Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.6 KB, 10 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN QUÁ
TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY
THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VẬT TƯ THIẾT BỊ GIAO
THÔNG VẬN TẢI.
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU
THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN
XUẤT VẬT TƯ, THIẾT BỊ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
1. NHỮNG ƯU ĐIỂM.
1.1. Về quản lý và hoạt động
Là một Công ty còn non trẻ chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động được gần 10 năm
song Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải không
ngừng lớn mạnh, kinh doanh có lãi và chiếm thị phần lớn trên thị trường đóng góp
một con số đáng kể vào ngân sách Nhà nước.Trình độ quản lý của cán bộ nhân
viên trong Công ty ngày càng được hoàn thiện và nâng cao.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty không vì thế mà phụ thuộc vào nguồn
vốn do Nhà nước cấp. Ngược lại, trong cơ chế thị trường đầy khó khăn thử thách
muốn đứng vững trên thị trường tự bản thân Công ty phải tìm nguồn vốn để bảo
đảm cho hoạt động kinh doanh đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho hàng hoá
của mình.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty áp dụng quy trình quản lý ISO
9000, đây là một quy trình quản lý kinh doanh hiệu quả đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì
vậy hoạt động kinh doanh được tổ chức thuận lợi và hợp lý; đặc biệt là quá trình
tiêu thụ diễn ra theo quy trình bắt đầu từ các hợp đồng cho đến thanh lý hợp đồng
do đó Công ty luôn chủ động trong kinh doanh nắm bắt được nhu cầu của khách
hàng để phục vụ với chất lượng cao hơn nữa.
2.2. Về công tác kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá
Cùng với sự lớn mạnh chung của Công ty, bộ phận kế toán đã không ngừng
trưởng thành về mọi mặt thật sự trở thành một công cụ đắc lực giúp cho Ban giám
đốc Công ty ra được các quyết định quan trọng kịp thời và chính xác. Nhận thức
được vai trò của kế toán, Công ty đã xây dựng một bộ máy kế toán có tổ chức


tương đối hoàn chỉnhvới đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng và
được phân công phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với năng
lực và kinh nghiệm làm việc của mội người.Do có sự phân chia trách nhiệm và sự
bất kiêm nhiệm nên công tác kế toán được chuyên môn hoá cao, các nghiệp vụ kế
toán được tiến hành gọn hơn giảm bớt nhiều sai sót và gian lận. Điều này chứng tỏ
tổ chức công tác kế toán tại Công ty gọn nhẹ, hoàn chỉnh tuân thủ theo đúng quy
định của Bộ tài chính.
Đặc biệt bộ phận kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đã thực hiện tốt chức
năng của mình bằng cách phản ánh, ghi chép đầy đủ tình hình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hoá từ doanh thu bán hàng, hàng bán bị trả lại đến quá trình thanh toán tiền
hàng với khách hàng và Nhà nước.
Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và luân chuyển chứng từ kế toán Công ty
đã thực hiện đúng nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với khả năng,
trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Công ty
luôn chấp hành đúng, đầy đủ các chính sách tài chính của Nhà nước, thực hiện
quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp đối với Nhà nước, với cơ quan cấp trên,
với đơn vị chủ quản.
Ngoài những điểm mạnh nêu trên công tác tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá
của Công ty vẫn còn những tồn tại cần được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng
hơn nữa những yêu cầu cung cấp thông tin kế toán cho các nhà quản lý Công ty,
các nhà đầu tư và Nhà nước.
2. NHỮNG TỒN TẠI.
Thứ nhất : Về chứng từ sử dụng và sự luân chuyển chứng từ
Công ty đã thực hiện đầy đủ các chứng từ ban đầu theo đúng chế độ kế toán
hiện hành quy định, cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác kiểm tra và ghi sổ kế
toán. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập sau :
+ Đối với trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng : Công ty vẫn làm thủ tục nhập
kho cho số hàng này. Hàng hoá xuất thẳng cho khách hàng vẫn được phản ánh
trên chứng từ là hàng hoá đã nhập kho. Điều này phản ánh sai sự vận động của
hàng hoá, khó khăn cho kế toán theo dõi hàng hoá nhập xuất tồn tại một thời

điểm.
+ Đối với hoạt động bán hàng ở trung tâm giới thiệu và bảo hành sản phẩm và chi
nhánh Tp Hồ Chí Minh các chứng từ và sổ sách báo cáo về hoạt động tiêu thụ gửi
về Công ty không theo một quy định thống nhất, thời gian gửi cũng không theo
một chu kỳ đều đặn. Điều này gây khó khăn cho kế toán Công ty trong việc tổng
hợp số liệu.
Thứ hai : Về tài khoản kế toán sử dụng
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Bộ Tài Chính gồm 9 loại
với 74 tài khoản và có sửa đổi vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
Công ty. Đối với công ty là một doanh nghiệp Nhà nước vừa sản xuất vừa kinh
doanh thương mại nhưng lại không phản ánh riêng chi phí thu mua hàng hoá (TK
1562) của hoạt động thương mại với hoạt động sản xuất gây khó khăn trong việc
nghiên cứu giảm chi phí thu mua hàng hoá đối với hoạt động thương mại và hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba : Về hệ thống sổ sách
Công ty sử dụng hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chung nhưng không sử
dụng sổ Nhật ký bán hàng trong khi đó các nghiệp vụ bán hàng xảy ra thường
xuyên với giá trị lớn.
Thứ tư : Về trình tự hạch toán
+ Đối với việc hạch toán doanh thu bán hàng : Khi nghiệp vụ tiêu thụ xảy ra thì dù
cho thanh toán ngay hay trả chậm kế toán đều hạch toán thông qua TK 131 “Phải
thu khách hàng”. Điều này sẽ làm cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như hệ
số nợ, tỷ suất thanh toán hiện hành, tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả bị sai
lệch. Mặt khác Công ty cũng chưa xác định kết quả bán hàng cho từng mặt hàng,
nhóm hàng mà chỉ xác định kết quả bán hàng chung cho toàn bộ hàng hoá của
Công ty.
+ Đối với giảm giá hàng bán sau hoá đơn Công ty không hạch toán vào TK 532
“Giảm giá hàng bán” để giảm trừ doanh thu mà lại hạch toán vào chi phí bán
hàng. Điều này là sai với quy định cuả chế độ dẫn đến một số chỉ tiêu như lãi gộp
bị phản ánh sai lệch mặc dù kết quả tiêu thụ cuối cùng vẫn đúng.

+ Đối với việc hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty chỉ
hạch toán chung cho cả hai hoạt động sản xuất và thương mại mà chưa chi tiết cho
từng hoạt động gây khó khăn trong việc theo dõi các chi phí của từng hoạt động.
Thứ năm : Về phương pháp xác định giá vốn hàng bán ra
Công ty vận dụng phương pháp giá thực tế đích danh để tính trị giá hàng xuất ra
xác định là tiêu thụ theo từng lô hàng. Tuy nhiên đối với hoạt động kinh doanh
thương mại Công ty lại không phân bổ chi phí thu mua của hàng mua trong kỳ vào
giá vốn hàng mua mà tập hợp sang tài khoản chi phí bán hàng do đó về cơ bản thì
kết quả không thay đổi nhưng giá vốn của hàng hoá được phản ánh thấp hơn so
với thực tế làm cho việc phân tích kết quả tiêu thụ không được chính xác.
Thứ sáu : Về phương pháp phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp
Kế toán không phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho số
hàng hoá bán ra và số hàng hoá còn tồn kho cũng như hoạt động sản xuất và hoạt
động thương mại của Công ty. Khoản chi phí này cuối kỳ được kế toán chuyển
sang TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ. Việc làm này là sai chế độ và gây khó
khăn trong việc đánh giá hiệu quả của hai hoạt động kinh doanh thương mại và
sản xuất. Đồng thời, nếu kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ thì vô hình trung đã làm giảm
lãi và kết quả cuối cùng không chính xác.
Thứ bẩy : Về thanh toán công nợ
Trong quá trình tiêu thụ, Công ty có quan hệ rộng rãi với nhiều khách hàng
trong cả nước. Các khách hàng này đại đa số là thanh toán chậm vì vậy đặt cho kế
toán Công ty trách nhiệm quan trọng là phải thường xuyên kiểm tra theo dõi một
cách chặt chẽ, chi tiết từng khách hàng.
Với hình thức thanh toán chậm là phổ biến thế nhưng Công ty lại không thực
hiện việc chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán trước thời hạn quy
định vì vậy việc thu hồi nợ không được đẩy mạnh.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY

×