Tải bản đầy đủ (.pdf) (303 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 303 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN THỊ TUYẾT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN THỊ TUYẾT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. Nguyễn Văn Tạo
2. TS. Phạm Thị Vân Anh

Hà Nội - 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Tuyết


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN......................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .......................... 5
6. Những đóng góp của luận án ................................................................... 16
7. Kết cấu luận án ......................................................................................... 17

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 18
1.1. Tổng quan về năng lực tài chính của DN.......................................... 18
1.1.1. Khái niệm năng lực tài chính của doanh nghiệp ............................ 18
1.1.2. Nội hàm về năng lực tài chính của doanh nghiệp.......................... 22
1.1.3. Hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính cuả DN ............ 29
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp ....... 43
1.2.1. Nhóm nhân tố khách quan .............................................................. 43
1.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan .................................................................. 49
1.3. Tác động của năng lực tài chính đến giá trị doanh nghiệp ............. 54
1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp ở một
số nước trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam ......... 59
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp ở một
số nước trên thế giới. ................................................................................ 59
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................... 65
Kết luận chuương 1 ....................................................................................... 68
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM........ 69


iii
2.1. Tổng quan về ngành xây dựng và dnxd niêm yết trên thị trường
chứng khoán việt nam................................................................................ 69
2.1.1. Tổng quan về ngành xây dựng của Việt Nam ................................ 69
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp niêm yết
ngành xây dựng Việt Nam ........................................................................ 72
2.1.3. Phân loại các DNNYNXD .............................................................. 75
2.1.4. Đặc điểm của các DNNYNXD ....................................................... 76
2.1.5. Khái quát về kết quả kinh doanh của các DNNYNXD trên thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018 ............................ 79

2.2. Thực trạng năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết
ngành xây dựng Việt Nam ......................................................................... 97
2.2.1. Các DNNYNXD trong mẫu nghiên cứu ......................................... 97
2.2.2. Thực trạng về khả năng huy động vốn của DNNYNXD ............... 99
2.2.3. Thực trạng về năng lực quản lý và sử dụng vốn của các
DNNYNXD ............................................................................................ 122
2.2.4. Thực trạng về khả năng đảm bảo an tồn tài chính của các
DNNYNXD ............................................................................................ 134
2.3. Mơ hình kiểm định tác động của năng lực tài chính đến giá trị
doanh nghiệp của các DNNYNXD ......................................................... 144
2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng ................................................ 144
2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 144
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 145
2.3.4. Lựa chọn các biến nghiên cứu trong mô hình ............................ 145
2.3.5. Thống kê các biến trong mơ hình, giả thuyết nghiên cứu và mơ
hình nghiên cứu....................................................................................... 146
2.3.6. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình..................................... 148
2.3.7. Lựa chọn mơ hình ước lượng, kiểm định khuyết tật và khắc phục
khuyết tật của mơ hình. ........................................................................... 149
2.3.8. Kết quả phân tích hồi quy .......................................................... 154
2.4. Đánh giá năng lực tài chính của các DNNYNXD Việt nam giai
đoạn 2012 – 2018 ..................................................................................... 157
2.4.1. Những kết quả đạt đươc ................................................................ 157


iv
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế .................... 159
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 168
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM

....................................................................................................................... 169
3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và định hướng phát triển ngành xây dựng
việt nam ..................................................................................................... 169
3.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế .............................. 169
3.1.2. Định hướng phát triển ngành xây dựng Việt Nam ....................... 176
3.1.3. Triển vọng tăng trưởng ngành xây dựng Việt Nam ..................... 178
3.2. Quan điểm cần quán triệt khi đề xuất giải pháp nâng cao năng lực
tài chính cho các DNNYNXD .................................................................. 179
3.2.1. Xây dựng giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các
DNNYNXD phải tuân thủ quy định của pháp luật, mơi trường kinh doanh
và tình hình kinh tế vĩ mơ trong thời gian tới ......................................... 180
3.2.2. Xây dựng giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các
DNNYNXD phải phù hợp định hướng phát triển của ngành, của các
DNNYNXD ............................................................................................ 181
3.2.3. Xây dựng giải pháp nâng cao năng lực tài chính của DNNYNXD
địi hỏi việc cơng khai minh bạch mọi hoạt động của các DNNYNXD. 181
3.2.4. Xây dựng giải pháp nâng cao năng lực tài chính của DNNYNXD
phải đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN . 182
3.3. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các DNNYNXD Việt
Nam............................................................................................................ 182
3.3.1. Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp đối với DNNYNXD
................................................................................................................. 182
3.3.2. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh
doanh và định hướng phát triển của DNNYNXD .................................. 187
3.3.3. Nâng cao năng lực của các DNNYNXD trong việc xây dựng và
thẩm định các dự án đầu tư hợp lý và hiệu quả tạo tiền đề tăng năng lực
tài chính của DNNYNXD ....................................................................... 192
3.3.4. Minh bạch hố thơng tin tài chính doanh nghiệp ......................... 193



v
3.3.5. Quản trị tốt các khoản phải thu, hàng tồn kho, vốn bằng tiền nhằm
nâng cao khả năng thanh toán cho các DNNYNXD đảm bảo an tồn tài
chính ........................................................................................................ 196
3.3.6. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các DNNYNXD ............................................................ 198
3.3.7. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động và nâng cao tay nghề của công
nhân. ........................................................................................................ 202
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp .......................................................... 204
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 208
KẾT LUẬN .................................................................................................. 210
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 212
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ................... 219
DANH MỤC PHỤ LỤC.............................................................................. 220


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô TTCK Việt Nam từ 2000 - 2005 ...................................... 73
Bảng 2.2. Số lượng DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán tăng thêm
giai đoạn 2010 – 2017 ..................................................................................... 74
Bảng 2.3. DTT BQ theo QMV của các DNNYNXD giai đoạn 2012 - 2018 . 84
Bảng 2.4. Lợi nhuận thuần theo QMV của các DNNYNXD giai đoạn 2012 2018 ................................................................................................................. 85
Bảng 2.5. Lợi nhuận sau thuế theo QMV của các DNNYNXD giai đoạn 2012
– 2018 .............................................................................................................. 86
Bảng 2.6. Quy mơ DTT BQ phân theo tính chất sở hữu các DNNYNXD giai
đoạn 2012 - 2018 ............................................................................................. 89
Bảng 2.7. Lợi nhuận thuần theo tính chất sở hữu nhóm DNNYNXD giai đoạn
2012 - 2018...................................................................................................... 90
Bảng 2.8. Lợi nhuận sau thuế phân theo tính chất sở hữu nhóm DNNYNXD

giai đoạn 2012 - 2018 ...................................................................................... 91
Bảng 2.9. DTT phân theo lĩnh vực kinh doanh các DNNYNXD giai đoạn
2012 - 2018...................................................................................................... 94
Bảng 2.11. Lợi nhuận sau thuế theo lĩnh vực kinh doanh của các DNNYNXD
giai đoạn 2012 - 2018 ...................................................................................... 96
Bảng 2.12. Phân loại DNNYNXD theo quy mô vốn trong mẫu nghiên cứu . 98
Bảng 2.13. Phân loại DNNYNXD theo lĩnh vực hoạt động trong mẫu nghiên
cứu ................................................................................................................... 99
Bảng 2.14. Phân loại DNNYNXD theo tính chất sở hữu Nhà nước trong mẫu
nghiên cứu ....................................................................................................... 99
Bảng 2.15. Khả năng tự tài trợ của các DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012
- 2018............................................................................................................. 109
Bảng 2.16. Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư của các DNNYNXD Việt nam
giai đoạn 2012 - 2018 .................................................................................... 112
Bảng 2.17. Hê số nợ và cơ cấu nợ của DNNYNXD ..................................... 115


vii
Bảng 2.18. Khả năng huy động vốn nợ của các DNNYNXD Việt Nam giai
đoạn 2012-2018 ............................................................................................. 117
Bảng 2.19. ROS của nhóm DNNYNXD phân theo QMV giai đoạn 20122018 ............................................................................................................... 123
Bảng 2.20. BEP của nhóm DNNYNXD phân theo QMV giai đoạn 20122018 ............................................................................................................... 123
Bảng 2.21. ROA của nhóm DNNYNXD phân theo QMV giai đoạn 20122018 ............................................................................................................... 124
Bảng 2.22. ROE của nhóm DNNYNXD phân theo QMV giai đoạn 2012-2018
....................................................................................................................... 124
Bảng 2.23. ROS của nhóm DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu giai đoạn
2012-2018...................................................................................................... 126
Bảng 2.24. BEP của nhóm DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu giai đoạn
2012-2018...................................................................................................... 126
Bảng 2.25. ROA của nhóm DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu giai đoạn

2012-2018...................................................................................................... 127
Bảng 2.26. ROE của nhóm DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu giai đoạn
2012-2018...................................................................................................... 127
Bảng 2.27. ROS của nhóm DNNYNXD phân theo lĩnh vực kinh doanh giai
đoạn 2012-2018 ............................................................................................. 130
Bảng 2.28. BEP của nhóm DNNYNXD phân theo lĩnh vực kinh doanh giai
đoạn 2012-2018 ............................................................................................. 130
Bảng 2.29. ROA của nhóm DNNYNXD phân theo lĩnh vực kinh doanh giai
đoạn 2012-2018 ............................................................................................. 131
Bảng 2.30. ROE của nhóm DNNYNXD phân theo lĩnh vực kinh doanh giai
đoạn 2012-2018 ............................................................................................. 131
Bảng 2.31. Khả năng thanh toán hiện thời của các DNNYNXD Việt Nam giai
đoạn 2012 - 2018 ........................................................................................... 135


viii
Bảng 2.32. Khả năng thanh toán nhanh của các DNNYNXD Việt Nam giai
đoạn 2012 – 2018 .......................................................................................... 137
Bảng 2.33. Khả năng thanh toán tức thời của DNNYNXD Việt Nam giai đoạn
2012 – 2018 ................................................................................................... 139
Bảng 2.34. Thống kê các biến trong mơ hình, ký hiệu và cơng thức tính .... 146
Bảng 2.36. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong mơ hình ....................... 149
Bảng 2.37. Kết quả kiểm định Hausman Test cho mơ hình 1 ...................... 152
Bảng 2.38. Kết quả kiểm định Hausman Test cho mơ hình 2 ...................... 152
Bảng 2.39. Kết quả kiểm định tự tương quan các mô hình .......................... 153
Bảng 2.40. Kết quả hồi quy của các mơ hình ............................................... 154


ix
DANH MỤC CÁC BIỂU


Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ vốn hóa/GDP trên TTCK Việt Nam ................................. 73
giai đoạn 2006 - 2009 ...................................................................................... 73
Biểu đồ 2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của các
DNNYNXD giai đoạn 2012 – 2018................................................................ 80
Bảng 2.10. Lợi nhuận thuần theo lĩnh vực kinh doanh của các DNNYNXD 95
Biểu đồ 2.3. Vốn bình quân của các DNNYNXD Việt Nam phân theo QMV
giai đoạn 2012 - 2018 .................................................................................... 101
Biểu đồ 2.4. Vốn bình quân của các DNNYNXD Việt Nam phân theo tính
chất sở hữu giai đoạn 2012 - 2018 ................................................................ 101
Biểu đồ 2.5. Vốn bình quân của các DNNYNXD Việt Nam phân theo lĩnh
vực kinh doanh giai đoạn 2012 - 2018 .......................................................... 102
Biểu đồ 2.6. Quy mơ vốn chủ sở hữu bình qn phân theo QMV trong các
DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012-2018................................................ 104
Biểu đồ 2.7. Quy mơ vốn chủ sở hữu bình qn phân theo tính chất sở hữu
trong các DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ................................ 105
Biểu đồ 2.8. Quy mô vốn chủ sở hữu bình quân phân theo lĩnh vực kinh
doanh trong các DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ..................... 106

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng......................... 191


x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BEP

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

BQ


Bình qn

CSH

Chủ sở hữu

CSTK

Chính sách tài khố

CSTT

Chính sách tiền tệ

CTCP

Cơng ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNVN

Doanh nghiệp Việt Nam

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


DNXD

Doanh nghiệp xây dựng

DNXDCNNY

Doanh nghiệp xây dựng công nghiệp niêm yết

DNXDDDNY

Doanh nghiệp xây dựng dân dụng niêm yết

DNXDHTNY

Doanh nghiệp xây dựng hạ tầng niêm yết

DNNYNXD

Doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HQSXKD

Hiệu quả sản xuất kinh doanh

NCKH


Nghiên cứu khoa học

NHTM

Ngân hàng thương mại

NN

Nhà nước

QMV

Quy mô vốn

ROA

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

ROE

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

ROS

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

TTCK

Thị trường chứng khoán


UBCKNN

Uỷ ban chứng khoán nhà nước

VCSH

Vốn chủ sở hữu


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với các ngành kinh tế khác nhau như: nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ thì ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của
mỗi quốc gia. Ngành XD góp phần tạo ra tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật để
phát triển kinh tế như: đường xá, bến cảng, sân bay, bên cạnh đó ngành cịn
tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người như: các dự án
liền kề, chung cư, biệt thự...Ngành công nghiệp – xây dựng luôn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu kinh tế của quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát
triển, ngành góp phần tạo cơng ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động,
làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nền kinh tế. Để đạt được những kết quả trên
khơng thể khơng kể đến vai trị của doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là những
DN xây dựng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng (DNNYNXD) là một trong
những DN đặc thù bởi sản phẩm của các DNNYNXD thường có giá trị cao,
kết cấu phức tạp và thời gian thi công kéo dài. Bởi vậy, đây là DN có nhu cầu
về vốn rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và rủi ro trong kinh doanh cao, phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Trong quá trình phát triển kinh tế thị
trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của các DNXD trong và ngồi nước, các

DNXD nói chung và các DNNYNXD nước ta nói riêng đang đứng trước cơ
hội và thách thức lớn. Để có thể đứng vững trên thị trường, địi hỏi mỗi
DNXD phải có năng lực tài chính đủ mạnh. Nâng cao năng lực tài chính đối
với các DN nói chung và các DNNYNXD nói riêng là một yêu cầu cấp bách
trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Việc nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp
cho DN ngành xây dựng, đặc biệt là các DNNYNXD có thể ứng dụng khoa
học cơng nghệ xây dựng hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất
lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh
của các DN xây dựng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Nhận thức được
tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây, nhiều DNNYNXD đã có nhiều


2
nỗ lực trong việc nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn
sản xuất kinh doanh giúp DN đứng vững được trong môi trường cạnh tranh để
tồn tại và phát triển. Song, trước yêu cầu mới của quá trình phát triển nhiều
DN bắt đầu bộc lộ những yếu kém về năng lực tài chính, chưa đủ vốn để đảm
nhận những cơng trình dự án lớn. Do vậy, nâng cao năng lực tài chính để từ
đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và
giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh là mục tiêu hướng đến của các DN
nói chung và các DNNYNXD nói riêng.
Dù đã trải qua hơn 10 năm sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008
nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DN nói chung và của các DNNYNXD nói riêng. Các
DNXD phải đối mặt với nhiều khó khăn như áp lực về vốn, về tiền lương, về
lãi vay….từ đó ảnh hưởng đến năng lực tài chính của DN. Tác động của các
chính sách kinh tế vĩ mô như CSTK thắt chặt, CSTT thắt chặt cùng với đó là
TTCK sụt giảm đã làm giảm khả năng tiếp cận vốn cũng như đẩy lãi suất lên
cao đã ăn mòn lợi nhuận của DN. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan
kể trên thì những yếu kém nội tại của DN trong cung cách quản lý, điều

hành… cũng làm giảm dần năng lực tài chính của các DNNYNXD Việt Nam.
Xuất phát từ những cách tiếp cận trên, trên cơ sở những bất cập về năng
lực tài chính, cần có những nghiên cứu một cách đầy đủ, hồn thiện và có hệ
thống để đưa ra những giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm nâng cao năng lực
tài chính của các DNNYNXD của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy NCS
đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ kinh
tế chuyên ngành Tài chính – ngân hàng vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất xây dựng giải pháp nâng cao
năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam.


3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể như
sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về năng
lực tài chính của DN.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các
DNNY ngành xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012-2018.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của
các DNNY ngành xây dựng Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực tài chính của các DN niêm
yết ngành xây dựng Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu 72 DNXDNY trên thị trường

chứng khoán Việt Nam trong mẫu nghiên cứu.
- Về thời gian: Sử dụng số liệu, dữ liệu báo cáo tài chính và các báo cáo
khác trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018
- Về nội dung: luận án nghiên cứu những vấn đề về năng lực tài chính,
những lý luận chung về năng lực tài chính, thực tiễn cũng như các giải
pháp tài chính nâng cao năng lực tài chính tại các DNNYNXD Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sinh đặt năng lực tài chính của DNNYNXD ở trạng thái
chuyển động và phát triển. Những nhân tố tác động đến năng lực tài chính
khơng ngừng thay đổi đồng thời năng lực tài chính cũng tác động trở lại
những nhân tố ảnh hưởng. Phương pháp luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu
của luận án là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đặt ra,
đề tài sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau:


4
4.1.

Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh

 Phương pháp tính tốn và phân tích số liệu
Dựa trên số liệu thu thập được, NCS tiến hành tính tốn các chỉ tiêu tài
chính cần phân tích.Thơng qua hệ thống bảng so sánh, biểu đồ…những số
liệu phân tích được so sánh, đối chiếu cho thấy sự chuyển động, sự vận động
theo thời gian…của các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của DNNYNXD.
Việc liên tục sử dụng phương pháp so sánh giữa các nhóm doanh
nghiệp, giữa năm này với năm khác, giữa các DN đặc thù với nhau cho thấy
diễn biến về năng lực tài chính của các DNNYNXD. Từ đó giúp cho việc
nghiên cứu chỉ ra những ảnh hưởng tích cực, những xu hướng tiêu cực mà các

DNXDNY trong quá trình sản xuất kinh doanh gặp phải. Phương pháp so
sánh là một trong những phương pháp chủ yếu được NCS sử dụng.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nhằm tạo thêm căn cứ đánh giá NLTC của các DNNYNXD Việt Nam
giai đoạn 2012-2018, luận án sử dụng phương pháp phân tích định lượng trên
dữ liệu bảng ( Panel Data) Pooled OLS, FEM, REM, FGLS để kiểm định tác
động của NLTC đến giá trị doanh nghiệp của các DNNYNXD trong mẫu
nghiên cứu.
4.2.

Một số phương pháp cơ bản của thống kê học

 Phương pháp thu thập số liệu:
Việc nghiên cứu về năng lực tài chính sử dụng số liệu thứ cấp, thu thập
tại 72 DNNYNXD trên TTCK Việt Nam. Tác giả sử dụng nhiều tài liệu của
chính cơng ty nghiên cứu, phần mềm FiinFro, các báo cáo tổng kết của Bộ
Tài chính, Bộ Xây dựng, Thư viện quốc gia, cổng thông tin của các cơng ty
chứng khốn, dữ liệu từ hệ thống ngân hàng, uỷ ban chứng khoán nhà nước,
sở giao dịch chứng khốn Hà Nội, sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh, dữ
liệu kinh tế vĩ mô được sử dụng từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan,
các tạp chí trong và ngồi nước…Thơng tin từ các nguồn này có tác dụng bổ
sung, đối chiếu với thông tin thu thập được từ DN.


5
 Phương pháp phân tổ thống kê
Mẫu nghiên cứu là 72 DNNYNXD với phạm vi thời gian là 7 năm từ
2012 đến 2018 nên nghiên cứu sinh đã thực hiện phân tổ để nghiên cứu. Việc
nghiên cứu 72 DNNYNXD đảm bảo tính đa dạng và tồn diện bao gồm các
DNXDNY hoạt động trên cả nước tại 3 miền Bắc – Trung – Nam, nhiều lĩnh

vực hoạt động như lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng hạ tầng, xây dựng
công nghiệp với quy mơ lớn nhỏ khác nhau, có tỷ lệ vốn góp của Nhà nước
khác nhau..., và đa dạng nguồn gốc và lịch sử phát triển.
Dựa vào quy mô nguồn vốn, nghiên cứu sinh chia ra làm các nhóm
DNXDNY có quy mơ dưới 500 tỷ; DNXDNY có quy mơ vốn từ 500 đến
1000 tỷ; DNXDNY có quy mơ trên 1000 tỷ.
Dựa vào tính chất sở hữu, NCS chia ra làm các nhóm DNXDNY:
DNXDNY có trên 50% vốn góp Nhà nước, DNXDNY có dưới 50% vốn góp
Nhà nước, DNXDNY khơng có vốn góp Nhà nước.
Dựa vào lĩnh vực kinh doanh, NCS chia ra làm các nhóm DNXDNY:
DNXDHTNY, DNXDCNNY, DNXDDDNY.
Ngồi ra trong luận án cũng có các bảng biểu và mơ hình hố để minh
hoạ các vấn đề cần trình bày.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
5.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
a. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội hàm năng lực tài
chính
Ở Việt Nam, đã có một số cơng trình nghiên cứu cả về mặt lý luận và
thực tiễn về nâng cao năng lực tài chính dưới góc độ một phần của cơng tác
quản trị tài chính DN cũng như dưới góc độ nghiên cứu chun sâu riêng về
cơng tác đánh giá năng lực tài chính trong DN. Các tài liên liên quan đến nội
hàm năng lực tài chính có thể kể đến như:
Luận án tiến sỹ “Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của DNNVV
ở Việt Nam hiện nay” (2012) của tác giả Phạm Thị Vân Anh tại Học viện Tài


6
chính là một luận án đã được cơng nhận và được đánh giá cao về những kết
quả nghiên cứu. Với nội dung nghiên cứu có tính hệ thống và tồn diện, tác
giả đã làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về khái niệm, nội dung, các tiêu chí

đánh giá cũng như nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp.
Trên cơ sở thu thập số liệu cùng với phân tích đánh giá mang tính định tính và
định lượng, luận án đã có những kết luận khá xác đáng về năng lực tài chính
DNNVV có cơ sở lý luận và mang tính thực tiễn cao.
Luận án của NCS kế thừa những lý luận về quan niệm năng lực tài chính
của tác giả Phạm Thị Vân Anh. Tuy nhiên, khác với đối tượng nghiên cứu
luận án của tác giả, luận án của NCS với đối tượng là năng lực tài chính của
các DNNYNXD Việt Nam. Trong luận án của NCS sẽ làm rõ những điểm đặc
thù về tài chính và năng lực tài chính của các DNNYNXD so với các
DNNVV. Từ những nền tảng này luận án của NCS sẽ phân tích và đánh giá
năng lực tài chính của DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018 và qua
đó đề xuất những giải pháp trong việc nâng cao năng lực tài chính của các
DNNYNXD trong thời gian tới.
Lã Thị Lâm (2016), Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài
chính đã làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về tài chính, năng lực tài chính của
ngân hàng thương mại, phương pháp đánh giá năng lực tài chính cũng như các
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính ngân hàng. Trên cơ sở thu thập số liệu
cùng với phân tích đánh giá mang tính định tính luận án của tác giả Lã Thị Lâm
đã có những đánh giá sâu sắc về năng lực tài chính của các NHTM cổ phần 2009
– 2014. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính của NHTM
cổ phần có cơ sở lý luận và mang tính thực tiễn cao.
NCS có sự kế thừa những lý luận về quan niệm năng lực tài chính của
tác giả. Tuy nhiên, khác với đối tượng nghiên cứu luận án của tác giả Lã Thị
Lâm là năng lực tài chính của NHTM cổ phần, NCS lựa chọn đối tượng
nghiên cứu là năng lực tài chính của các DNNYNXD Việt Nam. Trong luận


7
án của NCS sẽ làm rõ điểm đặc thù về tài chính và năng lực tài chính của các

DNNYNXD so với các NHTM cổ phần.Từ những nền tảng lý luận này NCS
sẽ phân tích và đánh giá năng lực tài chính của các DNNYNXD giai đoạn
2012 – 2018 từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên
nhân của hạn chế và đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực
tài chính của các DNNYNXD.
Phan Thị Hằng Nga (2013), Năng lực tài chính của các NHTM Việt
Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh đã
đề cập đến năng lực tài chính của NHTM. Luận án đã đưa ra những lý luận cơ
bản của về năng lực tài chính của NHTM, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực tài chính ngân hàng. Với dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam trong
giai đoạn 2002-2013, điểm nổi bật của luận án là việc kết hợp hai phương
pháp định tính và định lượng để đánh giá năng lực tài chính của các NHTM
theo mơ hình CAMELS có giá trị khoa học cao. Những giải pháp đưa ra hoàn
toàn phù hợp với thực tiễn và môi trường hoạt động của các NHTM Việt
Nam. Tuy nhiên, cũng như tác giả Lã Thị Lâm, đối tượng nghiên cứu luận án
của tác giả Phan Thị Hằng Nga là năng lực tài chính của các NHTM Việt
Nam còn NCS lựa chọn đối tượng nghiên cứu là năng lực tài chính của các
DN niêm yết ngành xây dựng VN. Kế thừa những kết quả nghiên cứu của tác
giả Phan Thị Hằng Nga, NCS sẽ làm rõ hơn quan niệm và nội dung của năng
lực tài chính DN trên cơ sở đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN,
phân tích rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của DN.
b. Những cơng trình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực tài chính
Đề tài NCKH cấp Học viện “ Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực tài
chính đối với DNNVV ở Việt Nam” (2016) – Tác giả Nguyễn Thị Tuyết và
Phạm Thanh Thuỷ.
Đề tài nghiên cứu đi sâu vào phân tích khả năng tiếp cận vốn của
DNNVV thơng qua các kênh như vốn tự có, kênh tín dụng, thông qua các quỹ



8
hỗ trợ DNNVV, qua các chính sách kinh tế vĩ mô và qua thị trường vốn. Qua
tham khảo đề tài giúp NCS kế thừa được những cách mà các tác giả đưa ra
nhằm nâng cao khả tiếp cận nguồn lực tài chính đối với DNNVV để từ đó đưa
ra cách giúp DNXDNY huy động nguồn lực tài chính nhằm gia tăng năng lực
tài chính cho nhóm DN này.
Bài báo khoa học “ Gói cứu trợ 30.000 tỷ cho bất động sản: Cơ hội và
giải pháp” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế tốn số 11/2013 tr 37 39 của tác giả Nguyễn Đình Hồn đề cập đến những giải pháp thúc đẩy một
số chính sách hỗ trợ ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản của chính phủ,
đây là một vấn đề thời sự và là một nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính
của các DNXD
Bài báo khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và
hiệu quả hoạt động tài chính: tiếp cận theo phương pháp đường dẫn” năm
2010 – Tác giả Đoàn Ngọc Phi Anh. Nghiên cứu đã sử dụng số liệu của 428
CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bằng việc sử dụng
phương pháp phân tích đường dẫn (path analysis), nghiên cứu chỉ ra những
yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn như: hiệu quả kinh
doanh; rủi ro kinh doanh; cấu trúc tài sản và quy mô doanh nghiệp.
Đề tài NCKH cấp Học viện “Tái cấu trúc tại các tổng công ty xây dựng
ở Việt Nam: bài học kinh nghiệm và giải pháp” năm 2012 – Tác giả Vũ Công Ty.
Đề tài nghiên cứu luận giải sâu sắc đối với các chiến lược tái cấu trúc
doanh nghiệp và khẳng định tái cơ cấu nguồn vốn là bộ phần quan trọng trong
chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp. Trong đó, đề tài đã cụ thể hoá tầm quan
trọng của chiến lược tái cấu trúc tại các công ty xây dựng ở Việt Nam bằng
việc xây dựng các tình huống chi tiết về tái cấu trúc tài chính đối với Tổng
cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần xây dựng
Điện Việt Nam và Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam. Ngồi ra, đề tài đã
đưa ra bài học tái cấu trúc doanh nghiệp trên góc độ tài chính đối với các tổng
cơng ty xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm tái cấu trúc trên thế giới.



9
Bài báo khoa học “ Bài toán vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Vân Anh đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Tài chính Kế tốn tháng 4 năm 2008 tr 36-37 đã đánh giá một cách tổng
quát tình hình vốn của DNNVV Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn mà
DNNVV gặp phải trong việc tiếp cận nguồn vốn từ đó tác giả đề xuất một số
giải pháp nhằm giúp các DNNVV tiếp cận được với những nguồn vốn trong
nền kinh tế. Tham khảo nội dung bài báo giúp NCS có cái nhìn tổng quan hơn
về khả năng tiếp cận nguồn vốn của DNNVV để từ đó giúp NCS đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn đối với DNXDNY từ
đó nâng cao năng lực tài chính của nhóm DN này.
Nghiên cứu của Alexandru loan Cuza [60] “ University of Iasi, Romania
and Auvergne University France” về “Mesuring the financial performance of
the European Systemically important bank” đây là cơng trình nghiên cứu tác
động của các yếu tố nội tại và bên ngồi đến năng lực tài chính của NHTM,
cơng trình chọn 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu theo quy mơ tài sản, trên cơ sở
đó để đánh giá sự tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời. Các chỉ số
được chọn để đánh giá khả năng sinh lời là ROAA (Thu nhập/ Tài sản bình
quân), ROEA (Thu nhập/ Vốn chủ sở hữu bình quân)…Các yếu tố nội tại bao
gồm quy mô vốn, năng lực quản lý, tính chất tài sản, chất lượng tài sản. Các
yếu tố bên ngoài như GDP, lạm phát. Dữ liệu sử dụng là các báo cáo tài chính
của các ngân hàng được chọn, của WB. Kết luận nghiên cứu là “ Mức độ sinh
lời chịu tác động của các yếu tố quy mô vốn, quy mô tài sản, quy mô ngân
hàng, cấu trúc và chất lượng tài sản. Mức độ tác động tuỳ thuộc vào yếu tố vĩ
mô”. Mặc dù nghiên cứu của các giả đi sâu vào nghiên cứu năng lực tài chính
của NHTM tuy nhiên NCS tham khảo nghiên cứu và kế thừa những quan điểm
về năng lực tài chính để từ đó NCS làm rõ đặc điểm đặc thù về tài chính và
năng lực tài chính của các DNXDNY so với các NHTM.
Nghiên cứu “Capital Structure and Firm Performance: Evidence from

Iranian Companies” năm 2011- Tác giả Saeedi sử dụng 4 chỉ số đo lường


10
gồm ROA, ROE, EPS và Tobin’s Q là biến độc lập và 3 chỉ số đo lường cơ
cấu nguồn vốn (hệ số nợ ngắn hạn, hệ số nợ dài hạn, hệ số nợ tổng thể) làm
biến phụ thuộc. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng với mẫu
gồm 320 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Terhan giai
đoạn 2002-2009. Kết quả chỉ ra rằng, chỉ số EPS và Tobin’s Q bị ảnh hưởng
đáng kể và tích cực với cơ cấu nguồn vốn, trong khi hệ số ROA có ảnh hưởng
ngược chiều. Tuy nhiên, khơng có sự liên hệ giữa ROE và cơ cấu nguồn vốn.
Nghiên cứu này chứng minh rằng mối liên hệ giữa cơ cấu nguồn vốn và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp là chưa rõ ràng.
Nghiên cứu “Capital Structure and Firm Value: Empirical Evidence
fromNigeria” năm 2012- tác giả Ogbulu để tìm ra mối quan hệ giữa cơ cấu
nguồn vốn và giá trị của doanh nghiệp. Nghiên cứu được tiến hành với mẫu
gồm 124 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigeria vào giai
đoạn cuối tháng 9 năm 2007. Phương pháp bình phương nhỏ nhất được tiến
hành đưa ra kết quả là khơng có sự ảnh hưởng giữa cơ cấu nguồn vốn và giá
trị của doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu “ The Federal Reserve Bank of St.Louis” của nhóm
tác giả R.Alton Gilbert, Andrew P.Meyer và Mark D [59]. Nhóm tác giả phân
tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tài chính của ngân hàng
theo tiêu chuẩn của mơ hình Camel, nhóm tác giả cho thấy rằng C, A, M, E, L
có thể tác động đến khả năng tài chính của ngân hàng, thơng qua kết quả hồi
quy Probit đã chỉ ra rằng các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lời, chất
lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản là các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tài chính của các tổ chức tín dụng.
John Tatom [70] cũng nghiên cứu giống nhóm tác giả trên, tác giả cũng
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tài chính theo tiêu chuẩn mơ

hình Camel. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng tài chính của các tổ chức tín
dụng cũng chịu tác động của các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lời, chất
lượng tài sản, chất lượng quản lý và khả năng thanh khoản của các tài sản.


11
Christine Brown và Kevin Davis Christine Brown and Kevin Davis [65]
(2008), Capital management in mutual financial institutions, Journal of
Banking & Finance 33 pp 443-455, nhóm tác giả nghiên cứu về hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng Pháp giai đoạn 1990-2003. Trong nghiên cứu
này, nhóm tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
các ngân hàng như chí phí vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu, hệ thống thanh tốn và kết quả thu được cho thấy chi phí vốn có tác động
ngược chiều đến khả năng tài chính của ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh và khả năng
tài chính của ngân hàng, hệ thống thanh tốn có mối quan hệ thuận chiều với
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng do hệ thống thanh toán tốt sẽ thu hút
nhiều người thực hiện dịch vụ và từ đó làm tăng lợi nhuận.
c. Những cơng trình, nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp xây
dựng
Phan Hồng Mai (2012), Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành
xây dựng niêm yết tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc
dân là một cơng trình nghiên cứu cơng phu, bài bản có tính ứng dụng cao vì
tác giả lựa chọn nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Qua luận án tác giả đã hệ
thống hoá những lý luận cơ bản về quản lý tài sản tại các DNXD nói chung,
mơ tả và đánh giá thực tế quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây
dựng niêm yết ở Việt Nam, từ đó phát hiện ra những nguyên nhân cụ thể dẫn
tới việc quản lý tài sản chưa chặt chẽ, khoa học. Qua đó, tác giả đề xuất
những giải pháp khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý tài sản tại các công ty

cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam.
Tuy nhiên dù luận án lựa chọn phạm vi nghiên cứu là các DNXDNY
nhưng luận án chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu tài chính để
đánh giá hiệu quả quản lý tài sản mà không luận bàn đến năng lực tài chính
của các DNNYNXD. Qua việc tham khảo luận án của tác giả Phan Hồng Mai,


12
NCS đã kế thừa những lý luận cơ bản và thực tiễn về chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả quản lý tài sản tại các DN nói chung và các DNNYNXD nói riêng làm cơ
sở để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của DNXDNY
và qua đó xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính cho các
DN này.
Nguyễn Thị Thanh Hải (2013), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh doanh trong các DNXD cơng trình giao thơng thuộc bộ giao
thông vận tải, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân là một cơng
trình nghiên cứu khoa học, công phu. Bên cạnh việc tác giả xây dựng và hoàn
thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung
thì tác giả cũng nêu ra tác động từ đặc điểm riêng biệt của DNXD ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên luận án mới chỉ luận bàn về hiệu
quả sản xuất kinh doanh trong phạm vi các DNXD cơng trình giao thơng
thuộc Bộ Giao thơng Vận tải (hiện nhiều DN đã cổ phần hoá và chuyển phần
vốn nhà nước về Tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước – SCIC quản lý) mà
không đề cập đến năng lực tài chính của các DNXD này. Mặt khác số lượng
mẫu nghiên cứu của tác giả nghiên cứu chưa nhiều bên cạnh đó có điểm
chung là xây dựng cơng trình giao thông cũng như thuộc Bộ giao thông vận
tải quản lý do đó phạm vi nghiên cứu cũng như tính thời sự của luận án khơng
phù hợp với tình hình hiện nay.
Nguyễn Đình Hồn (2017), Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học

viện tài chính đã hệ thống hố khá tồn diện những lý luận cơ bản về doanh
nghiệp xây dựng, và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN xây dựng. Đặc biệt
tác giả đã tập trung luận giải khá rõ hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sản xuất kinh doanh của của DNXD theo 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu đánh
giá hiệu suất hoạt động, nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của DNXD.
Dựa trên mẫu nghiên cứu là 78 DNXDNY tác giả đã đánh giá tổng quan về
các DNXDNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015.


13
Trên cơ sở nguồn số liệu và từ việc sử dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu đã
xây dựng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cả về mặt định tính và
định lượng, luận án đã chỉ ra việc ứng dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu đã
phản ánh được thực trạng của các DNXDNY thời gian qua.
Tuy nhiên mặc dù luận án có sử dụng chỉ tiêu khả năng sinh lời, và hiệu
quả sử dụng vốn là 2 trong số những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng
lực tài chính của DNXDNY nhưng nội dung của luận án phân tích về hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các DNXDNY Việt Nam. Do vậy, luận án của NCS
không trùng lắp với nội dung nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Hồn.
Tham khảo luận án của tác giả Nguyễn Đình Hồn, NCS đã kế thừa
được những lý luận cơ bản về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
làm cơ sở để đánh giá năng lực tài chính của DN. Tuy nhiên, luận án của NCS
sẽ làm rõ hơn và bổ sung và hoàn thiện thêm các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài
chính của DN.
Ngơ Thị Kim Hồ (2018), Quản trị vốn kinh doanh trong các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến
sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã hệ
thống hoá những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh
trong các DN. Trên cơ sở khảo sát tình hình quản trị vốn kinh doanh tại 50
DNXDNY trong giai đoạn 2012-2016 bằng các phương pháp điều tra chọn

mẫu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp các câu hỏi cho các chuyên gia, các
nhà quản lý, các nhân viên chuyên môn đã được chọn trong mẫu điều tra, tác
giả đã đưa ra những đánh giá khách quan về những kết quả đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản trị vốn kinh doanh của các
DNXDNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng mơ hình kinh tế
lượng đánh giá mối quan hệ của quản trị vốn lưu động và quản trị vốn cố định
đến khả năng sinh lời của các DNXDNY. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất
và phân tích một cách có cơ sở khoa học các giải pháp quản trị vốn kinh


×