Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.04 KB, 24 trang )

1
Chuyên đề cuối khóa GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN CƠ
KHÍ HÀ NỘI
1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội có tên giao dịch
là Hanoi Mechanical Company ( viết tắt là HAMECO)
Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Máy và thiết bị Công
nghiệp, Bộ Công nghiệp. Công ty được thành lập ngày 12/04/1958
Địa chỉ: Số 74 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.8584349, 04.8584475
Fax: 04.8583268
Email:
Website: WWW.HAMECO.COM
Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội là công ty sản
xuất cơ khí lớn nhất ở nước ta. Từ khi đi vào sản xuất công ty đã cho ra đời
nhiều loại sản phẩm là các máy công cụ, các loại phụ tùng, các loại thiết bị
cho các nghành như thiết bị cho nhà máy Mía đường, thiết bị cho ngành Xi
măng, thiết bị cho ngành Thủy điện, thiết bị cho ngành Giao thông, bơm nước
cỡ lớn…
1.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 26/11/1955, nhà nước đã có quyết định cho phép xây dựng một
nhà máy cơ khí có qui mô lớn nhất và công nghệ hiện đại nhất ở Việt Nam.
Công trình này do Liên Xô tài trợ, xây dựng và thiết kế nhằm thiết kế các loại
máy công cụ phục vụ cho sản xuất toàn quốc.
Nhà máy nằm trên trục đường Nguyễn Trãi, cạnh đường Láng. Vì thế
có một vị thế thương mại độc đáo. Tổng diện tích của công ty là 127.976 m
2
.
Số lượng lao động hiện có là 1050 người.


1
Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp : Kế toán 46C
1
2
Chuyên đề cuối khóa GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang
Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty gồm:
-Từ năm 1958-1965: Ngày 12/4/1958, qua hơn 2 năm xây dựng, Nhà
máy đã được khánh thành và bàn giao cho Bộ Công nghiệp với tên gọi ban
đầu là “ Nhà máy cơ khí Hà Nội”. Sau khi nhà máy được bàn giao, quá trình
bàn giao công nghệ đã hoàn thành, các chuyên gia Liên Xô rút về nước. Cán
bộ công nhân viên hết sức bỡ ngỡ vì đứng trước nhà máy có qui mô lớn và
công nghệ hiện đại, đa số cán bộ quản lý là công nhân chuyển nghành, chưa
qua đào tạo thực tiễn. Vì vậy trình độ hiểu biết về công nghệ còn lạc hậu. Từ
đó việc tổ chức sản xuất ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Nhưng với
tinh thần quyết tâm vừa học, vừa làm, hăng say sản xuất, Nhà máy đã thực
hiện được kế hoạch và nhiệm vụ đề ra, đồng thời vinh dự được đón Bác Hồ
tới thăm.
Giai đoạn 1966-1975: Là giai đoạn Nhà máy vừa sản xuất, vừa chiến
đấu,ngoài chế tạo máy móc còn chế tạo ống phóng hỏa tiễn C36 phục vụ
chiến trường.
Giai đoạn 1976-1985: Thời kì khôi phục nền kinh tế nghèo nàn, kiệt
quệ sau chiến tranh. Vì vậy nhiệm vụ nhà máy là mở rộng qui mô sản xuất,
đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật,
nâng cao năng suất lao động
Kết quả sản lượng Nhà máy tăng cao rõ rệt. Bên cạnh đó Nhà máy còn
nghiên cứu và chế tạo thành công các loại máy như máy khoan cần K550,
máy tiện T6 M20, máy mài M130.
Giai đoạn 1986-1989: Là thời kì đổi mới từ nền sản xuất kế hoạch hóa
quan liêu bao cấp sang nền sản xuất kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước. Vì vậy Nhà máy đã tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý và lao động, đào

tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ quản lý, tay nghề. Đồng thời chỉnh
sửa, hoàn thiện các cơ chế quản lý mới cho phù hợp để thúc đẩy phát triển sản
2
Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp : Kế toán 46C
2
3
Chuyên đề cuối khóa GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang
xuất và kinh doanh. Kết quả sản xuất tăng trưởng hằng năm là 24.45%, đã
được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 2.
Giai đoạn 1990-1994: Thời kì nền kinh tế thị trường tác động tới sản
xuất kinh doanh của Nhà máy. Trên thị trường có nhiều loại máy móc, thiết bị
có chức năng nhiều hơn, chất lượng cao hơn được nhập khẩu, kể các loại máy
móc dạng “ Second hand” có giá cả rất cạnh tranh xuất hiện. Đồng thời các
nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư liên doanh sản xuất ở Việt Nam các mặt hàng
cạnh tranh với Nhà máy. Đứng trước tình hình trên, Nhà máy phải thực hiện
hàng loạt các biện pháp mạnh mẽ và kiên quyết như chính sách cải cách hành
chính, chính sách cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công tác quản lý, sắp xếp
lại bộ máy quản lý và lao động theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu quả. Tất
cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hóa sản
phẩm.
Từ đó kết quả sản xuất vẫn giữ vững và đều tăng trưởng qua các năm,
sản phẩm của nhà máy giữ vững được uy tín với khách hàng. Ngày
22/5/1993, Bộ công nghiệp đã quyết định đổi tên “Nhà máy cơ khí Hà Nội”
thành “Nhà máy chế tạo công cụ số 1”.
Năm 1995-1999: Ngày 30/10/1995, Bộ công nghiệp đã quyết định đổi
tên “Nhà máy chế tạo công cụ số 1” thành “Công ty Cơ khí Hà Nội”. Đây là
thời kì công ty tích cực tìm kiếm thị trường, đổi mới chính sách Marketing và
tìm đối tác để liên doanh, liên kết. Năm 1998, công ty đã vay nhà nước 159 tỷ
đồng để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị sản xuất, nhằm
mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và

mở rộng thị trường.
Từ năm 2000 đến nay: Với năng lực công nghệ và kinh nghiệm của
công ty, công ty đã phát triển nhanh chóng và tăng trưởng ổn định, đáp ứng
được nhu cầu khắt khe của cơ chế thị trường. Công ty đã hợp đồng và xây
3
Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp : Kế toán 46C
3
4
Chuyên đề cuối khóa GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang
dựng thành công nhà máy xi măng Lưu Xá với công suất 12.000 tấn/ năm.
Công ty đã cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm có hàm lượng chất
xám cao, với mức độ chính xác cao, độ bền cao, nhiều thiết bị, máy móc có
chất lượng cao hơn hàng ngoại nhập. Vì vậy sản phẩm của công ty đã được
khách hàng chấp nhận, sử dụng thường xuyên: đã chế tạo và lắp đặt cho 30/44
nhà máy đường ở nước ta, cung cấp cho các ngành công nghiệp nhiều thiết bị,
máy móc. Các phụ tùng, phụ kiện cũng được tiêu thụ mạnh. Công ty đã thắng
thầu nhiều công trình quốc tế. Ngoài ra còn mở rộng thị trường sang các nước
như xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu...
Ngoài ra, công ty còn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO
9002 nhằm nâng cao trình độ quản lý về chất lượng sản phẩm.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội.
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty hiện có 13 phòng ban, 3 trung tâm và 10 xưởng sản xuất. Cơ
cấu lao động của công ty bao gồm:
4
Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp : Kế toán 46C
4
5
Chuyên đề cuối khóa GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang

Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty
TT Chỉ tiêu Số người Ghi chú
1 Tổng số CBCNV 998
Trong đó nữ 233
2 Tuổi bình quân 39.7
3 Phân loại theo trình độ
- Trên đại học 02
- Đại học, Cao đẳng 203
- Trung cấp 101
4 Số cán bộ quản lý 78
5 Nhân viên 237
6 Công nhân kĩ thuật 611
7 Lao động phổ thông 81
8 Phân loại theo bậc thợ
- Bậc 7 115
- Bậc 6 173
- Bậc 5 89
- Bậc 4 66
- Từ bậc 3 trở xuống 268

Như vậy, Công ty có đội ngũ CBCNV với trình độ năng lực cao, vì vậy
kết quả sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao và ổn định, đặc biệt là tiến
bộ ở những năm gần đây, , thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các năm ở trên.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tổ chức theo mô hình trực
tuyến- chức năng. Quyết định quản lý được đưa từ trên xuống, các bộ phận
chức năng có trách nhiệm thực hiện và triển khai đến đối tượng thực hiện.
Mỗi bộ phận chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể được qui định bằng
văn bản.
Bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến, chia thành hai

cấp quản lý, cấp một từ Ban giám đốc tới các đơn vị, cấp hai từ các đơn vị
đến các đơn vị sản xuất.
5
Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp : Kế toán 46C
5
6
Chuyên đề cuối khóa GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang
Sơ đồ số 1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
BAN GIÁM ĐỐC
Tổng Giám đốc công ty
Phó tổng GĐ phụ trách sản xuất
Phó tổng GĐ kỹ thuật
Phó Tổng GĐ nội chính
Xưởng cơ khí chế tạo
Xưởng cơ khí chính xác
Xưởng cơ khí lớn
Xưởng bánh răng
Xưởng lắp ráp
Xưởng kết cấu thép
Xưởng đúc
Xí nghiệp vật tư
XN Gia công áp lực và nhiệt luyện
XN lắp đặt sửa chữa thiết bị
TT kĩ thuật điều hành SX
TT thiết kế - tự động hoá
Phòng KCS
Thư viện
Phòng tổ chức
Văn phòng công TV

Phòng Kế toán
Phòng kinh doanh
6
Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp : Kế toán 46C
6
7
Chuyên đề cuối khóa GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang
Phòng QL DA
Trường Trung học CN
Trung tâm XDCB
Phòng bảo vệ
Phòng Y tế
Trường mầm non hoa sen
7
Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp : Kế toán 46C
7
8
Chuyên đề cuối khóa GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý
* Tổng Giám đốc Công ty:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty
Đề ra phương hướng sản xuất, xây dựng bộ máy tổ chức, đào tạo và qui
hoạch cán bộ, tuyển dụng lao động.
Chỉ đạo và điều hành trực tiếp về: Tổ chức nhân sự, kế toán thống kê
tài chính, dự án đầu tư, kinh doanh, kí kết các hợp đồng kinh tế, các văn bản
pháp lý.
Đưa ra chính sách chất lượng sản phẩm của công ty
* Phó tổng Giám đốc:
Là người giúp tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc

về lĩnh vực mà mình phụ trách. Trực tiếp lãnh đạo và kiểm tra các xưởng, xí
nghiệp sản xuất.
Xây dựng phương án sản xuất, quyết định các phát sinh trong sản xuất.
Quản lý, điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất.
Có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế có giá trị tới 100 triệu đồng.
* Phó tổng Giám đốc kĩ thuật:
- Giúp tổng Giám đốc về các mặt: Nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật, khoa
học và công nghệ môi trường.
- Trực tiếp quản lý về chất lượng sản phẩm, quyết định các biện pháp kĩ
thuật phục vụ sản xuất.
- Được kí hợp đồng trị giá đến 100 triệu đồng.
* Phó tổng Giám đốc nội chính:
Chịu trách nhiệm về công tác nội chính, xây dựng cơ bản, Công đoàn,
Thanh niên, Quân sự và mối liên hệ với địa phương.
* Trợ lý tổng Giám đốc:
8
Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp : Kế toán 46C
8
9
Chuyên đề cuối khóa GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang
Giúp Giám đốc về các lĩnh vực: Theo dõi các hợp đồng đã kí kết về
tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng. Quản lý điều hành sản xuất, kí lệnh sản
xuất.
Kí các văn bản, qui định, qui chế về vật tư, sản xuất
Xây dựng đề án tổ chức sắp xếp lao động.
* Văn phòng Công ty:
Lập chương trình làm việc của ban Giám đốc hàng tuần và chuẩn bị hội
nghị.
Tập hợp các văn bản pháp lý và thông tin từ bên trong, bên ngoài công
ty rồi phân loại báo cáo cho lãnh đạo có chức năng giải quyết, truyền đạt ý

kiến chỉ đạo tới các bộ phận hoặc cá nhân bằng văn bản.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ, luân chuyển văn bản mà văn phòng quản lý
* Phòng kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán, thống kê, phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác
và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty.
Trích nộp các khoản nộp ngân sách, trích nộp các khoản theo qui định
của Nhà nước đầy đủ, đúng và kịp thời.
Thanh toán tiền vay đúng thời hạn, theo dõi và đôn đốc các khoản nợ
phải thu, nợ phải trả.
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra các biện pháp
giúp lãnh đạo ra quyết định.
Tiến hành kiểm kê tài sản định kì và đưa ra biện pháp xử lý.
Kiểm tra, xét duyệt báo cáo kế toán thống kê của các đơn vị cấp dưới.
Tổ chức hạch toán kinh tế theo qui chế quản lý và lập các báo cáo tài
chính theo qui định.
Tổ chức lưu trữ các văn bản, tài liệu thống kê, kế toán.
* Phòng kinh doanh:
9
Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp : Kế toán 46C
9

×