Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Tập Huấn - Bộ GD 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 42 trang )

 

A.   Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông
thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực
B.   Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của
môn học đối với cấp THPT
C.   Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của
môn học
1. Nguyên tắc chung
- Chuẩn KT-KN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về
kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và
có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức
- Phải xác định được mục tiêu của bài dạy, tức là xác
định được chuẩn KT-KN cụ thể trong bài dạy. Hiểu
được điều đó, giáo viên mới có thể chủ động xác định
được chuẩn kiến thức, trả lời câu hỏi “dạy cái gì” cho
phù hợp với từng trường, từng lớp, từng đối tượng học
sinh.
* Để việc sử dụng tài liệu chuẩn KT-KN có hiệu quả cần tuân thủ
những nguyên tắc như sau:
- Phải căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng
để xác định mục tiêu bài học, Giáo viên đối chiếu giữa tài liệu Hướng dẫn
Chuẩn kiến thức kĩ năng với SGK để xác định bài, mục kiến thức nào là
kiến thức cơ bản, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm, đồng thời xác
định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh.
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được
các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá
lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK;
việc khai thác sâu kiến thức trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp
thu của học sinh.


- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các
phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, tự giác học tập của học sinh. Cần chú trọng rèn luyện phương
pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niền vui, hứng khởi nhu
cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
- Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần linh hoạt
hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của
mình. Tùy theo trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học khác nhau
để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy
ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình.
-   Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài
tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ
năng qua đó phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng thực
hành của học sinh.
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng
thú cho HS đối với học tập bộ môn như dạy học trên lớp, dạy
học trong phòng học tiếng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá,
câu lạc bộ tiếng Anh, xem băng hình, phim tiếng Anh, tổ chức
chuyên đề,… qua đó giúp HS nắm vững và đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.
- Trong việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú
trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, giáo viên,
học sinh tích cực làm đồ dùng, thiết bị dạy học; đồng thời ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lí.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dạy học bám sát Chuẩn tối thiểu
không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong Chương
trình. Giữa các đối tượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung
dạy học khác nhau về mức độ.
2. Đối với cấp THPT, cần chú ý những nguyên tắc sau trong quá

trình dạy học:
- Phát triển kĩ năng giao tiếp. Các kiến thức ngôn ngữ được xem là
phương tiện chứ không phải là đích cuối cùng của quá trình học tập.
- Các hoạt động học tập phát huy đến mức tối đa sự tham gia của học
sinh. Nội dung kiến thức của các SGK được chuyển tải qua một hệ
thống các bài luyện kĩ năng ngôn ngữ đi kèm với các bài tập luyện
theo cách thức thực hiện các nhiệm vụ học tập (Task based).
- Các nhiệm vụ học tập đa dạng về loại hình, phong phú về từ vựng,
chủ điểm, nhiều tranh ảnh minh hoạ và các tình huống mang tính
giao tiếp cao nhằm tạo điều kiện cho người học được tham gia một
cách tích cực để hoàn thành mục tiêu của bài học.
- Phối hợp các kĩ năng trong các giờ dạy. Giờ dạy nói không chỉ có nói
mà có thể có bài đọc hoặc bài nghe làm nguồn, có thể kết thúc bằng
bài viết. Tuy nhiên sự phối hợp các kĩ năng cũng cần tính đến trình
độ của học sinh, điều kiện môi trường học tập và thời lượng cho
phép.
- Chú trọng đến quá trình học tập, quá trình tiếp thu kiến thức
mới được đánh giá cao hơn là kết quả cuối cùng. Khi thực
hiện tiết học kĩ năng Viết, một số giáo viên cho rằng bài viết
của học sinh sau tiết học là yêu cầu phải đạt được và do đó dẫn
đến tình trạng dạy luyện tập theo mẫu và hoàn thành được bài
theo mẫu là kết quả cuối cùng. Tuy nhiên nhiều giáo viên đã
nhận rõ rằng kết quả hoàn thành bài viết chưa phải là đích cuối
cùng mà quá trình học sinh được động não, được tham gia
tranh luận với các bạn để tìm ý phát triển bài viết và chuẩn bị
ngữ liệu cho bài viết được đánh giá là quan trọng để hình
thành kĩ năng viết cho người học.
- Tăng cường các loại hình Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
trình bày, bài tập lớn, dự án nhỏ, ...
- Tăng cường sử dụng có hiệu quả các thiết bị, phương tiện và

đồ dùng hỗ trợ dạy học.
 

1. Quan hệ giữa Chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK và Chương
trình GDPT môn Tiếng Anh
- Chuẩn KT-KN là thành phần của Chương trình GDPT đảm
bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn sẽ tạo
nên sự thống nhất; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, góp
phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm; tạo điều kiện
cơ bản, quan trọng để tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn.
- Chuẩn KT-KN là căn cứ để hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh
giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giỏ.
- Dạy học cho HS đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng là đạt được các
yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo
không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; mức
độ khai thác sâu kiến thức, kỹ năng trong SGK phải phù hợp
với khả năng tiếp thu của HS, rèn luyện phương pháp tư duy,
năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu
cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.
2. Sử dụng Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu tiết dạy
Chuẩn kiến thức, kĩ năng trình bày trong Chương trình
GDPT có tính khái quát theo từng chủ điểm, đó là mục tiêu
cần đạt được sau thời gian học hết chủ điểm (Theme).
Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng theo từng đơn vị bài
học (Unit) cũng được trình bày cụ thể trong tài liệu Hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh THPT.
Để xác định mục tiêu cho từng tiết học, ví dụ như ở SGK của
lớp 11. Mục tiêu mỗi giờ lên lớp gắn liền với mục tiêu thực
hiện các mục A, B, C, D hoặc E theo nội dung mỗi đơn vị bài
học.

Mục tiêu cụ thể của mỗi giờ lên lớp được nêu trong sách
Hướng dẫn dạy học (sách giáo viên).
Cần lưu ý một số điểm khi xác định mục tiêu giờ học như:
- Trước đây, mục tiêu giờ lên lớp nhấn mạnh đến điều GV
cần thực hiện trong một giờ học.
- Giáo học pháp hiện đại, mục tiêu giờ học là điều HS phải
thực hiện và đạt được sau một giờ học tập trên lớp.
- Mục tiêu của giờ lên lớp cần nhằm vào các kĩ năng cụ thể
tương ứng với các mục của mỗi đơn vị bài học trong SGK
chứ không tập trung vào các kiến thức ngôn ngữ.
E.g. Mục tiêu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu (đọc lướt, đọc
chi tiết, ...) khi dạy mục A, rèn luyện kĩ năng nói khi dạy
mục B, rèn luyện kĩ năng nghe khi dạy mục C, rèn luyện kĩ
năng viết khi dạy mục D và luyện phát âm và thực hành các
bài tập về ngữ pháp (và từ vựng) khi dạy mục E.
- Khi diễn đạt mục tiêu giờ học, nên bắt đầu bằng động từ
chỉ kĩ năng học sinh cần đạt được ở nội dung chính của bài
học hoặc nhiệm vụ cơ bản mà học sinh cần thực hiện trong
giờ học
3. Lựa chọn nội dung KT-KN
GV có thể căn cứ vào trình độ học sinh cụ thể của lớp
mình mà điều chỉnh tăng hoặc giảm, hoặc thay thế các bài
tập cho phù hợp đối tượng học sinh.
Để Phát triển kĩ năng giao tiếp. Các kiến thức ngôn ngữ
được xem là phương tiện chứ không phải là đích cuối cùng
của quá trình học tập. Do đó việc lựa chọn nội dung ngôn
ngữ như- ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đóng vai trò quan
trọng. Tùy tình hình cụ thể của lớp học chúng ta có thể
quyết định những âm nào cần nhấn mạnh trong giờ học,
dạy với số lượng từ là bao nhiêu và những từ nào, cấu trúc

ngữ pháp nào được giới thiệu đặc biệt là các kiến thức
ngôn ngữ mới hoặc khó đối với HS.
Khi lựa chọn nội dung ngôn ngữ cho giờ lên lớp, cần
lưu ý một số điểm sau:
- Những kiến thức ngôn ngữ một mặt đóng vai trò
then chốt cho việc hiểu các thông tin của bài mặt khác
những kiến thức ngôn ngữ đó HS phải sử dụng trong
luyện tập các kĩ năng như- nghe, nói, đọc, viết.
- Số lượng âm, từ, ngữ pháp đề cập trong mỗi giờ
học nhiều hay ít tùy thuộc vào trình độ của học sinh. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp do phải tập trung rèn
luyện các kĩ năng ngôn ngữ, GV không nhất thiết phải
giới thiệu nhiều từ và cấu trúc mới vì chúng có thể được
hiểu trong ngữ cảnh hoặc để phát triển khả năng đoán từ
của học sinh.
 

1. Các kĩ thuật dạy học tich cực sử dụng trong dạy các
kỹ năng tiếp nhận (receptive skills): nghe và đọc

Ba giai đoạn trong một bài dạy kỹ năng tiếp nhận thông
tin là:
- Trước khi nghe (đọc)
- Trong khi nghe (đọc)
- Sau khi nghe (đọc).
Ở mỗi giai đoạn, GV có thể sử dụng những kĩ thuật khác
nhau. Có một số thủ thuật có thể sử dụng ở các giai đoạn
GV gợi mở cho HS chia sẻ với nhau hoặc GV cung cấp
cho HS một số kiến thức văn hóa nền, dạy trước một số
từ, cấu trúc hoặc cách phát âm khó, v.v.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×