Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.73 KB, 47 trang )

THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
BÁNH KẸO HẢI CHÂU
I. Tổng quan về Công ty bánh kẹo Hải Châu
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty bánh kẹo Hải Châu tiền thân là Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu thành
lập ngày 02/09/1965 dưới sự giúp đỡ của hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu
(Trung Quốc). Để biểu thị tình hữu nghị Nhà máy đã mang tên ghép của hai tỉnh là
Hải Châu. Hiện nay Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán
độc lập của Tổng Công ty Mía đường I trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn. Theo quyết định số 1355 NN – TCCB/QĐ ngày 29/10/1994 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (Nay là Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn) về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của Công ty :
Tên giao dịch trong nước: Công ty bánh kẹo Hải Châu
Tên giao dịch quốc tế: HAICHAU CONFECTIONERRY COMPANY
Trụ sở chính đặt tại: Số 5 Mạc Thị Bưởi – Phường Minh Khai – Quận Hai
Bà Trưng – Hà Nội.
Tel: (84-04) 8621664
Tài khoản:7310-0660F Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
Mã số thuế: 01.00114118.4-1
Trải qua gần 40 năm phát triển và trưởng thành với biết bao khó khăn, thử
thách, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã từng bước khẳng định mình trong nền kinh tế
thị trường đầy biến động và đạt được những thành tích nhất định
Thời kỳ 1965-1975: Đây là 30 năm đầu hoạt động của Công ty với chỉ 3
Phân xưởng sản xuất chính là Phân xưởng mì sợi, Phân xưởng sản xuất bánh và
Phân xưởng kẹo. Vốn đầu tư lúc này chủ yếu do Trung Quốc viện trợ. Thời kỳ này
diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, một phần nhà xưởng, máy móc,
thiết bị của Nhà máy đã bị hư hỏng nặng. Phân xưởng kẹo được tách sang Nhà
máy Miến Hà Nội (Nay là Công ty bánh kẹo Hải Hà). Do trình độ Công nghệ còn
thấp, lao động thủ công là chủ yếu nên sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng nhu
cầu nhân dân. Số cán bộ công nhân viên bình quân của Nhà máy lúc này là 850
người/ năm.


Thời kỳ 1976-1985: là thời kỳ đất nước khắc phục hậu quả chiến tranh và bắt
đầu có sự sắp xếp lại sản xuất theo hướng “sản xuất hàng hoá”. Nhận biết được xu
hướng phát triển, Nhà máy đã bổ xung thêm hai lò thủ cỗng sản xuất bánh kem xốp
với công suất 240 kg/ ca và thành lập Phân xưởng mì ăn liền. Tuy nhiên do sức
cạnh tranh trên thị trường, sau một thời gian sản phẩm này đã trở nên không thích
hợp. Đây là thời kỳ làm ăn kém hiệu quả của Nhà máy, thua lỗ kéo dài và Nhà
nước phải đứng ra bù lỗ.
Thời kỳ 1986-1991: do có sự thay đổi cơ chế, Nhà máy bắt đầu chuyển sang
kinh doanh tự bù đắp chi phí, không có sự bao cấp của Nhà nước. Năm 1990-1991,
Nhà máy lắp đặt thêm 2 dây chuyền bánh quy Đài Loan nướng bằng lò điện, công
suất 2,5-2,8 tấn/ca, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bia công suất 2,5 tấn/ca. Thời
kỳ này Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn do có sự cạnh tranh của các sản phẩm
nhập lậu, hàng nhái…
Thời kỳ 1992 đến nay: trong giai đoạn này Nhà máy đã chính thức đổi tên là
Công ty bánh kẹo Hải Châu kể từ ngày 29/20/2994. Công ty đã thực hiện việc sắp
xếp lại sản xuất theo chủ trương mới, hướng sản xuất vào các mặt hàng truyền
thống, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị mới, thay đổi mẫu mã và nâng cao chất
lượng sản phẩm. Từ năm 1993 đến 1995, Công ty liên tục đầu tư các dây truyền
sản xuất bánh mới từ nước ngoài. Đên năm 1996, được sự tài trợ của chương trình
quốc gia PCRLI và sự tài Australia trong chương trình phòng chống rối loạn tiêu
hoá do thiếu Iốt, Công ty đã đầu tư thiết bị trên 500 triệu đồng để nâng cao chất
lượng sản xuất bột canh (đã tăng gấp 2 lần so với năm 1995). Từ đó đến nay, Công
ty còn đầu tư mới một số dây truyền như dây chuyền sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm,
dây chuyền sản xuất sôcôla.
Nhờ sự tích cực đổi mới và hướng phát triển phù hợp, Công ty bánh kẹo Hải
Châu đã không ngừng vươn lên tạo công ăn việc làm cho trên dưới 1000 cán bộ
công nhân viên với mức lương trên 1 triệu đồng/người/tháng; doanh thu, lợi nhuận
và các khoản nộp ngân sách ngày càng tăng.
Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế cho thấy sự phát triển cuả Công ty
S

TT
CHỈ TIÊU ĐVT Thực hiện các năm
1998 1999 2000 2001 2002
1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ đồng
92,74 104,87 119,52 136,36 139,89
2 Tổng doanh thu Tỷ đồng
110,376 131,004 153,23 160,014 168,32
3 Lợi nhuận Tỷ đồng
1,903 2,113 3,269 3,569 3,802
4 Các khoản nộp ngân sách Tỷ đồng
5,43 6,04 6,7 6,25 6,28
5 Các sản phẩm chủ yếu
- Bánh các loại Tấn
4467 4715 5670 6512 6520
- Kẹo các loại Tấn
1088 1201 1393 1410 1413
- Bột canh các loại Tấn
5490 5647 7193 8272 8281
6 Thu nhập bình quân
CBCNV/tháng
1000(đ)
1175 1195 1203 1250 1255
Đến nay Công ty đã có 50 chủng loại mặt hàng với mẫu mã, bao bì hấp dẫn
mang đậm dấu ấn Hải Châu, quy cách đa dạng hoàn thiện mã số, mã vạch đủ tiêu
chuẩn quốc tế, sánh ngang với nhiều mặt hàng bánh kẹo nước ngoài, đã giành
nhiều huy chương vàng và được bình chọn vào TOPTEN “Hàng Việt Nam chất
lượng cao” từ năm 1996 đến năm 2000 cùng nhiều giải thưởng khác .
2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty bánh kẹo Hải
Châu.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Công ty bánh kẹo Hải
Châu tổ chức mô hình quản lý theo phương pháp kết hợp giữa trực tuyến và chức
năng. Do vậy đã thể hiện được cả tính tập trung hoá và phi tập trung hoá, tận dụng
được ưu điểm cũng như hạn chế được nhược điểm của hai phương pháp này. Bộ
máy quản lý của Công ty được cơ cấu như sau:
Phòng t i và ụ
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kỹ thuật
Giám đốc
Cửa h ng GTSPà
Phòng KH_VT
Phòng h nh chínhà
Phòng tổ chức
Ban XDCB
Ban bảo vệ
Phòng kỹ thuật
VP
TP.HCM
VP
TP.ĐN
PX
BánhI
PX
Bánh II
PX
BánhIII
PX
Kẹo
PX
Bột canh

PX
Cơ điện
Bộ phận in phun
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bánh kẹo Hải Châu
Sơ đồ trên cho thấy, các bộ phận phòng ban trong Công ty gồm có:
☼Ban giám đốc:
•Giám đốc là người phụ trách chung và phụ trách công tác tổ chức cán bộ
lao động tiền lương, công tác kế hoạch vật tư, tiêu thụ, tài chính, kế toán, thống
kê.... Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc
•Phó giám đốc kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc các công tác về kỹ thuật,
nâng cao bồi dưỡng trình độ công nhân, điều hành kế hoạch tác nghiệp (hàng ngày)
của các Phân xưởng
•Phó giám đốc kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc các công tác về kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm, công tác hành chính quản trị và bảo vệ.
☼Phòng tổ chức: có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức, sắp xếp
và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả đồng thời nghiên cứu các biện
pháp, xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương,phân phối tiền
thưởng hợp lý.
☼Phòng kỹ thuật: phụ trách công tác đổi mới kỹ thuật, đưa cải tiến kỹ thuật
vào sản xuất, nghiên cứu, triển khai các phương án mở rộng sản xuất .
☼Phòng kế toán –tài chính: có chức năng tham mưu cho giám đốc về mặt
thống kê và tài chính. Ngoài ra còn có nhiệm vụ khai thác nhằm đảm bảo đủ nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ
với ngân sách Nhà nước.
☼Phòng kế hoạch vật tư: Đảm nhiệm công tác kế hoach sản xuất, tiêu thụ,
xây dựng các kế hoạch thu mua và cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời cho
sản xuất kinh doanh và theo dõi kế hoạch sản xuất ở các Phân xưởng .
☼Phòng hành chính quản trị: giải quyết các công việc có tính chất hành
chính phục vụ cho bộ máy quản lý.
☼Ban bảo vệ: đảm bảo an toàn, trật tự cho toàn Công ty, tham mưu cho

giám đốc về công tác tự vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
☼Ban xây dựng cơ bản: phụ trách công tác kế hoach xây dựng cơ bản, công
tác sửa chữa nhỏ trong Công ty.
☼Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm: là đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ giới
thiệu và bán sản phẩm của Công ty, thăm dò thị trường.
☼Các văn phòng đại diện: có nhiệm vụ thay mặt và thực hiện một số hoạt
động của Công ty tại hai miền Trung và Nam.
☼Các Phân xưởng (gồm 5 Phân xưởng ): có nhiệm vụ quản lý thiết bị, Công
nghệ sản xuất, quản lý công nhân để thực hiện các kế hoạch tác nghiệp. đồng thời
thực hiện việc ghi chép và thống kê các số liệu ban đầu phục vụ cho yêu cầu quản
lý và kế toán của Công ty.
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty bánh kẹo Hải Châu .
Công ty bánh kẹo Hải Châu thuộc loại hình doanh nghiệp Công nghiệp, thực
hiện hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, các sản phẩm của Công ty đa dạng về
chủng loại và có yêu cầu kỹ thuật cũng như quy trình Công nghệ khác nhau. Do
vậy, bộ máy sản xuất của Công ty chia làm năm Phân xưởng :
-Phân xưởng bánh I: sản xuất bánh Hương Thảo, bánh Quy Bơ, các loại
lương khô…trên cùng một dây chuyền sản xuất (của Trung Quốc).
-Phân xưởng bánh II: chuyên sản xuất bánh kem xốp các loại không phân
hóa (125g, 150g, 250g, 300g, 500g), kem xốp phủ sôcôla.
-Phân xưởng bánh III: gồm một dây chuyền Đài Loan sản xuất bánh Hải
Châu, quy hộp các loại.
-Phân xưởng kẹo: chuyên sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm.
-Phân xưởng bột canh: sản xuất bột canh thường và bột canh Iốt
Mỗi Phân xưởng thực hiện một quy trình Công nghệ khép kín với chu kỳ sản
xuất ngắn. Các dây chuyền sản xuất đều là bán tự động máy móc kết hợp với thủ
công. Ngoài ra để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, Công ty còn có thêm hai Phân
xưởng là Phân xưởng cơ điện (đảm nhận việc sữa chữa, bao dưỡng máy móc của
các Phân xưởng sản xuất) và bộ phận in phun (phục vụ bao bì, in ngày tháng sản
phẩm). Trong từng Phân xưởng đều có bộ phận quản lý Phân xưởng bao gồm: quản

đốc phụ trách hoạt động chung của Phân xưởng; phó quản đốc phụ trách về an toàn
lao động, vật tư, thiết bị; Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật
và Công nghệ sản xuất; Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ việc tổng hợp
số liệu trên phòng tài vụ. Và mỗi Phân xưởng đều được chia ra thành các tổ để
phân công đảm nhận mỗi công đoạn sản xuất, mỗi tổ lại được chia thành các nhóm
để làm việc theo ca và đều có trưởng ca chịu trách nhiệm chung toàn bộ công việc
diễn ra trong ca.
Các sản phẩm của Công ty có đặc điểm nổi bật là các bước Công nghệ tương
đối ngắn nên cuối tháng Công ty không có sản phẩm dở dang, sản phẩm cũng
chính là thành phẩm. Trong các sản phẩm của Công ty thì bột canh là sản phẩm có
khối lượng tiêu thụ lớn và ổn định trong năm còn các sản phẩm bánh kẹo có khối
lượng tiêu thụ không ổn định do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Điều này dẫn đến
kế hoạch sản xuất của Công ty không đều giữa các tháng, do vậy vào thời điểm sản
xuất lớn Công ty phải sử dụng lao động thời vụ để đảm bảo cung ứng đầy đủ sản
phẩm cho nhu cầu dự trữ và tiêu thụ. Sau đây là quy trình Công nghệ sản xuất một
số sản phẩm chủ yếu của Công ty:
Quy trình sản xuất bánh bích quy:
-Nguyên liệu gồm: bột mì, sữa, chất béo và các chất phụ gia
-Sơ đồ quy trình sản xuất:
Quy trình sản xuất bánh kem xốp
-Nguyên liệu gồm: bột mì, đường, bơ, sữa, chất béo, trứng, hương liệu và
các chất phụ gia
-Sơ đồ quy trình sản xuất :
Phối liệu
đánh kem
Nh o dà ịch bột
Lò nướng (điện)
L m nguà ội
Phết kem
định hình

L m là ạnh
Cắt bỏ bavia
Bao gói đơn
Bao gói kép
Nhập kho
Phủ sôcôla
ngNh o trà ộn o hìnhi liệu
Nhập kho
Bao gói Th nh phà ẩm
Quy trình sản xuất kẹo
-Nguyên liệu gồm: đường, nha, sữa, hương liệu và các chất phụ gia
-Sơ đồ quy trình sản xuất
Phối liệu
Gybomat(cântự động)
Nấu trộn
Thêm phụ gia
L m nguà ội
Vuốt kẹo
Tạo hình
L m là ạnh
Nhập kho
Bao gói
Quy trình sản xuất bột canh
-Nguyên liệu gồm: muối, đường, mì chính, hạt tiêu và các chất phụ gia
-Sơ đồ quy trình sản xuất
Rang muối
Xay hạt tiêu
Mì chính
Cán nguyên liệu v pha trà ộn đều th nh hà ỗn hợp
Cân v bao gói th nh phà à ẩm

Nhập kho th nh phà ẩm
Quy trình sản xuất sô cô la
-Nguyên liệu gồm: đường, sữa, sôcôla, chất béo…
-Sơ đồ quy trình sản xuất
Nấu nhân
Phối liệu
Nấu
2 thùng chứa trung gian
Rót khuôn
Rung khuôn tự động
Gõ khuôn
Lật khuôn lấy sản phẩm
Nhập kho
Bao gói
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Châu
Công ty bánh kẹo Hải Châu có đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất có
quy mô vừa, số lượng, chủng loại mặt hàng kinh doanh đa dạng, sản xuất tập trung.
Với đặc điểm này, để tổ chức công tác kế toán đạt hiệu quả cao, Công ty tổ chức
theo mô hình trực tuyến, tập trung. Theo đó toàn bộ công tác kế toán được tập
trung thực hiện tại phòng tài vụ. Ngoài ra ở mỗi cửa hàng, Phân xưởng đều bố trí
một nhân viên kế toán mang tính chất thống kê, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh giới hạn ở hạch toán ban đầu. Định kỳ, các nhân viên kế toán này gửi các
chứng từ nghiệp vụ đã phát sinh về phòng tài vụ
Phòng tài vụ của Công ty gồm 12 người. Trong đó có 1 kế toán trưởng, 3
phó phòng, 2 thủ quỹ và 6 nhân viên phụ trách các phần hành kế toán khác. Chức
năng và nhiệm vụ cụ thể của mỗi người như sau:
Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm cao nhất về kế toán của Công ty. Kiểm tra,
giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán chấp hành
đúng quy chế, chế độ kế toán Nhà nước ban hành. Đồng thời là người chịu trách
nhiệm cung cấp thông tin kế toán tài chính cho giám đốc và các bên hữu quan.

☼Phó phòng tài vụ kiêm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: chịu
trách nhiệm theo dõi tập hợp chi phí, tính giá thành để quyết định giá thành của sản
phẩm.
☼Phó phòng tài vụ kiêm kế toán tổng hợp và thuế: có nhiệm vụ xác định kết
quả kinh doanh, tổng hợp mọi số liệu, chứng từ mà kế toán viên giao cho. Kiểm tra
việc ghi chép, luân chuyển chứng từ sau đó báo cáo lại cho kế toán trưởng. Đồng
thời tập hợp và tính toán các khoản thuế phải nộp.
☼Phó phòng tài vụ kiêm kế toán tiền mặt: chịu trách nhiệm theo dõi tiền
mặt, tiến hành thanh toán với người mua, người bán, các khoản lương, bảo hiểm,
theo dõi thanh toán với ngân sách và Tổng Công ty.
☼Kế toán nguyên vật liệu : ghi chép, phản ánh tình hình nhập kho vật tư, sử
dụng vật tư của các Phân xưởng, phân bổ nguyên vật liệu, công cụ-dụng cụ cho sản
xuất.
☼Kế toán tài sản cố định và thành phẩm: theo dõi sự biến động tăng, giảm
của tài sản cố định, tiến hành trích và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng
đồng thời theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm.
☼Kế toán tiền gửi ngân hàng: quản lý các loại vốn ngân hàng, phụ trách
việc vay trả với ngân hàng, thanh toán tiền hàng với các Công ty khác.
☼Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội: phụ trách việc hạch toán
tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, tiền công, tiền
thưởng và các khoản phải trả cho người lao động.
☼Thủ quỹ: thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất tiền mặt tại quỹ của Công ty
theo các chứng từ hợp lệ do kế toán lập.
Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình sau:
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Phó phòng phụ trách kế toán TH v thuà ế
Phó phòng phụ trách kế toán tiền mặt
Phó phòng phụ trách CPSX v tính giá th nh à à
Kế toán TSCĐ v th nh phà à ẩm

Kế toán vật tư NVL
Kế toán tiền gửi ngân h ngà
Kế toán DT v công nà ợ
Kế toán tiền lương v BHXHà
Các cán bộ làm công tác kế toán tại Công ty đều có trình độ đại học trở lên,
trình độ chuyên môn đồng đều, nhiều năm kinh nghiệm trong công tác. Mỗi người
được chuyên môn hoá theo phần hành đồng thời cũng luôn có kế hoạch đối chiếu
số liệu với nhau để phát hiện kịp thời những sai sót.
Hiện nay hình thức sổ kế toán mà Công ty đang áp dụng là hình thức Nhật
ký chung (được ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐkế toán ngày
01/11/1995 của Bộ Tài chính). Ngoài ra Công ty còn kết hợp phần mềm kế toán
chuyên biệt do kỹ sư tin học thiết kế riêng cho Công ty để thực hiện công tác kế
toán chính xác và nhanh chóng.
Hình thức này khi áp dụng trong phần mềm kế toán của Công ty được thực
hiện như sau: hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc số liệu được cập nhật vào máy
vi tính. Các số liệu từ phần nhập chứng từ này, sẽ được máy chuyển vào sổ Nhật ký
chung, Sổ Cái và các sổ chi tiết có liên quan. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp sẽ lập các
bút toán kết chuyển để máy đưa ra các báo cáo quyết toán. Có thể khái quát trình
tự này qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ trình tự kế toán của Công ty bánh kẹo Hải Châu
theo hình thức sổ Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Máy vi tính
Nhật ký chung
Hạch toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo t i chinhà
Ghi chú: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ

Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Sổ kế toán tổng hợp của Công ty bao gồm: sổ Nhật ký chung, Sổ Cái các tài
khoản, Công ty không sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt.
Sổ kế toán chi tiết: sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết
thành phẩm, sổ chi tiết đối tượng thanh toán, sổ chi tiết chứng từ bút toán …
Hệ thống báo cáo:
Báo cáo bắt buộc của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết
quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Công
ty phải gửi bốn báo cáo này cho Bộ Tài chính, cơ quan thuế, cục thống kê và Tổng
Công ty Mía đường I chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12
của năm báo cáo.
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật
liệu là phương pháp thẻ song song và tính giá hàng tồn kho theo phương bình quân
gia quyền sau mỗi lần nhập.
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi sang đồng tiền khác: theo tỷ gía của
ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
II. Tình hình tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty bánh kẹo
Hải Châu
1.Đặc điểm và nguồn cung ứng nguyên vật liệu của Công ty
Công ty bánh kẹo Hải Châu là một Công ty có quy mô sản xuất lớn, sản
phẩm sản xuất ra thuộc nhóm hàng Công nghiệp thực phẩm. Dó đó, nguyên vật
liệu của Công ty chủ yếu là những sản phẩm của nghành Công nghiệp chế biến,
nông nghiệp…Những loại nguyên vật liệu này có đặc điểm là rất dễ bị hư hỏng,
kém phẩm chất do tác động của các yếu tố môi trường như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt
độ…nên rất khó bảo quản, đòi hỏi yêu cầu quản lý cao.
Tuy các sản phẩm chủ yếu của Công ty chỉ là bánh, kẹo và bột canh nhưng
chủng loại rất đa dạng. Mỗi loại lại có những nhu cầu nguyên vật liệu khác nhau

cho sản xuất. Do vậy nguyên vật liệu của Công ty không chỉ nhiều mà còn phong
phú. Chỉ tính riêng nguyên vật liệu chính đã có tới gần 100 loại, trong đó chiếm
chủ yếu là các loại bột, đường và sữa. Ngoài ra, còn có các loại nguyên vật liệu
phụ bao gồm tinh dầu, bột hoa quả, các loại phẩm mầu, các loại dung dịch axit…
cùng với hàng trăm thứ bao bì, nhiên liệu…trong mỗi loại lại có các tiểu loại khác
nhau, tất cả có đến 1000 loại nguyên vật liệu. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng và
tương đối nhiều về nguyên vật liệu đó cho sản xuất, hiện nay Công ty có các nguồn
huy động nguyên vật liệu sau:
*Nguồn nhập ngoại:
Vật liệu nhập ngoại nhiều nhất của Công ty là Bột mì và các loại Tinh dầu.
Đặc biệt là Bột mì, loại vật liệu này được nhập khẩu toàn bộ chủ yếu từ các nước
Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô cũ…Quá trình nhập phần lớn được thực hiện
thông qua các Công ty Thương Mại Bảo Phước, Công ty Nông sản An Giang,
Công ty lương thực Thăng Long…hoặc nhập từ các thương nhân buôn bán bột mì.
Còn tinh dầu chủ yếu nhập tại Pháp. Bên cạnh đó Công ty còn phải nhập bao bì từ
các nước Nhật, Singapore…trong đó phần nhiều là các loại bao gói đơn cho bánh
kem xốp và một số ít hương liệu nhập qua Công ty bánh kẹo Hải Hà.
*Nguồn mua trong nước:
Bao gồm nhiều loại như đường của Nhà máy đường Lam Sơn, Nhà máy
đường Sông Lam; dầu ăn của cơ sở dầu ăn Tường An-Tân Bình-TP.HCM, dầu
Neptune, muối ăn của Công ty muối Nam Hà, muối Nam Nghiệp; Túi bánh kẹo
của Công ty Quang Huy; Phẩm mầu của Công ty Lê Hoàng…
*Nguồn thuê ngoài gia công
Một số loại vật liệu của Công ty, chủ yếu là một số loại bao bì phải gia công
trước khi sử dụng thì Công ty thuê ngoài gia công. Các cơ sở gia công quen thuộc
là Tổ hợp Văn Chương, Nhà in Tiến Bộ…
Ngoài ra trong Công ty còn tổ chức một bộ phận phụ trách việc in bao bì để
phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong đó chủ yếu là in ngày tháng trên bao bì sản
phẩm .
Với những nguồn nhập nguyên vật liệu này, về cơ bản đã đáp ứng kịp thời

và đầy đủ cho nhu cầu sản xuất của Công ty. Hầu như không có tình trạng thiếu
nguyên vật liệu làm gián đọan tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm nhờ đó
được đảm bảo. Điều này đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như khả
năng cạnh tranh cho các sản phẩm của Công ty trên thị trường.
2.Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty
Trên cơ sơ nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nguyên vật
liệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất phát từ đặc điểm riêng về
nguyên vật liệu của Công ty, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã luôn quan tâm tổ chức
và đổi mới công tác quản lý nguyên vật liệu sao cho phù hợp. Công tác quản lý
nguyên vật liệu được Công ty phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng tại tất cả
các khâu từ khâu lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu đến khâu xuất sử dụng để
tính ra chi phí nguyên vật liệu đã tiêu hao làm cơ sở tính toán chính xác giá thành
của sản phẩm.
*Tại khâu thu mua:
Phòng Kế hoạch-Vật tư là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc cung
ứng toàn bộ nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của Công ty. Lượng nguyên
vật liệu thu mua phải dựa trên nhu cầu sản xuất thực tế tại các Phân xưởng. Khi có
kế hoạch sản xuất, căn cứ vào mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với mỗi loại sản
phẩm, phòng Kế hoạch- Vật tư sẽ xét duyệt và cung cấp đầy đủ số lượng cũng như
chủng loại. Việc thu mua nguyên vật liệu sẽ do các nhân viên thu mua tiến hành
trên cơ sở các hợp đồng ký kết với đơn vị cung ứng.
*Tại khâu bảo quản:
Để đáp ứng nhu cầu bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu cho tốt, Công ty
tiến hành bảo quản nguyên vật liệu tại các kho riêng biệt. Hệ thống kho được phân
loại thành kho Phân xưởng và kho Công ty để tiện cho việc quản lý. Các kho được
xây dựng cao ráo, không dột nát và được bố trí gần các Phân xưởng tạo điều kiện
cung ứng thuận lợi cho sản xuất. Vật liệu trong kho dược quản lý chặt chẽ chỉ bởi
một thủ kho. Công ty có tất cả 5 kho:
- Kho nguyên vật liệu chính
- Kho nguyên vật liệu phụ

- Kho nhiên liệu
- Kho phụ tùng thay thế
- Kho công cụ, dụng cụ và vật dẻ tiền mau hỏng
Bên cạnh đó Công ty còn xây dựng hệ thống các nội quy cho việc bảo quản
và quản lý kho tàng như : yêu cầu người không có nhiệm vụ liên quan đến kho
tàng thì không được phép vào kho, các nội quy trong việc nhập xuất nguyên vật
liệu …Trong nội quy của Công ty về kho bãi có xác định rõ trách nhiệm vật chất
trong trường hợp hao hụt ngoài định mức, hư hỏng, mất mát nguyên vật liệu thì
người được chỉ định quản lý số nguyên vật liệu đó hoặc quản lý kho chịu trách
nhiệm vật chất trước ban lãnh đạo Công ty.
*Tại khâu dự trữ:
Công ty chỉ dự trữ một lượng vật liệu nhất định cho đâu kỳ và cuối kỳ và chỉ
dự trữ cho các mặt hàng có tính chât chiến lược. Đây là điều kiện thuận lợi góp
phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, giải quyết nhu cầu về vốn lưu động của Công ty . Thông thường mức dự trữ
nguyên vật liệu của Công ty chiếm khoảng 1/3 trong tổng số.
*Tại khâu xuất sử dụng:
Để công tác sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả, Công ty đã xây dựng định
mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Mọi nhu cầu sử dụng nguyên vật
liệu quá định mức tiêu hao phải được phòng Kế hoạch-Vật tư xét duyệt thì thủ kho
mới tiến hành xuất kho.
Theo dõi tổng hợp toàn bộ quá trình luân chuyển nguyên vật liệu trong Công
ty là bộ phận kế toán nguyên vật liệu. Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi từng loại
nguyên vật liệu thực tế sử dụng. Tổ chức quản lý chặt chẽ cả về số lượng và giá trị
của từng thứ nguyên vật liệu nhập, xuất, hàng tháng tính ra số tồn để có kế hoạch
sử dụng cho tháng sau. Đối với nguyên vật liệu dùng sản xuất không hết được nhập
vào kho Phân xưởng do thủ kho Phân xưởng quản lý, sau này sẽ mang sử dụng cho
đợt sản xuất tiếp theo. Trường hợp có vật liệu thừa không sử dụng đến do các
nguyên nhân khác nhau như thay đổi kế hoạch sản xuất, chủng loại sản phẩm thì sẽ
được nhập vào kho trung chuyển để ghi giảm tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp”.
3. Tình hình phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty
3.1. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty
Do đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty rất phong phú về chủng loại nên
để quản lý tốt, có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu hạch toán chi phí nguyên vật liệu
qua đó tính giá thành sản phẩm, Công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu theo
nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị. Theo cách này nguyên vật liệu của Công ty
bao gồm 7 loại sau:
-Nguyên vật liệu chính: là những vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất để tạo ra sản phẩm của Công ty như Bột mì, đường, sữa, mì chính …
-Nguyên vật liệu phụ: là những đối tượng lao động không trực tiếp cấu thành
nên thực thể sản phẩm nhưng có tác dụng hỗ trợ nhất định và cần thiết cho quá
trình sản xuất của Công ty như tinh dầu, bột tan, phẩm mầu…
-Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ Công ty sử dụng để cung cấp năng
lượng, nhiệt lượng cho sản xuất như than, dầu, điện…
-Phụ tùng thay thế: Công ty có nhiều loại phụ tùng thay thế như bánh răng,
bánh xích, cầu giao…chúng là những phụ tùng, chi tiết dùng để sửa chữa máy
móc, thiết bị sản xuất.
-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị, vật kết cấu,
công cụ …dùng cho công tác xây lắp, xây dựng cơ bản của Công ty
-Bao bì: Là một loại vật liệu dùng để đóng gói các sản phẩm của Công ty
nhằm phục vụ cho quá trình bảo quản, vận chuyển như các loại băng dính, bìa giấy,
các loại hộp…
-Nguyên vật liệu khác: Ngoài các loại vật liệu trên, các loại vật liệu do quá
trình sản xuất loại ra, phế liệu thu hồi hay vật rẻ tiền mau hỏng…được Công ty xếp
vào loại các nguyên vật liệu khác để thuận tiện cho việc quản lý.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý nguyên vật liệu một cách khoa học và chính xác
hơn, Công ty còn tiến hành mã hoá các loại nguyên vật liệu bằng việc xây dựng
một “Bảng danh mục mã vật tư” và được cài đặt sẵn trên máy vi tính và mỗi năm
thực hiện khai báo một lần vào thời điểm đầu năm.

Bộ mã vật tư của Công ty bao gồm 6 số: hai số đầu hiển thị loại nguyên vật
liệu theo nhóm tài khoản và 4 số sau hiển thị tên nguyên vật liệu.
Ví dụ: Số mã 010001 là mã của “Bột mì các loại”. Điều này được hiểu như
sau:
+ Hai số 01 có nghĩa là “Bột mì các loại” là nguyên vật liệu chính,
khi hạch toán được phản ánh vào tài khoản 1521 “Nguyên vật liệu chính”.
+Bốn số 0001: thể hiện tên của nguyên vật liệu trong loại đó. Vì Công ty có
khoảng 1000 chủng loại nguyên vật liệu nên đã sử dụng bốn số để mã hoá và trong
1000 chủng loại đó thì Bột mì là loại đứng số 1.
BẢNG DANH MỤC MÃ VẬT TƯ
TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
MÃ VẬT TƯ TÊN VẬT TƯ ĐƠN VỊ TÍNH
010001
010002
010003

010049
021001
021002

027007
031001
031002

031020
041100

047305
050001
Bột mì các loại

Đường trắng các loại
Đường vàng
Sữa gầy làm bánh mềm
Tinh dầu cam
Tinh dầu dứa
Nước côt dừa
Dầu máy kem xốp
Dầu CS 32
Củi
Attomat 35 A
Rắc co
Kính tấm
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Lít
Lít
Lít
Kg
Cái
Cái
Tấm
050002

050005
061000
061001


069707
071200
071300

077213
077214
Sơn chống gỉ
úp sườn
Băng dán hộp carton
Bìa đáy hộp
Lịch 1 tờ
Bìa Amiăng
Cáp 2*10
Tấm kiện Inox
Tôn thép 1,5*1*2
Kg
Mét
Cái
Cái
Tờ
Tấm
Mét
Kg
Tấm
3.2. Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty
3.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho
Tại Công ty, giá nguyên vật liệu nhập kho được đánh giá theo nguyên tắc giá
thực tế
Nguyên vật liệu của Công ty được mua từ nhiều nguồn khác nhau nên theo

từng nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên vật liệu trong từng trường hợp cũng
khác nhau:
- Đối với nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài:
Vì Công ty là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá
thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá chưa có thuế.
Giá thực
tế NVL
nhập kho
= Giá mua NVL
trên hoá đơn
(chưa có VAT)
+
Chi phí
thu mua
phát sinh
+
Thuế
nhập
khẩu
-
Các khoản
chiết khấu,
giảm giá
Tuỳ theo hợp đồng ký kết giữa Công ty và nhà cung cấp mà chi phí thu mua
nguyên vật liệu (chi phí vận chuyển, bốc dỡ…) có thể được tính hoặc không được
tính vào giá mua. Nếu bê cung cấp chịu chi phí vận chuyển (tức là việc giao nhận
được tiến hành tại kho Công ty thì trong giá mua đã gồm chi phí thu mua. Ngược
lại, nếu bên cung cấp không chịu chi phí thu mua (tức là Công ty phải thuê ngoài
hoặc tự vận chuyển, bốc dỡ) thì trong giá vật liệu sẽ không bao gồm chi phí thu
mua. Như vậy khi phát sinh thêm chi phí thu mua sẽ được tính vào giá mua thực tế

nguyên vật liệu tức là được hạch toán vào tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
- Với nguyên vật liệu nhập kho do Công ty thuê ngoài gia công chế biến
Giá thực
tế nhập
kho
=
Giá thực tế
NVL xuất kho
để gia công
+
Chi phí phải trả
cho đơn vị gia
công, chê biến
+
Chi phí vận
chuyển, bốc dỡ
về kho Công ty
Nếu trong trường hợp Công ty tự gia công chế biến, khi đó giá thực tế
nguyên vật liệu nhập kho sẽ được Công ty đánh gía bằng
Giá thực tế
NVL nhập kho
=
Giá thực tế NVL xuất
kho gia công, chế biến
+
Chi phí tập hợp cho
gia công, chế biến
- Trong trường hợp nguyên vật liệu nhập kho do thay đổi kế hoạch sản xuất,
chủng loại sản phẩm :
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được xác định chính bằng giá trị xuất

kho của chúng trước khi thay đổi kế hoạch sản xuất, chủng loại sản phẩm .
- Đối với các loại phế liệu nhập kho của Công ty :
Công ty đánh giá theo giá thực tế có thể sử dụng được hoặc giá có thể bán
được.
3.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho tại Công ty
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty có số lần xuất kho nguyên vật liệu
nhiều, liên tục còn nhập kho nguyên vật liệu là theo đợt và số lần nhập nhiều nên
Công ty sử dụng phương pháp giá thực tế bình quân liên hoàn (hay giá thực tế bình
quân sau mỗi lần nhập) để đánh gía trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho.
Với phương pháp này, để tính giá thực tế xuất kho cho từng thứ nguyên vật
liệu tại một thời điểm nào đó cần tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Tính đơn giá thực tế bình quân trước thời điểm xuất kho.
Giá thực tế = Giá trị NVL tồn kho trước thời điểm xuất kho
bình quân Số lượng NVL tồn kho trước thời điểm xuất kho
Bước 2: Xác định giá thực tế xuất kho
Giá thực tế
NVL xuất kho
=
Giá thực tế
bình quân
x
Số lượng thực tế NVL xuất
kho ghi trên phiếu xuất kho
Ví dụ: Tính trị giá xuất kho của 500 kg đường xuất sử dụng ngày
02/03/2003 của phiếu xuất kho số 47 được tính như sau:
Chỉ tiêu Số lượng Đơn gía nhập Số tiền
Tồn đầu ngày 02/03
Phiếu nhập kho số 03 (02/03)
Phiếu nhập kho số 14
216

150
328
5100
5162
5175
1.101.600
774.300
1.697.400
Cộng 694 3.537.300
Đơn giá xuất 1 kg đường :
3.573.300
694
= 5148,85 (đồng)
Vậy giá trị phiếu xuất kho số 47 cho 500 kg đường:
5148,85 x 500 = 2.574.425 (đồng)
Qua ví dụ trên cho thấy Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền
liên hoàn là hợp lý và chính xác. Giá xuất kho không chênh lệch nhiều so với giá
thị trường, đảm bảo được tính thực tế của kế toán. Mặt khác, do Công ty sử dụng
máy vi tính nên áp dụng phương pháp này không tốn nhiều công sức lao động kế
toán. Mỗi lần nhập vào máy vi tính một phiếu nhập kho thì máy lại tự động tính ra
giá bình quân của loại nguyên vật liệu đó tại thời điểm sau khi nhập kho. Ngoài ra,
nghiệp vụ luôn được cập nhật không phải dồn vào cuôí tháng, có thể cung cấp số
liệu cần thiết khi có yêu cầu.
III. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty bánh kẹo Hải Châu
1. Các chứng từ sử dụng trong hạch toán ban đầu tại Công ty
1.1. Chứng từ phản ánh tăng nguyên vật liệu
Tại Công ty bánh kẹo Hải Châu, nguyên vật liệu được phản ánh tăng trong
nhiều trường hợp, có thể tăng do mua ngoài, do gia công chế biến hay phát hiện
thừa trong kiểm kê và cả những phế liệu thu hồi sau sản xuất … Với mỗi trường
hợp Công ty sử dụng các chứng từ khác nhau để ghi chép vào các sổ sách kế toán.

Nhưng nhìn chung để phản ánh tăng nguyên vật liệu, kế toán của Công ty sử dụng
các chứng từ sau:
- Hoá đơn GTGT (Biểu 01).
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Biểu 02).
- Phiếu nhập kho (Biểu 03).
- Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá tồn kho.
- Giấy thông báo thuế (sử dụng khi Công ty nhập khẩu nguyên vật
liệu ).
Để thanh toán cho các nguồn mua nguyên vật liệu Công ty có thể trả bằng
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bằng tiền tạm ứng hoặc trả chậm hay đối trừ công nợ.
Vì thế các chứng từ thường sử dụng trong thanh toán của Công ty là:
- “Phiếu chi” (Biểu 05).
- “Giấy thanh toán tạm ứng” (Biểu 04).
*Hoáđơn GTGT
Sau khi hoạch định được nhu cầu vật tư cho sản xuất, đối chiếu với thực tế
nguyên vật liệu tại kho, nếu có nhu cầu cần phải mua thêm một loại nguyên vật
liệu nào đó, phòng Kế hoạch-Vật tư sẽ xác định số lượng, chủng loại, quy cách

×