để nhập kho. Thủ kho căn cứ vào khối
lượng nhập thực tế để báo với Phòng kế hoạch - tài vụ viết phiếu nhập kho. Phiếu
nhập kho được lập trên cơ sở hoá đơn mua hàng ( cụ thể đối với hàng nhập khẩu là
Invoice ). Phiếu nhập kho gồm 3 liên:
Phòng kinh doanh giữ 1 liên.
Người lập phiếu giữ 1 liên tại quyển phiếu nhập.
Thủ kho giữ 1 liên, sau khi vào thẻ kho, cuối tháng thủ kho chuyển lên cho
Phòng tài vụ giữ.
Mẫu Phiếu nhập kho của Công ty được lập như sau:
Đơn vị: Công ty EMI.co Mẫu số: 01- VT
Địa chỉ: Số 5A Thi Sách- Hà Nội Ban hành theo QĐ số
1141/TC/QĐ/CĐKT ngày
1/11/1995 của Bộ Tài
Chính
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 05 tháng 9 năm 2004 Số: 276
NỢ:
CÓ:
Họ tên người giao hàng: Công ty SYSTEM INTERLACE COMPANY

Theo Invoice số: 1089/SYS ngày 18 tháng 8 năm 2004 của Công ty SYSTEM
INTERLACE COMPANY( Singapore )
Nhập tại kho: Kho Công ty.
STT
Tên nhãn hiệu quy
cách phẩm chất vật
tư (sản phẩm, hàng
hoá)

số
đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Theo
Chứng
từ
Thực
nhập
1 Hệ thống thiết bị đo
và kiểm tra chuyên
dụng dùng cho phát
thanh
01 01 1.064.117.040đ
Cộng 1.064.117.040đ
Cộng thành tiền( viết bằng chữ): Một tỷ không trăm sáu mươi bốn triệu một
trăm mười bẩy triệu không trăm bốn mươi đồng./

Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ
trưởng đơn vị
Khi nhập hàng về kho, Công ty gửi giấy báo nhận hàng đến cho khách hàng.
Khi khách hàng đến nhận hàng, căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế,
Phòng kế toán viết hoá đơn bán hàng( Hoá đơn GTGT). Trên hoá đơn phải ghi rõ:
Tên hàng hoá, dịch vụ, Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền, Thuế GTGT,
Tổng số tiền thanh toán. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên:
Một liên Phòng kế toán giữ.
Một liên giao cho khách hàng khi khách hàng đến nhận hàng.
Một liên do thủ kho giữ.
Mẫu hoá đơn GTGT được lập như sau:
HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số: 01GTKT –
31
Liên 03 ( dùng để thanh toán) AA/ 99B
Ngày 10 tháng 9 năm 2004
N 075535
Đơn vị bán hàng: Công ty XNK thiết bị vật tư thông tin ( EMI.Co)
Địa chỉ: 5A Thi Sách – Hà Nội số tài
khoản: ...............................................
Điện thoại số: ......... MS: 0100108335-1
Họ tên người mua: Trung tâm âm thanh – Đài tiếng nói Việt Nam
Đơn vị: ...........................................................................................
Địa chỉ: 39 Bà Triệu – Hà Nội Số tài
khoản: ...............................................
Hình thức thanh toán: .................................
MS: .............................................................
STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn
vị tính
Số
lượng

Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
1
Hệ thống thiết bị đo
và kiểm tra chuyên
dụng dùng cho phát
thanh
Bộ 02 1.150.000.000 2.300.000.000đ
Cộng tiền hàng: 2.300.000.000đ
Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 230.000.000đ
Tổng cộng tiền thanh toán 2.530.000.000đ
Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ năm trăm ba mươi triệu đồng chẵn./
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Khi khách hàng cầm Hoá đơn GTGT xuống kho nhận hàng, căn cứ vào cột số
lượng ghi trên Hoá đơn thủ kho xuất hàng giao cho khách.
Trên cơ sở Hoá đơn GTGT kế toán ghi định khoản:
Nợ TK 131 Căn cứ vào tổng số tiền thanh toán
Có TK 511 Căn cứ vào giá bán ở cột thành tiền
Có TK 3331 Căn cứ vào dòng tiền thuế GTGT
Đồng thời căn cứ vào Phiếu nhập kho, Hoá đơn GTGT kế toán phản ánh trị
giá vốn hàng xuất bán theo định khoản:
Nợ TK 632
Có TK 1561
- Căn cứ vào Hoá đơn GTGT kế toán ghi Sổ chi tiết bán hàng(Bảng số 1)
+ Phương pháp ghi sổ chi tiết bán hàng ở Công ty như sau:
Sổ này được mở chung cho tất cả các hàng hoá đã bán hoặc đã cung cấp
trong quý, được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Cột 1: Ghi ngày tháng kế toán ghi sổ.
Cột 2,3: Ghi số Hoá đơn và ngày tháng lập Hoá đơn.

Cột 4: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cột 5: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với Nợ TK131
Cột 6,7,8,9,10: Căn cứ vào cột số lượng, đơn giá, dòng cộng tiền hàng, dòng
tiền thuế GTGT, tổng cộng tiền thanh toán trên hoá đơn GTGT kế toán ghi vào các
cột tương ứng.
Cột 9, 10: Ghi số phải giảm trừ vào doanh thu (nếu có)
Cuối quý, căn cứ vào Sổ chi tiết bán hàng phần cộng Có TK511, Nợ TK 131
kế toán ghi vào bảng kê tổng hợp.
- Đồng thời căn cứ vào phiếu nhập kho, Hoá đơn GTGT kế toán ghi Sổ chi tiết vật
tư hàng hoá ( Bảng số 2).
+ Phương pháp lập Sổ chi tiết vật tư hàng hoá như sau:
Sổ chi tiết vật tư hàng hoá ở Công ty được mở cho từng loại sản phẩm hàng
hoá và được mở từ ngày hàng hoá được mua về nhập kho.
Cột 1,2: Ghi số hiệu, ngày tháng của Phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT
Cột 3: Diễn giải tóm tắt nội dung của chứng từ
Cột 4: Căn cứ vào cột đơn giá ghi trên Phiếu nhập kho và hoá dơn GTGT để
ghi vào các dòng tương ứng trên cột này
Cột 5,6: Căn cứ vào cột số lượng (thực nhập) và cột thành tiền ghi trên phiếu
nhập kho
Cột 7: Căn cứ vào cột số lượng ghi trên hoá đơn GTGT
Cột 8: Căn cứ vào cột số lượng và cột đơn giá ghi trên hoá đơn GTGT (cột 8
= cột 4 * cột 7)
Cột 9: Căn cứ vào số lượng và trị giá sản phẩm, hàng hoá nhập kho, xuất
kho ghi trên Phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT kế toán tính được trị giá vốn của
hàng xuất bán theo phương pháp thực tế bình quân gia quyền (Phần này sẽ được
trình bày cụ thể ở phần kế toán giá vốn hàng bán)
Cột 10, 11: Căn cứ vào Phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT kế toán tính số
lượng, giá trị sản phẩm, hàng hoá tồn kho.
*Đối với trường hợp bán buôn theo hình thức chuyển hàng.
Khi hàng về đến sân bay, bến cảng, sau khi được bộ phận kỹ thuật kiểm tra

chất lượng, người nhận hàng của Phòng kinh doanh XNK đưa hàng hoá đi bán
luôn cho khách hàng không qua kho, hàng hoá vẫn thuộc sở hữu của Công ty, khi
đó kế toán chưa định khoản. Chỉ khi khách hàng ký nhận đã thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán vào “Hoá đơn bán hàng” gửi hàng đi bán do ngươì giao hàng của
Công ty đưa thì căn cứ vào “Hoá đơn bán hàng” kế toán ghi Sổ chi tiết bán hàng
theo định khoản:
Nợ TK 131 căn cứ vào tổng số tièn thanh toán
Có TK 511 Căn cứ vào giá bán ở cột thành tiền
Có TK 3331 Căn cứ vào thuế GTGT
Đồng thời căn cứ vào hóa đơn mua hàng ( theo Invoice số..) kế toán phản
ánh trị giá vốn của hàng xuất bán và ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán theo
định khoản:
Nợ TK 632 Căn cứ vào giá mua
Có TK 331
Cả hai trường hợp trên nếu khách hàng trả tièn ngay( bằng tiền mặt hoặc tiền
gửi ), trên cơ sở phiếu thu hoặc giấy báo có của ngân hàng kế toán ghi sổ chi tiết
thanh toán với khách hàng theo định khoản:
Nợ TK 111
Nợ TK 112
Có TK 131
Và ghi vào bảng kê số 1 – Ghi nợ TK 111 và bảng kê số 2 – ghi nợ TK112.
* Đối với nghiệp vụ bán hàng bán lẻ.
Như đã biết bán lẻ là hoạt động không nhiều của Công ty. Phòng kinh doanh
của Công ty chủ yếu là bán buôn hàng hoá. Vì vậy doanh thu bán lẻ chiếm tỷ trọng
rất nhỏ so với tổng doanh thu bán buôn. Khi bán lẻ hàng hoá khách hàng thanh
toán tiền ngay và được kế toán theo dõi trên Sổ chi tiết bán hàng và Sổ chi tiết vật
tư hàng hoá.
Trường hợp bán lẻ khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt. Khi khách
hàng đến mua hàng, kế toán vật tư hàng hoá viết hóa đơn GTGT đưa cho khách
hàng chuyển đến cho kế toán tiền mặt. Căn cứ vào tổng số tiền thanh toán ghi trên

hoá đơn, kế toán tiền mặt viết phiếu thu rồi chuyển hoá đơn và phiếu thu cho thủ
quỹ. Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu tiến hành thu tiền của khách, sau đó đóng dấu “
Đã thu tiền ” lên hoá đơn giao lại cho khách hàng đem xuống kho để nhận hàng.
Căn cứ vào Hoá đơn GTGT kế toán phản ánh doanh thu bán hàng trên Sổ
chi tiết bán hàng theo định khoản:
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TkK 3331
Căn cứ vào phiếu thu kế toán phản ánh tình hình thanh toán với khách hàng
trên Sổ chi tiết thanh toán với khách mua lẻ theo định khoản:
Nợ TK 111
Có TK 131
Đồng thời phản ánh trị giá vốn của hàng xuất bán trên Sổ chi tiết vật tư hàng
hoá theo định khoản:
Nợ TK632
Có TK 1561
2.3.2 Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Công ty bán hàng cho khách dựa trên hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, do
đó phải căn cứ vào mặt hàng, chủng loại, mẫu mã, quy cách, phẩm chất... Ghi
trong hợp đồng Công ty mới tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo đúng yêu cầu của
khách hàng. Chính vì vậy, trong quá trình bán hàng ở Công ty không có trường hợp
hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, do đó Công ty không sử dụng các TK 531,
532 cũng như không hạch toán các TK này.
2.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán.
* Phương pháp xác định giá vốn hàng bán
Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp tính trị giá vốn hàng bán theo
phương pháp thực tế bình quân gia quyền.
Trị giá thực tế của
hàng hoá xuất kho
trong kỳ

=
Giá thực tế bình quân
của hàng hoá xuất kho
trong kỳ
x
Số lượng hàng hoá
xuất kho trong kỳ

Giá thực tế
bình quân của
hàng hoá xuất
kho trong kỳ
=
Giá thành thực tế của
thành phẩm tồn kho
đầu kỳ
+
Giá thành thực tế
thành phẩm nhập
kho trong kỳ
Số lượng hàng hoá tồn
kho đầu kỳ
+
Số lượng hàng hoá
nhập kho trong kỳ
* Kế toán giá vốn hàng bán
Khi xuất bán hàng hoá, kế toán Công ty căn cứ vào số lượng hàng xuất bán
ghi trên hoá đơn, giá mua thực tế của hàng nhập kho ( giá mua theo phiếu nhập kho
bao gồm: giá mua + phí điện chuyển tiền ) để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất
bán theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền của số lượng hàng hiện có

trước khi xuất hàng.
Như vậy, ở đây mới chỉ phản ánh phần giá mua thực tế nhập kho của hàng
xuất bán trong giá mua thực tế của hàng xuất bán.
Về chi phí mua hàng chưa được tính vào giá vốn hàng xuất bán khi xuất
hàng.
Với những mặt hàng chuyên dụng mà Công ty kinh doanh thì nguồn hàng
chủ yếu là hàng ngoại nhập, vì vậy chi phí mua hàng của Công ty bao gồm các
khoản: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá từ nơi mua vè kho của Công ty, chi
phí cho cán bộ mua hàng, chi phí cho công tác giao nhận, Hải quan và kiểm tra
hàng hoá. Trong đó chi phí vận chuyển hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng số chi phí mua hàng của Công ty.
Khi mua hàng, có phát sinh chi phí mua hàng, căn cứ vào phiếu chi kế toán
ghi sổ chi phí mua hàng ( bảng số 4 )theo định khoản:
Nợ TK 1562 “ chi phí mua hàng”
Có TK 111 “Tiền mặt “
Sổ chi phí mua hàng được mở theo quý, theo dõi cho tất cả các loại hàng
hoá, vật tư . Đến cuối kỳ kế toán mới tiến hành phân bổ( thường là kết chuyển
hết ) cho hàng bán ra trong một quý
Nợ TK632
Có TK 1562
Ví dụ:
Căn cứ vào Phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT kế toán vào Sổ chi tiết vật tư
hàng hoá ở Bảng số 2. Theo số lượng ở Bảng trên ta tính được trị giá mua của hàng
xuất bán theo giá mua.
Trước hết ta tính giá thực tế bình quân của hàng hoá xuất kho trong kỳ, áp
dụng công thức trên ta có:
Giá thực tế
bình quân của
hàng hoá xuất
kho trong kỳ

=
1.064.610.000 + 1.064.117.040
1 + 1
= 1.064.363.520
Trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho trong kỳ =
1.064.363.520*2 = 2.128.727.040

×