Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY THÉP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.82 KB, 24 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY THÉP
HÀ NỘI.
• Những nhận xét và đánh giá chung về tình hình công tác tập
hợp chi phí và tính giá thành.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại nhà máy, em nhận thấy rằng
1.Về công tác tổ chức sản xuất.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc điểm là sự phát triển thị trường
hàng hoá, trong những năm qua, nhà máy đã xây dựng được bộ máy tổ chức và
quản lý sản xuất hoàn chỉnh, năng động và nhạy bén, có sự phân công rõ ràng sự
phân định về chức trách quyền hạn từ nhà máy đến các đơn vị sản xuất kinh doanh
trực thuộc, sử dụng triệt để tính chủ động và linh hoạt trong sản xuất kinh doanh,
đặc biệt là các vấn đề khai thác thị trường, tổ chức sản xuất.
Cụ thể hàng năm công ty giao kế hoạch cho các đơn vị nội bộ, phòng kinh
doanh xuất khẩu, các trung tâm giao dịch và các nhà máy thành viên về các chỉ tiêu
tài chính cơ bản như: Doanh thu, thuế, trích nộp phí quản lý lợi nhuận, khấu hao...
Ngoài ra các đơn vị nội bộ được quyền chủ động khai thác, ký kết hợp đồng
mua bán hàng hoá, nguyên vật liệu, xây dựng phương án sản xuất sử dụng và bố trí
nhân công lao động, được quyền xử lý các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh
doanh khác kể cả khen thưởng và kỷ luật.
Về mặt tài chính, với chỉ tiêu kế hoạch mà công ty giao khoán các đơn vị nội
bộ được tổ chức hạch toán khép kín. Phụ trách ké toán đơn vị nội bộ có chức năng
như một kế toán trưởng, cụ thể là phải tổ chức hạch toán kế toán theo đúng pháp
lệnh kế toán thống kê của nhà nước quản lý, đảm bảo vốn và luân chuyển vốn kinh
doanh.
Tóm lại mô hình tổ chức và quản lý như vậy là hoàn toàn phù hợp với sự tồn
tại và phát triển của một nhà máy lớn như nhà máy thép Hà Nội trong cơ chế thị
trường hiện nay.
Như vậy, với thành quả đạt được đã hứa hẹn một tiền đề sản xuất tốt đẹp
của nhà máy trong những năm tới, càng ngày càng khẳng định chỗ đứng của nhà
máy trên thị trường, mãi mãi xứng đáng là lá cờ đầu trên thị trường ngành thép của


toàn miền Bắc
Sự lớn mạnh của nhà máy, trên thị trường là sự đóng góp to lớn của tất cả
các đơn vị thành viên đặc biệt là nhà máy thép Hà Nội. Sự thành công của nhà máy
Hà Nội trên thị trường các sản phẩm thép trong và ngoài nước là sự cố gắng nỗ lực
của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy.
1. Về tình hình sản xuất sản phẩm của nhà máy.
Với phương châm đổi mới trong những năm qua, nhà máy đã đầu tư, đổi
mới trang thiết bị cho nhà máy bằng hệ thống máy cắt hàn quốc và một số trang
thiết bị hiện có, nhà máy có thể đảm nhận tất các mặt hàng thép đòi hỏi yêu cầu kỹ
thuật để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
2. Công tác kế toán
• Ưu điểm:
Bộ máy kế toán được phân công, công việc cụ thể, rõ ràng từ nhà máy đến
các đơn vị trực thuộc.
Xuất phát từ dặc điểm của bộ máy tổ chức và quản lý sản xuất đơn vị tổ
chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập chung, vừa phân tán là hoàn toàn phù
hợp với yêu cầu quản lý và khả năng trình độ chuyên môn của từng người.
Bộ máy kế toán đều có trình độ đại học và cao đẳng. Hiện nay nhà máy còn
tạo điều kiện để cán bộ kế toán tham gia vào các khoá học nâng cao trình độ.
Ngoài phần việc của mình, kế toán của nhà máy còn kiêm nhiệm một số
phần việc khác nữa do đó đã gây nên những hạn chế nhất định trong công tác kế
toán. Song nhìn chung kế toán tổng hợp nói chung và kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm nói riêng đã đi vào nề nếp và ổn định, nắm bắt kịp thời các thông
tin cần thiết phục vụ thiết thực cho yêu cầu của quản lý đơn vị.
Hệ thống sổ sách kế toán được sử dụng từ nhà máy đến các đơn vị trực thuộc
tương đối thống nhất và hoàn chỉnh. Với việc sử dụng hình thức kế toán chứng từ
ghi sổ đã phản ánh một cách toàn diện và triệt để về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của từng đơn vị, đáp ứng kịp thời và đầy đủ, cung cấp mọi thông tin
hữu dụng phục vụ yêu cầu quản trị của đơn vị và các bên liên quan.
Đi sâu vào nhgiên cứu tìm hiểu công tác kế toán nói chung và kế toán tập

hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em nhận thấy rằng, để đạt được
lợi nhuận tối đa, đơn vị đã có nhiều biện pháp tích cực để giảm chi phí, hạ giá
thành cụ thể:
Nhà máy đã thực hiện chế độ khoán sản phẩm nhóm, tổ công nhân khuyến
khích và có chế độ khen thưởng kịp thời đối với việc tiết kiệm nguyên vật liệu,
hình thức trả lương theo sản phẩm đã có tác dụng khuyến khích công nhân hăng
hái sản xuất, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.
Mặt khác nhà máy thường xuyên nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện dây chuyền
sản xuất, tận dụng phế liệu thu nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, thúc đẩy cạnh
tranh.
Về công tác hạch toán kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất
nói riêng.Kế toán đã tập hợp chi phí sản xuất chi tiết cho từng loại sản phẩm theo
từng tháng một cách rõ ràng, đáp ứng yêu cầu quản lý phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh tại nhà máy.
• Nhược điểm.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng chế độ kế toán mới, thực tế đã cung cấp
những thông tin phục vụ yêu cầu quản trị của đơn vị song công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy vẫn còn tồn tại một số mặt
cần phải củng cố và hoàn thiện thêm.
• Khoản mục chi phí nguyên vật liệu:
Ta đã biết rằng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí trực tiếp cấu
tạo nên thực thể của sản phẩm. Tại đơn vị, ngoài các khoản theo qui định loại chi
phí này còn bao gồm cả chi phí thuê ngoài và chi phí công cụ dụng cụ. Như vậy là
chưa đúng quy định của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, việc hạch
toán như vậy đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dẫn đến giá thành sản
phẩm tăng lên tương ứng. Do đó khoản chi phí này chưa phản ánh đúng kết
cấu tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm trong cơ cấu giá thành sản
phẩm.
• Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là loại chi phí trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí

về tiền lương, tiền công, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực
tiếp sản xuất. Nhưng thực tế, khoản mục này chỉ bao gồm khoản chi phí tiền lương
của công nhân trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm chưa đúng qui định.
Việc tập hợp chi phí như vậy sẽ làm giảm chi phí nhân công trực tiếp dẫn
đến giá thành sản phẩm giảm một lượng tương ứng. Vì vậy, trên sổ cái TK 622
chưa phản ánh đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
• Khoản mục chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí có tính chất phục vụ cho công tác
quản lý và điều hành sản xuất ở phạm vị trên toàn xí nghiệp. Thực tế tại xí nghiệp
khoản mục chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài
sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Trong đó:
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định.
Tại nhà máy, mức trích khấu hao tài sản cố định do công ty giao khoán chỉ
tiêu, số trích khấu hao này được kế toán nhà máy phân bổ đều cho các tháng trong
năm.Việc trích khấu hao tài sản cố định như vậy chưa đúng, vô hình chung giá
thành cũng được công ty giao khoán mà thực tế các đơn vị nội bộ được quyền ký
kết hợp đồnh, mua bán nguyên vật liệu... Như vậy, hoàn toàn mâu thuẫn với thực tế
và kế hoạch. Sự không thống nhất này đã làm cho giá thành trong tháng không
chính xác.
- Phế liệu thu hồi
Sau quá trình sản xuất, số phế liệu thu hồi kế toán ghi giảm chi phí nhưng
thực tế số phế liệu khi bán được, thu tiền, thì số phế liệu thu hồi này là khoản thu
nhập của nhà máy, nhưng nhưng kế toán vẫn dạng phế liệu thu hồi. Việc hạch toán
như vậy là chưa đúng với qui định.
Ngoài ra khi phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán đã lựa chọn tiêu chuẩn
phân bổ là tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý
các tổ là chưa hợp lý, ảnh hưởng tới sự chính xác của giá thành thực tế được phản
ánh trên bảng giá thành chi tiết.


•Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy thép Hà
Nội.

* Ý kiến thứ 1 : Củng cố và hoàn thiện sổ sách kế toán.
Để phục vụ tốt hơn và cung cấp số liệu chính xác hơn cho công tác quảnlý
và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán nhà máy cần thiết phải lập sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sở dĩ phải lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ bởi vì sổ này dùng để theo dõi
tổng hợp hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Hơn nữa
sổ có thể vừa dùng để kiểm tra, vừa đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
Xuất phát từ lý do này như vậy, theo tôi đơn vị nên lập sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như sau:
Hàng ngày kế toán căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào
chứng từ gốc kế toán vào chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ.
Đăng ký chứng từ ghi sổ trong tháng 05:
Biểu số: 24
Công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương.
Nhà máy thép Hà Nội
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Tháng 05 / 2002.
Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền
Số hiệu ngày tháng Số hiệu ngày tháng
9
10
11
12
13
04/05/2002

04/05/2002
04/05/2002
04/05/2002
04/05/2002
372.179.540
23.135.999
8.871.460
48.248.610
8.445.000
14
15
16
17
18
04/05/2002
04/05/2002
04/05/2002
04/05/2002
04/05/2002
68.501.764
10.216.581
21.663.000
12.777.100
20.207.900
Ngoài việc lập thêm đăng ký chứng từ ghi sổ, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trong tháng, kế toán nên lập chứng từ ghi sổ theo định kỳ là 10 ngày
hoặc 15 ngày, một mặt để giảm bớt được khối lượng
Ngoài việc lập thêm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế
trong tháng, kế toán nên lập chứng từ ghi sổ theo qui định là 10 ngày hoặc 15 ngày,
một mặt, để giảm bớt được khối lượng công việc kế toán vào cuối tháng, một mặt

giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh tại đơn vị được theo dõi một cách chi tiết
hơn, quản lý chặt chẽ hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản trị của đơn vị.
Hình thức chứng từ ghi sổ chỉ là hình thức kế toán tổng hợp, khái quát về
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mà chưa đáp ứng được yêu cầu của kế
toán quản trị nhất là đối với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm. Vì vậy để phục vụ tốt hơn, cung cấp số liệu được chính xác hơn kịp thời
hơn, theo tôi đơn vị nên cải tiến hình thức chứng từ ghi sổ bằng bảng kê ghi có các
TK. Thực chất 2 hình thức này giống nhau nhưng bảng kê ghi có của TK được mở
ra rộng hơn, phản ánh đầy đủ hơn và nhanh hơn. Ngoài ra với mẫu sổ cái mà đơn
vị đang áp dụng chưa đáp ứng đúng yêu cầu của kế toán quản trị cuả doanh nghiệp,
đơn vị cụ thể.
Trên sổ cái thiếu cột 1: Phản ánh ngày tháng ghi sổ.
Cột 2và 3: Phản ánh số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi sổ.
Mỗi cột đều đảm nhận một chức năng riêng. Tuy rằng 3 cột chỉ phản ánh về
mặt thời gian nhưng lại rất quan trọng, nó là căn cứ để tìm kiếm kiểm tra, đối chiếu
các số liệu ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết.
Nếu thiếu cột này thì việc tìm kiếm, kiểm tra, đối chiếu các số liệu sẽ gặp nhiều
khó khăn.
• Ý kiến thứ 2: Kế toán chi phí sản xuất chung:
+ Chi phí nhân viên quản lý.
Tại nhà máy, chi phí nhân viên quản lý cũng hạch toán giống như chi phí
nhân công trực tiếp. Do vậy, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân
viên quản lý cũng được trích tương tự, cụ thể:
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của khối quản lý ta có.
Tổng lương cơ bản của khối quản lý: 2.094.000
BHXH: 15% x 2.094.000 = 314.100
BHYT : 2% x 2.094.000 = 41.880
KPCĐ : 2% x 2.094.000 = 41.880
Tổng cộng = 397.860
Sau đó lập chứng từ ghi sổ:

Cụ thể tháng 05
Biểu Số: 25
Công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương
Nhà máy thép Hà Nội
Chứng từ ghi sổ Số:
Ngày 04 /05 /2002.
Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền
Nợ Có Nợ Có
trích BHXH..
tính
vào giá thành
627 338 623.031 623.031

×