Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quy trình tổ chức seminar trong dạy học theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.37 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>QUY TRÌNH TỔ CHỨC SEMINAR TRONG DẠY HỌC </b>


<b>THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC </b>



<b>CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM</b>



<b> TS. Nguyễn Thị Bích Liên</b>1
<b>Tóm tắt: Quy trình tổ chức seminar trong dạy học nhằm phát triển năng lực </b>


(NL) cho sinh viên sư phạm là xu hướng tất yếu trong đào tạo sư phạm. Quy
trình tổ chức seminar được tiến hành qua ba giai đoạn (chuẩn bị, thực hiện
và kết thúc) và 12 bước. Mỗi bước có nhiều hoạt động tương tác giữa giảng
viên và sinh viên (cụ thể ở mục 2.2). Mỗi bước trong từng giai đoạn giúp sinh
viên phát triển năng lực theo chuẩn nghề nghiệp. Ba nhóm năng lực được
tập trung nghiên cứu là: nhóm năng lực chuẩn bị seminar (NL tự nghiên cứu
tài liệu, NL tìm kiếm thơng tin, NL tư duy độc lập…); nhóm năng lực thực hiện
seminar (NL thuyết trình, NL giao tiếp…); nhóm năng lực tự đánh giá (NL xác
định cơ hội phát triển, NL lập kế hoạch phát triển cá nhân…)


<i><b>Từ khố: Quy trình, seminar trong dạy học và phát triển năng lực.</b></i>
<b>1. Đặt vấn đề</b>


Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những hướng để nâng cao chất
lượng dạy học (DH). Đối với trường sư phạm, khoa sư phạm (KSP), sự đổi mới này phải
đi đầu nhằm kích thích sinh viên sư phạm (SVSP) không những học tập để nắm vững
hệ thống tri thức cơ bản liên quan đến nghề mà còn phải rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo
nghề nghiệp, say mê tra cứu, sáng tạo trong lĩnh vực chun mơn của mình, v.v. nhằm
phát triển năng lực nghề nghiệp cho SVSP ngay từ giảng đường đại học.


Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một hướng đổi mới tích cực trong giáo dục đại học
hiện nay. Triết lý của phương thức đào tạo này là: Tôn trọng người học, xem người học
là trung tâm trong quá trình đào tạo. Bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là sự tích


1 Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

lũy kiến thức được quy định trong các chương trình đào tạo như: số tín chỉ tích lũy tối
thiểu và điểm trung bình chung tích lũy tối thiểu quy định cho mỗi chương trình để sinh
viên có thể tốt nghiệp. Trong chương trình đào tạo này, giảng viên (GV) cần dành thời
gian cho sinh viên (SV) tự nghiên cứu nhiều hơn nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo
của SV. Trong đó, hình thức seminar là hình thức mà chúng ta có thể sử dụng như là một
giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo được những yêu cầu cơ bản của việc đào tạo theo
hệ thống tín chỉ cũng như nâng cao hiệu quả dạy học ở đại học.


Khi tổ chức seminar trong dạy học theo hướng phát triển năng lực, điều trước
tiên phải chú ý là xây dựng được quy trình tổ chức phù hợp, tạo điều kiện để quá
trình tổ chức đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, thơng qua q trình tổ chức seminar
phải giúp phát triển ở SVSP những năng lực cơ bản của nghề dạy học, đáp ứng yêu
cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay.


<b>2. Nội dung nghiên cứu</b>


<i><b>2.1. Những vấn đề chung về quy trình tổ chức seminar trong dạy học theo </b></i>
<i><b>hướng phát triển năng lực</b></i>


Đối với nhiều cơng việc, quy trình sử dụng để thực hiện cơng việc đó quan
trọng hơn nhiều so với sản phẩm làm ra. Nói đến quy trình là nói đến giải pháp kỹ
thuật hay cơng nghệ. Quy trình chính là bản chỉ dẫn kỹ thuật cho việc thực hiện
một quá trình hoạt động nào đó. Nếu tn thủ theo đúng quy trình một cách lơgic
nghiêm ngặt thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động.


<i>Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý và các cộng sự: “Quy </i>
trình là các bước phải tuân theo khi tiến hành cơng việc nào đó”. Theo “Các thẻ đa
năng” của Dự án tăng cường năng lực các trung tâm dạy nghề đã triển khai ở Việt Nam


từ 1995 đến 2004, John Cullum cho rằng: “Quy trình là các bước được thực hiện theo
<b>một trình tự thích hợp để hồn thành một kỹ năng”. Ở đây, chúng tơi quan niệm: Quy </b>
trình là một trình tự các thao tác, các bước, các khâu, các công đoạn, v.v. để thực
hiện một hoạt động nhằm đạt được mục đích đã đề ra.


Seminar là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học nhằm phát huy vai
trị tích cực, độc lập của SV; đồng thời giúp cho SV bước đầu tiếp cận với những
phương pháp nghiên cứu khoa học để trở thành một cán bộ khoa học có trình độ.
Hơn nữa, thơng qua việc tổ chức seminar sẽ giúp phát triển ở SV những năng lực
nghề nghiệp cơ bản, đặc biệt đối với SVSP.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Mỗi con người có năng lực phù hợp với một loại hình hoạt động nhất định. Đó
là cơ sở không thể thiếu để con người tham gia vào hoạt động nghề nghiệp. Trong
từng nghề nghiệp, mỗi cá nhân đạt được kết quả khác nhau. Điều đó thể hiện sự
khác nhau về mức độ năng lực của họ.


Năng lực sư phạm là loại năng lực chuyên môn, phù hợp với những đặc điểm
của hoạt động sư phạm. Trên cơ sở quan niệm về năng lực nói chung, năng lực sư
phạm được xác định là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân phù hợp
với những yêu cầu của hoạt động sư phạm, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.


Quy trình tổ chức seminar theo hướng phát triển năng lực là trình tự các giai đoạn,
các bước cần thiết giúp GV tổ chức, điều khiển và SV trình bày, thảo luận, tranh luận về
những chủ đề khoa học nhất định, thơng qua đó giúp SV hình thành và phát triển năng
lực cơ bản của nghề dạy học hay năng lực sư phạm (NLSP).


Việc thiết kế được dựa trên những qui tắc và yêu cầu chung, đó là đảm bảo tính
hệ thống, khoa học của quy trình; đảm bảo tính hành dụng của quy trình; đảm bảo
tính sư phạm của quy trình; đảm bảo tính khả thi của quy trình.



Các ngun tắc cơ bản trên ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, bổ
sung cho nhau, tạo nên sự thống nhất về lí luận cũng như thực tiễn, làm nền tảng cho việc
xây dựng quy trình tổ chức seminar theo hướng phát triển năng lực cho SVSP.


<i><b>2.2. Qui trình tổ chức seminar trong dạy học theo hướng phát triển năng lực</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Giai đoạn</b> <b>Các hoạt động của GV</b> <b>Các hoạt động của SV</b>


<b>1. Chuẩn bị </b>
<b>seminar</b>


- Bước 1: Giới thiệu và hướng dẫn SVSP
nghiên cứu giáo trình, tài liệu của học
phần.


- Bước 2: Giới thiệu chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học (GVTH) do Bộ GD -
ĐT ban hành. Xác định những năng lực
hiện có và những NL cịn thiếu của SVSP
so với chuẩn nghề nghiệp.


- Bước 3: Xây dựng chủ đề seminar với
mục tiêu phát triển năng lực và giao chủ
đề cho từng nhóm SVSP.


- Bước 4: Xác định những NL mà SVSP
cần có để thực hiện các nhiệm vụ được
giao khi tổ chức seminar (cách xây
dựng một đề cương chi tiết cho nội dung
nghiên cứu, kỹ năng tìm tịi và tra cứu


thơng tin, kỹ năng thuyết trình vấn đề và
kỹ năng lắng nghe tích cực…)


- Bước 5: Phân công báo cáo viên và ấn
định thời gian thực hiện.


- Bước 6: Xác định những NL mà SVSP
cần đạt được để tổ chức seminar một
cách hiệu quả.


- Bước 1: Nghiên cứu kĩ giáo trình.


- Bước 2: Xác định những NL hiện
có và NL cịn thiếu của bản thân so
với chuẩn nghề nghiệp GVTH.


- Bước 3: Thành lập nhóm và tiếp
nhận chủ đề seminar.


- Bước 4: Huy động khả năng của
bản thân và tìm hiểu để phát triển
những NL còn thiếu (mức độ và
hướng phát triển).


- Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực
hiện chủ đề seminar.


- Bước 6: Thực hiện kế hoạch: tìm
đọc, tra cứu, thu thập, xử lí thơng
tin, viết báo cáo seminar, trao đổi


trong nhóm.


<b>2. Tiến hành </b>
<b>seminar</b>


- Bước 7: Giới thiệu chủ đề và công bố
tiến trình seminar.


- Bước 8: Điều khiển buổi báo cáo (giúp
đỡ SV phát hiện ra các vấn đề cơ bản
cần thảo luận sâu hay những điểm chưa
chính xác cần điều chỉnh, sửa chữa).
- Bước 9: Kích thích sinh viên tranh luận,
thảo luận, nhận xét, đánh giá (bộc lộ ý
kiến cá nhân của mình về vấn đề nghiên
cứu).


- Bước 7: Hoàn tất nội dung và
chuẩn bị tinh thần trình bày, báo
cáo.


- Bước 8: Trình bày bài báo cáo.
- Bước 9: Tranh luận, thảo luận,
phân tích, phê phán các ý kiến
khác nhau, lập luận để bảo vệ kết
quả nghiên cứu.


<b>3. Kết thúc </b>
<b>seminar</b>



- Bước 10: Phân tích, nhận xét các báo
cáo(khả năng thuyết trình, nội dung báo
cáo và tinh thần, thái độ tranh luận), nhận
xét các ý kiến tranh luận của SV và đưa
ra những ý kiến bổ sung để chốt lại vấn
đề chính.


- Bước 11: Tổng kết, đánh giá quá trình
seminar và cho điểm.


- Bước 12: Phân tích, hướng dẫn SV
khắc phục những nhược điểm và phát
huy ưu điểm trong quá trình seminar.


- Bước 10: Đánh giá và tự đánh
giá cách giải quyết vấn đề, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng nghiên cứu tài
liệu, chia sẻ thông tin…


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Cả 3 giai đoạn trên đều đóng vai trị quan trọng trong tổ chức một buổi seminar,
thiếu một giai đoạn thì buổi seminar cũng không thể đạt được kết quả như mong
muốn. Trong mỗi giai đoạn chia ra các bước để GV và SV thực hiện theo những
chức năng riêng của mình nhằm phát triển năng lực cá nhân.


<i><b>2.3. Mơ hình năng lực của SVSP khi tổ chức seminar theo quy trình</b></i>


Một trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác giáo dục - đào tạo là hình
thành năng lực cá nhân người học để có thể đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Khoa
học càng tiến bộ, người ta càng muốn tìm hiểu mình và khơng ngừng tiếp tục tìm
kiếm khám phá những năng lực mới, vượt trội trong điều kiện sống mới. Khi nói


đến năng lực, người ta hàm chỉ đến khả năng của cá nhân phù hợp với từng ngành
nghề trong lĩnh vực hoạt động cụ thể. Những khả năng này giúp cho con người hoạt
động có hiệu quả và đạt được thành tích cao như mong muốn trong lĩnh vực hoạt
động nghề nghiệp của mình.


Dựa trên cơ sở các hoạt động theo từng giai đoạn tổ chức seminar trong dạy
học theo tiếp cận NL, những năng lực mà SV có thể đạt được như sau:


<i><b>2.3.1. Nhóm năng lực chuẩn bị</b></i>


- KN đọc sách, nghiên cứu tài liệu liên quan đến mơn học;


- KN phân tích chuẩn nghề nghiệp, đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân so
với chuẩn nghề nghiệp;


- KN lập kế hoạch nghiên cứu chủ đề được giao;
- KN phân tích vấn đề được GV giao;


- KN thu thập, khai thác, xử lý và chia sẻ thơng tin phục vụ q trình seminar
một cách hợp lý, khoa học;


- KN nghiên cứu độc lập với phương pháp nghiên cứu đặc trưng và chính xác
hóa nội dung;


- KN tổ chức hoạt động nhóm một cách hiệu quả;


- KN tư duy logic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, nhận biết các vấn đề
nảy sinh trong quá trình thảo luận và tranh luận về chủ đề được giao;


- KN viết báo cáo seminar.



<i><b>2.3.2. Nhóm năng lực thực hiện</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- KN thuyết trình;


- KN hợp tác cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác khi nhóm tổ
chức hoạt động với phương châm “cùng học, cùng nghiên cứu và cùng chịu trách nhiệm”;


- KN ứng xử linh hoạt với những tình huống nảy sinh trong quá trình tổ chức
seminar.


<i><b>2.3.3. Nhóm năng lực đánh giá và tự đánh giá</b></i>


- KN xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những hạn
chế của cá nhân;


- KN xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân;
- KN kiểm tra, đánh giá kết quả seminar một cách khách quan;


- KN tự kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh nhận thức phù hợp sau mỗi quá trình
tổ chức seminar.


<i><b>2.4. Thực trạng tổ chức seminar trong dạy học mơn học theo quy trình</b></i>


Chúng tơi tiến hành khảo sát trên 656 SV sư phạm và 41 GV giảng dạy ở các
trường ĐHSP và ĐH có đào tạo sư phạm là: ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP Huế, ĐH
Cần Thơ. Thời gian khảo sát từ 2014 đến 2017.


<i><b>2.4.1. Hoạt động của GV khi tổ chức seminar trong DH môn học theo TCNL</b></i>
<b>Bảng 1. Đánh giá về HĐ của GV khi tổ chức seminar trong DH môn học theo TCNL</b>



<b>STT</b> <b>HĐ của GV khi tổ chức seminar</b> <b>ĐTB</b> <b>ĐLC</b>


1 Biên soạn, giới thiệu và hướng dẫn SVSP nghiên


cứu giáo trình, tài liệu của học phần 4,37 0,92
2 Giới thiệu chuẩn đầu ra trình độ đại học ngành sư


phạm. Xác định những NL hiện có và những NL


còn thiếu so với chuẩn đầu ra (CĐR) 2,15 0,91
3 Xây dựng, lựa chọn chủ đề seminar với mục tiêu


phát triển năng lực và giao chủ đề cho từng nhóm


SVSP 3,51 0,99


4 Xây dựng kế hoạch tổ chức seminar và công bố


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

5 Xác định những NL mà SVSP có thể rèn luyện và


phát triển khi tổ chức seminar 3,83 0,99


6 Tổ chức tập huấn, hướng dẫn SVSP một số NL để


tham gia seminar hiệu quả hơn 2,73 0,92


7 Làm trọng tài cố vấn khoa học và định hướng quá


trình tranh luận của SV 4,22 0,85



8 Giúp đỡ SV phát hiện ra các vấn đề cơ bản cần
thảo luận sâu hay những điểm chưa chính xác cần


điều chỉnh, sửa chữa 4,12 0,87


9 Tổng kết, đánh giá quá trình seminar và hướng


dẫn SV tự đánh giá 3,95 0,94


10 Phân tích, hướng dẫn SV phát huy ưu điểm và
khắc phục những nhược điểm trong quá trình


seminar 3,49 0,75


Kết quả ở bảng trên giúp chúng ta phân tích được hai vấn đề, một là đánh giá
được vai trị của GV, hai là tìm hiểu được một số hoạt động quan trọng của GV khi
thực hiện seminar hay một số bước cơ bản trong quy trình tổ chức seminar.


Trước hết, ý kiến của GV cho thấy, khi tổ chức seminar, GV đã thể hiện
đúng vai trị của mình như: “Biên soạn, giới thiệu và hướng dẫn SVSP nghiên cứu
giáo trình, tài liệu của học phần”(ĐTB-4,37), “Làm trọng tài cố vấn khoa học và
định hướng quá trình tranh luận của SV”(ĐTB-4,22), “Xây dựng kế hoạch tổ chức
seminar và công bố cho SV trước khi thực hiện”(ĐTB-4,12). Tuy nhiên, hoạt động
quan trọng “Tổ chức tập huấn, hướng dẫn SVSP một số NL để tham gia seminar
hiệu quả hơn”, “xây dựng chủ đề seminar theo hướng TCNL”, “hướng dẫn SV tự
đánh giá”, lại chưa được GV quan tâm.


Bên cạnh đó, để tìm hiểu một số HĐ của GV theo quy trình tổ chức seminar
trong DH môn GDH theo TCNL, chúng tôi cũng nhận thấy rằng GV chỉ thực hiện


một số bước rất cơ bản của hình thức này theo cách thơng thường mà không chú
ý đến những hoạt động đáp ứng yêu cầu mới trong dạy học như phát triển NL cho
người học định hướng chuẩn đầu ra.


Thực trạng cho thấy, GV chỉ tập trung vào những HĐ cơ bản, chưa thể hiện
vai trò tổ chức để rèn luyện NL cho SV qua seminar, hay nói cách khác là chưa tổ
chức seminar trong DH môn GDH theo TCNL.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Bảng 2. Đánh giá của GV và SV về HĐ của SV khi tham gia seminar</b>


<b>STT HĐ của SV khi tham gia seminar</b>


<b>Ý kiến SV</b> <b>Ý kiến GV</b>


<b>ĐTB</b> <b>ĐLC</b> <b>ĐTB</b> <b>ĐLC</b>


1 Nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá
NL tham gia seminar cũng như CĐR ngành sư


phạm 3,00 0,74 2,12 0,71


2 Xác định những NL hiện có và NL cịn thiếu


của bản thân so với CĐR 3,73 0,87 2,85 0,85


3 Tự xây dựng kế hoạch nghiên cứu chủ đề


seminar 3,96 0,86 4,17 0,92


4 Thực hiện kế hoạch: tra cứu, thu thập, xử lí


thơng tin, viết báo cáo seminar, trao đổi trong


nhóm 3,95 0,81 3,73 0,95


5 Xây dựng đề cương và chuẩn bị ý kiến trao đổi 3,76 0,91 3,98 0,85
6 Chủ động NC chủ đề được giao trong thời gian


phù hợp


3,82 0,84 4,19 0,78
7 Chuẩn bị điều kiện, phương tiện thực hiện


seminar 4,20 0,80 4,34 0,82


8 Thực hiện đúng vai trò người báo cáo, người
tham gia khi tiến hành seminar theo yêu cầu


của GV 3,74 1,00 4,12 0,84


9 Tổ chức hoạt động tự học, tự nghiên cứu 3,84 0,93 4,29 0,87
10 Đánh giá và tự đánh giá cách giải quyết vấn


đề, NL thuyết trình, NL nghiên cứu tài liệu, chia


sẻ thông tin… 3,83 0,82 4,10 0,86


11 Lập kế hoạch tự rèn luyện các NL cho phù hợp 3,63 0,89 3,12 0,78


Đánh giá của GV về các HĐ của SV trong q trình tổ chức semiar có chút
khác biệt so với ý kiến SV. Song lại có sự thống nhất rất lớn ở những HĐ ít thực


hiện nhất như: “Nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá NL tham gia seminar
cũng như CĐR ngành sư phạm”, “Xác định những NL hiện có và NL cịn thiếu của
bản thân so với CĐR”, “Lập kế hoạch tự rèn luyện các NL cho phù hợp”. Cả GV
và SV đều đánh giá đó lần lượt là những HĐ ít chú ý nhất. SV cũng chỉ thực hiện
những HĐ rất cơ bản của tổ chức xêmina theo cách thông thường để giải quyết
nhiệm vụ GV giao cho. GV cũng khơng u cầu SV quan tâm tìm hiểu các tiêu
chuẩn, tiêu chí của chuẩn đầu ra ngành sư phạm cũng như tiêu chí đánh giá q
trình seminar môn học để định hướng phát triển NL nghề cho SV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>3. Kết luận</b>


Thiết kế quy trình tổ chức seminar theo hướng phát triển năng lực cho SVSP
được xem như là một trong những vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng dạy học
ở bậc đại học, đặc biệt là các trường, khoa sư phạm. Để quy trình được áp dụng có
hiệu quả đòi hỏi các điều kiện sau đây:


- Biên soạn giáo trình, tài liệu hướng dẫn SV tra cứu thơng tin liên quan đến
môn học, học phần;


- Khi thực hiện qui trình, GV phải thực sự là người tổ chức, SV phải thực sự
là người tự tổ chức, phát huy tốt năng lực vốn có của cá nhân; đồng thời hình thành
và phát triển năng lực mới theo chuẩn nghề nghiệp;


- GV có kế hoạch bồi dưỡng một số NL cơ bản cho SV nhằm đạt được kết quả
cao nhất của quá trình tổ chức seminar trong dạy học;


- Có hệ thống thư viện điện tử, trung tâm học liệu mở hỗ trợ quá trình tự học,
tự nghiên cứu của SV;


- Có phương tiện kĩ thuật dạy học hỗ trợ giai đoạn tiến hành seminar;



- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị,... giúp SV chuẩn bị thực hiện
tốt các bài báo cáo seminar.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


1. Thủ tướng Chính phủ (2003), Điều lệ trường đại học, Hà Nội.


2. Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học đại học, Viện nghiên cứu
Giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.


<i>3. Vũ Quốc Chung và nhiều tác giả (2011), Tài liệu hướng dẫn tăng cường năng </i>
<i>lực sư phạm cho giảng viên các trường đào tạo giáo viên THPT và TCCN, </i>
NXB Giáo dục Việt Nam.


<i>4. Đặng Vũ Hoạt (Chủ biên), Hà Thị Đức (2004), Lí luận dạy học Đại học, NXB </i>
ĐHSP, Hà Nội.


<i>5. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên) (2006), Giáo trình Giáo dục học, Tập 1& 2, </i>
NXB ĐHSP Hà Nội.


<i>6. Hà Nhật Thăng - Lê Quang Sơn (2010), Rèn luyện kỹ năng sư phạm, NXB </i>
Giáo dục Việt Nam.


<i>7. Phan Thị Hồng Vinh (2007), Phương pháp dạy học Giáo dục học, NXB ĐHSP </i>
Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>THE PROCEDURE TO ORGANIZE STUDY SEMINAR </b>


<b>IN TEACHING AT UNIVERSITY TOWARDS DEVELOPING </b>




<b>EDUCATIONAL STUDENTS’ ABILITIES</b>



Ph.D Lien Nguyen Thi Bich1


<b>Abstract: The process for organizing seminar in teaching to develop </b>


educational students’ abilities in teacher training is considered as an essential
trend to upgrade teaching at university. The process for organizing seminar
consists of three stages (preparation, carrying out and ending) and twelve
steps. Each step has many actions for both lecturer and student (sec 2.2).
And also, each step helps students to develop abilities basing on professional
standards published. Three groups of abilities mentioned in this paper are
preparation ability (self-research, seeking information, independently thinking,
v.v.); capacity of performance (presentation, communication,); capacity of
evaluation and self-evaluation (defining development chances, drawing up
plans, v.v.) (sec 2.3).


<b>Keywords: process, seminar in teaching, ability development.</b>


</div>

<!--links-->

×