Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chiến lược kinh doanh của Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.81 KB, 23 trang )

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL
I : Giới thiệu tổng quát về công ty viễn thông quân đội
Viettel
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
1.1.1 Giới thiệu chung về Viettel
• Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
• Điện thoại: 04. 62556789
• Fax: 04. 62996789
• Email:
• Website: www.viettel.com.vn
• Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng
Quyết định số 43/2005/QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề
án thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội và Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP ngày
06/04/2005 của Bộ Quốc Phòng về việc thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội.
Hoạt động kinh doanh:
- Cung cấp dịch vụ viễn thông;
- Truyễn dẫn;
- Bưu chính;
- Phân phối thiết bị đầu cuối;
- Đầu tư tài chính;
- Truyền thông;
- Đầu tư Bất động sản;
- Xuất nhập khẩu;
- Đầu tư nước ngoài.
1.1.2 Chặng đường phát triển
1/6/1989: Thành lập Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân của Tổng
Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dưng tháp anten cao
nhất Việt Nam lúc bấy giờ ( 85m ).
1995: Đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), là doanh
nghiệp mới duy nhất được cấp phép kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam .


1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao
nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang.
2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài 178, là doanh
nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn
quốc.
2003: Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định (PSTN), cổng vệ tinh
quốc tế vào hoạt động kinh doanh trên thị trường
2004: Cung cấp điện thoại di động, khai trương vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098.
Cung cấp cổng cáp quang quốc tế.
2005: Thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005. Cung cấp dịch vụ mạng
riêng ảo
2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia
2007: Doanh thu đạt 1 tỷ USD, có 12 triệu thuê bao. Hội tụ 3 dịch vụ cố đinh – di động -
Internet
2008: Doanh thu đạt 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1
Campuchia về hạ tầng Viễn thông.
1.2 Sứ mệnh – tầm nhìn của Viettel
1.2.1 Quan điểm phát triển
• Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng
• Đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
• Kinh doanh định hướng khách hàng
• Phát triển nhanh, liên tục cải cách để ổn định.
• Lấy con người làm yếu tố cốt lõi.
1.2.2 Tầm nhìn thương hiệu của Viettel
Tầm nhìn thương hiệu của Viettel ngắn gọn nhưng đã thể hiện sự tôn trọng khách hàng và
sự quan tâm lắng nghe của Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn” (Say it your way)
Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm và lắng
nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt, liên tục đổi mới, cùng khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm
dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Vietel cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua

việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt đông xã hội, hoạt động nhân đạo.
Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel
1.2.3 Sứ mệnh của Viettel
Viettel luôn luôn biết quan tâm, lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như
những cá thể riêng biệt – các thành viên của công ty, khách hàng và đối tác để cùng họ tạo ra các sản phẩm,
dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Triết lý thương hiệu: luôn đột phá, đi đầu, tiên phong; công nghệ mới, đa sản phẩm, dịch vụ chất
lượng tốt; liên tục cải tiến; làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội; trung thực với
khách hàng, chân thành với đồng nghiệp.
Đem những gì tốt nhất của Việt Nam ra nước ngoài. Viettel sinh ra từ khó khăn và với tinh thần của
người lính nên không ngại đi vào vùng có "địa tô" thấp. Vì khó khăn nên Viettel đêm không ngủ được và
phải thức nghĩ cách nên sẽ trưởng thành hơn. Viettel có triết lý văn hoá là vào "chỗ chết để tìm đường
sống", đây là nhận thức rất quan trọng của Viettel.
1.2.4 Giá trị cốt lõi
1.2.4.1 Thực tiễn là tiêu chuẫn để kiểm nghiệm chân lý
Lý thuyết là màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi. Lý luận để tổng kết thực tiễn rút ra kinh
nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Cần có lý luận và dự đoán để dẫn dắt nhưng chỉ có thực
tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó đúng hay sai. Tiếp cận chân lý thông qua thực tiễn
hoạt động
Phương châm hoạt động “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
1.2.4.2 Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
Thách thức là chất kích thích. Khó khăn là lò luyện, “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”. Không
sợ mắc sai lầm, chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi
trong quá trình tiến tới mỗi thành công. Sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
Là những người dám thất bại và động viên những ai thất bại, tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ
thống để điều chỉnh. Không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó. Không lặp lại
những lỗi lầm cũ. Phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc còn nhỏ. Thực sự cầu thị, cầu sự
tiến bộ.
1.2.4.3 Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh

Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra
từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ
dàng hơn. Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Sức mạnh
ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh. Cải
cách là động lực cho sự phát triển.
Tự nhận thức để thay đổi. Thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường thay đổi.
Chúng ta sẽ biến thay đổi trở thành bình thường như không khí thở vậy. Liên tục tư duy để điều
chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.
1.2.4.4 Sáng tạo là sức sống.
Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Không có sự khác biệt tức là chết. Thực hiện hoá những ý tưởng sáng
tạo không chỉ của riêng mà của cả khách hàng.
Suy nghĩ không cũ về những gì không mới. Trân trọng và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất. Xây
dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người Viettel hàng ngày có thể sáng tạo. Duy trì ngày
hội ý tưởng Viettel.
1.2.4.5 Tư duy hệ thống
Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Tư duy hệ thống là nghệ thuật để đơn giản hoá cái
phức tạp. Một tổ chức phải có tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt và hệ thống làm nền tảng.
Một hệ thống muốn phát triển nhanh về qui mô thì phải chuyên nghiệp hoá. Một hệ thống tốt thì con người
bình thường có thể tốt lên. Hệ thống tự nó vận hành phải giải quyết được trên 70% công việc. Nhưng cũng
không để tính hệ thống làm triệt tiêu vai trò các cá nhân.
Xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi và phương châm hành động của
mình. Vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề – Tìm nguyên nhân – Tìm giải pháp –
Tổ chức thực hiện – Kiểm tra và đánh giá thực hiện. Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là
40% - Nói được cho người khác hiểu là 30% - Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30% còn
lại. Sáng tạo theo quy trình Ăn – Tiêu hóa – Sáng tạo.
1.2.4.6 Kết hợp Đông Tây
Có hai nền văn hoá, hai cách tư duy, hai cách hành động lớn nhất của văn minh nhân loại.
Mỗi cái có cái hay riêng có thể phát huy hiệu quả cao trong từng tình huống cụ thể. Kết hợp Đông
Tây cũng có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề. Kết hợp không có nghĩa là pha trộn.
Kết hợp tư duy trực quan với tư duy phân tích và hệ thống. Kết hợp sự ổn định và cải cách.

Kết hợp công bằng và nội lức cá nhân.
1.2.4.7 Truyền thống và cách làm người lính
Viettel có cội nguồn từ Quân đội và tự hào với cội nguồn đó. Một trong những sự khác biệt tạo nên
sức mạnh Viettel là truyền thống và cách làm quân đội.
Truyền thống: kỷ luật, đoàn kết, chấp nhận gian khổ, quyết tâm vượt khó khăn, gắn bó máu thịt.
Cách làm: quyết đoán, nhanh, triệt để.
1.2.4.8 Viettel là ngôi nhà chung
Viettel là ngôi nhà thứ hai. Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của Tổng Công ty.
Phải hạnh phúc trong ngôi nhà này thì mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc được. Mỗi
nhân viên là một cá thể riêng biệt, nhưng cùng chung sống trong một nhà chung Viettel – cùng
chung tay xây dựng. Đoàn kết và nhân hoà trong ngôi nhà ấy là tiền đề cho sự phát triển.
Tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nhu cầu của nhân viên. Lấy làm việc nhóm để phát triển các
cá nhân. Các cá nhân, các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể. Mỗi nhân
viên qua các thế hệ sẽ góp những viên gạch để xây lên ngôi nhà ấy. Lao động để xây dựng đất
nước, Viettel phát triển, nhưng phải được hưởng xứng đáng từ những thành quả lao động đó. Luôn
đặt lợi ích của đất nước của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.
1.3 Tình hình kinh doanh
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy
thoái, Viettel tiếp tục duy trì tăng trưởng cao.
Tình hình kinh doanh của Viettel được thể hiện qua nhiều lĩnh vực:
 Thuê bao các dịch vụ viễn thông:
 Thuê bao di động
 Thuê bao điện thoại di động tại Lào và Campuchia
Năm 2010 Viettel tiếp tục đặt mục tiêu duy trì tăng tốc độ tăng trưởng nhanh, thấp nhất là 60%,
tương đương với doanh thu đạt 75 – 78 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục lắp đặt gần 20.000 trạm BTS, trong
đó chủ yếu là trạm 3G tại thị trường Việt Nam. Đẩy mạnh đầu tư về hạ tầng viễn thông, đặc biệt là
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đầu tư cho công nghệ mới,...
Dù mạng điện thoại Viettel phát triển sau các mạng Vinaphone, Mobiphone, Sfone… nhưng
trong suốt chặng đường phát triển của mình công ty đã có những bước phát triển nhảy vọt, số
lượng thị phần tăng lên, doanh thu các sản phẩm, dịch vụ qua các năm không ngừng gia tăng và

đang từng bước xâm nhập ra thị phần nước ngoài.
II : Phân tích môi trường ảnh hưởng đến chiến lược
phát triển của Viettel
BẢNG TỔNG HỢP MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Cao, nhiều = 3 điểm; trung bình = 2 điểm, ít, thấp = 1 điểm, Không tác động = 0
Các yếu tố môi trường
Mức quan
trọng đối
với nghành
Tác động đối
với công ty
Tính
chất
tác
động
Tính
điểm
I. Các yếu tố về môi trường vĩ mô
1. Yếu tố kinh tế
Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm
phát
3 3 - - 6
Lãi xuất thị trường và các chính sách tài
chính của chính phủ
2 2 - -4
Sự phát triển về kinh tế, thu nhập người dân
tăng
3 3 + 6
2. Các yếu tố chính phủ - chính trị

Sự can thiệp của chính phủ 3 3 - -6
Ổn định về chính trị, hoàn thiện dần luật
pháp
1 2 +
Các quy định về chống độc quyền 1 3 +
Các quy định về thuê mướn và khuyến mại 1 2 -
3. Yếu tố xã hội
Quan điểm về mức sống
Quan điểm tiêu dùng dễ thay đổi
Tỉ lệ tăng dan số cao
Sự dịch chuyển dân số
4. Các yếu tố tự nhiên
Sự lãng phí tài nguyên (kho số)
5. Các yếu tố công nghệ
Các chính sách công nghệ
Các sản phẩm mới
Chuyển giao công nghệ
6. Các yếu tố quốc tế
Luật quốc tế được xây dựng chặt chẽ
Gia nhập WTO, cam kết cho nước ngoài đầu
tư vào viễn thông
Các chính sách định giá và khuyến mại
Sở thích của người tiêu dùng
II. Các yếu tố về môi trường vi mô
1. Đối thủ cạnh tranh
Số lượng cty tham gia trong nghành nhiều
Mức độ tăng trưởng của nghành nhanh
Cơ cấu chi phí cố định lớn
Mức độ đa dạng hóa sản phẩm it
2. khach hàng

Việc chuyển sang sử dụng mạng di động
khác dễ dàng
Áp lực mạnh của khách hàng về dịch vụ
3. Nguồn cung ứng
Nguồn cung là các chính sách của nhà nước
Nguôn cung về lao động cao cấp kha hiếm
Đối thủ tiềm ẩn có nhiều khả năng đe dọa
Nguồn vốn đầu tư
4. Sản phẩm thay thế
Các dịch vụ chat trên internet nhiều nên có
khả năng thay thế hoặc hạn trế sử dụng
III. Môi trường nội tại
Khả năng tài chính
Khả năng phân phối
Uy tín thương hiệu của Doanh nghiệp, sản
phẩm
Chất lượng dịch vụ
Đa dạng gói cước
Giá bán trên thị trường
Khả năng phục vụ khách hàng
Kỹ năng về công nghệ
Bộ máy lãnh đạo có tâm nhìn chiến lược
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1 Tình hình kinh tề
Cũng như nhiều ngành khác, ngành điện tử viễn thông cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến
đông của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, xã hội làm ra nhiều của cải hơn, hàng hóa lưu
thông, thu nhập tăng thì nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông cũng gia tăng. Và ngược lại, khi nền kinh tế
suy thoái, nhu cầu tiêu dùng giảm cũng sẽ ảnh hưởng tới ngành viễn thông.
Các chỉ tiêu kinh tế
Tổng GDP(tỷ USD) 60.9 71.1 87

Tăng trưởng GDP(%) 8.2 8.45 6.35
Thu nhập đầu người(USD/người) 736 835 1030
Tỷ giá hối đoái 15.984 16.072 16.525
Lạm phát(%) 6.6 12.6 23
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010,
Nhà nước đã xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:
GDP cứ 8 năm tăng gấp đôi.
Đảm bảo tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP.
Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp là 38 - 39% vào năm 2005 và 40 - 41% vào năm 2010.
Việc Việt Nam kí kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tham gia vào các thoả thuận khu
vực thương mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA đã mở ra thị trường rộng lớn. Theo đó, nhu cầu về
dich vụ điện thoại, intenet ngày càng tăng giúp cho công ty có thể mở rộng quy mô và hoạt động
trong mọi lĩnh vực dịch vụ.
Lạm phát gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận lớn người dân với mức tăng
chỉ số giá tiêu dùng lên tới 12,63% trong năm 2007 và tính tới hết tháng 11 năm 2008, chỉ số này là
trên 23%. Năm 2009 lạm phát tuy có giảm nhưng cũng vẫn còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
công ty. Chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng nhằm chặn đứng lạm phát đã làm
cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, phải tính tới phương án mua bán trong đó
công ty Viettel cũng gặp không ít khó khăn.
Sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đến nay cũng đã đạt đáy đã
ảnh hưởng rất nhỉều đến hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận đã không đạt mục tiêu đề ra
do khung hoảng kinh tế làm cho người dân hạn chế chi tiêu.
Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại
những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của Viettel. Nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia
tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương
pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hang, sự canh tranh gay

×