Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Quan niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 (trong tác phẩm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Klaus Schwab)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.02 KB, 61 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>



<b>ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>


<b>KHOA TRIẾT HỌC </b>



<b>NGUYỄN THỊ MỸ LINH </b>



<b>QUAN NIỆM VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0</b>


<b>(TRONG TÁC PHẨM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP </b>



<b>LẦN THỨ TƯ CỦA KLAUS SCHWAB)</b>



<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>


<b>KHOA TRIẾT HỌC </b>



<b>KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>



<b>QUAN NIỆM VỀ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0 </b>


<b>(TRONG TÁC PHẨM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP </b>



<b>LẦN THỨ TƯ CỦA KLAUS SCHWAB) </b>



<i><b>Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Linh </b></i>


<i><b>MSSV: 15034618 </b></i>



<i><b>Lớp: QH – 2015 – X – TR </b></i>




<i><b>Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng & CN duy vật lịch sử </b></i>


<i><b>Giáo viên hướng dẫn: PGS.TSKH. Lương Đình Hải </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>


<i><b>Đề tài “Quan niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 (trong tác phẩm </b></i>
<i><b>Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Klaus Schwab)” là nội dung tôi chọn </b></i>
để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau bốn năm theo học chương trình
<i><b>cử nhân chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng & CN duy vật lịch sử, </b></i>
khoa Triết học tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.


Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hồn thiện khóa luận này, lời đầu
<i><b>tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TSKH. Lương Đình Hải – Viện </b></i>
<i><b>trưởng Viện nghiên cứu Con người. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tơi </b></i>
trong suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thiện khóa luận này. Ngồi ra, tơi
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô trong Khoa Triết học đã
đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập.


Tuy nhiên, vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân cịn thiếu
nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo khơng tránh khỏi những
thiếu xót, tơi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cố tại khoa để báo cáo
được hoàn thiện hơn.


Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!


<b>Sinh viên </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>MỞ ĐẦU ... 6 </b>



1. Lý do chọn đề tài ... 6


2. Tình hình nghiên cứu ... 7


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 9


3.1. Mục đích nghiên cứu ... 9


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 9


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 9


4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 9


4.2. Phạm vi nghiên cứu ... 9


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ... 10


5.1. Cơ sở lý luận ... 10


5.2. Phương pháp nghiên cứu ... 10


6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ... 10


7. Kết cấu của báo cáo khóa luận ... 10


<b>Chương I: KLAUS SCHWAB VÀ TÁC PHẨM CÁCH MẠNG </b>
<b>CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ... 11 </b>



I.1. Tiểu sử và sự nghiệp của Klaus Schwab ... 11


I.2. Tác phẩm“Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” ... 13


<b>Chương II: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0, TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH </b>
<b>MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRONG QUAN NIỆM CỦA KLAUS </b>
<b>SCHWAB VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT SƠ BỘ ... 19 </b>


<b>II.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 trong quan điểm của Klaus Schwab ... 19 </b>


II.1.1. Bối cảnh lịch sử và khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 ... 19


II.1.2. Thay đổi sâu sắc và hệ thống ... 24


II.1.3. Bất bình đẳng như một thách thức hệ thống ... 27


<b>II.2. Các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ... 35 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

II.2.2. Tác động đối với doanh nghiệp ... 40


II.2.3. Tác động đối với chính phủ ... 43


II.2.4. Tác động đối với xã hội ... 44


II.2.5. Tác động đối với cá nhân ... 46


<b>II.3. Nhận xét và đánh giá quan niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 của </b>
<b>Klaus Schwab ... 47 </b>


<b>KẾT LUẬN ... 55 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>MỞ ĐẦU </b>



<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


“Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm
thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về
phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này khơng giống với bất kỳ
điều gì mà con người từng trải qua”. Đó là khẳng định của Klaus Schwab - Chủ
tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, người đã đưa ra khái niệm “cách mạng cơng
nghiệp lần thứ tư” và đó cũng là chủ đề chính của diễn đàn kinh tế lớn nhất thế
giới năm 2016.


Vậy thực chất cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) với chất xúc tác là việc
xây dựng đường sắt và phát minh ra máy hơi nước, mở đường cho sản xuất cơ
khí. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 2.0 sử dụng điện năng mở ra cơ hội cho sản
xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 sử dụng các thiết bị điện tử và
công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Giờ đây, nhân loại đang bước vào
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đó là sự ra đời của một loạt các công nghệ
mới, được xây dựng trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, là sự
hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các các lĩnh vực vật chất, kỹ
thuật số và sinh học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

và sản xuất. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công
nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình,
phương thức sản xuất. Kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia
tăng tất cả là nhờ vào sự sáng tạo của con người và sẽ tác động sâu sắc đối với
các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.



Để có cái nhìn tồn diện hơn về cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, từ quá
trình định hình, khái niệm, các động lực của cuộc cách mạng, những thách thức
và cơ hội, tới những tác động của nó đối với chính phủ, doanh nghiệp, người
dân, cũng như những nhận xét đánh giá về cuộc cách mạng này, tôi đã chọn đề
<i><b>tài “Quan niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 (trong tác phẩm Cách mạng </b></i>
<i><b>công nghiệp lần thứ 4 của Klaus Schwab)” làm khóa luận tốt nghiệp.</b></i>


<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện đang là một chủ đề hot trên tất cả
các diễn đàn, hội thảo,... Cho đến nay, ở nước ta đã có hơn 700 bài viết và hơn
<i>70 cuộc hội thảo nói về chủ đề này. Ví dụ như: Hội thảo EVN với cuộc Cách </i>


<i>mạng cơng nghiệp lần thứ tư của Tập đồn Điện lực Việt Nam; Cuộc cách mạng </i>
<i>công nghiệp 4.0 và dự án Luật hành chính cơng;... Đặc biệt, tháng 7/2018 vừa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

4.0 phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc1. Làn sóng cách mạng công
nghiệp 4.0 đang lan rộng ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.


Bên cạnh đó, một số tác giả đã xuất bản nhiều cuốn sách nói về cách
<i>mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay như: Cách mạng công nghiệp 4.0 – </i>


<i>Vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam </i>


<i>(PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017); Cách </i>


<i>mạng công nghiệp lần thứ tư – Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm </i>


<i>(TSKH. Phan Xuân Dũng, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 2018);Việt Nam với cuộc </i>



<i>cách mạng công nghiệp lần thứ tư (TSKH. Nguyễn Văn Bình, Nxb. Đại học </i>


Kinh tế Quốc dân, 2017); v.v... Bên cạnh các cơng trình xuất bản thành sách,
còn rất nhiều cơng trình dưới dạng các bài báo, luận văn, luận án cũng đã được
hồn thành. Nhìn chung, trong các cơng trình nghiên cứu có nhiều vấn đề đã
được đề cập. Từ việc xác định tính tất yếu của cách mạng công nghiệp 4.0
(CMCN 4.0), nội dung cơ bản của nó, đến việc phân tích những ảnh hưởng của
nó đến các ngành, lĩnh vực cơng nghiệp cụ thể (dệt, sợi, da, giày,...) v.v... Các
cơng trình cịn chỉ ra những cơ hội mà CMCN 4.0 tạo ra cho nước ta, đồng thời
cũng chỉ ra những thách thức to lớn mà Việt Nam sẽ phải ứng phó và vượt qua
để có thể vươn lên nhanh chóng, khắc phục tình trạng tụt hậu ngày một gia tăng.


Ngồi ra, trong các cuộc hội thảo, các nghiên cứu, từ nhiều góc độ khác
nhau, các tác giả, tại các cuộc hội thảo, các diễn đàn chủ yếu đã nghiên cứu các
tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, biện pháp cải cách đời sống kinh
tế, văn hóa và xã hội ở nước ta. Đây là chủ đề mới mẻ, có ý nghĩa to lớn cả về
phương diện lý luận lẫn thực tiễn, mới được nghiên cứu ở Việt Nam. Nhiều vấn
đề còn chưa được thống nhất, đầy rẫy những ý kiến khác biệt. Đi sâu nghiên cứu
đề tài này không chỉ mở ra chân trời mới về nhận thức, mà còn có thể tạo nên
những thay đổi lớn trong tư duy và cách nhìn nhận, giải quyết những vấn đề


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thực tiễn của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về CMCN 4.0
có nhiều nội dung, nhiều vấn đề cần được nghiên cứu. Nhưng để triển khai
nghiên cứu thì trước hết phải hiểu đúng khái niệm CMCN 4.0. Vì vậy, tơi đã
<i><b>chọn đề tài “Quan niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 (trong tác phẩm Cách </b></i>
<i><b>mạng công nghiệp lần thứ tư của Klaus Schwab)” làm khóa luận tốt nghiệp. </b></i>


<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>



<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>


Làm rõ quan niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 của Klaus Schwab được thể
hiện trong tác phẩm “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Sự thật phát hành cuối năm 2018. Trên cơ sở đó, chúng tơi cố gắng nêu lên
một số nhận định, nhận xét về cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.


<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>


Một là, giới thiệu khái quát về tác giả Klaus Schwab và tác phẩm “Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư”.


Hai là, trình bày nội dung chủ yếu của quan niệm về cách mạng công
nghiệp 4.0 của Klaus Schwab. Trong đó có cả nội dung về những tác động của
cách mạng công nghiệp 4.0 đến đời sống kinh tế - xã hội, được nêu trong tác
phẩm “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.


Ba là, nêu một vài nhận xét, nhận định về cách mạng công nghiệp 4.0 ở
Việt Nam hiện nay.


<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>


<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>


Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quan niệm về cách mạng công nghiệp
4.0 trong tác phẩm “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Klaus Schwab.


<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu </b>


<i><b>5.1. Cơ sở lý luận </b></i>


Cơ sở lý luận được sử dụng trong khóa luận là các quan điểm chủ nghĩa
Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về lực lượng sản
xuất, phương thức sản xuất, về công nghiệp, cách mạng cơng nghiệp. Ngồi ra,
khóa luận cịn kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, đã
được công bố trong các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài.


<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>


Khóa luận sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, đặc biệt là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic.


<b>6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu </b>


Đây là khóa luận đầu tiên nghiên cứu quan niệm về cách mạng công
nghiệp 4.0 của Klaus Schwab trong tác phẩm của ơng dưới góc độ triết học. Đây
cũng là bước nghiên cứu đầu tiên về đề tài này của tôi, với mục tiêu trước tiên là
để nâng cao nhận thức của bản thân, tiếp đến là có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các khóa luận khác, cho những người quan tâm đến cách mạng công
nghiệp 4.0.


<b>7. Kết cấu của báo cáo khóa luận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Chương I </b>



<b> KLAUS SCHWAB VÀ TÁC PHẨM CÁCH MẠNG </b>



<b>CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ </b>



<i><b>I.1. Tiểu sử và sự nghiệp của Klaus Schwab </b></i>


Klaus Schwab sinh năm 1938 tại Ravensburg (Đức). Năm 1965, Klaus
Schwab có 5 bằng kỹ sư cơ khí và kinh tế. Năm 1969, ơng trở thành giáo sư trẻ
nhất ở Thụy Sĩ lúc bấy giờ. Klaus Schwab đã thành lập Diễn đàn Kinh tế Thế
giới (WEF) - Diễn đàn có tiếng vang rất lớn hiện nay, vào năm 1971, vì ơng đặc
biệt quan tâm đến tương lai của kinh tế châu Âu. Ban đầu WEF được lập ra với
mục tiêu: dạy cho người châu Âu các phương pháp quản lý của Mỹ. Nhưng hiện
nay, các hoạt động của WEF đã vượt ra khỏi mục tiêu ban đầu.


Năm 1998, Klaus Schwab cùng với vợ là bà Hilde, thành lập Quỹ Schwab
cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, tìm cách xác định, công nhận và phổ biến các
sáng kiến trong kinh doanh. Quỹ này đã cải thiện đáng kể cuộc sống của nhiều
người và có tiềm năng được nhân rộng trên quy mơ tồn cầu. Quỹ hiện đang hỗ trợ
một mạng lưới rộng lớn với hơn 350 doanh nghiệp trên toàn thế giới.


Năm 2004, ông nhận được giải thưởng Dan David trong lĩnh vực “Lãnh
đạo - Thay đổi thế giới”, vì đã sáng lập và phát triển Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF) thành tổ chức quốc tế. Về sau, ơng đã trích một phần của giải thưởng này
để thành lập một tổ chức mới đó là Diễn đàn Lãnh đạo trẻ toàn cầu. Giải thưởng
Dan David trao ba giải mỗi năm - mỗi giải trị giá 1 triệu USD cho thành tích
xuất sắc ở các lĩnh vực, cống hiến cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Giải
thưởng Dan David được trao cho các nghiên cứu sáng tạo liên ngành.


Klaus Schwab đứng thứ 66 trong danh sách “Những người quyền lực nhất
thế giới” theo bảng xếp hạng của Forbes năm 2009.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

tuyên ngơn mạnh mẽ cho tương lai về các q trình ra quyết định tồn cầu, khuyến


khích họ tham gia vào các dự án xã hội thiết thực; nhằm phát hiện, vinh danh và
khuyến khích những người trẻ tuổi có năng lực làm lãnh đạo các doanh nghiệp, các
cơ sở công nghiệp, các ngành và các địa bàn, khu vực khác nhau.


Klaus Schwab khuyến khích việc thành lập các tổ chức chuyên môn cung cấp
kiến thức toàn cầu để hỗ trợ hoạt động của các nhà lãnh đạo. Trong số đó có Mạng
lưới các Hội đồng Tương lai Toàn cầu, mạng kiến thức đa ngành, quan trọng, thúc
đẩy tư duy sáng tạo để định hình một tương lai bền vững và tồn diện cho tất cả mọi
người. Diễn đàn kết nạp hơn 700 thành viên, với trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ và
các văn phòng ở New York, San Francisco, Bắc Kinh và Tokyo.


Trong quá trình làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, Klaus Schwab đã nhận
được rất nhiều giải thưởng và vinh danh. Hiện nay, ông đã được trao tặng 17
bằng tiến sĩ và huy chương danh dự của nhiều trường đại học, ở các quốc gia
khác nhau. Ông cũng được biết đến với khả năng nhảy rất cừ, điều mà ông đã
chứng minh và được ca ngợi hết lời tại các sự kiện ở nhiều nơi khác nhau. Ông
cũng để gia đình hỗ trợ cơng việc của mình. Con gái của ông - Nicole - là Giám
đốc sáng lập Cộng đồng Lãnh đạo trẻ toàn cầu của WEF.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Wirden digitalen Wandel gemeinsam gestalten” (Tương lai của cách mạng công
nghiệp lần thứ tư) xuất bản năm 2019.


Theo Klaus Schwab: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ thay đổi
hoàn toàn cuộc sống của chúng ta. Nó sẽ khơng chỉ thay đổi cách chúng ta giao
tiếp, cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta tiêu dùng. Mà nó cịn thay đổi chính
chúng ta, cung cấp một cuộc sống hiện đại và phát triển như giao thơng thơng
minh, chính phủ thơng minh, thành phố thơng minh. Mọi thứ sẽ được tích hợp
vào một hệ sinh thái được vận hành bởi Big Data và bởi sự hợp tác của chính
phủ với: xã hội và doanh nghiệp. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra rất nhanh
chóng giống như sóng thần. Trên thực tế, nó khơng chỉ là một cuộc cách mạng


kỹ thuật số, mà còn là công nghệ nano và công nghệ sinh học. Những gì Diễn
đàn Kinh tế Thế giới đang làm là thúc đẩy sự hợp tác công - tư để dẫn dắt cuộc
cách mạng này.Chúng ta cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Tôi thấy rằng châu Á đang
sở hữu một cơ cấu dân số tương đối trẻ - là lợi thế để có thể dễ dàng đương đầu
với cuộc cách mạng hơn so với các khu vực khác”2<sub>. </sub>


Theo ông, để chuẩn bị cho cuộc cách mạng, điều đặc biệt quan trọng là hệ
thống giáo dục, phải thay đổi hệ thống giáo dục hiện tại. Hệ thống giáo dục mới
không những phải hướng tới việc phát triển khả năng kỹ thuật số mà còn nên bổ
sung các tiêu chuẩn đạo đức và dựa trên một hệ thống giáo dục dài hạn.


<i><b>I.2. Tác phẩm“Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” </b></i>


Trong Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF ASEAN 2018) diễn ra
từ 11-13/9/2018 tại Hà Nội, sáng 11/9/2018, Klaus Schwab và ông Bùi Thanh
Sơn - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban tổ chức WEF
ASEAN 2018, đã tham dự họp báo ra mắt cuốn sách “Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư” phiên bản tiếng Việt. Trong gần một năm từ lúc phát hành bản dịch
tiếng Việt đến nay tác phẩm “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Klaus


2<i><sub> Nguyễn Thái Quỳnh Trang (2018), Chân dung người khai sinh ra khái niệm cách mạng </sub></i>


<i>công nghiệp 4.0, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Schwab do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã trở thành một số những
cuốn sách bán chạy nhất.


Vì sao cuốn sách này lại hot đến như vậy?


Bởi vì trong sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,


lực lượng lao động để không bị đào thải khỏi guồng máy quay cuồng, để nắm bắt
được những cơ hội quý giá cuộc cách mạng mang lại, họ phải cập nhật kiến thức,
nhận diện những gì đã, đang và sắp xảy ra trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là khi
cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 có tầm ảnh hưởng to lớn đến mọi lĩnh vực, có tác
động sâu rộng với quy mơ tồn cầu, nếu chúng ta khơng kịp thời nắm bắt thì sẽ bị
văng ra khỏi bánh xe cách mạng đang quay với tốc độ chóng mặt này.


Cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ trả lời cho chúng ta:


• Cuộc cách mạng cơng nghiệp mới mang lại cho chúng ta những gì?
• Tác động của nó đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của chúng ta


như thế nào?


• Và con người cần làm gì để tiếp cận và tận dụng cơ hội mà cách mạng


công nghiệp 4.0 mang lại để phát triển?


Cuốn sách được viết bởi Klaus Schwab - Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế
giới - Người đặt nền móng cho thuật ngữ “cách mạng công nghiệp 4.0” sẽ gợi
mở cho mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức những ý tưởng, hướng đi mới nhờ việc
tận dụng những cơ hội mà cuộc cách mạng này mang tới.


Sau gần 16 năm nghiên cứu và chiêm nghiệm, Klaus Schwab, nhà kinh tế
học nổi tiếng thế giới, người sáng lập của WEF đã cơng bố cơng trình nghiên
cứu công phu về vấn đề này trong cuốn “The Fourth Industrial Revolution” –
“Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, được xuất bản đầu năm 2016, ngay trước
thời điểm WEF họp vào ngày 20/1/2016 bàn về chủ đề “Làm chủ Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

quan, sáng tỏ, thấu đáo và rành mạch về những xu thế lớn đang diễn ra, cung cấp
cho người đọc cách tư duy và phân tích những thay đổi có tính lịch sử do cách
mạng công nghiệp 4.0 tạo ra để chúng ta có thể cùng nhau bảo đảm lợi ích của
cuộc cách mạng này được chia sẻ đồng đều vì sự thịnh vượng chung của tất cả
mọi người. Cuốn sách này dành cho những ai quan tâm đến tương lai nhân loại
và muốn tận dụng những cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp này để dựng
xây một thế giới tốt đẹp hơn.


Tác phẩm này ngồi lời nói đầu, lời giới thiệu, lời cảm ơn và phụ lục thì
nội dung gồm ba chương với tổng số trang là 279. Chương đầu tiên là tổng quan
về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chương hai trình bày về các công nghệ
biến đổi chính. Chương ba đưa ra những góc nhìn sâu về tác động của cuộc cách
mạng và một số thách thức chính sách mà nó đặt ra. Và tác giả kết luận bằng
cách đề xuất những ý tưởng thực tế và những giải pháp tốt nhất để thích ứng,
định hình và khai thác tiềm năng của sự biến đổi lớn này.


Ba mục tiêu chính của tác phẩm “Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư” đó là:
- Nâng cao nhận thức về tính tồn diện và tốc độ của cuộc cách mạng
công nghệ và tác động đa chiều của nó.


- Xác lập một khuôn khổ tư duy về cuộc cách mạng công nghệ để xác
định những vấn đề cốt lõi và nêu bật những giải pháp có thể.


- Thiết lập một nền tảng có thể thúc đẩy hợp tác và quan hệ đối tác công -
tư trong các vấn đề liên quan đến cách mạng công nghệ.


Trong phần lời giới thiệu, Klaus Schwab cho rằng: “Trong số rất nhiều
thách thức đa dạng và thú vị mà ngày nay chúng ta phải đối diện, điều cấp bách
và quan trọng nhất là phải làm sao hiểu và định hình cuộc cách mạng công nghệ
mới, điều chắc chắn sẽ thay đổi sâu sắc cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ


với nhau. Xét về quy mơ, tầm vóc và độ phức tạp, hiện tượng mà tôi coi là cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư này không giống bất kỳ điều gì mà nhân loại
từng trải qua.”3


3<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.11, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Ngay từ lời mở đầu cho ta thấy Klaus Schwab đã có cái nhìn khá tổng
quát về cuộc cách mạng công nghiệp mới này, tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn
chưa nắm bắt được đầy đủ tốc độ và phạm vi ảnh hưởng của cuộc cách mạng
mới này. Khả năng hàng tỷ người được kết nối thông qua các thiết bị di động
vốn sở hữu những tính năng chưa từng có trong tốc độ xử lý, dung lượng lưu trữ
và tiếp cận các kiến thức là không giới hạn. Hoặc nghĩ về sự hội tụ đáng kinh
ngạc của những đột phá công nghệ mới nổi, bao gồm các lĩnh vực trên quy mơ
rộng lớn có thể kể đến như trí thơng minh nhân tạo (AI), robot, mạng lưới vạn
vật kết nối internet (Internet of Things – IoT), các phương tiện không người lái,
công nghệ in 3D, công nghệ nano, sinh học,... Nhiều công nghệ trong số đó đang
ở giai đoạn “trứng nước” nhưng đã đạt được bước ngoặt trong sự phát triển bởi
chúng dựa vào nhau và tăng cường lẫn nhau bằng sự kết hợp giữa các công nghệ
của thế giới vật chất, kỹ thuật số và sinh học. Nhân loại đang chứng kiến những
thay đổi sâu sắc trên tất cả các ngành công nghiệp, đánh dấu bằng sự xuất hiện
của các mơ hình kinh doanh mới, sự phá vỡ của các mơ hình hiện tại và sự định
hình lại hệ thống sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển và giao nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

doanh nghiệp, giới học giả, và xã hội dân sự - có trách nhiệm làm việc cùng
nhau để hiểu rõ hơn về xu hướng mới nổi này. Chia sẻ sự hiểu biết đặc biệt quan
trọng nếu chúng ta muốn định hình một tương lai chung phản ánh những mục
tiêu và giá trị chung. Chúng ta cần phải có một góc nhìn chia sẻ tồn diện và
tồn cầu về việc công nghệ thay đổi cuộc sống của chúng ta và của những thế hệ
tương lai, tạo ra một khuôn khổ cho những tư duy về cuộc cách mạng công
nghiệp, một khuôn khổ vạch ra những vấn đề cốt lõi và làm nổi bật những giải


pháp khả thi, và chuẩn bị một nền tảng, từ đó để truyền cảm hứng cho sự hợp tác
công - tư và hợp tác trên các vấn đề liên quan đến cách mạng công nghệ.


Quan trọng hơn hết, tác phẩm này hướng đến mục đích nhấn mạnh cách
thức mà công nghệ và xã hội cùng tồn tại. Công nghệ không phải là một lực
lượng ngoại sinh mà chúng ta khơng thể kiểm sốt. Chúng ta khơng bị bắt buộc
phải lựa chọn, giữa “chấp nhận, sống với nó” và “từ chối, sống mà khơng có
nó”. Thay vào đó, hãy xem những thay đổi cơng nghệ ấn tượng đó như một lời
mời phản chiếu về bản thân chúng ta và cách chúng ta nhìn thế giới. Chúng ta
càng nghĩ về cách khai thác cuộc cách mạng cơng nghệp thì chúng ta sẽ càng
khám phá được bản thân và các mơ hình xã hội cơ bản mà những công nghệ này
đại diện và tạo ra, và chúng ta cũng sẽ càng có cơ hội để định hình cuộc cách
mạng này theo hướng cải thiện tình trạng của thế giới. Định hình cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0 để đảm bảo rằng cuộc cách mạng này sẽ trao quyền và
tập trung vào con người chứ không phải là chia rẽ và vơ nhân đạo, đó khơng
phải là nhiệm vụ của bất kỳ một bên liên quan hay lĩnh vực hoặc cho bất cứ khu
vực, ngành công nghiệp hoặc nền văn hóa đơn lẻ nào. Tính chất căn bản và toàn
cầu của cuộc cách mạng này có nghĩa là nó sẽ tác động và bị ảnh hưởng bởi tất
cả các quốc gia, các nền kinh tế, các khu vực và người dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

nhân và các nhóm người từ mọi nơi trên thế giới đều có thể tham gia, và hưởng
lợi, từ những chuyển biến đang diễn ra. Phần lớn thông tin và những phân tích
của tác giả trong tác phẩm này đều dựa trên những dự án đang diễn ra và những
sáng kiến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đã được phát triển, tranh luận và thử
thách tại những kỳ họp diễn đàn gần đây. Do đó, tác phẩm này cũng tạo ra một
khuôn khổ để định hình các hoạt động tương lai của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Chương II </b>



<b> CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0, TÁC ĐỘNG </b>




<b>CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRONG QUAN NIỆM </b>


<b>CỦA KLAUS SCHWAB VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT SƠ BỘ </b>



<b>II.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 trong quan điểm của Klaus Schwab </b>


Nói đến cách mạng cơng nghiệp là nói đến sự thay đổi lớn lao mà nó
mang lại trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Cùng nhìn lại lịch sử,
nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Mỗi cuộc cách mạng
đều có những đặc trưng đó là sự thay đổi về bản chất của sản xuất và sự thay đổi
này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ.


<i><b>II.1.1. Bối cảnh lịch sử và khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 </b></i>


Theo Klaus Schwab, từ “cách mạng” có nghĩa là một sự thay đổi đột ngột
và căn bản. Các cuộc cách mạng trong lịch sử diễn ra khi những công nghệ và
cách thức mới trong việc nhận thức thế giới gây ra sự thay đổi sâu sắc trong hệ
thống kinh tế và cấu trúc xã hội. Lấy lịch sử làm khung tham chiếu, những thay
đổi đột ngột này có thể mất nhiều năm để nhìn thấy. Biến đổi sâu sắc đầu tiên
trong cách sống của chúng ta - sự chuyển đổi từ tìm kiếm thức ăn sang trồng trọt
và chăn nuôi - xảy ra vào khoảng 10.000 năm trước và được thực hiện nhờ q
trình thuần hóa động vật. Cuộc cách mạng nơng nghiệp đã kết hợp nỗ lực thuần
hố động vật với nỗ lực của con người nhằm mục đích tạo ra sản phẩm, vận
chuyển và giao tiếp.4


Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên (1.0) kéo dài từ năm 1760 đến
khoảng năm 1840. Bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát
minh ra động cơ hơi nước, cuộc cách mạng này đánh dấu sự khởi đầu của kỷ
nguyên sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 2.0, diễn ra từ cuối thế kỷ
19 đến đầu thế kỷ 20, với sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của


4<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.19, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

điện năng và dây chuyền lắp ráp. Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 bắt đầu vào
những năm 1960. Đây là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó
được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, máy tính cỡ lớn (thập niên
1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và internet (thập niên 1990).


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng
công nghiệp 3.0, dựa trên nền tảng giai đoạn phát triển mới của cách mạng khoa
học cơng nghệ, nó nảy sinh với các công nghệ mới và các thiết bị mới, mà trước
hết là trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, công nghệ tự hành, thiết bị đầu cuối,
internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, các công nghệ sinh học liên kết
thế hệ mới, công nghệ vật liệu cao cấp, cơng nghệ tự động hóa robot thế hệ mới
có “trí tuệ”,...


Cùng với việc xem xét những định nghĩa khác nhau và các tranh luận
khoa học về đặc trưng của ba cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, ngày nay
chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nó đã bắt
đầu vào thời điểm chuyển giao sang thế kỷ này và hình thành dựa trên cuộc cách
mạng số. Đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 là mạng internet ngày càng
trở nên phổ biến và di động.


Công nghệ kỹ thuật số với phần cứng máy tính, phần mềm và hệ thống
mạng trong cấu trúc của nó khơng phải là mới, nhưng sau một thời gian ngưng
trệ với cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, nó đã trở nên ngày càng phức tạp và
được tích hợp nhiều hơn và kết quả là đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế
toàn cầu. Đây là lý do tại sao Giáo sư Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee,
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) lấy tên giai đoạn này làm tiêu đề của
cuốn sách năm 2014 của họ - “Kỷ nguyên máy móc thứ hai”.5<sub> Họ tuyên bố rằng </sub>



thế giới đang ở một bước ngoặt, mà tại đó ảnh hưởng của các công nghệ kỹ
thuật số này sẽ chứng tỏ với “toàn bộ sức mạnh” thơng qua sự tự động hóa và
tạo ra “những điều chưa từng có”.


5<sub> Erik Brynjolfsson and Andrew McAfee: The Second Machine Age: Work, Progress, and </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Tuy vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khơng chỉ là về máy móc và hệ
thống thơng minh và được kết nối. Phạm vi của nó rộng lớn hơn nhiều. Các làn
sóng đột phá trong các lĩnh vực khác nhau xảy ra đồng thời, từ giải mã trình tự
gen cho tới cơng nghệ nano, từ năng lượng tái tạo đến tính tốn lượng tử. Cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 là sự dung hợp giữa các công nghệ này và sự tương
tác của chúng trên các lĩnh vực vật chất, kỹ thuật số và sinh học khiến cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 này về cơ bản khác với những cuộc cách mạng trước đó.


Trong cuộc cách mạng này, những cơng nghệ mới nổi và sự đổi mới trên
diện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước,
điều vẫn tiếp tục diễn ra ở một số nơi trên thế giới. Theo Klaus Schwab, cuộc
cách mạng công nghiệp 2.0 vẫn chưa đến được với 17% dân số của thế giới - tức
ước tính khoảng gần 1,3 tỉ người chưa tiếp cận được với điện. Điều này cũng
chính xác với cuộc cách mạng cơng nghiệp 3.0, với hơn một nửa dân số thế giới,
4 tỷ người mà phần lớn đang sống ở những nước đang phát triển, chưa tiếp cận
internet. Trục quay của công nghệ (dấu hiệu phân biệt cuộc cách mạng công
nghiệp 1.0) đã mất gần 120 năm để được lan tỏa ra ngoài châu Âu. Ngược lại,
internet đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới chỉ trong vòng hơn một thập kỷ.6


Bài học từ cuộc cách mạng cơng nghiệp 1.0 vẫn cịn giá trị đến ngày nay,
đó là mức độ chấp nhận đổi mới công nghệ của một xã hội là nhân tố chính
quyết định sự tiến bộ. Chính phủ và các tổ chức cơng cộng, cũng như khu vực tư
nhân, cần phải thực hiện bổn phận của họ, nhưng một điều cũng quan trọng là
người dân phải thấy được những lợi ích lâu dài. Cuộc cách mạng công nghiệp


4.0 chắc chắn sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng và có tầm quan
trọng với lịch sử như ba cuộc cách mạng trước. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ
ra hai mối lo ngại về các yếu tố có thể hạn chế khả năng cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 được diễn ra một cách hiệu quả và có tính liên kết.


6<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, tr.23, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>Thứ nhất, trình độ yêu cầu về năng lực lãnh đạo và sự hiểu biết về những </i>


thay đổi đang diễn tiến trên tất cả các lĩnh vực, nhưng vẫn còn thấp khi đặt trong
sự tương phản với nhu cầu phải xem xét lại những hệ thống kinh tế, xã hội và
chính trị của chúng ta để đáp ứng cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Do đó, cả ở
cấp quốc gia và toàn cầu, khung thể chế cần thiết để quản lý việc phổ biến sự đổi
mới và giảm thiểu sự xáo trộn là không đủ, tệ hơn là hồn tồn khơng có.


<i>Thứ hai, thế giới đang thiếu một lời dẫn giải nhất quán, tích cực và chung </i>


để vạch ra những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một
dẫn giải mang tính thiết yếu nếu chúng ta muốn trao quyền cho một tập hợp đa
dạng các cá nhân và cộng đồng và tránh một phản ứng phổ biến của người dân
trước những thay đổi cơ bản đang diễn ra.


Các cuộc cách mạng công nghiệp đều được dẫn dắt bởi khoa học công nghệ.
Những cuộc cách mạng trước đều là hệ quả của tiến bộ khoa học công nghệ. Biểu
tượng của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là robot có thể có trí tuệ nhân tạo, lấy kiến
thức của tất cả các robot để ứng xử với con người, vượt xa năng lực con người.
Thực ra, về bản chất đây là cụm từ đề cập đến những công nghệ đang phát triển
hiện nay như: IoT (Internet of Things -Vạn vật kết nối), AI (Artifical Intelligence -
Trí tuệ nhân tạo), Cloud computing (Điện tốn đám mây), AR/VR (Thực tế ảo),
Big Data (Dữ liệu lớn),... và nhiều cơng nghệ khác, chưa có tiêu chuẩn xếp loại,


được gán ghép vào nội dung của cách mạng công nghiệp 4.0.


Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên ba xu hướng chính gồm: vật
chất, kỹ thuật số và sinh học.


Trong lĩnh vực vật chất có bốn biểu hiện chính với robot tiên tiến, in 3D,
xe tự hành, các vật liệu mới (graphene, polyhexahydrotriazines,...).


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Cuối cùng, trên lĩnh vực sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung
vào nghiên cứu công nghệ gen. Nhờ những tiến bộ của sức mạnh tính tốn, các
nhà khoa học khơng phải sử dụng phương pháp thử và sai cho đến khi tìm được
đáp án đúng nữa; thay vào đó, họ thử nghiệm cách các biến thể gen khác nhau
tạo ra các đặc tính di truyền và loại bệnh đặc thù khác nhau.


Có thể khái quát đặc điểm và ứng dụng của cách mạng công nghiệp 4.0
như sau:


<i>Một là, phạm vi, tốc độ kết nối rộng và nhanh nhất từ trước đến nay. Những </i>


thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép con người kết nối không giới
hạn với mọi người và vạn vật chỉ thơng qua máy tính hoặc chiếc điện thoại thơng
minh có kết nối internet. Hệ thống máy tính hiện nay đang có một sức mạnh xử lý
chưa từng có với dung lượng lưu trữ tăng lên đáng kể giúp con người dễ dàng truy
cập vào kho kiến thức không giới hạn. Những khả năng này được nhân lên nhờ
những công nghệ đột phá trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, internet vạn
vật, xe tự lái, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học,...


<i>Hai là, tạo ra những thay đổi to lớn trong các lĩnh vực sản xuất. Có thể </i>


nhận thấy, công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc nên sản xuất của toàn thế giới.


Nếu như nguyên liệu chủ đạo trong sản xuất vật chất ở các cuộc cách mạng công
nghiệp trước đây phần lớn là tài nguyên thiên nhiên hoặc có nguồn gốc từ tự
nhiên như đất đai, khống sản, tài ngun rừng, biển,... thì trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, “nguyên liệu” chủ yếu và quan trọng hàng đầu là chất xám.
Các thuật ngữ như trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học,... đều
là những sản phẩm của cuộc cách mạng 4.0 này. Lợi thế tài nguyên mất dần và
nhường chỗ cho sự sáng tạo không giới hạn của con người.


<i>Ba là, từ ứng dụng của công nghệ số, mọi tồn tại trong cuộc sống đều có </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i>Bốn là, tốc độ tồn cầu hóa diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Chỉ cần </i>


“kết nối” sự đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia,
xuyên quốc gia ở những ngành nghề, lĩnh vực đầu tư ứng dụng trực tiếp công
nghệ 4.0 được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Các tập đoàn kinh tế đa quốc
gia, xuyên quốc gia tận dụng triệt để công nghệ kết nối để mở rộng thị trường
đầu tư trên toàn thế giới, tạo nên xu hướng quốc tế hóa về phương thức kinh
doanh. Những đặc trưng trong phương thức kinh doanh truyền thống của mỗi
quốc gia dần mất đi. Những cái tên như Facebook, Zalo, Instagram, Uber,
Grab,... đã trở nên rất quen thuộc đối với người dân nhiều nước trên thế giới.
Đây đều là những ứng dụng trực tiếp của cách mạng cơng nghiệp 4.0.


Như vậy, nhìn một cách tổng quát, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ
làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân toàn cầu, mà
đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng. Công nghệ mới
tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới làm tăng hiệu quả và niềm vui cuộc sống
của mỗi cá nhân con người.


Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 là vô cùng sâu rộng. Không chỉ
làm thay đổi đời sống con người, các cuộc cách mạng cơng nghiệp cịn dẫn tới


sự thay đổi tồn diện hình thái kinh tế - xã hội. Sau cuộc cách mạng công nghiệp
1.0, chủ nghĩa tư bản đã thắng thế chế độ phong kiến. Sau cuộc cách mạng công
nghiệp 2.0, chủ nghĩa tư bản độc quyền đã thay thế chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh, đồng thời chủ nghĩa xã hội đã hình thành. Cách mạng cơng nghiệp 3.0 dẫn
tới sự ra đời chủ nghĩa tư bản hiện đại. Và cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn
sẽ làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội của nhân loại thêm một lần nữa.


<i><b>II.1.2. Thay đổi sâu sắc và hệ thống </b></i>


Klaus Schwab khẳng định: “Tiền đề của cuốn sách này là công nghệ và số
hóa sẽ cách mạng hóa mọi thứ và biến câu khẩu ngữ hay bị lạm dụng và thường
không chính xác “lần này mọi chuyện sẽ khác” thành ra phù hợp”.7<sub> Nói một </sub>


7<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.24, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

cách đơn giản, các đổi mới công nghệ chủ yếu đều đang trên bờ vực của sự thay
đổi quan trọng trên tồn thế giới.


Quy mơ và phạm vi của sự thay đổi giải thích vì sao có thể cảm thấy sự
phá vỡ và đổi mới ngày nay lại xảy ra một cách dữ dội như thế. Tốc độ đổi mới
xét trên cả hai phương diện bao gồm sự phát triển và khả năng khuếch tán của
nó đều nhanh hơn bao giờ hết. Những nhân tố gây phá vỡ ngày nay như Airbnb,
Uber, Alibaba,... giờ đây là những cái tên mà ai cũng biết nhưng nó đã từng khá
vô danh chỉ cách đây vài năm. Chiếc điện thoại Iphone đầy rẫy khắp mọi nơi đã
được tung ra vào năm 2007. Song đến cuối năm 2015, ước tính có đến 2 tỷ chiếc
điện thoại thông minh được bán ra. Năm 2010, Google lần đầu tiên cơng bố
chiếc xe hồn tồn tự vận hành mà không cần người lái của họ. Những chiếc xe
như vậy có thể sớm trở thành một thực tế phổ biến trên đường phố.


Điều đó có thể xảy ra nhưng nó khơng phải chỉ là tốc độ, hiệu suất theo


quy mô cũng gây sự đáng ngạc nhiên khơng kém. Số hóa có nghĩa là tự động hóa
và cũng có nghĩa là các cơng ty không phải gánh chịu việc lợi tức theo quy mơ
giảm xuống (hoặc ít nhất là ít cơng ty sẽ phải chịu điều đó hơn). Để có thể hiểu
điều này ở mức độ tổng hợp, thử so sánh thành phố Detroit năm 1990 (sau đó trở
thành một trung tâm lớn của các ngành công nghiệp truyền thống) với Thung lũng
Silicon vào năm 2014. Năm 1990, ba cơng ty lớn nhất tại Detroit có tổng giá trị vốn
hóa thị trường là 36 tỷ đơ la, doanh thu là 250 tỷ đơ la, và có 1,2 triệu nhân viên.
Năm 2014, ba công ty lớn nhất của Thung lũng Silicon có giá trị vốn hóa thị trường
cao hơn đáng kể (1,09 nghìn tỷ đơ la), tạo ra số doanh thu tương tự (247 tỷ đô la),
nhưng chỉ với khoảng một phần mười số lao động (137.000).8


Thực tế một đơn vị của cải vật chất được tạo ra ngày hôm nay có khả
năng sử dụng ít nhân cơng hơn so với 10 hay 15 năm trước đây bởi vì các doanh
nghiệp số có chi phí cận biên có xu hướng gần bằng 0. Ngồi ra, một thực tế của
thời đại kỹ thuật số là nhiều doanh nghiệp mới cung cấp “các hàng hóa thơng
8<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.25-26, Nxb. Chính trị Quốc gia </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

tin” với chi phí lưu trữ, vận chuyển và tái tạo gần như bằng 0. Một số cơng ty có
cơng nghệ đột phá dường như địi hỏi ít vốn để phát triển. Ví dụ, các doanh
nghiệp như Instagram hay WhatsApp không cần nhiều kinh phí để khởi nghiệp,
đã thay đổi vai trị của vốn và quy mô kinh doanh trong bối cảnh của cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0. Nhìn chung, điều này cho thấy hiệu suất theo quy mô sẽ
tiếp tục thúc đẩy sự thay đổi quy mô và tầm ảnh hưởng trên toàn bộ hệ thống
như thế nào.


Bên cạnh tốc độ và phạm vi, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cịn có thể
được xem là độc đáo bởi sự hài hịa và khả năng tích hợp nhiều lĩnh vực và phát
minh khác nhau. Các sáng kiến hữu hình là kết quả của sự tương tác giữa các
cơng nghệ khơng cịn là khoa học viễn tưởng. Ví dụ, ngày nay cơng nghệ chế tạo
kỹ thuật số có thể tương tác với thế giới sinh học. Một số nhà thiết kế và kiến


trúc sư đã kết hợp thiết kế trên máy tính, cơng nghệ sản xuất đắp dần, kỹ thuật
vật liệu và sinh học tổng hợp để tiên phong tạo ra các hệ thống cho phép sự
tương tác giữa các vi sinh vật, cơ thể của chúng ta, những sản phẩm mà chúng ta
tiêu thụ, và thậm chí cả những tịa nhà mà chúng ta đang sống. Bằng cách đó, họ
đang tạo ra (và thậm chí là “kích thích phát triển”) các đối tượng có thể liên tục
biến đổi và thích nghi (những điểm đặc trưng của giới thực vật và động vật).


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Các ứng dụng như Siri của Apple, thứ được gọi là trợ lý thông minh, mang
đến một cái nhìn thống qua về sức mạnh của một nhánh trong những lĩnh vực AI
đang tiến bộ nhanh. Chỉ hai năm trước, những trợ lý cá nhân thông minh mới chỉ
bắt đầu xuất hiện. Ngày nay, nhận dạng giọng nói và trí thơng minh nhân tạo đang
phát triển nhanh đến nỗi việc nói chuyện với máy tính sẽ sớm trở thành một tiêu
chuẩn, tạo ra thứ mà các kỹ sư công nghệ gọi là “môi trường xung quanh máy
tính”, trong đó các trợ lý cá nhân robot ln sẵn sàng ghi chép và trả lời các câu hỏi
của người dùng. Các thiết bị của chúng ta sẽ ngày càng trở thành một phần quan
trọng của hệ sinh thái cá nhân, lắng nghe chúng ta, dự đoán nhu cầu của chúng ta,
và giúp chúng ta khi cần thậm chí ngay cả khi khơng u cầu.


<i><b>II.1.3. Bất bình đẳng như một thách thức hệ thống </b></i>


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra nhiều lợi ích to lớn và cũng
chừng đó những thách thức. Một mối lo ngại đặc biệt là sự bất bình đẳng trầm
trọng. Những thách thức đặt ra bởi sự gia tăng bất bình đẳng rất khó để định
lượng bởi vì một phần lớn trong số chúng ta là những người tiêu dùng và nhà
sản xuất, do vậy, sự đổi mới và phá vỡ sẽ ảnh hưởng cả hai mặt tích cực và tiêu
cực đến mức sống và phúc lợi của chúng ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

gần bằng 0 (chi phí lưu trữ 1GB hiện nay trung bình ở mức dưới 0,03 đô la mỗi
năm, so với hơn 10.000 đô la thời điểm cách đây 20 năm).9



Những thách thức đặt ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dường như
xuất hiện chủ yếu ở phía cung trong thế giới của lao động và sản xuất. Trong vài
năm qua, đa số các nước phát triển và cả một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh
như Trung Quốc đã trải qua một mức sụt giảm đáng kể trong tỷ trọng lao động
trên GDP. Phần nhiều lý giải cho sự suy giảm này là do giá tương đối của các
hàng thiết bị đã giảm, mà tiến trình đổi mới cũng được coi là nguyên nhân, điều
này buộc các công ty phải dùng lao động để thay thế cho vốn.


Kết quả là những người hưởng lợi lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
là các nhà cung cấp vốn tri thức hoặc vốn vật chất, các nhà cải cách, nhà đầu tư,
và các bên liên quan, điều này giúp giải thích khoảng cách ngày càng gia tăng về
của cải giữa những người sở hữu vốn và những người lao động. Nó cũng giải
thích tại sao rất nhiều người lao động thất vọng và tin chắc rằng thu nhập thực tế
của họ có thể khơng tăng suốt cuộc đời và con cái họ có thể sẽ khơng có cuộc
sống tốt hơn họ.


Bất bình đẳng gia tăng và những mối lo ngại lớn dần về bất bình đằng là
một thách thức lớn (được tác giả đề cập trong chương ba của tác phẩm này). Sự
tập trung lợi ích và giá trị trong tay một số ít người càng trầm trọng hơn bởi cái
được gọi là hiệu ứng nền tảng, trong đó các tổ chức định hướng số tạo ra các
mạng kết nối những người mua và người bán các sản phẩm dịch vụ đa dạng và
do đó có được mức tăng trong hiệu suất theo quy mô.


Hiệu ứng nền tảng đã tạo nên sự tập trung của một số ít nền tảng mạnh mẽ
đang thống trị thị trường. Lợi ích là rõ ràng, đặc biệt đối với người tiêu dùng: giá
trị cao hơn, thuận tiện hơn và chi phí thấp hơn, song cũng tiềm ẩn những rủi ro
về mặt xã hội. Để ngăn chặn sự tập trung của giá trị và quyền lực trong một vài
bàn tay, chúng ta cần phải tìm ra cách để cân bằng lợi ích và rủi ro của các nền
9<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.28-29, Nxb. Chính trị Quốc gia </sub></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

tảng kỹ thuật số (bao gồm cả các nền tảng công nghiệp) bằng cách đảm bảo sự
công khai và các cơ hội đổi mới hợp tác. Đây là tất cả những thay đổi cơ bản
ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị của chúng ta, mà khó có thể
xóa bỏ, ngay cả khi q trình tồn cầu hóa vì một lý do nào đó bị đảo ngược.
Câu hỏi dành cho mọi ngành công nghiệp và các công ty không cịn là “Tơi sẽ bị
đổ vỡ?” mà là “Khi xảy ra sự đổ vỡ, nó sẽ diễn ra dưới hình thức nào và nó sẽ
tác động như thế nào đến tôi và tổ chức của tôi?”


Thực tế của sự đổ vỡ và những tác động mà chúng ta khơng thể tránh khỏi
khơng có nghĩa là chúng ta bất lực khi đối mặt với nó. Trách nhiệm của chúng ta
là phải đảm bảo rằng chúng ta thiết lập được tập hợp các giá trị chung để định
hướng những lựa chọn chính sách và để thực thi những thay đổi mà sẽ khiến
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành cơ hội đối với tất cả mọi người.


Những động lực chính của cách mạng công nghiệp 4.0 này là sự thay đổi
trong kỳ vọng của người dùng, cùng với sự hội tụ của các công nghệ mới như
IoT, robot tiên tiến, in 3D và điện toán đám mây, cùng với sự xuất hiện các mơ
hình kinh doanh mới. Thế giới đang chứng kiến hàng loạt những đột phá khoa
học và tiến bộ công nghệ, đây là những xu hướng và động lực dẫn dắt cuộc cách
mạng công nghiệp mới này.


Trong phần chương hai tác giả tập trung phân tích những cơng nghệ sẽ
góp phần thúc đẩy sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Những công
nghệ chính này dựa trên nghiên cứu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện,
cũng như những kết quả của một số Hội đồng Nghị sự toàn cầu của Diễn đàn.
Klaus Schwab cho rằng: mọi sự phát triển và công nghệ mới đều có chung một
đặc điểm đó là, chúng làm tăng ảnh hưởng lan tỏa của kỹ thuật số và công nghệ
thông tin.10<sub> Để xác định những xu hướng lớn này và tái hiện lại chúng, ông đã </sub>


chia thành ba nhóm chính: vật chất, kỹ thuật số và sinh học.



10<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, tr.33-34, Nxb. Chính trị Quốc gia </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>* Vật chất: </i>


Do tính hữu hình của bốn đại diện chính của xu hướng lớn về phát triển
<i>cơng nghệ mà chúng ta có thể dễ nhận thấy chúng là: </i>


- Xe tự hành: Sự xuất hiện của ô tô đã biến đổi xã hội hiện đại. Nó thay đổi
nơi chúng ta sống, đồ chúng ta mua, cách chúng ta làm việc, và những người
chúng ta gọi là bạn bè. Khi ô tô trở lên phổ biến, chúng đã tạo ra các lớp cơng
việc hồn tồn mới và làm các ngành nghề khác trở lên lỗi thời. Chúng ta hiện
đang ở trên đỉnh của một sự thay đổi công nghệ tương tự trong giao thông: từ
những chiếc xe do con người điều khiển đến các xe tự lái. Tác động lâu dài của xe
tự lái đối với xã hội là khó dự đoán. Nhưng một điều chắc chắn là ở bất cứ nơi
nào cơng nghệ này trở nên phổ biến thì cuộc sống sẽ khác so với trước rất nhiều.


Những xe ô tô này xử lý một lượng lớn dữ liệu cảm biến từ các radar, máy
ảnh, máy đo khoảng cách bằng siêu âm, GPS và bản đồ được gắn trên xe để điều
hướng các tuyến đường đi qua các tình huống giao thơng phức tạp và thay đổi
nhanh chóng hơn mà khơng cần bất kỳ sự tham gia nào của con người. Xe hơi tự
lái đang chiếm ưu thế nhưng hiện nay cịn có nhiều kiểu phương tiện tự lái khác
bao gồm xe tải, thiết bị bay không người lái, máy bay và tàu thủy. Cùng với quá
trình phát triển của cảm biến và trí tuệ nhân tạo, khả năng của các phương tiện
tự hành này cũng được cải thiện với tốc độ nhanh chóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

đơn giản và dễ xử lý cho các nhà máy truyền thống. Trong bối cảnh những hạn
chế hiện nay về kích thước, chi phí và tốc độ đang từng bước được khắc phục, in
3D sẽ càng lan tỏa sâu hơn, tiến tới bao gồm cả các linh kiện điện tử tích hợp
như bảng mạch in và thậm chí là tế bào và các bộ phận cơ thể người.



- Robot tiên tiến: Ngày nay, các robot đang được sử dụng nhiều hơn ở tất cả
các lĩnh vực từ nông nghiệp chính xác cho đến chăm sóc người bệnh. Sự phát triển
nhanh công nghệ robot làm cho sự hợp tác giữa con người và máy móc sớm trở
thành hiện thực. Hơn nữa, do các tiến bộ công nghệ khác, robot đang trở nên thích
nghi và linh hoạt hơn, với thiết kế cấu trúc và chức năng của nó được lấy cảm hứng
từ các cấu trúc sinh học phức tạp (mở rộng của q trình mơ phỏng sinh học, trong
đó mơ hình và các chiến lược của tự nhiên được bắt chước lại). Siêu tự động hóa
cộng với trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ khiến việc tự động hóa phát triển mạnh hơn, thậm
chí với những kỹ năng trước đây chỉ có con người sở hữu. AI sẽ phát huy thế mạnh
tốt nhất trong việc xử lý dữ liệu lớn, có thể bao gồm việc xử lý ngơn ngữ và hình
ảnh, vốn vẫn là giới hạn của máy tính cho đến nay. Ở đây, tác giả có nêu một ví dụ
cụ thể như “việc nhà”, nếu như trước kia robot được lập trình qua một đơn vị độc
lập thì ngày nay chúng có thể truy cập thơng tin từ xa bằng công nghệ đám mây và
kết nối với mạng lưới nhiều robot khác. Ông cho rằng: “Khi thế hệ robot tiếp theo
ra đời, nhiều khả năng chúng sẽ phản ánh sự chú trọng ngày càng tăng đến việc
cộng tác giữa con người với máy móc.”11


- Vật liệu mới: Với thuộc tính mà mà chỉ cách đây vài năm vẫn còn được
coi là viễn tưởng, những vật liệu mới đang được đưa ra thị trường. Về tổng thể,
chúng nhẹ hơn, bền hơn, có thể tái chế và dễ thích ứng. Hiện nay có các ứng
dụng cho các vật liệu thông minh tự phục hồi hoặc tự làm sạch, các kim loại có
khả năng khơi phục lại hình dạng ban đầu, gốm sứ và pha lê biến áp lực thành
năng lượng và nhiều vật liệu khác nữa.


11<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.37, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i>* Kỹ thuật số: </i>


Từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự hội tụ giữa ứng dụng vật chất và


kỹ thuật số là sự xuất hiện internet vạn vật (IoT). Mô tả đơn giản nhất, có thể coi
IoT là mối quan hệ giữa vạn vật (các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm,...) và con
người thông qua các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau. Cảm biến và
các phương tiện kết nối thế giới thực vào mạng không gian ảo đang phát triển
với tốc độ đáng kinh ngạc. Các cảm biến nhỏ hơn, rẻ hơn và thông minh hơn
đang được lắp đặt trong nhà, quần áo, phụ kiện, các thành phố, mạng lưới giao
thông và năng lượng cũng như các quy trình sản xuất. Ngày nay, có hàng tỷ thiết
bị trên tồn thế giới như điện thoại thơng minh, máy tính bảng và máy tính được
kết nối internet. Số lượng thiết bị được dự kiến sẽ tăng đáng kể trong vài năm
tới, ước tính vài tỷ đến hơn một nghìn tỷ thiết bị. Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn
cách thức mà chúng ta quản lý chuỗi cung ứng bằng cách cho phép chúng ta
giám sát và tối ưu hóa tài sản và các hoạt động đến một mức rất chi tiết. Trong
quá trình này, IoT sẽ tác động làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản
xuất đến cơ sở hạ tầng đến chăm sóc sức khỏe.


Theo tác giả, IoT có thể tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp mới,
khiến cả nền kinh tế thế giới và đời sống nhân loại phải chuyển mình theo. Hiện
việc đầu tư cho IoT như là nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp mới đã trở
thành làn sóng ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Không giống như các cuộc
cách mạng trước thường diễn ra theo xu hướng phát minh mới làm mờ đi phát
minh cũ, IoT được tin là sẽ tạo cơ hội cho tất cả các ngành nghề đều được hưởng
lợi. IoT gia tăng cũng có nghĩa là việc truyền tải dữ liệu và giao tiếp qua internet
tăng lên. Chính vì thế mà tất cả các cơng ty, ngành nghề đều có thể sử dụng các
dữ liệu đó để phân tích và quyết định chiến lược cạnh tranh giành lấy thành cơng
cho mình trong tương lai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với đà phát triển như hiện nay,
IoT sẽ tạo ra sự tăng trưởng đáng kể cho nền kinh tế trên tồn cầu.


Vai trị của dữ liệu lớn và phân tích: cơng nghệ thơng tin và truyền thơng


hiện đại như siêu máy tính, dữ liệu lớn hoặc điện toán đám mây sẽ giúp dự đoán
khả năng tăng năng suất, chất lượng và tính linh hoạt trong các ngành công
nghiệp sản xuất và do đó có lợi thế trong cạnh tranh. Klaus Schwab cho rằng
siêu kết nối thông qua sự phổ biến của IoT và điện toán đám mây sẽ cho phép
việc truyền thơng tin và giao tiếp phổ qt, tồn cầu và gần như tức thời. Nó là
tiền đề ra đời những mơ hình kinh doanh mới và mở ra những cách thức cung
cấp hàng hóa, dịch vụ mà trước đây là điều khơng tưởng.12 Ví dụ, ứng dụng taxi
Uber chỉ có thể xuất hiện khi việc sử dụng điện thoại di động có kết nối internet
đã bùng nổ. Các dịch vụ như Facebook, WhatsApp, Pinterest, Twitter và
Instagram đã đóng một vai trị then chốt trong sự tương tác xã hội của các công
dân trên tồn thế giới. Siêu tự động hóa cũng có thể được kết hợp với siêu kết
nối, cho phép hệ thống máy tính kiểm soát và quản lý các quá trình vật lý và
phản ứng một cách “con người” hơn bao giờ hết. Nhờ siêu tự động hóa, “hệ
thống mạng vật lý” ra đời, cho phép robot và các cỗ máy thông minh tăng khả
năng kết nối để “vượt qua vực thẳm” giữa công nghệ - kỹ thuật, thế giới tự nhiên
và thế giới con người.


Hơn nữa, khi sử dụng nền tảng kỹ thuật số, chi phí biên của việc sản xuất
thêm mỗi đơn vị sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ giảm dần đến khơng, điều này
có những tác động sâu sắc tới lĩnh vực kinh doanh và xã hội mà tác giả sẽ nói kỹ
hơn trong chương ba của tác phẩm.


<i>*Sinh học: </i>


Những đổi mới trong lĩnh vực sinh học nói chung và cơng nghệ gen nói
riêng là những đột phá ngoạn mục. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và
đang thành công trong việc giảm chi phí và dễ dàng hơn trong việc giải trình bộ
12<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, tr.40-43, Nxb. Chính trị Quốc gia </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

gen và mới đây là việc kích hoạt hay chỉnh sửa gen. Phải mất hơn 10 năm với


chi phí 2,7 tỉ USD để hồn thành Dự án Bản đồ Gen người. Hiện nay, một gen
có thể được giải mã trong vài giờ với chi phí khơng tới một nghìn USD.13<sub> Với </sub>


sức mạnh của máy tính, các nhà khoa học khơng cịn phải dùng phương pháp
thử, sai và thử lại; thay vào đó họ thử nghiệm cách thức mà các biến dị gen gây
ra các bệnh lý đặc thù.


Bước tiếp theo sẽ là sinh học tổng hợp. Công nghệ này sẽ giúp chúng ta
có khả năng tùy biến cơ thể bằng cách sửa lại ADN. Klaus Schwab nói rằng:
“Chưa xét đến những vấn đề đạo đức nghiêm trọng được đặt ra, những tiến bộ
này khơng chhir có ảnh hưởng lớn lao và tức thời đối với ngành y tế mà cả với
nông nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học”.14


Lĩnh vực sinh học là nơi tác giả nhìn thấy những thách thức lớn nhất cho
sự hình thành các chuẩn mực xã hội và các quy định phù hợp. Ông cho rằng
nhân loại đang phải đối mặt với những câu hỏi mới về bản chất của con người,
những dữ liệu và thông tin nào về cơ thể và sức khỏe của con người nên và cần
được chia sẻ, và con người có quyền và nghĩa vụ gì trong việc thay đổi mã gen
của các thế hệ tương lai.


Tổng quan lại, những xu thế lớn này còn khá trừu tượng. Tuy nhiên, trên
thực tế, chúng lại dẫn lối cho những ứng dụng và sự phát triển rất thực tiễn.


Theo Klaus Schwab, trong một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
tháng 09/2015 chỉ ra 21 điểm bùng phát - là thời điểm những dịch chuyển công
nghệ xâm nhập vào xã hội chính thống - điều sẽ định hình thế giới số và siêu
liên kết của chúng ta trong tương lai.15<sub> Những thay đổi này được dự báo sẽ xuất </sub>


hiện trong 10 năm tới và do đó sẽ phản ánh sinh động những dịch chuyển sâu



13<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.44, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>


thật, 08/2018.


14<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.45, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>


thật, 08/2018.


15<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.51, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

sắc được châm ngịi bởi cách mạng cơng nghiệp 4.0. Những điểm bùng phát
được xác định qua một cuộc khảo sát do Hội đồng Nghị sự toàn cầu về tương lai
của phần mềm và xã hội, thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện, với sự
tham gia của hơn 800 lãnh đạo điều hành và chuyên gia trong lĩnh vực cơng
nghệ thơng tin và truyền thơng. Ơng nhận thấy những điểm bùng phát này chính
là tiền đề quan trọng vì nó báo hiệu những thay đổi căn bản sắp diễn ra. Để
chứng minh điều đó, đến chương ba tác giả đã nêu và phân tích những dịch
chuyển đang diễn ra hoặc sắp diễn ra, tác động của chúng ở mọi cấp độ đối với
xã hội toàn cầu.


<b>II.2. Các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 </b>


Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của
đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, chương cuối cùng của tác phẩm,
tác giả chỉ tập trung miêu tả và phân tích những tác động tiềm năng của cách
mạng công nghiệp mới này đối với kinh tế, doanh nghiệp, các chính phủ và các
quốc gia, với xã hội và mỗi cá nhân.


Đối với kinh tế là những thay đổi về tăng trưởng, việc làm và bản chất
công việc. Đối với doanh nghiệp là kỳ vọng của người tiêu dùng, sự cải tiến sản


phẩm bằng dự liệu, đổi mới thơng qua cộng tác và các mơ hình hoạt động kinh
doanh mới. Đối với chính phủ và các quốc gia, đó là những tác động tới chỉ đạo
và điều hành trong thời đại số, sự tương tác giữa chính quyền và người dân. Đối
với xã hội là sự bất bình đẳng giữa các cộng đồng, và bất lợi cho tầng lớp trung
lưu. Đối với cá nhân là vấn đề bản sắc, đạo đức và luân lý, quan hệ giữa người
với người, quản lý thông tin cá nhân, v.v,...


<i><b>II.2.1. Tác động đối với kinh tế </b></i>


Như Klaus Schwab đã nói trong tác phẩm, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0
có ảnh hưởng lớn lao và đa chiều đối với kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ơng chỉ tập
trung phân tích hai khía cạnh quan trọng nhất đó là: tăng trưởng và việc làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

cơng nghệ lập luận rằng: những đóng góp lớn lao của cách mạng số đã diễn ra
và ảnh hưởng của nó với năng suất gần như đã hết; phe lạc quan công nghệ lại
cho rằng: công nghệ và sáng tạo đang ở “điểm uốn” và sẽ sớm giải phóng để tạo
ra sự bùng nổ về năng suất và tăng trường kinh tế cao hơn.16<sub> Riêng đối với bản </sub>


thân tác giả, người theo phe lạc quan công nghệ, ông cũng nhận thức rõ được tác
động giảm phát tiềm năng của công nghệ và việc một số hiệu ứng phân bổ của
nó khuyến khích ưu tiên vốn hơn lao động và thắt chặt tiền lương. Điều quan
trọng là phải nhìn nhận những tác động tiềm năng của cách mạng công nghiệp
4.0 đến tăng trưởng trong tương quan với các xu thế kinh tế gần đây và các nhân
tố khác đóng góp vài tăng trưởng.


Năng suất là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho tăng trưởng dài hạn và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, nếu năng suất trì trệ kéo dài suốt trong
cách mạng cơng nghiệp 4.0, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tăng trưởng chậm
hơn và chất lượng cuộc sống sẽ cải thiện ít hơn. Một lập luận cơ bản tập trung
vào khó khăn trong việc đo lường đầu vào đầu ra, và từ đó xác định chính xác


năng suất. Một lập luận khác là trong khi những ưu thế về năng suất có được từ
cách mạng cơng nghiệp 3.0 có thể đang mất đi, thế giới vẫn chưa chứng kiến sự
bùng nổ năng suất đến từ làn sóng cơng nghệ mới được sản sinh trong lịng cách
mạng công nghiệp 4.0. Bản thân Klaus Schwab cũng nhận thấy rất rõ rằng nhân
loại mới chỉ cảm nhận được bước đầu những tác động tích cực của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Tại sao ơng lại có sự lạc quan đó? Có ba nguyên nhân:


<i>Một là, cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cơ hội hội nhập kinh tế toàn cầu </i>


cho hai tỷ người vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, kích cầu các sản phẩm và dịch vụ bằng
cách trao quyền và kết nối các cá nhân, các cộng đồng trên thế giới lại với nhau.


<i>Hai là, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ gia tăng đáng kể khả năng giải </i>


quyết các tác động ngoại biên tiêu cực, và trong q trình này, kích thích tiềm
năng tăng trưởng kinh tế.


16<i><sub> Klaus Schwab, Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, tr.56, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>Ba là, doanh nghiệp, chính phủ và những người lãnh đạo các tổ chức </i>


xã hội, những người tác giả từng trao đổi, đều nói rằng họ đang nỗ lực cải
cách tổ chức của họ để khai thác triệt để hiệu suất mà sức mạnh công nghệ
số mang lại. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của cách mạng cơng nghiệp
4.0 và nó địi hỏi những cơ cấu kinh tế và tổ chức hồn tồn mới để có thể
nắm bắt đầy đủ giá trị của nó.


Klaus Schwab tin rằng: “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tiềm năng
nâng cao tăng trưởng kinh tế, đồng thời loại bỏ một số thách thức toàn cầu lớn
mà thế giới phải đối mặt. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thức được và kiểm


soát được các tác động tiêu cực mà nó mang lại, đặc biệt là bất bình đẳng, việc
làm và thị trường lao động”.17


Về lịch sử cho thấy, cuộc cách mạng công nghiệp1.0 đã tạo ra nhiều việc
làm hơn số việc làm bị mất đi (lao động chân tay); cuộc cách mạng công nghiệp
2.0 - cuộc cách mạng xe hơi của những năm 1890 đã tạo ra nhiều việc làm hơn
số việc làm bị mất đi (thay thế xe ngựa thồ hàng); và cuộc cách mạng công
nghiệp 3.0 - cuộc cách mạng silicon của những năm 1960 và 1970 cũng đã tạo ra
nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (chủ yếu là trong cơng tác văn thư hành
chính và lao động đơn giản). Vì sao cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra
nhiều việc làm hơn là những việc làm mất đi do có cuộc cách mạng này? Các
chuyên gia đưa ra các lý do sau:


<i>Thứ nhất, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh hơn bao giờ hết. Nếu như </i>


trước đây phải mất 10 năm cho Thomas Newcomen cải tiến động cơ của mình
trước khi cơng bố với thế giới vào năm 1712 và nó tác động vào các ngành cơng
nghiệp lao động chân tay trong nhiều chục năm sau đó. Ngày nay, việc cải tiến
có thể đến trong 10 tháng, 10 tuần và thậm chí 10 ngày, một điện thoại iPhone
sau 3 năm đã lỗi thời. Do vậy, nhân lực cho nghiên cứu, phát triển và các dịch
vụ liên quan sẽ gia tăng. Tốc độ thay đổi trong giáo dục cũng đang gia tăng.


17<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.66, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Người ta ước tính rằng gần 50% kiến thức môn học trong năm đầu tiên của 4
năm học kỹ thuật của một sinh viên sẽ trở nên lỗi thời khi ra trường.


<i>Thứ hai, thời đại của cuộc cách mạng kỹ thuật số đang bùng nổ với hàng </i>


loạt cơng nghệ mới: trí tuệ nhân tạo; dữ liệu lớn; điện toán đám mây; robot tiên


tiến; IoT; xe tự hành; in 3D; công nghệ nano; thực tế ảo, phương pháp điều trị
kỹ thuật số và máy học, v.v,... Trong thời gian tới danh sách này có thể sẽ được
mở rộng hơn nữa và làn sóng cơng nghệ mới ra đời sẽ tạo ra những làn sóng
kinh doanh mới và việc làm mới.


<i>Thứ ba, hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập vào những cơ </i>


sở dữ liệu rất lớn và vì vậy, những thử nghiệm và đổi mới sáng tạo sẽ không chỉ
được thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu, mà có thể ở mọi nơi và cơ hội khởi
nghiệp rộng mở. Những thay đổi đáng kể có thể được thực hiện bởi các cá nhân
tài năng trong nhà, văn phòng của họ và nhà máy. Khả năng của các nhóm nhỏ
khởi nghiệp với các sản phẩm và dịch vụ mới là thuận lợi chưa từng có.


<i>Thứ tư, các khoản đầu tư rất lớn, lên tới hàng tỉ USD, đang được thực hiện </i>


bởi các công ty ở châu Âu, châu Á và Mỹ để nghiên cứu và phát triển những
công nghệ trên. Không thiếu vốn cho cuộc cách mạng công nghiệp lần này, và
một hệ quả sẽ là giảm mạnh trong nhu cầu về lao động. Tuy nhiên, có điều chắc
chắn là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đe dọa lao động kỹ năng thấp và một số
cơng việc như hành chính, văn phịng. Robot tự động và trí tuệ nhân tạo có thể
thực hiện lao động chân tay cũng như các cơng việc có liên quan đến thuật tốn
và tổ chức và chúng không yêu cầu một mức lương, trợ cấp chăm sóc sức khỏe,
và khơng bị bệnh hoặc mắc một số sai lầm trong làm việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

nhanh hơn nhiều so với những lần dịch chuyển thị trường lao động trong các
cuộc cách mạng công nghiệp trước.18 Trong báo cáo “Tương lai nghề nghiệp”
(2016) được Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố, đề cập nền kinh tế với 1,86 tỷ
người lao động được nhóm lại thành 20 nhóm cơng việc. Các tác giả dự đốn
hơn 7,1 triệu việc làm bị mất khi thay đổi thị trường lao động trong giai đoạn
2015 - 2020, 2/3 trong số đó tập trung ở các nhóm cơng việc văn phịng và hành


chính. Tuy nhiên, cũng sẽ có thêm tổng số 2 triệu việc làm mới trong một số
nhóm cơng việc nhỏ hơn.19


Bên cạnh đó, già hóa dân số cũng là một thách thức lớn đối với nền kinh
tế. Khi dân số già đi và ít người trẻ hơn thì các khoản mua sắm lớn như nhà cửa,
ô tô, thiết bị điện tử,... cũng giảm theo. Hơn nữa, ít người dám chấp nhận rủi ro
kinh doanh vì người già thường có xu hướng bảo toàn tài sản để an hưởng tuổi
già. Thế giới già hóa sẽ làm tăng trưởng chậm hơn, trừ khi cách mạng cơng nghệ
mới có thể châm ngịi cho sự đột phá trong năng suất lao động, nói một cách đơn
giản là lao động thông minh hơn thay vì chăm chỉ hơn. Theo Klaus Schwab, khó
khăn mà nhiều quốc gia đang gặp phải khi cố gắng đem các vấn đề này ra bàn
thảo chỉ là dấu hiệu nữa cho thấy chúng ta vẫn chưa sẵn sàng để nhận thức một
cách chủ động và đầy đủ về sức mạnh của sự thay đổi.20


Ngày nay, đối mặt với sự kết hợp giữa tính phức tạp ngày càng tăng và
siêu chun mơn hóa, chúng ta đang ở thời điểm mà khát khao làm các công
việc có mục đích đang trở thành vấn đề lớn. Điều nay đặc biệt đúng với thế hệ
trẻ, những người thường cảm thấy công việc kiểu doanh nghiệp hạn chế khả
năng tìm kiếm ý nghĩa và mục đích sống. Trong một thế giới mà các ranh giới
đang nhòa dần, các khát vọng đang thay đổi, con người không chỉ cần sự cân


18<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.70-71, Nxb. Chính trị Quốc gia </sub></i>


Sự thật, 08/2018.


19<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.76-77, Nxb. Chính trị Quốc gia </sub></i>


Sự thật, 08/2018.


20<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, tr.60, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

bằng giữa công việc - cuộc sống, mà còn cả sự kết hợp hài hịa giữa cơng việc và
cuộc sống. Tác giả quan ngại rằng tương lai của việc làm chỉ cho phép một số ít
cá nhân đạt được mong muốn ấy.


<i><b>II.2.2. Tác động đối với doanh nghiệp </b></i>


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Một số
lĩnh vực tác động quan trọng nổi lên: kỳ vọng của người tiêu dùng, cải tiến sản
phẩm bằng dữ liệu, đổi mới thông qua cộng tác, các mơ hình hoạt động kinh
doanh mới, độ tin cậy và năng suất liên tục, an tồn cơng nghệ thơng tin, an tồn
trong hoạt động của cơ khí, vịng đời sản phẩm, chuỗi giá trị công nghiệp, giáo
dục và kỹ năng lao động cho công nhân. Một chủ đề cơ bản thường được các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu bàn luận là sự tăng tốc của đổi mới và tốc
độ của sự đổ vỡ là khó hiểu hay khó dự đốn và các động lực này liên tục gây
bất ngờ, ngay cả đối với các hiện tượng liên kết tốt nhất và được thông báo tốt
nhất. Thật vậy, xuyên suốt tất cả các ngành công nghiệp, bằng chứng rõ ràng
rằng các công nghệ là nền tảng cho cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang có tác
động lớn đến các doanh nghiệp.


Về phía cung, nhiều ngành công nghiệp đang thấy sự ra đời của các công
nghệ mới tạo ra những phương thức hoàn toàn mới đáp ứng các nhu cầu hiện tại
và phá vỡ đáng kể các chuỗi giá trị cơng nghiệp hiện có. Sự phá hủy cũng xuất
hiện từ những đối thủ cạnh tranh sáng tạo, nhanh nhạy, những người nhờ tiếp
cận với các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, triển khai, tiếp thị, bán
hàng và phân phối, có thể lật đổ những người đương nhiệm nhanh hơn bao giờ
hết bằng cách cải thiện chất lượng, tốc độ, hay giá cả đối với giá trị cung cấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Một xu hướng chính là sự phát triển của các nền tảng công nghệ tạo khả
năng, cho phép kết hợp cả cung và cầu để phá vỡ cấu trúc ngành cơng nghiệp


hiện có, chẳng hạn như những nền tảng mà chúng ta thấy trong nền kinh tế “chia
sẻ” hoặc “theo yêu cầu”. Những nền tảng công nghệ, dễ dàng sử dụng với các
điện thoại thông minh, tập hợp con người, tài sản, và dữ liệu, do đó tạo ra những
cách thức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hồn tồn mới trong q trình này. Ngồi
ra, chúng hạ thấp các rào cản đối với các doanh nghiệp và cá nhân để tạo ra sự
giàu có, làm thay đổi mơi trường cá nhân và chun môn của người lao động. Các
doanh nghiệp nền tảng mới này đang nhanh chóng nhân ra nhiều dịch vụ mới, từ
giặt là đến mua sắm, từ việc nhà đến đỗ xe, từ thư giãn đến du lịch. Cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0 có bốn tác động chính đối với doanh nghiệp: 1) kỳ vọng
của người tiêu dùng đang thay đổi; 2) dự liệu giúp cải tiến sản phẩm và cải thiện
năng suất sử dụng tài sản; 3) các hình thức đối tác mới ra đời do công ty nhận
thức được tầm quan trọng của các mơ hình cộng tác mới và 4) mơ hình vận hành
được chuyển đổi sang các mơ hình số mới. Cho dù là người tiêu dùng hay doanh
nghiệp, thì khách hàng đang ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế, tất cả
đều nhằm làm thế nào cải thiện cách thức phục vụ khách hàng. Hơn nữa, các sản
phẩm vật chất và dịch vụ giờ đây có thể được tăng cường với khả năng số làm
tăng giá trị của chúng. Các công nghệ mới làm cho tài sản bền và linh hoạt hơn,
còn dữ liệu và phân tích đang thay đổi cách thức chúng được duy trì. Trong khi
đó, một thế giới những trải nghiệm của khách hàng, các dịch vụ dựa trên dữ liệu
và hiệu suất tài sản thông qua phân tích địi hỏi phải có các hình thức hợp tác mới,
đặc biệt là với tốc độ đang diễn ra của đổi mới và phá hủy. Và cuối cùng, sự xuất
hiện của các nền tảng toàn cầu và các mơ hình kinh doanh mới khác có nghĩa là
tài năng, văn hóa và hình thức tổ chức sẽ phải được xem xét lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

đổi của họ, thách thức các giả định của nhóm điều hành của họ, đổi mới
không ngừng và liên tục.


Klaus Schwab cho rằng, trong tương lai không xa, sản phẩm, con người
và máy móc sẽ giao tiếp với nhau như trên mạng xã hội. Để duy trì tính cạnh
tranh, các nhà máy sẽ phải cung cấp các thiết kế tùy chỉnh và có khả năng thay


đổi sản phẩm nhanh chóng; sử dụng IoT và các cơng nghệ khác để số hóa tồn
bộ quy trình, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; hợp nhất mạng lưới
sản xuất dùng giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm dựa trên internet để nhân
viên có thể làm việc thơng qua mạng; dùng robot bán tự động làm việc bên cạnh
con người để tăng năng suất và vẫn đảm bảo chất lượng; phân tích dữ liệu thu
thập được về khách hàng để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số mới. Như vậy, các
cơng ty có cơ hội đưa sản xuất về lại nước mình, giành lại cơng việc từ các nước
có giá nhân cơng thấp, như Trung Quốc (vốn được mệnh danh là “công xưởng
của thế giới”). Đó là lý do tại sao cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang được chính
phủ các nước phương Tây quan tâm. Anh kỳ vọng việc số hóa các nhà máy có
thể khơi phục lại sản xuất. Riêng Đức đặc biệt chú trọng đến cách mạng công
nghiệp 4.0 vì ngành sản xuất là xương sống của nền kinh tế nước này.


Một đặc điểm khác của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là số vốn đầu tư
ban đầu có thể khơng lớn, nhưng lợi nhuận thu về cao. Ví dụ trường hợp của
WhatsApp, khởi đầu với nhóm nhỏ 21 nhà đầu tư, vốn bỏ ra cũng nhỏ nhưng
đến nay được định giá rất lớn. Tháng 2/2014, Facebook đã đồng ý chi 22 tỷ
USD cho cơng ty có 55 nhân viên này. Trong khi đó, hãng hàng khơng Hoa Kỳ
United Continental có giá thị trường cũng chỉ là 22 tỷ USD tính đến tháng
12/2015, nhưng có tới 82.300 nhân viên. Giá trị doanh nghiệp lên đến 400 triệu
USD cho mỗi nhân viên như ở WhatsApp là ví dụ về khả năng thu lợi nhuận lớn
từ các mơ hình kinh doanh vốn thấp trong tương lai.21


21<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.97, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Như vậy, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp có thể khởi
nghiệp dễ dàng hơn, vốn ít hơn trong khi mang lại lợi nhuận lớn trong thời gian
ngắn hơn. Trong khi công nghệ mới và các doanh nghiệp sáng tạo đem lại những
sản phẩm và dịch vụ mới có thể cải thiện đời sống nhiều người, nhưng cũng chính
những cơng nghệ này và các hệ thống hỗ trợ chúng có thể gây ra những tác động


khơng mong muốn. Cụ thể, như tình trạng thất nghiệp tràn lan và gia tăng bất bình
đẳng - những vấn đề đã được tác giả nêu ra, cho đến nguy cơ từ những hệ thống vũ
khí tự động và những rủi ro trong an ninh mạng. Trong khi còn nhiều quan điểm
khác nhau về các yếu tố cấu thành một khuôn khổ thể chế hợp lý, các cuộc trao đổi
của tác giả với lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức xã hội cho thấy họ
chia sẻ một mục tiêu bao trùm đó là xây dựng những hệ sinh thái luật lệ và pháp lý
linh hoạt, trách nhiệm, cho phép sáng tạo phát triển đồng thời giảm thiểu rủi ro
nhằm đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng của xã hội.


<i><b>II.2.3. Tác động đối với chính phủ </b></i>


Những thay đổi mang tính đột phá từ cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang
định hình lại cách hoạt động của các tổ chức và thể chế công. Khi thế giới vật
chất, kỹ thuật số và sinh học đang tiếp tục xích lại gần nhau hơn thì cơng nghệ
và thiết bị sẽ ngày càng cho phép người dân tiếp cận gần hơn tới chính phủ để
nêu ý kiến, cùng phối hợp hoạt động. Đồng thời, các chính phủ cũng sở hữu sức
mạnh về cơng nghệ để tăng cường sự lãnh đạo của mình đối với người dân dựa
trên những hệ thống giám sát rộng rãi và khả năng điểu khiển hạ tầng số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

minh bạch và hiệu quả để cho phép họ duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình,
họ sẽ tồn tại. Ngược lại, nếu không thể cải thiện, họ sẽ phải đối mặt với ngày
càng nhiều vấn đề. Điều này đặc biệt đúng trong hệ thống điều hành. Các hệ
thống chính sách cơng và quy trình ra quyết định hiện nay được phát triển cùng
với cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 khi các nhà hoạch định chính sách có thời
gian để nghiên cứu một vấn đề cụ thể và đưa ra cách ứng phó cần thiết hoặc
khn khổ quy định phù hợp. Tồn bộ q trình này được vận hành trơn tru và
có hệ thống, theo mơ hình chặt chẽ từ cao xuống thấp.


Tuy nhiên, một cách thức như vậy hiện nay khơng cịn khả thi. Trước tốc
độ thay đổi nhanh chóng và tác động sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp


4.0, các nhà lập pháp và điều hành đang bị thử thách ở một mức độ chưa từng có
tiền lệ và phần lớn trong số đó chưa cho thấy khả năng ứng phó tốt. Vậy làm thế
nào họ có thể vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và công chúng nói chung lại
vừa tiếp tục hỗ trợ cho sáng tạo và phát triển công nghệ? Câu trả lời là: Họ có
thể xây dựng một quy trình quản lý “năng động” giống như việc khu vực tư
nhân đang ngày càng có ứng phó linh hoạt trước sự phát triển của phần mềm và
hoạt động của các doanh nghiệp nói chung. Điều này có nghĩa là các nhà lập
pháp phải khơng ngừng thích nghi với mơi trường mới và biến đổi nhanh chóng,
đồng thời phải trau dồi bản thân để thực sự hiểu rõ họ đang điều hành cái gì. Để
làm được vậy, các chính phủ và cơ quan lập pháp cần có sự hợp tác chặt chẽ với
các doanh nghiệp và công dân của mình. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 cũng
sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế, tác động tới cả bản
chất và khả năng xảy ra xung đột. Lịch sử chiến tranh và an ninh quốc tế là lịch
sử của sự sáng tạo về công nghệ, và ngày nay cũng không phải ngoại lệ.


<i><b>II.2.4. Tác động đối với xã hội </b></i>


Klaus Schwab cho rằng: “Thách thức lớn đối với hầu hết các xã hội là làm
sao để tiếp thu và thích nghi với sự hiện đại mới trong khi vẫn giữ gìn những
khía cạnh tốt đẹp của các hệ giá trị truyền thống.”22<sub> Những trình bày trong phần </sub>


22<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tr.156-157, Nxb. Chính trị Quốc </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

trước của tác phẩm về các tác động khác nhau của cách mạng công nghiệp 4.0 đối
với kinh tế, doanh nghiệp, địa - chính trị và an ninh quốc tế, các khu vực và thành
phố, đã làm rõ rằng cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng nhiều đến xã hội. Khi
nói các tác động tới xã hội, tác giả đã phân tích hai trong số những động lực quan
trọng nhất của thay đổi - bất bình đẳng gia tăng sẽ gây ảnh hưởng lên tầng lớp trung
lưu thế nào, và sự tích hợp các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đang làm thay
đổi cách các cộng đồng hình thành và liên hệ với nhau ra sao.



Phần phân tích về tác động kinh tế và kinh doanh, tác giả đã nêu bật một
số chuyển dịch cơ cấu khác nhau, góp phần gia tăng bất bình đẳng cho đến nay
và có thể trầm trọng hơn khi cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp tục mở rộng. Gia
tăng bất bình đẳng khơng chỉ là hiện tượng kinh tế đáng quan tâm, mà còn là
thách thức lớn của xã hội. Tác giả đã nêu ra một dẫn chứng cụ thể để chứng
minh điều đó: trong cuốn “The Spirit Level: Why Greater Equality Makes
Societies Stronger”, hai nhà dịch tễ học người Anh Richard Wilkinson và Kate
Pickett đã đưa ra dữ liệu cho thấy các xã hội bất bình đẳng thường có xu hướng
bạo lực hơn, có nhiều người ngồi tù hơn, tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần và béo
phì cao hơn, tuổi thọ và lòng tin thấp hơn. Hệ quả là, sau khi kiểm sốt được thu
nhập trung bình, các xã hội cơng bằng hơn có tỷ lệ trẻ em có cuộc sống ấm no
hạnh phúc cao hơn, mức độ căng thẳng và sử dụng ma túy thấp hơn, tỷ lệ tử
vong của trẻ sơ sinh thấp hơn.23<sub> Hiện nay, trong xã hội đã lan rộng nỗi lo ngại </sub>


rằng bất bình đẳng cao hơn sẽ dẫn đến bất ổn xã hội lớn hơn.


Xét từ góc độ xã hội, một trong những tác động lớn nhất của xu thế số hóa
là sự nổi lên của xã hội “lấy cá nhân làm trung tâm”. Khác với trước đây, khái
niệm thuộc về một cộng đồng ngày nay được định nghĩa bằng những giá trị, lợi
ích của cá nhân. Các hình thức truyền thơng số mới, một cấu phần cốt lõi của
cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng định hướng cách nhìn nhận của cá
nhân và tập thể về xã hội và cộng đồng. Những nhân tố cho phép tương tác rộng


23<i><sub> Xem Klaus Schwab, Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, tr.159-160, Nxb. Chính trị </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

rãi hơn, vượt qua các ranh giới xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, tơn giáo và ý
thức hệ là dễ tiếp cận, chi phí thấp, trung tính về địa lý của truyền thơng số. Tác
giả phân tích rằng sức mạnh dân chủ của truyền thống số đồng nghĩa với việc nó
có thể được các chủ thể phi nhà nước lợi dụng, đặc biệt những cộng đồng có


động cơ xấu sử dụng để tuyên truyển, vận động người ủng hộ cho mục đích cực
đoan. Tính năng động của việc chia sẻ thông tin - đặc thù của mạng xã hội là
một nguy cơ có thể bóp méo quá trình ra quyết định và gây rủi ro cho xã hội.
Tác giả nêu ra một nhiệm vụ quan trọng mà thế giới phải đối mặt khi cách mạng
công nghiệp này diễn ra là phải làm sao tập hợp nhiều hơn và hiệu quả hơn dữ
liệu về lợi ích và thách thức đối với sự gắn kết trong cộng đồng.


<i><b>II.2.5. Tác động đối với cá nhân </b></i>


Cuối cùng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi không chỉ những
gì chúng ta làm mà cả ngay chính con người chúng ta. Nó sẽ làm thay đổi bản
sắc của chúng ta và tất cả những vấn đề liên quan tới bản sắc đó, bao gồm: Sự
riêng tư, ý thức về sự sở hữu, phương thức tiêu dùng, thời gian chúng ta dành
cho cơng việc và giải trí, và cách thức chúng ta phát triển sự nghiệp, trau dồi kỹ
năng, gặp gỡ mọi người và củng cố các mối quan hệ. Nó đã và đang làm thay
đổi sức khỏe của chúng ta và dẫn tới một cái tơi nhất định, và có thể dẫn tới sự
gia tăng dân số nhanh hơn chúng ta nghĩ. Danh sách đó là vơ tận bởi lẽ nó được
gắn bó chặt chẽ trí tưởng tượng của chúng ta.


Điều đó sẽ đặt ra câu hỏi liệu sự hội nhập tất yếu của cơng nghệ trong
cuộc sống có thể làm suy giảm một số bản năng tinh túy của con người, chẳng
hạn như lòng thương cảm và sự hợp tác. Mối quan hệ của chúng ta với điện
thoại di động là một trường hợp như vậy. Sự kết nối thường xuyên liên tục với
điện thoại di động có thể cơ lập chúng ta khỏi một trong những tài sản quan
trọng nhất của cuộc sống, đó là thời gian để ngừng nghỉ, suy ngẫm hay đơn giản
là tham gia vào một cuộc hội thoại có ý nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

tìm kiếm vì chúng ta buộc phải kết nối với các hệ thống điện tử. Tương tự, các
cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực công nghệ sinh học và trí thơng minh
nhân tạo giúp định nghĩa lại con người là gì bằng cách hạ thấp những giới hạn


hiện tại về tuổi thọ, sức khỏe, nhận thức và năng lực. Chúng buộc chúng ta phải
định hình lại những ranh giới về đạo đức và phẩm hạnh.


Tóm lại, tất cả đều quy về con người và giá trị. Chúng ta cần hình thành
nên một tương lai phục vụ cho tất cả chúng ta, trong đó, vị trí của người dân là
trên hết và họ được tăng thêm quyền lực. Trong viễn cảnh bi quan và phi nhân
đạo nhất, cuộc cách mạng cơng nghiệp4.0 có thể robot hóa con người và từ đó
tước bỏ tâm hồn và trái tim của chúng ta. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tốt
đẹp nhất trong bản chất của con người, đó là sự sáng tạo, lịng cảm thơng và khả
năng quản lý, cuộc cách mạng cơng nghiệp này cũng có thể đưa con người tới
một sự nhận thức về đạo đức mang tính tập thể, dựa trên một vận mệnh chung.
Trách nhiệm của tất cả chúng ta là đảm bảo rằng điều thứ hai sẽ xảy ra.


<b>II.3. Nhận xét và đánh giá quan niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 </b>
<b>của Klaus Schwab </b>


<i>Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” (tiếng Đức: Industrie 4.0) được sử dụng lần </i>
đầu tiên tại Hội chợ Công nghiệp Hannover ở Đức vào năm 2011 để chỉ các nhà
máy thơng minh và việc trí tuệ hóa q trình sản xuất và quản lý trong ngành
cơng nghiệp chế tạo. Sau đó, Chính phủ Đức đã thành lập một nhóm nghiên cứu
xây dựng Chiến lược Cơng nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất cơng nghiệp
mà khơng có sự tham gia trực tiếp của con người. Nhóm nghiên cứu đó đã cho
ra đời một báo cáo về Chiến lược Công nghệ cao đó và chính thức sử dụng thuật
ngữ “Cơng nghiệp 4.0”. Từ đây, thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp 4.0” bắt
đầu xuất hiện và trở thành một trong những thuật ngữ hot ở thời điểm hiện tại.


Năm 2016, ngay trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì Klaus Schwab đã
cho xuất bản cuốn “The Fourth Industrial Revolution”. Từ đó, thuật ngữ “cách
mạng cơng nghiệp 4.0” trở thành khái niệm có mức phổ biến với tốc độ phát
<i>triển nhanh chóng. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) với chủ đề “Cuộc cách </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 của
Đức. Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể
thay đổi hồn tồn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy mô,
phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này khơng giống như bất kỳ điều gì
mà loài người đã từng trải qua.


Trong mấy năm gần đây, một số quốc gia đã bàn nhiều tới cách mạng cơng
nghiệp 4.0 với trí tuệ nhân tạo và các công nghệ xuyên ngành kỹ thuật số, các công
nghệ mới, hiện đại xuất hiện và được sử dụng trong đời sống xã hội, có quy mơ tác
động và tốc độ phát triển theo cấp số lũy thừa, có thể làm thay đổi cách thức con
người sống, làm việc và điều hành xã hội. Biểu hiện quan trọng nhất của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ số và tích
hợp tất cả các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất;
ngồi ra, một số cơng nghệ đang và sẽ có tác động rất lớn là cơng nghệ in 3D, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy, dữ liệu
lớn, internet vạn vật, truyền thông thế hệ mới, v.v...


Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu, tầm nhìn chiến
lược về phát triển cơng nghệ, các quốc gia trên thế giới có cách tiếp cận khác
nhau về cách mạng công nghiệp 4.0. Các quốc gia vốn đã phát huy được lợi thế
của cách mạng công nghiệp 3.0 như Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, thậm
chí cả Trung Quốc và một số nước Đơng Nam Á đều có đối sách riêng phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Các nước phát triển trong vài năm qua đều có các chương trình chiến lược
về sản xuất khi những tiến bộ của khoa học và công nghệ đang diễn ra rất nhanh.
Một số các chiến lược được áp dụng đó là: Hoa Kỳ có “Chiến lược quốc gia về
sản xuất tiên tiến” cho ba thập kỷ tới; Pháp có “Bộ mặt mới của công nghiệp
nước Pháp”; Hàn Quốc có “Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong
tương lai”; Trung Quốc có “Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025”; Nhật Bản có


“Xã hội thơng minh 5.0”,...


Tác phẩm “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Klaus Schwab đã giúp
chúng ta hiểu rõ cuộc cách mạng này và cơ hội mà nó đem lại khơng chỉ cho
Việt Nam mà còn cả thế giới và khu vực. Trong tác phẩm của mình, Klaus
Schawb cho rằng, cách mạng công nghiệp lần thứ tư khác biệt về bản chất. Cuộc
cách mạng này được hình thành bằng loạt cơng nghệ mới kết nối các thế giới vật
chất, kỹ thuật số và sinh học, tác động đến tất cả mọi quy luật, nền kinh tế,
ngành cơng nghiệp, và thậm chí thách thức cả định nghĩa về nhân loại.


Kết quả là những thay đổi và đột phá báo hiệu chúng ta đang sống tại một
thời điểm đầy hứa hẹn và rủi ro. Thế giới có tiềm năng kết nối hàng tỷ người với
mạng lưới kỹ thuật số, cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các tổ chức,
thậm chí quản lý tài sản theo cách có thể tái tạo mơi trường tự nhiên và loại bỏ
thiệt hại của những cuộc cách mạng cơng nghiệp trước đó.


Tuy nhiên, Klaus Schwab cũng đưa ra những lo ngại đáng chú ý: các tổ
chức có thể sẽ khơng thích ứng được; các chính phủ có khả năng khơng kịp thời
tận dụng và quản lý các công nghệ mới để gặt hái lợi ích từ chúng; chuyển dịch
quyền lực sẽ tạo ra mối lo mới về bảo mật; làm gia tăng bất bình đẳng và chia
cắt xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

của tất cả chúng ta, miễn là chúng ta có khả năng cộng tác với nhau, vượt qua
các khoảng cách địa lý, ngành và lĩnh vực, để nắm bắt các cơ hội mà cuộc cách
mạng này mang lại.


Đặc biệt, ông kêu gọi các nhà lãnh đạo và người dân cùng nhau định hình
một tương lai tốt đẹp cho tất cả mọi người bằng cách lấy con người làm trung
tâm, trao quyền cho họ và khơng ngừng nhắc nhở chính mình rằng, tất cả những
công nghệ mới này, trước hết và quan trọng nhất, là công cụ do con người tạo ra


để phục vụ cho con người.


Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước phát triển
và đang phát triển, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cuộc
cách mạng này giúp cho Việt Nam nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách
phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do có quy mơ lớn, việc áp
dụng các thành tựu cách mạng sản xuất mới để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn
cầu và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhu cầu cấp thiết.


Các công nghệ mới không chỉ tác động về sản xuất, mà còn ảnh hưởng
sâu rộng đến đời sống xã hội, lao động, việc làm, an ninh, chính trị,... Với lợi thế
là nguồn lực lao động dồi Việt Nam cần đầu tư cho khoa học và công nghệ, đổi
mới công nghệ, tạo môi trường kinh doanh năng động để thúc đẩy lan tỏa công
nghệ, cải các thị trường lao động, hệ thống giáo dục - đào tạo. Đảng và Nhà
nước ta cần phải có những chính sách về đào tạo, nâng cao kỹ năng và phát triển
nguồn nhân lực để thích ứng với biến đổi nhanh của công nghệ và sự phát triển
của cách mạng công nghiệp mới, đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

+ Hợp tác mạnh mẽ giữa khoa học công nghệ và sản xuất, kinh doanh.
+ Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong khu vực doanh nghiệp tư nhân.
+ Triển khai ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các công nghệ mới.


+ Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
+ Ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có thành tích khoa học cơng
nghệ xuất sắc.


Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã bắt đầu có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến
Việt Nam. Về phương diện lý luận, nó đang tạo ra một diễn đàn lý luận sôi động
với hàng loạt hội nghị, hội thảo, bài viết, chuyên mục, báo, tạp chí,... Đây là vấn


đề lý luận nóng hổi cũng là vấn đề đang được bàn luận sối nổi trong các dự thảo
văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ 13 sắp tới.


Trong thực tế, một số công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 mà
Klaus Schwab nhắc đến trong tác phẩm đã được đưa vào sử dụng ở Việt Nam,
mặc dầu, chưa phổ biến rộng rãi những đã có những ảnh hưởng nhất định đối
với đời sống kinh tế và xã hội. Một số kịch bản ứng phó với tác động cách mạng
cơng nghiệp mới này trên phương diện tích cực, tiêu cực đã được soạn thảo.
Chẳng hạn: theo kịch bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho đến
năm 2020 thì có 76% lao động trong các ngành dệt, da, may mặc, giày sẽ chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hàng loạt các ngành,
lĩnh vực khác, các vị trí làm việc sẽ bị thay thế bằng robot dẫn đến nhiều công
nhân sẽ mất việc. Năng suất lao động, số lượng, chất lượng của các sản phẩm sẽ
tăng nhanh chóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Trong lịch sử, Việt Nam đã không thể thực hiện bất cứ một cuộc cách
mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ nào trong số các cuộc cách mạng khoa
học, kỹ thuật và công nghệ mà thế giới đã thực hiện. Ngay cả 3 cuộc cách mạng
công nghiệp đã diễn ra trước đây trong lịch sử thế giới, Việt Nam cũng không
thể tham gia do điều kiện lịch sử và nhiều nhân tố khác. Thực tế cho thấy, trình
độ lực lượng sản xuất và công nghiệp ở các vùng, miền, ngành, lĩnh vực là rất
không đồng đều24<sub>. Hiện vẫn có những nơi, những vùng sản xuất đang ở giai </sub>


đoạn tiền cơng nghiệp, có nhiều nơi mới ở giai đoạn công nghiệp 2.0. Chỉ các
doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn, một vài ngành, lĩnh vực
là đã bước đến trình độ công nghiệp 3.0, nhưng cũng chỉ mới ở giai đoạn đầu
của công nghiệp 3.0. Tuy nhiên, những thành tựu của cách mạng khoa học -
công nghệ và của các cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 và 4.0 đang tràn vào Việt
Nam rất nhanh chóng.



Trong thực tế, các thành tựu của cả cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
lẫn cách mạng khoa học - công nghệ đang ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Nhưng
về phương diện công nghiệp thì cơng nghiệp 2.0 - nền tảng là các công nghệ
điện từ, và công nghiệp 3.0 - nền tảng là các công nghệ điện tử, đang là cơ sở
của nền công nghiệp Việt Nam hiện nay. Chúng tôi muốn nhấn mạnh điều này
để lưu ý rằng, hiện có một số quan niệm sai lầm về cách mạng công nghiệp 4.0
và cách mạng công nghiệp 3.0 khi nói đến ảnh hưởng của chúng đến Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện chưa có cơng nghiệp 4.0 do nền tảng cơng nghệ của nó là trí
tuệ nhân tạo chưa xuất hiện trong nền công nghiệp Việt Nam như là nền tảng
công nghệ phổ biến. Khi xét tới ảnh hưởng của cách mạng khoa học - công nghệ
24<sub> Chúng tôi cho rằng, nền tảng cơng nghệ chính của công nghiệp 1.0 là máy hơi nước và </sub>


động cơ đốt trong; của công nghiệp 2.0 là các máy điện - từ (máy phát điện và động cơ điện;
của công nghiệp 3.0 là các máy điện tử, của công nghiệp 4.0 là của trí tuệ nhân tạo. Xem
<i>thêm: Lương Đình Hải. Cách mạng khoa học - công nghệ và tác động của nó đến con người và </i>


<i>xã hội Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 5 (92) – 2017, tr 3-14; Cách mạng công </i>


nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Kỷ
yếu Hội thảo quốc gia tại Học viện Ngân hàng, Hà Nội, tháng 6-2018.- Nxb Lao động – xã
<i>hội, Hà Nội, 2018. Bài: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng khoa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

đến công bằng xã hội cần phải chú ý đến đặc điểm quan trọng này của xã hội
Việt Nam hiện đại, để tránh ảo tưởng chủ quan, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn và
dẫn đến những sai lầm nguy hại khó lường. Chính vì vậy, cuốn sách Cách mạng
công nghiệp 4.0 và quan niệm về cách mạng cơng nghiệp 4.0 của Klaus Schwab
rất có ý nghĩa đối với nước ta trên nhiều phương diện, từ nhận thức đến hoạt
động thực tiễn cơng nghiệp nói chung25<sub>. </sub>


Cách mạng cơng nghiệp 4.0, một mặt, mở ra những cơ hội hết sức to lớn,


hiện nay chưa thể hình dung hết cho Việt Nam. Với những tác động đến đời
sống kinh tế - xã hội như Klaus Schwab đã mơ tả, thì nó có thể thúc đẩy, có thể
là cơng cụ, phương thức hữu hiệu nhất để Việt Nam có thể phát triển nhanh, rút
ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển. Nó đang tạo sức ép để Việt
Nam thay đổi mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mơ hình đó phải chuyển
từ việc dựa trên nền tảng công nghiệp 3.0 sang dựa trên nền tảng công nghiệp
4.0. Do vậy, có thể hình dung rằng cách mạng cơng nghiệp 4.0 có thể giúp Việt
Nam xây dựng một nền công nghiệp mới 4.0 hiện đại.


Mặt khác, theo quan niệm của Klaus Schwab trong cuốn “Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư”, những tác động của cách mạng cơng nghiệp 4.0 có thể
là những thách đố không thể vượt qua đối với Việt Nam trên con đường phát
triển. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 có thể làm dãn rộng khoảng cách tụt hậu xa
hơn nữa, đẩy Việt Nam ra vùng ngoại vi của sự phát triển của thế giới, biến Việt
Nam thành “vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển” của thế giới. Để tránh
được nguy cơ này, ngay từ bây giờ Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển
công nghiệp theo hướng của công nghiệp 4.0 và phải có quyết tâm lớn, nhất
quán, nhanh nhạy và thống nhất thực hiện chiến lược đó.


Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 theo như mô tả của Klaus Schwab,
không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền công nghiệp, nền sản xuất của xã hội


25<i><sub> Xem: Lương Đình Hải (2018), Cơng bằng xã hội trong bối cảnh cách mạng khoa học - </sub></i>


<i>công nghệ ở Việt Nam hiện nay.- Trong sách “Tư tưởng của C.Mác về công bằng xã hội với </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

hiện đại, mà còn tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội và con người,
đến các tổ chức xã hội như chính phủ, nhà nước, trường học, gia đình, v.v... Cần
phải có quan điểm tồn diện, bao trùm, biện chứng duy vật khi nhìn nhận và đánh
giá cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những ảnh hưởng của nó đến sự phát


triển kinh tế, xã hội và con người. Không thể khơng tính đến tác động của các yếu
tố khác như lịch sử, văn hóa, truyền thống, con người Việt Nam cũng có ảnh
hưởng và chi phối cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động của nó ở Việt
Nam. Hiện tại cách mạng công nghiệp 4.0 mới bắt đầu trên thế giới và cịn ảnh
hưởng trực tiếp rất ít đến Việt Nam. Nhưng trong vòng năm đến mười năm tới
ảnh hưởng này có thể tăng theo cấp số nhân. Nhận thức đầy đủ, đúng đắn, khoa
học về cuộc cách mạng này và chuẩn bị những điều kiện tiền đề để đón nhận và
phát triển nó là nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay của toàn bộ hệ thống xã hội. Để
làm việc đó, cuốn sách và các tư tưởng của Klaus Schwab sẽ rất có ý nghĩa.


Tuy nhiên, cần tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa cách mạng công nghiệp
4.0 hoặc rơi vào chủ nghĩa kĩ trị cực đoan, chỉ nhìn thấy tác động của cách mạng
cơng nghiệp lần thứ tư, tuyệt đối hóa nó, mà khơng thấy vai trị, ý nghĩa và giá
trị của các nhân tố khác như thể chế, con người, văn hóa, truyền thống, lịch sử,
v.v... Chúng ta đón nhận tác phẩm và các tư tưởng của Klaus Schwab về cách
mạng công nghiệp 4.0, nhưng việc vận dụng các tư tưởng đó cần phải sát hợp
với những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam. Điều
đó chính là điều kiện cần và đủ để nhận thức và vận dụng đúng đắn, xây dựng và
phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ, công nghiệp, phát triển nhanh và bền
vững đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>KẾT LUẬN </b>



Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây không xảy ra “chỉ trong một
đêm”, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng vậy. Nhưng nó đang xảy ra và là bước
đi tất yếu của việc tự động hóa hơn nữa mơi trường sản xuất. Giống như các
cuộc cách mạng trước đây, nó cũng sẽ tạo nên các sản phẩm phong phú hơn với
giá thành thấp hơn, đem lại lợi ích cho các bên liên quan.


Công nghệ kỹ thuật số đã và sẽ tiếp tục tác động đến ngành công nghiệp


sản xuất. Cácquốc gia trên thế giới đứng trước cơ hội có một khơng hai để
chuyển đổi hoặc bị bỏ lại phía sau. Những quốc gia bỏ qua cơ hội này có thể sẽ
bị loại khỏi thị trường. Những công ty biết tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng
kỹ thuật số và chuyển đổi sang mơ hình doanh nghiệp công nghiệp 4.0 nhiều khả
năng sẽ gặt hái quả ngọt.


Có ba lý do giải thích tại sao thời đại ngày nay không chỉ là cuộc cách
mạng cơng nghiệp 3.0 kéo dài mà cịn chứng kiến sự xuất hiện của một cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 ưu việt, đó là tốc độ, phạm vi và sự tác động hệ
thống. Tốc độ của những đột phá ngày nay là chưa hề có tiền lệ. So sánh với các
cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp 4.0 này đang
phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ khơng phải cấp số cộng. Hơn nữa, nó
đang làm biến đổi mọi nền công nghiệp ở mọi quốc gia. Bề rộng và chiều sâu
của những thay đổi này tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất,
quản lý và quản trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Tuy nhiên, cái gì cũng đi kèm với những rủi ro, Klaus Schwab đã chỉ ra
những mối lo ngại của ông về khả năng các tổ chức, doanh nghiệp có thể sẽ
chưa sẵn sàng đón nhận các công nghệ tối tân hay các chính phủ sẽ gặp khó
trong việc tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này một cách tồn
diện. Trong tác phẩm “Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư”, ông cũng đề cập đến
việc công nghệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi về quyền lực, gây ra những lo
ngại về an ninh cũng như về khoảng cách giàu nghèo. Khoảng cách này có lẽ sẽ
chỉ bị nới rộng thêm nếu không được kiểm soát tốt. Chẳng hạn, khi robot và tự
động hóa lên ngơi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là
những nhân cơng trong ngành vận tải, kế tốn, mơi giới bất động sản hay bảo
hiểm. Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng này sẽ có lợi cho tầng lớp
giàu hơn là người nghèo.


Có thể nói ở thời điểm hiện tại, các hệ thống chính trị, xã hội hay kinh


doanh của chúng ta chưa thực sự sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển đổi mà
cuộc cách mạng này sẽ mang lại, nhưng trong tương lai, những biến đổi sâu sắc
trong cơ cấu xã hội sẽ là điều tất yếu xảy ra. Klaus Schwab nhận định rằng:
“Những thay đổi này sẽ sâu sắc đến mức chưa bao giờ trong lịch sử lại có một
thời điểm con người đứng trước cùng lúc nhiều cơ hội lẫn rủi ro như thế. Mối
quan ngại của tôi là các lãnh đạo chính trị và kinh doanh có thể sẽ giữ lối tư duy
quá cổ hủ hoặc quá ám ảnh với việc các đột phá công nghệ sẽ thay đổi tương lai
loài người như thế nào.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



1. <i>Chu Ngọc Anh (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Cơ hội và </i>


<i>thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững của Việt Nam, Tạp chí </i>


<i>Cộng sản, , truy cập ngày 18/02/2019. </i>


2. <i>Nguyễn Tuấn Anh (2018), Đào tạo nhân lực chất lượng cao để phục vụ </i>


<i>cơng nghiệp 4.0, Tạp chí Nhân quyền, số 02/2018, tr.54-57. </i>


3. <i>Erik Brynjolfsson and Andrew McAfee (2014): The Second Machine Age: </i>


<i>Work, Progress, and Prosperity in a Time of Brilliant Technologies, </i>


<i>W.W.Noton & Company, 2014. </i>


4. <i>Đặng Quốc Bảo - Lê Thị Phương Hồng (2017), Xây dựng xã hội học tập </i>


<i>trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Giáo dục, số </i>



<i>412, tr.1-3. </i>


5. <i>Nguyễn Văn Bình (chủ biên) (2017), Việt Nam với cuộc cách mạng công </i>


<i>nghiệp lần thứ tư, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 435tr. </i>


6. <i>Phan Xuân Dũng (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Cách mạng </i>


<i>của sự hội tụ và tiết kiệm, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 248tr. </i>


7. <i>Trọng Đạt (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp Việt Nam phát </i>


<i>triển nhảy vọt, Báo Vietnamnet, </i>


/>cong-nghe/cach-mang-cong-nghiep-4-0-se-giup-viet-nam-phat-trien-


nhay-vot-462803.html?fbclid=IwAR2fgjkB-XRXxcXd33fgrIVb7UwzbSiY5r YG3jNsK1exy AYI0i8 OmB_BTRM,
<i>truy cập ngày 16/03/2019. </i>


8. <i>Lương Đình Hải (2017), Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ </i>


<i>đến nền sản xuất xã hội trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu </i>


Con người, số 6, năm 2017.


9. <i>Lương Đình Hải (2017), Cách mạng khoa học - công nghệ và tác động </i>


<i>của nó đến con người và xã hội Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Con người, </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

10. <i>Lương Đình Hải (2018), Các lý luận hiện đại về sự phát triển xã hội trong </i>


<i>thời đại cách mạng khoa học - công nghệ, Kỷ yếu Đại hội Triết học Thế </i>


giới lần thứ 24, 08/2018, Bắc Kinh - Trung Quốc.


11. <i>Lương Đình Hải (2018), Cách mạng khoa học công nghệ và sự phát triển </i>


<i>con người Việt Nam nhìn từ góc độ sức khỏe, Tạp chí Nghiên cứu Con </i>


người, số 5-2018.


12. <i>Lương Đình Hải (2018), Cơng bằng xã hội trong bối cảnh cách mạng </i>


<i>khoa học - công nghệ ở Việt Nam hiện nay. - Trong sách “Tư tưởng của </i>


C.Mác về công bằng xã hội với dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó”,
Nxb. Khoa học Xã hội, năm 2018.


13. <i>Lương Đình Hải (2018), Cách mạng cơng nghiệp 4.0 và sự phát triển kinh tế - </i>


<i>xã hội, con người Việt Nam hiện nay , gleusercon tent. </i>


com/search?q=cache:lagdsvf1nnAJ:www.haiphong.gov.vn/PortalFolders/
ImageUploads/SKHCN/12/Cong%2520nghiep%25204.0/CMCN%25204.
0%2520PTKTXH%2520v%25C3%25A0%2520con%2520ng%25C6%25
B0%25E1%25BB%259Di%2520VN.pdf+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
, truy cập ngày 18/04/2019.


14. <i>Lương Đình Hải (2018), Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối </i>



<i>cảnh cách mạng KHCN và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. - Trong </i>


sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia tại Học viện
Ngân hàng, 06/2018, Nxb. Lao động - Xã hội, 2018.


15. <i>Lương Đình Hải (2018), Cách mạng khoa học công nghệ với giáo dục, </i>


<i>đào tạo và phát triển nhân lực ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu </i>


Con người, số 6-2018.


16. <i>Minh Hạnh (2018), Cuộc cách mạng công nghệ tác động ngày càng rõ </i>


<i><b>tớikinh tế Việt Nam, Báo Lao động, </b></i>


/>cach-mang-cong-nghe-tac-dong-ngay-cang-ro-toi-kinh-te-viet-nam-619770.ldo?fbclid=IwA R0


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

17. <i>Văn Hào (2018), Nội dung cuốn sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ </i>


<i>tư” của tác giả Klaus Schwab, Tạp chí Thể thao và văn hóa, </i>



/>


<i>cong-nghiep-lan-thu-tu-cua-tac-gia-klaus-schwab-n20180920124203254.htm, truy cập ngày 18/02/2019. </i>


18. <i>Đỗ Thu Hằng (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 – cơ hội và thách thức </i>


<i>cho phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam, Tạp chí Nhân lực Khoa học </i>



xã hội, số 09 (64)/2018, tr.66-75.


19. <i>Trần Thị Vân Hoa (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 – Vấn đề đặt ra </i>


<i>cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của Việt Nam, Nxb. Chính trị </i>


<i>Quốc gia Sự thật, 360tr. </i>


20. <i>Nguyễn Hữu Hồi (2019), Đào tạo nguồn nhân lực thông tin trong cách mạng </i>


<i>cơng nghiệp 4.0, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 416, 02/2019, tr.15-18. </i>


21. <i><b>Thúy Hiền (2018), Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông </b></i>


<i>nghiệp, Báo BNEWS, </i>


<i> truy cập ngày 16/03 /2019. </i>


22. <i>Nguyễn Việt Hùng (2018), Một số chuyển dịch trong giáo dục trực tuyến thời </i>


<i>đại công nghệ 4.0, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 274 (11/2018), tr.93-97. </i>


23. <i>Amir Husain (2019), Cỗ máy tri giác – Kỷ ngun của trí tuệ thơng minh </i>


<i>nhân tạo, Nxb. Cơng thương, 330tr. </i>


24. <i>Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Đào tạo trực tuyến trong thời kì cách </i>


<i>mạng công nghiệp 4.0, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2017. </i>



25. <i>Kỷ yếu Diễn đàn Cấp cao: Cách mạng công nghiệp 4.0, . </i>
26. <i>Nguyễn Trung Kiên (2018), Cách mạng 4.0 ở Việt Nam là một cuộc cách </i>


<i>mạng chạy theo các yếu tố tích cực trên thế giới, Báo Viettimes, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

27. <i>Tiểu Liên, Đại học ảo – “cuộc cách mạng” mới bắt đầu, Tạp chí Cộng </i>
sản, số 243, 22/11/2012, tr.35-37.


28. <i>Nguyễn Mại (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 với Việt Nam, Báo Đầu </i>


<b>Tư, </b>


tml?fbclid=IwAR3dGf3uITGiKJKj14fZgfLLJjyxuSc5Y1L3sYT23rxGE2
<i>CJ6S0JYOXUdBE, truy cập ngày 20/03/2019. </i>


29. <i>Nhật Minh (2018), Đưa Việt Nam bắt kịp cuộc cách mạng công </i>


<i><b>nghiệp4.0, Báo Nhân dân Điện tử, </b></i>



7416802-dua-viet-nam-bat-kip-cuoc-cach-mang-cong-nghiep4.0.html?fbclid\=Iw


AR17d4f4IXW4M83MHjBFksFq8ECpqZxBcsO5I773BhTGqqYHMxQ
<i>YzhiMzA, truy cập ngày 20/03/2019. </i>


30. <i>Nhật Minh (2018), Ứng dụng công nghệ rô-bốt trong cách mạng công </i>


<i>nghiệp 4.0, Báo điện tử Nhân dân, http:// www.nhandan.com.vn </i>



/congnghe/ item/3


7619802-ung-dung-cong-nghe-ro-bot-trong-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html?fbc




lid=IwAR0svP1oB6u7cT6EeEer22hGHTBf-iesOycDX5PZ5FCKDt4LMl5q9wq Tc1I, truy cập ngày 15/02/2019.


31. <i>Nguyễn Danh Ngà – Quách Ngọc Dũng, Đầu tư cho văn hóa trong thời kỳ </i>


<i>cách mạng cơng nghiệp 4.0, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 416, 02/2019, </i>


tr.11-15.


32. <i>Hà Minh Quang, Để khơng bị “đồng hóa” trước tác động của cách mạng </i>


<i>cơng nghiệp 4.0, Tạp chí Nhân quyền, số 2/2018, tr.21-24. </i>


33. <i>Anh Quyền (2018), Ứng dụng tốt thành tựu của CMCN 4.0, Việt Nam sẽ </i>


<i>trở thành một cường quốc về nông nghiệp, Báo Kinh tế và Dự báo,</i>






d=IwAR02QyU-qaKzyNmLREozyQChcz2pteJO7EV345II7oL4cRrsMc126ab2vs, truy


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

34. <i>Klaus Schwab (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nxb. Chính trị </i>


<i>Quốc gia Sự thật, 279tr. </i>


35. <i>Phan Chí Thành (2018), Cách mạng cơng nghiệp 4.0 - xu thế phát triển </i>


<i>của giáo dục trực tuyến, Tạp chí Giáo dục, số 421, tr.43-46. </i>


36. <i>Nguyễn Thị Thanh Tùng - Ngô Văn Tuấn (2018),Đổi mới căn bản, toàn </i>


<i>diện giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng </i>
<i>cơng nghiệp 4.0, Tạp chí Giáo dục, số 426, tr.1-4. </i>


37. <i>Nguyễn Văn Trung – Phan Thị Kim Phương (2018), Chất lượng nguồn </i>


<i>nhân lực trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0, Tạp chí Quản lý nhà </i>


nước, Học Viện Hành Chính Quốc Gia, số 273 (10/2018), tr.44-48.


38. <i>Trịnh Anh Tuấn, Các Mác và thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp </i>


<i>chí Văn hóa nghệ thuật, số 407, 05/2018, tr.110-113. </i>


39. <i>Nguyễn Thị Vân (2017), Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư </i>


</div>

<!--links-->
<a href=' nhay-vot-462803.html?fbclid=IwAR2fgjkB-XRXxcXd33fgrIVb7UwzbSiY5r%20YG3jNsK1exy%20AYI0i8%20OmB_BTRM'> </a>

<a href=' XRXxcXd33fgrIVb7UwzbSiY5r%20YG3jNsK1exy%20AYI0i8%20OmB_BTRM'>cong-nghe/cach-mang-cong-nghiep-4-0-se-giup-viet-nam-phat-trien- </a>
<a href=' /><a href=' kip-cuoc-cach-mang-cong-nghiep4.0.html?fbclid/=Iw%20AR17d4f4IXW4M83MHjBFksFq8ECpqZxBcsO5I773BhTGqqYHMxQYzhiMzA'> </a>
<a href=' qaKzyNmLREozyQChcz2pteJO7EV345II7oL4cRrsMc126ab2vs'> </a>
Quan niệm về tứ đức “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay
  • 25
  • 23
  • 23
  • ×