Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ CỦA ĐỘI 9 CÔNG TY KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.46 KB, 30 trang )

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ CỦA ĐỘI 9 CÔNG TY
KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI
I. ĐẶC ĐIỂM, QUẢN LÝ, PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG
CỤ DỤNG CỤ
1. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất. Vật liệu có đặc điểm nổi bật là chỉ tham gia một lần vào quá
trình sản xuất, bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành sản phẩm.
Công cụ dụng cụ là công cụ lao động tham gia vào nhiều chu trình sản
xuất, có giá trị nhỏ hơn 5 triệu đồng.
Trong các doanh nghiệp, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt là trong các đơn
vị xây dựng như đội thi công xây dựng số 9 thuộc Công ty kinh doanh phát
triển nhà Hà Nội thì vật liệu, công cụ dụng cụ là yếu tố quan trọng trong thi
công. Tiến độ thi công có đảm bảo về cả thời lượng và thời gian hay không
phụ thuộc vào việc cung ứng nguyên vật liệu. Chất lượng của công trình có
đạt hay không là do phẩm chất của từng nguyên vật liệu. Nói tóm lại, vật liệu,
công cụ dụng cụ mang tính chất quyết định chất lượng, thời gian thi công của
mỗi công trình.
Đối với đơn vị xây dựng thì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không
có gì khác ngoài các vật tư xây dựng như: cát, xi măng, sỏi, thép, sắt,
xẻng, máng, dao xây, cuốc...
2. Công tác quản lý vật tư:
Nhằm bảo quản tốt vật tư, tránh hao hụt tổn thất trong quá trình bảo quản
vật tư, đội thi công xây dựng số 9 đã áp dụng công tác quản lý vật tư như sau:
- Kho chứa vật tư rộng, kín, che mưa, che nắng tốt để chống trộm cắp và
tránh bị kém phẩm chất trong thời gian bảo quản. Kho chứa gần công trình để
tiến hành vận chuyển đến công trình nhanh đảm bảo tiến độ thi công. Đồng
thời kho có đường để ô tô vào tận cửa kho để tránh mất mát trong quá trình
vận chuyển.


- Ban chỉ huy đội thi công xây dựng số 9 sắp xếp thủ kho có phẩm chất đạo
đức tốt, trình độ chuyên môn cao, làm việc tuân thủ đúng nguyên tắc. Quá
trình nhập kho, xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ luôn làm đúng quy
tắc. Viết đầy đủ phiếu nhập - xuất kho cùng chữ ký của từng người có trách
nhiệm trong việc nhập - xuất kho để mỗi người ý thức được trách nhiệm của
mình về số nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vừa nhập - xuất kho.
3. Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ:
a. Phân loại vật liệu: căn cứ vào vai trò của từng loại nguyên vật liệu, đội xây
dựng số 9 tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau:
- Nguyên vật liệu chính: là toàn bộ nguyên vật liệu chủ yếu tham gia vào
quá trình thi công xây dựng bao gồm: gạch, xi măng, cát, đá sỏi, sắt, thép.
- Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu dùng kết hợp với nguyên
vật liệu chính để hoàn thiện, nâng cao tính năng của các công trình thi công
như: bột màu, xăng, vecni, đèn, xà phòng, cồn, thiết bị vệ sinh...
b. Phân loại công cụ dụng cụ: căn cứ vào công dụng, công cụ dụng cụ dùng
trong đội được chia thành các nhóm sau:
- Công cụ dụng cụ dùng lao động gồm các dụng cụ phục vụ cho công nhân
thi công như: cuốc, xẻng, máy bơm, xô, bay, thước...
- Công cụ dụng cụ bảo hộ lao động trong quá trình thi công như: quần áo
bảo hộ, găng tay, mũ, ủng, khẩu trang, dây bảo hiểm, lưới an toàn...
4. Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
4.1. Đánh giá nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ nhập kho:
Tại đội 9 - Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội áp dụng đánh giá
nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ nhập kho theo giá chưa thuế cộng với chi phí
vận chuyển, bốc dỡ và các chi phí khác liên quan đến quá trình thu mua
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Giá thực tế nhập kho = Giá chưa thuế + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ +
Thuế nhập khẩu
Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán vật tư tiến hành lập phiếu nhập kho,
phiếu nhập kho được lập 3 liên:

- 1 liên lưu tại gốc.
- 1 liên giao cho thủ kho.
- 1 liên giao cho kế toán.
Ví dụ: Ngày 02/04/2002, đội 9 mua xi măng Hoàng Thạch nhập kho
20.000 kg, đơn giá 680 đồng/kg.
Chi phí vận chuyển: 400.000 đồng.
Đơn giá nhập kho: giá vận chuyển:

20
000.20
000.400
==
(đồng/kg)
Đơn giá xi măng nhập kho = 680 + 20 = 700 đồng.
Vậy giá trị nhập kho:
Số lượng : 20.000 kg
Đơn giá :700 đồng/kg
Thành
tiền
:14.000.000 đồng
Hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho xin xem trang sau:
Ngày 02/04/2002: Có hoá đơn GTGT về mua xi măng Hoàng Thạch
của công ty kinh doanh vật tư tổng hợp do Đoàn Anh Dũng mua như
sau:
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 02/04/2002
No 095051
Đơn vị bán hàng: Công ty kinh doanh vật tư tổng hợp
Địa chỉ: 198 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: 8587492 Mã số thuế: 0101164117
Họ tên người mua hàng: Đoàn Anh Dũng
Đơn vị: Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội
Địa chỉ: xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt. Mã số thuế: 01007366821
TT Tên hàng hoá DVT Số lượng Đơn giá Thành
tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
01 Xi măng Hoàng Thạch Kg 20.000 680 13.600.000
Cộng tiền hàng 13.600.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 1.360.000
Cộng tiền thanh toán 14.960.000
Viết bằng chữ: Mười bốn triệu chín trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn./.
Người mua hàng
Đoàn Anh Dũng
Kế toán trưởng
Lê Hải Anh
Thủ trưởng đơn vị
Đoàn Sỹ Tuấn
Ngày 02/04/2002: Có hoá đơn GTGT về khoản thuê vận chuyển xi măng
Hoàng Thạch mua ở trên do Công ty vận tải Hoàng Sơn tiến hành vận chuyển,
đồng chí Đoàn Anh Dũng thuê vận chuyển, hoá đơn như sau:
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 02/04/2002
No 087621
Đơn vị bán hàng: Công ty vận tải Hoàng Sơn
Địa chỉ: 185 - Thị trấn Văn Điển - Thanh trì - Hà Nội
Điện thoại: 6880697 Mã số thuế: 01000072
Họ tên người mua hàng: Đoàn Anh Dũng

Đơn vị: Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội
Địa chỉ: xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt. Mã số thuế: 01007366821
TT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành
tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
01 Vận chuyển xi măng
Hoàng Thạch
400.000
Cộng tiền hàng 400.000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 20.000
Cộng tiền thanh toán 420.000
Viết bằng chữ: Bốn trăm hai mươi ngàn đồng chẵn./.
Người mua hàng
Đoàn Anh Dũng
Kế toán trưởng
Nguyễn Ngọc Như
Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Ngọc Quang
Căn cứ vào 2 hoá đơn GTGT 095051 và 087621 kế toán vật tư viết phiếu
nhập kho như sau:
Đơn vị: Đội 9
Địa chỉ:
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 02/04/2002
Số: 220
Nợ: TK 152
Có : TK 111
Họ tên người giao hàng: Đoàn Anh Dũng
Lý do nhập: Theo hoá đơn số 095051 và 087621 ngày 02/04/2002

Nhập tại kho: Đội 9 - Khu Đại Kim - Định Công
TT
Tên nhãn hiệu
quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng Đơn
giá
Thành tiền
Yêu cầu Thực nhập
A B C 1 2 3 4
01 Xi măng
Hoàng Thạch
Kg 20.00 700 14.000.000
Cộng 14.000.000
Nhập, ngày 02 tháng 04 năm 2002
Kế toán vật tư
Nguyễn Thị Lê
Người giao hàng
Đoàn Anh Dũng
Thủ kho
Nguyễn Thị Nhân
Thủ trưởng đơn vị
Phạm Văn Vinh
4.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho:
Tại Đội 9 - Công ty Kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội đánh giá
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình
quân gia quyền.
Công thức tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho:
Đơn giá xuất kho
bình quân

=
Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + trị giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Giá thực tế vật liệu công
cụ dụng cụ xuất kho
=
Số lượng vật liệu công
cụ dụng cụ xuất kho
x
Đơn giá xuất kho
bình quân
Ví dụ: Tại đội 9, căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
tháng 04/2002, có tình hình nhập - xuất tồn gạch lát Italia như sau:
- Tồn kho đầu tháng 3500 viên, đơn giá 3400 đồng/viên.
- Ngày 03/04 nhập 1200 viên, đơn giá 3500 đồng/viên.
- Ngày 08/04 xuất 3000 viên
- Ngày 18/04 nhập 10 000 viên, đơn giá 3200 đồng/viên.
- Ngày 24/04 nhập 6000 viên, đơn giá 3600 đồng/viên.
- Ngày 28/04 xuất 16 000 viên.
Ta sẽ tính đơn giá xuất kho bình quân của gạch lát tại cuối kỳ kế toán
30/04/2002 là:
Đơn giá xuất kho
bình quân
=
3500 x 3400 +1200 x 3500 + 10000 x 3200 + 6000 +3600
3500 + 1200 + 10000 + 6000
= 3367 (đồng/viên)
Từ giá xuất kho bình quân ta có thể lập được phiếu xuất kho cho ngày
08/04/2002 như sau:
Đơn vị: Đội 9

Địa chỉ:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 08 tháng 04 năm 2002
Số: 241
Nợ: TK621
Có : TK152
Họ tên người nhận: Hoàng Mạnh Tùng. Bộ phận: công nhân.
Lý do xuất: lát nhà A5
Xuất tại kho: Đội 9 - Khu Đại Kim - Định Công
TT
Tên nhãn hiệu quy
cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
nhập
A B C 1 2 3 4
01 Gạch lát Italia Viên 3.000 3.367 10.101.000
Cộng 10.101.000
Xuất, ngày 08 tháng 04 năm 2002
Kế toán vật tư
Nguyễn Thị Lê
Người giao hàng
Hoàng Mạnh Tùng
Thủ kho

Nguyễn Thị Nhân
Thủ trưởng đơn vị
Phạm Văn Vinh
Đơn vị: Đội 9
Địa chỉ:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 04 năm 2002
Số: 248
Nợ: TK627
Có : TK153
Họ tên người nhận: Nguyễn Sơn. Bộ phận: công nhân.
Lý do xuất kho:
Xuất tại kho: Đội 9 - Khu Đại Kim - Định Công
TT
Tên nhãn hiệu
quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
nhập
A B C 1 2 3 4
01 Lưới an toàn m
2
2.100 2.000 4.200.000
Cộng 4.200.000

Xuất, ngày 10 tháng 04 năm 2002
Kế toán vật tư
Nguyễn Thị Lê
Người giao hàng
Nguyễn Sơn
Thủ kho
Nguyễn Thị Nhân
Thủ trưởng đơn
vị
Phạm Văn Vinh
4.3. Phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ:
Do công cụ dụng cụ tại đội 9 chỉ sử dụng trong một kỳ sản xuất nên việc
phân bổ công cụ dụng cụ áp dụng phương pháp phân bổ một lần. Tuy nhiên, ở
đội sản xuất nhiều hạng mục công trình cùng một lúc nên phải phân bổ công
cụ dụng cụ cho từng công trình sao cho phù hợp. Để hợp lý hoá ban kế toán
vật tư áp dụng phân bổ cho từng công trình theo giá trị dự toán của từng công
trình:
Giá trị công cụ
dụng cụ phân bổ
cho từng công
trình
=
Giá dự toán của từng
công trình
x
Giá trị công cụ dụng
cụ xuất cần dùng
phân bổ cho từng
công trình
Tổng giá dự đoán của tất

cả các công trình
Ví dụ: Có phiếu xuất kho số 248 ngày 10/04/2002 như trang trước. Ta có
thể phân bổ công cụ dụng cụ cho từng công trình như sau:
- Khu dự án Mỹ Đình: 500.000.000 đồng
- Thôn A5 Đại Kim - Định Công: 2.500.000.000 đồng
- Ban quản lý chợ Đại Từ: 300.000.000 đồng.
Giá trị lưới an toàn
phân bổ cho dự án Mỹ
Đình
=
500.000.000
x
4.200.000
=
636.364
3.300.000.000
Giá trị lưới an toàn
phân bổ cho thôn A5
=
2.500.000.000
x
4.200.000
=
3.181.818
3.300.000.000
Giá trị lưới an toàn
phân bổ cho chợ Đại Từ
=
300.000.000
x

4.200.000
=
381.818
3.300.000.000
II. CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ:
1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Tại đội 9 - Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội hạch toán chi tiết
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương
pháp thẻ song song.

×