Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY THÉP NAM ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.89 KB, 39 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY THÉP NAM ĐÔ
I . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THÉP NAM ĐÔ-TNHH
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty thép NAM ĐÔ là một Công ty TNHH, được tổ chức hoạt động theo
luật Công ty, do nhà nước ban hành ngày 21/12/1990. Là một doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt nam, ngoại tệ tại các Ngân hàng ở
Việt nam.
Tên doanh nghiệp : Công ty thép Nam Đô
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh :
Nam Do steel corporation limited.
Gọi tắt : Nam Do steel cor, Ltd..
Trụ sở tại : 38A TUỆ TĨNH- QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Theo quyết định số: 2866 - GP - TLDN ngày 24/12/1996 của UBNN Thành phố Hà
nội và có giấy phép đăng ký kinh doanh số : 020013520 ngày 08/10/2001 của Sở kế
hoạch và đầu tư Hà Nội, Công ty thép NAM ĐÔ được thành lập với nhiệm vụ chính
là sản xuất thép và kinh doanh các sản phẩm thép các loại.
Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 6/1998 Hội đồng quản trị công ty thép Nam Đô
đã quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất thép xây dựng cán nóng tại mặt bằng thuê
của Công ty cơ khí đóng tàu thuỷ sản Hải Phòng tại Thôn Song Mai, Xã An Hồng,
Huyện An Hải, Thành phố Hải Phòng ( Quyết định thành lập số 000367 ngày
01/04/1996 của UBNN Thành phố Hải Phòng và giấy phép đăng ký kinh doanh số
307414 ngày 26/04/1997 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng ). Sau quá
trình đầu tư từ tháng 12/1998 đến tháng 5/2000 Nhà máy thép Nam Đô đã đi vào
chạy thử có tải vào tháng 6/2000 và chính thức đi vào sản xuất ra sản phẩm vào
tháng 9/2000
Từ tháng 9/2000 cho tới nay, sản suất của công ty đã dần dần đi vào ổn định và
trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều cạnh tranh gay gắt, Công ty đã xây dựng
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động mọi mặt và vị thế của công ty trên thị trường thể hiện rõ


sự cố gắng rất lớn của lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
2. Mục đích và nội dung hoạt động của Công ty :
Công ty TNHH Thép Nam Đô là một công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán
kinh tế độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh .
1 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
• Mục đích của công ty:
 Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
 Xuất khẩu thành phẩm của công ty và nhập khẩu nguyên vật liệu.
 Sản xuất thép các loại và vật liệu xây dựng.
 Đại lý mua bán, trao đổi hàng hoá.
• Nội dung hoạt động của công ty:
Công ty sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm chính như:
 Thép tròn cán dạng cuộn dùng cho xây dựng cơ bản đường kính 6,8,10
mm
 Thép đốt cán nóng dùng cho xây dựng cơ bản đường kính 9 - 25
mm

Nhiệm vụ của Công ty :
• Công ty hoàn thành tốt những mục tiêu và kế hoạch đã đề ra trong định hướng
phát triển của mình.
• Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật hiện hành
• Thực hiện tuyển dụng lao động theo đúng luật lao động, tuân thủ đúng những
chính sách của nhà nước về người lao động như việc trích lập các khoản bảo hiểm
y tế , bảo hiểm xã hội , kinh phí công đoàn ...
3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty :
Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban :
Các phòng ban của công ty đươc qui định về trách nhiệm và quyền hạn theo
điều lệ Công ty như sau :
• Tổng giám đốc :

 Tổng giám đốc bao quát toàn bộ các hoạt động trong Công ty tư sản
xuất đến phân phối sản phẩm, bán hàng và kết quả kinh doanh
 Chuẩn bị kế hoạch hoạt động của công ty cả năm để Hội đồng quản
trị xem xét phê duyệt. Ký kết các hợp đồng, đơn hàng mua - bán hàng
hoá của công ty .
 Chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập thể cán bộ công nhân viên
trong Công ty, phê duyệt toàn bộ các chính sách, mục tiêu chất
lượng ..
 Thực hiện xem xét những tồn tại và phương pháp giải quyết.
 Thực hiện quản lý hành chính đối với công tác tổ chức hành chính
2 2
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
Phòng kỹ thuật sản xuất
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
Phòng kế toánnhà máyPhòng tổ chức hành chínhPhân xưởng cán
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÒNG KINH DOANHPHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁNPHÒNG TỔNG HỢPNHÀ MÁY
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
• Phó tổng giám đốc kỹ thuật :
 Phụ trách kỹ thuật, xây dựng cơ bản .
 Chỉ đạo các phòng ban tiến hành nghiên cứu đưa ra các giải pháp kỹ
thuật, biện pháp kỹ thuật để không ngừng cải tiến nâng cao chất
lượng sản phẩm , nâng cao năng suất lao động và sản lượng.
 Chỉ đạo việc lập các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng và thực hiện các
kế hoạch xây dựng cơ bản theo sự uỷ quyền của tổng giám đốc.
• Phó tổng giám đốc kinh doanh :

 Phụ trách thương mại và kế toán của công ty.
 Thực hiện việc nghiên cứu chiến lược thị trường và định hướng bán
hàng.
3 3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 Chỉ đạo các hoạt động về công tác tài chính và hạch toán kế toán của
công ty.
• Phó tổng giám đốc sản xuất :
 Chỉ đạo và tổ chức sản xuất.
 Phụ trách sản xuất và chuẩn bị sản xuất hàng ngày của công ty.
 Chỉ đạo lập và phê duyệt các kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư
kỹ thuật ngắn hạn cho sản xuất và lập các báo cáo kết quả thực hiện
kế hoạch sản xuất định kỳ cho tổng giám đốc.
• Phòng Kinh doanh :
 Lập các kế hoạch định kỳ, các báo cáo về nhu cầu mua hàng ,tình
hình cung ứng vật tư kỹ thuật.
 Quản lý các kho hàng và các hoạt động xuất nhập hàng hoá hàng
ngày theo quy định. Chịu trách nhiệm quản lý các tài sản thuộc phạm
vi trách nhiệm của phòng.
 Thu thập các thông tin về tình hình thị trường và dự báo tình hình thị
trường để lập các kế hoạch sản xuất định kỳ.
• Phòng Tài chính - Kế toán :
 Chỉ đạo hệ thống kế toán hạch toán thống nhất trong toàn công ty.
 Thực hiện lệnh thu chi hàng ngày theo quy định của công ty, giám sát
công nợ và chi tiêu trong hoạt động mua bán .
 Lập các báo cáo tài chính kế toán định kỳ: báo cáo kết quả thực hiện
kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính .
 Chủ trì lập các báo cáo tài chính, giải trình kinh tế kỹ thuật để vay vốn
ngân hàng và các tổ chức cho vay khác.
 Thực hiện qui định cuả Công ty và Nhà nước về công tác tài chính kế

toán thống kê.
• Phòng tổng hợp:
 Tham mưu và giúp Tổng giám đốc trong các lĩnh vục như tổ chức
nhân sự, giải quyết các đơn từ thắc mắc, khiếu nại, quản lý các chế độ
chính sách đối với người lao động
 Tham mưu các quy chế về công tác an toàn lao động, PCCC,...
 Đón tiếp khách hàng của Công ty và một số nhiệm vụ tổng hợp
khác....
• Phòng kế toán nhà máy:
 Tổ chức, quản lý, thực hiên công tác kế toán thống kê về vật tư, hàng
hoá công cụ dụng cụ và tài sản của đơn vị..
4 4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 Ghi chép các phiếu nhập kho, xuất kho, heo dõi tổng hợp chi tiết mua
hàng theo mặt hàng, nhà cung cấp và hợp đồng kinh tế cụ thể cũng
như tình hình nhập xuất tồn đối với từng mặt hàng lô hàng. Tính giá
vật tư hàng hoá xuất trong kỳ theo phương pháp giá bình quân.
 Kế toán nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất
sau đó tién hành tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm hoàn
thành.
• Phòng Kỹ thuật - sản xuất :
 Làm công tác điều độ sản xuất.
 Dự trù các vật tư kỹ thuật cần thiết cho sản xuất để chuyển kế hoạch
kinh doanh vào kế hoạch kinh doanh định kỳ.
 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, các phương án kỹ thuật để không
ngừng cải tiến nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng và giảm tiêu hao vật chất
và an toàn trong sản xuất.
• Phòng Tổ chức - Hành chính :
 Xây dựng, giám sát thực hiện các nội quy lao động, chế độ chính sách
công ty. Thực hiện và giám sát thực hiện các chế độ chính sách của

Nhà nước đối với người lao động.
 Chủ trì công tác đào tạo, tuyển dụng bố trí sắp xếp lao động
 Chỉ đạo công tác an ninh trật tự và bảo vệ tài sản của công ty và công
tác lễ tân văn thư, quản trị đời sống hàng ngày.
• Phân xưởng cán :
 Sản xuất an toàn và hiệu quả thép cán nóng trên dây chuyền sản xuất
của công ty theo kế hoạch được giao.
 Thực hiện các công tác chuẩn bị sản xuất và bảo trì thiết bị hàng ngày
và định kỳ.
4.Tổ chức công tác kế toán tai Công ty thép Nam Đô
 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ tập chung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các chính sách kinh tế tài chính, các chế
độ, thể lệ về kế toán đã có nhiều thay đổi để đáp ứng nhu cầu quản lý trong giai đoạn
mới. Điều này một mặt đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tổ chức quản lý kinh
doanh thuận lợi, mặt khác cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán
hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của mình, nhằm phát huy vai
trò của công tác kế toán.
5 5
TRƯỞNG PHÒNG ( KẾ TOÁN TRƯỞNG )
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN THANH TOÁN
KẾ TOÁN CÔNG NỢ
NHÂN VIÊN THỦ QUỸ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là bao gồm hai bộ phận
cấu thành: Bộ phận quản lý trung tâm (bộ phận kinh doanh) và bộ phận sản xuất. Bộ
phận quản lý trung tâm gắn liền với văn phòng quản lý của Công ty tại 38 A Tuệ Tĩnh
-Hà Nội, còn bộ phận sản xuất là Nhà máy cán thép tại Thôn Song Mai, Xã An Hồng,
Huyện An Hải, Thành phố Hải Phòng. Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô

hình hỗn hợp (vì còn có phòng kế toán tại Nhà máy - Bộ phận sản xuất). Tại Nhà máy,
bộ phận kế toán chỉ có trách nhiệm tập hợp chi phí và tính giá thành Thành phẩm và số
liệu được chuyển về phòng kế toán trung tâm vào cuối tháng. Ngoài ra các công việc
liên quan đến quá trình tiêu thụ cũng như toàn bộ công tác tổng hợp chi phí và xác định
kết quả đều do phòng kế toán trung tâm đảm nhiệm.
Sơ đồ bộ máy kế toán :
Phòng kế toán trung tâm của Công ty bao gồm 5 người
• Trưởng phòng ( Kế toán trưởng ): giúp Tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo thực
hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế. Kiểm soát tình
hình tài chính tại Công ty.
• Kế toán tổng hợp :
6 6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 Giúp trưởng phòng Tài chính - Kế toán tổ chức thực hiện toàn bộ công
tác hạch toán và thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu và lập các báo cáo
tài chính theo quy định.
 Theo dõi việc chấp hành chế độ quản lý chứng từ, sổ sách tài liệu kế
toán theo đúng chế độ quản lý hồ sơ tài liệu của nhà nước và qui định
cảc công ty.
 Theo dõi việc ghi chép cập nhật thông tin về tài chính kế toán đầy đủ
kịp thời và chính xác để lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế
 Báo cáo trưởng phòng Tài chính - Kế toán .
• Kế toán thanh toán, công nợ :
 Giúp trưởng phòng kế toán thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ thanh toán
của đơn vị như lập phiếu thu - chi, chứng từ thanh toán khác hàng ngày.
Theo dõi tổng hợp và chi tiết việc thanh toán theo mặt hàng theo nhà
cung cấp và hợp đồng kinh tế cụ thể.
 Theo dõi số phát sinh, số dư tức thời và số dư cuối kỳ của các khoản
phải thanh toán, trực tiếp thanh toán với các tổ chức tín dụng, thanh toán
với ngân hàng và các khoản bảo hiểm xã hội - y tế...

 Kiểm tra, đối chiếu các số phát sinh trong ngày, tháng, năm.
• Thủ quỹ :
 Thu chi tiền mặt hàng ngày tại quỹ
 Quản lý quỹ tiền mặt tại két.
 Tổ chức chứng từ kế toán
Công ty Thép Nam Đô hầu như chỉ sử dụng các chứng từ theo mẫu của Bộ Tài
chính (Có sửa đổi với các chứng từ hướng dẫn phù hợp với hoạt động của Công ty).
Việc lập, kiểm tra, luân chuyển và lưu giữ chứng từ của Công ty tuân theo quy định
của chế độ tài chính kế toán hiện hành. Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều
được lập chứng từ. Các chứng từ này sau khi đã có đủ các yếu tố cơ bản để kiểm tra sẽ
được đưa vào sổ sách kế toán (máy vi tính) sau đó chuyển sang lưu trữ.
 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán :
Hầu hết các tài khoản mà Công ty sử dụng đều trong Hệ thống tài khoản kế toán
được ban hành theo Quyết định số 1141 TC/ CĐKT ngày 01/01/1995 của Bộ Tài
chính.
 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hiện nay Công ty THNN thép Nam Đô tổ chức hệ thống sổ sách theo hình thức
Nhật ký chung. Hệ thống sổ sách bao gồm các loại sổ sách sau:
o Sổ Nhật Ký chung
7 7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
o Sổ Cái các TK 511, 641, 642...
o Sổ chi tiết các TK 111, 112, 131, 632, 3331, 3338,...
8 8
Chứng từ gốc
Máy vi tính
Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ(Thẻ) kế toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổnghợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Sơ đồ trình tự kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ.
Đối chiếu, kiểm tra
Công ty sử dụng phần mềm kế toán được lập trình tính toán trên FOXPRO. Hầu
hết các sổ đều được in ra từ Máy vi tính từ phần mềm này. Tuy nhiên do phần mềm kế
toán trên FOXPRO chưa được hoàn thiện nên việc ghi sổ và theo dõi tình hình tiêu thụ
và một số nghiệp vụ khác được làm trên EXCEL
 Tổ chức các báo cáo kế toán
Các báo cáo tài chính công ty Thép Nam Đô sử dụng
- Mẫu số B01 - DN: Bảng cân đối kế toán
- Mẫu số B02 - DN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Mẫu số B03 - DN: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
9 9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Mẫu số B04 - DN: Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các báo cáo này được lập thông qua việc tổng kết tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng quý để phản ánh tình hình công nợ, tài sản, vốn chủ sở hữu, kết quả
lãi lỗ của Công ty qua một niên độ kế toán. Đến cuối năm, kế toán trưởng chịu trách
nhiệm hoàn thiện các báo cáo này để gưỉ tới Ban lãnh đạo Công ty, Các Ngân hàng có
liên quan, Cục thuế Hà Nội, Cục tài chính doanh nghiệp - Bộ tài chính, tổng Công ty
thép Việt Nam..
Niên độ kế toán : từ 01/01/N đến 31/12/N
II. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH XUẤT KHO THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY
TNHH THÉP NAM ĐÔ
 Phương pháp đánh giá thành phẩm xuất kho
Thành phẩm tại Công ty được tính toán và phản ánh trên một giá duy nhất là giá

thành thực tế.
Đối với thành phẩm xuất kho : Kế toán đánh giá thành phẩm theo giá thực tế
bình quân gia quyền. Giá thành phẩm được tính như sau:
Trị giá thực tế Số lượng Đơn giá
của thành phẩm = thành phẩm * thực tế
xuất kho xuất kho bình quân
Trong đó:
Đơn giá Trị giá thực tế TP + Trị giá thực tế TP
thực tế tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
bình quân Số lượng TP + Số lượng TP
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Do sử dụng phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền để đánh giá thành
phẩm nên Công ty không thể hạch toán và theo dõi hàng ngày tình hình nhập - xuất -
tồn kho thành phẩm theo chỉ tiêu giá trị vì giá thực tế thành phẩm chỉ được tính vào
cuối tháng.
 Tài khoản sử dụng trong quá trình xuất kho thành phẩm: TK 155 -
Thành phẩm
 Trình tự luân chuyển chứng từ và sổ kế toán sử dụng trong quá trình
xuất kho thành phẩm
Quá trình xuất kho thành phẩm có thể được mô tả như sau:
Khi khách hàng đến mua hàng (hoặc phát sinh các nghiệp vụ xuất kho khác)
phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập hoá đơn GTGT (Công ty thuộc đối tượng chịu thuế
10 10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế ). Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán tiến
hành lập phiếu xuất kho thành phẩm, ký tên và giao cho người cầm phiếu xuống kho
để lĩnh. Sau khi xuất kho thủ kho ghi vào cột số lượng thực xuất của từng loại thành
phẩm, ghi ngày tháng năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký và ghi rõ họ tên vào
phiếu xuất kho.
Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên:

- Liên 1 (liên gốc): Phòng kinh doanh của Công ty lưu
- Liên 2 (liên đỏ) : Giao cho khách hàng.
- Liên 3: Giao cho kế toán để kê khai thuế.
Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên đặt giấy than viết 1 lần:
- Liên 1: Lưu tại phòng kinh doanh
- Liên 2: Giao cho khách hàng làm chứng từ đi đường.
- Liên 3: Chuyển cho thủ kho ghi sổ, sau đó chuyển cho phòng kế toán
Ví dụ : Ngày 31/08/2002 tiến hành xuất kho thành phẩm .
Hoá đơn GTGT (trang 54)
11 11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số: 01GTKT - 3LL
Liên 3 02 - B
NGÀY
Ngày 31 tháng 08 năm 2002 AP 18643
Đơn vị bán hàng: ......................Công ty thép Nam Đô............................................
Địa chỉ: .38 A Tuệ Tĩnh HBT - HN. Số tài khoản....................................................
Điện thoại: ............8573213…..MS.................. 0100511061 -1..............
3
Họ tên người mua hàng: Ngô H.ồng Phúc..................................................................
Đơn vị:...................Doanh nghiệp tư nhân Thành Công ............................................
Địa chỉ: ..................Gia Lâm - Hà Nội.......................................................................
Hình thức thanh toán: Chiết khấu................MS ....0100595505 1
STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 * 2
01 Thép cây fi 25 Kg 14320 4380,96 62.735.347
02 Thép cây fi 22 Kg 16440 4380,96 72.022.982
03 Thép cây fi 20 Kg 10160 4380,96 44.510.553
04 Thép cây fi 18 Kg 11040 4380,96 48.365.798
Cộng tiền hàng: 237.634.681

Thuế suất GTGT..5...... % Tiền thuế GTGT: 11.381.734
Tổng cộng tiền thanh toán 239.016.415
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm ba mưoi chín triệu không trăm mười sáu ngàn
bốn trăm mười lăm đồng chẵn./. ...............................
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên ) (Ký, ghi rõ họ tên ) (Ký, ghi rõ họ tên )
Phiếu xuất kho (trang 55)
12 12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHIẾU XUẤT KHO Số 421
Ngày 31 tháng 08 năm 2002 Nợ:
Có:
Họ tên người nhận hàng: .......Ngô Hồng Phúc...... .Địa chỉ(bộ phận).......................
Lý do xuất kho: ............................Xuất bán hàng.......................................................
Xuất tại kho : ............Nhà máy...................................................................................
ST
T
Tên, nhãn hiệu, quy cách
phẩm chất vật tư (sản
phẩm, hàng hoá)

số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơ
n
giá
Thành
tiền

Yêu
cầu
Thực
xuất
01 Thép cây fi 25 Kg 14320 14320
02 Thép cây fi 22 Kg 16440 16440
03 Thép cây fi 20 Kg 10160 10160
04 Thép cây fi 18 Kg 11040 11040
Cộng 51960
Xuất ngày 31 tháng 08 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Tại kho thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho sẽ tiến hành hạch toán chi tiết việc
xuất kho thành phẩm trên Thẻ kho và ghi số lượng thực xuất vào chứng từ xuất. Thẻ
kho được mở riêng cho từng loại thành phẩm, thủ kho thực hiện việc ghi chép tình hình
biến động của thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng ( Bao gồm các chỉ tiêu Nhập - Xuất -
Tồn ). Vào cuối ngày, thủ kho lập Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn gửi lên phòng kinh
doanh để theo dõi tình hình hiện có của thành phẩm từ đó đưa ra các kế hoạch tiêu thụ
phù hợp và chủ động ký kết hợp đồng với khách hàng. Sau đó thủ kho chuyển các
chứng từ này lên phòng kế toán để đối chiếu vào cuối tháng số lượng thực tế trong kho
và số liệu ghi trên sổ sách.
Ví dụ: Thẻ kho trang 56
Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn trang 56
13 13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THẺ KHO
Lập ngày 31/08/2002 Tờ số:
Tên thành phẩm: Thép cuộn phi 6.
Đơn vị tính: Kg
S

T
T
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Số hiệu
Ngày
tháng
Nhập Xuất Tồn
N X
Tồn đầu kỳ 10750
1 341 1/8/2002 Nhập kho thành phẩm 1000 11750
2 400 4/8/2002 Xuất kho thành phẩm 2800 8950
3 349 12/8/2002 Nhập kho thành phẩm 3500
4 354 13/8/2002 Nhập kho thành phẩm 3000
5 411 13/8/2002 Xuất kho thành phẩm 2000
... .. ... ... ...
Cộng
Tồn cuối kỳ
...
26500
..
14164
...
23086
BÁO CÁO NHẬP – XUẤT – TỒN KHO THÀNH PHẨM
Tháng 8 năm 2002
(Từ ngày 1/8/2002 đến 31/8/2002 )
STT
Tên sản

phẩm
Đ. vị
tính
Tồn đầu
kỳ
Nhập trong
kỳ
Xuất
trong kỳ
Tồn cuối
kỳ
1 Thép cuộn fi 6 Kg 10750 26500 14164 23086
2 Thép cuộn fi 8 Kg 6399 326220 80773 251846
3 Thép cây fi 10 Kg 251846 51202 200644
.. .. .. .. .. ..
Tại phòng kế toán, căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho thành phẩm
do thủ kho chuyển lên theo định kỳ 3 hoặc 5 ngày, kế toán theo dõi chi tiết quá trình
Nhập - Xuất - Tồn cho từng loại thành phẩm hàng tháng thông qua Sổ chi tiết vật liệu
(sản phẩm, hàng hoá )
Vídụ: Sổ chi tiết vât liệu (sản phẩm, hàng hoá ) trang 58
14 14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cách ghi: Sổ chi tiết vât liệu (sản phẩm, hàng hoá) như sau:
- Mỗi loại thành phẩm ghi trên một số trang sổ riêng, ghi rõ tên, quy cách, đơn vị tính.
- Đầu kỳ, lấy số lượng và giá trị của cột Tồn cuối kỳ trước trên sổ này để ghi vào cột
Tồn đầu kỳ của kỳ này theo từng loại sản phẩm
- Cột 1: Ghi ngày tháng ghi sổ
- Cột 2, 3: Ghi ngày tháng chứng từ nhập xuất
- Cột 4: Ghi nội dung chứng từ
- Cột 5: Ghi đơn giá từng thành phẩm

Đơn giá nhập căn cứ vào Bảng tính giá thành công xưởng thực tế
Đơn giá xuất ghi theo giá bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ)
- Cột 6, 8: Ghi số lượng theo phiếu nhập, xuất kho
- Cột 8, 9 : Tính thành tiền bằng cách lấy số lượng nhân đơn giá
-Cột 10, 11 : Ghi số lượng , giá trị tồn kho cuối ngàyđược tính theo công thức sau:
Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ
Cuối tháng cộng phát sinh trong tháng và tính ra số cuối tháng cả về số lượng và
giá trị .Từ Sổ chi tiết vât liệu( sản phẩm, hàng hoá) cho từng loại thành phẩm, kế toán
tiến hành vào Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu ( sản phẩm, hàng hoá ) để theo dõi toàn
bộ thành phẩm. Mỗi loại thành phẩm được ghi trên một dòng theo cả hai chỉ tiêu số
lượng và giá trị.
15 15

×