Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người việt thông qua lễ hội chọi trâu ở đồ sơn hải phòng​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
-----------------------

PHẠM THỊ NGỌC HOA

NHẬN DIỆN LỄ HỘI VĂN HĨA
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT THƠNG QUA
LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở ĐỒ SƠN- HẢI PHÕNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC CHẤT LƢỢNG CAO

Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-X

HÀ NỘI, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
-----------------------

PHẠM THỊ NGỌC HOA

NHẬN DIỆN LỄ HỘI VĂN HĨA
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT THƠNG QUA
LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở ĐỒ SƠN- HẢI PHÕNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC CHẤT LƢỢNG CAO



Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM QUỲNH CHINH

HÀ NỘI, 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ
phía các thầy cơ giáo, gia đình, Ủy ban nhân dân Quận Đồ Sơn- Thành phố Hải
Phịng cả về tình thần cũng như các kiến thức khoa học.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Phạm Quỳnh Chinhngười đã hướng dẫn em tận tình, tạo cho em động lực say mê nghiên cứu với ý thức
làm việc hết sức nghiêm túc suốt thời gian qua.
Em xin cảm ơn Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn cũng như các ông chủ trâu
chọi của các phường Ngọc Xuyên, Vạn Hương đã tạo điều kiện cho em có những
nhìn nhận và kiến thức thực tế nhất về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.
Đồng thời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm, các
thầy cô giáo trong khoa Triết học- Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn đã
tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể hồn thành khóa luận này.

Tác giả khóa luận

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Nhận diện lễ hội truyền thống Việt
Nam thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng” là cơng trình nghiên cứu

độc lập của cá nhân em. Các số liệu, kết quả và các dẫn chứng là do em tự tìm hiểu,
có sự tham khảo, sưu tầm và sự kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, có trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
TÁC GIẢ

Phạm Thị Ngọc Hoa

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI VIỆT ..................................................................................................................... 12
1.1. Khái niệm lễ hội, lễ hội truyền thống và chức năng lễ hội truyền thống của
người Việt..................................................................................................................12
1.2. Đặc trưng của lễ hội truyền thống Việt Nam .....................................................23
CHƯƠNG 2: LỄ HỘI CHỌI TRÂU QUẬN ĐỒ SƠN- THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG ....................................................................................................................... 30
2.1. Nguồn gốc ra đời và hình thành lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng ..................30
2.2. Lễ hội chọi trâu- nơi thể hiện những giá trị lễ hội văn hóa truyền thống ...40
CHƢƠNG 3: NHẬN DIỆN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG THÔNG QUA THỰC
TRẠNG CỦA LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN HIỆN NAY ...................................... 47
3.1. Thực trạng lễ hội truyền thống chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phịng ........................47
3.2. Giải pháp góp phần bảo tồn giá trị lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng ....54
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 65

3



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hố, sản phẩm tinh thần của người dân được
hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Đây cũng chính là dịp để con người
giao lưu, gặp gỡ, là nơi kết nối cộng đồng, nơi con người thể hiện truyền thống
uống nước nhớ nguồn. Lễ hội là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật
thể của dân tộc Việt Nam và là một loại hình có tính chất tổng hợp chứa đựng trong
nó cả tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ
dân gian. Nghiên cứu lễ hội truyền thống trên phương diện lý luận và thực tiễn, góp
phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
Trải qua sự thăng trầm của thời gian, những giá trị của bản sắc văn hóa dân
tộc được tích tụ và kết tinh trong lễ hội truyền thống như một lớp trầm tích của lịch
sử văn hóa dân tộc. Để nhận diện được lễ hội truyền thống, cần phải thông qua việc
khảo cứu những lễ hội cụ thể, trong đó khơng thể khơng nhắc đến lễ hội chọi trâu
qua đó thấy được các giá trị, vai trò của lễ hội trong bản sắc văn hóa. Do đó, việc
nghiên cứu khảo sát một lễ hội truyền thống của một địa phương cụ thể là một việc
làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc.
Là một thành phố thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Hải Phịng có bề dày lịch sử,
truyền thống văn hóa và ln có một vị trí quan trọng qua các thời kì lịch sử của đất
nước. Vùng đất này đã hình thành nhiều loại hình văn hóa với những sắc thái riêng
biểu hiện thông qua hệ thống các di tích, lịch sử, các lễ hội truyền thống với các giá
trị văn hóa vật thể và phi vật thể và điển hình là lễ hội chọi trâu.
Trong những năm gần đây, hịa mình vào q trình đổi mới của đất nước,
Hải Phịng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đây vừa là cơ hội, vừa là
thách thức đối với các lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn bởi
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp thể có thể có cơ hội được lan tỏa , Tuy
nhiên cũng có thể dẫn tới sự mai một, biến đổi, thậm chí là biến mất. Do vậy, nhận

diện các giá trị của lễ hội truyền thống thông qua việc khảo cứu lễ hội chọi trâu từ
đó góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu nói riêng và lễ
hội truyền thống Việt Nam nói chung là vô cùng cần thiết.

4


Xuất phát từ chính những lý do khách quan và chủ quan trên, tác giả đã chọn
đề tài: “Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thơng qua lễ hội chọi
trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa
xã hội khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
Lễ hội truyền thống là một trong những vấn đề được nhiều học giả trong và
ngoài nước nghiên cứu từ trước tới nay bởi chúng có vị trí nhất định trong đời sống
tinh thần của người Việt. Ở mỗi góc độ nghiên cứu, các tác giả lại đưa ra cái nhìn
khác nhau, vì vậy lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội chọi trâu nói riêng ln có
những màu sắc đa dạng và vơ cùng phong phú. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu
biểu sau:
-

Những cơng trình nghiên cứu về lễ hội, lễ hội truyền thống của Việt Nam:
Trong số các loại hình văn hóa dân gian Việt Nam, lễ hội là loại hình nghiên

cứu tương đối muộn màng. Thời kì từ thế kỉ X đến năm 1858, các nhà nho chỉ quan
tâm ghi chép lại huyền thoại, các thần tích về các thần được người dân ở các làng
quê thờ phụng. Từ Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên đến Lĩnh Nam chích quái của
Vũ Quỳnh- Kiều Phú rồi Ô châu cận lục của Dương Văn An chỉ ghi chép phần thần
thoại, truyền thuyết liên quan đến các vị thần trong vương triều, các địa phương
phụng thờ. Trong các bộ sách như “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử qn nhà
Nguyễn, Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức, Lịch triều hiến chương loại

chí của Phan Huy Chú chỉ ghi những dòng ngắn gọn về các phong tục, trò chơi, lễ
tết của cư dân mỗi vùng mà họ đề cập. Vì vây, các tác giả từ thế kỉ X đến năm 1858
chưa sưu tầm, nghiên cứu về lễ hội nhưng đã có những ghi chép và có thể nói là
những dịng ghi chép đầu tiên về lễ hội cổ truyền Việt Nam.
Năm 1915, khi viết về phong tục tập quán, Phan Kế Bính cũng dành nhiều
trang trong cuốn Việt Nam phong tục để viết về việc “thờ thần, việc tế tự, nhập tịch,
Đại Hội, Lễ Kỳ an”[4, 109]. Tuy không miêu tả lễ hội nào cụ thể nhưng nhận xét về
lễ hội cổ truyền của ông là rất xác đáng. Ví dụ những nghệ thuật miêu tả của ông từ
mở hội đến nơi sửa sang thờ cúng, luyện tập, rước nước, gia quan đến phục nghênh
hồi đình. Những năm 1930- 1940, trên báo chí có một số bài báo viết về lễ hội
truyền thống chẳng hạn như Thế Lữ viết về hội Dóng, Vũ Bằng viết về hội Lim,
Nguyễn Duy Kiên viết về tục thổi cơm thi ở phiên chợ Chuông, Nguyễn Văn Tố

5


viết Một vài tục cổ về mùa xuân. Năm 1938, trong tác phẩm Việt Nam văn hóa sử
cương, GS Đào Duy Anh có đề cập đến lễ hội cổ truyền trong phần “Tín Ngưỡng và
tế tự”. Lễ hội khơng phải là đối tượng ông đề cập nhưng những ghi chép của ơng
vẫn có nhiều tác dụng trong việc nghiên cứu lễ hội của các thế hệ sau. Từ năm
1945-1954, hầu như lễ hội cổ truyền hầu như không được quan tâm nghiên cứu, sưu
tầm. Lý do chính phải chăng là khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
đã khiến cho những lễ hội cổ truyền không được mở nên việc sưu tầm, nghiên cứu
cũng không được phát triển.
Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền,
việc sưu tầm, nghiên cứu lễ hội ở hai miền diễn ra khác nhau. Ở miền Nam, có thể
kể đến các bài viết của tác giả như Bửu Kế với bài : Lễ xuân hay đám rước thần
nông (Bách Khoa, 1961), Những lễ tết đầu năm (Bách khoa, 1961), Lê Văn Hảo
viết về cổ tục của người Việt thông qua Hội mùa (Đại học, 1964). Bên cạnh các tác
giả cụ thể, Nguyễn Toại viết bài nghiên cứu đáng chú ý về lễ hội cổ truyền đăng

trên Nghiên cứu Việt Nam: Nhớ lại hội hè đình đám. Tác giả không dừng lại ở lễ hội
nào cụ thể mà trình bày những nét khái quát về lễ hội cổ truyền. Tác giả đi từ việc
thờ phụng phúc thần và thành hồng ở các làng q đến việc tìm hiểu về nghi thức
cúng tế, trò diễn, trò rước của các lễ hội ở làng quê. Trong số các tác giả ở miền
Nam từ năm 1954 đến năm 1975 sưu tầm về lễ hội cổ truyền, có hai tác giả đáng
lưu ý là Nguyễn Đăng Thục và Toan Ánh. Với Nguyễn Đăng Thục, ông không chuyên
sâu nghiên cứu về lễ hội cổ truyền mà ông xem lễ hội cổ truyền là một phương tiện để
tìm hiểu tư tưởng Việt Nam. Ông dẫn những ý kiến xác đáng của L. Cadière về tơn
giáo tín ngưỡng của người Việt để phân tích các tín ngưỡng gắn liền với lễ hội. Trái lại,
Toan Ánh coi lễ hội cổ truyền chính là mục đích tiếp cận, đối tượng miêu tả và nghiên
cứu của ông. Năm 1960, trên Văn đàn tuần san, ông đã viết về hội hè và phong tục
mùa thu. Năm 1969, quyển thượng cuốn Nếp cũ hội hè đình đám ra mắt bạn đọc, năm
1969, quyển hạ ra mắt. Ngoài những phần khảo cứu, ông tập trung miêu thuật các lễ
hội cổ truyền trên mọi miền đất nước. Bởi vậy, có thể nói Toan Ánh là người có đóng
góp rất lớn trong việc nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở Việt Nam. Ở miền Bắc, từ sau năm
1954, việc sưu tầm và nghiên cứu lễ hội cổ truyền có thể chia ra làm hai giai đoạn:
trước và sau năm 1975. Trước năm 1975, việc nghiên cứu lễ hội cổ truyền chưa được
giới nghiên cứu quan tâm. Một phần do chính sự phát triển của đối tượng nghiên cứu,

6


mặt khác do nhiều tác động của chiến tranh nên sinh hoạt lễ hội cổ truyền tạm thời lắng
xuống. Sau năm 1975, việc nghiên cứu, sưu tầm như có một bước phát triển mới. Năm
1978, nhóm tác giả Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý công bố cuốn Quan
họ, nguồn gốc và quá trình phát triển. Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề của lễ hội,
chủ yếu là những lễ hội liên quan đến quan họ như hội Lim, hội Ó, hội Nhồi và các lối
hát quan họ như hát trùm đầu, hát hiếu, hát kế chạ, khía cạnh tác giả quan tâm là việc
nghiên cứu nguồn gốc và quá trình phát triển của dân ca quan họ mà các lễ hội chỉ là
phương tiện để tác giả chứng minh cho lễ hội của mình. Trong những năm trước năm

1980, ngoài những tác giả kể trên cịn có một số tác giả khác viết về lễ hội cổ truyền
như Nguyễn Huy Hồng viết về hội chùa Keo (1977), Nguyễn Quốc Lộc viết về hội
Hiền (1977), Dương Văn Thâm viết về trò Trám (1974), Nguyễn Khắc Xương viết về
một số diễn xướng hội làng vùng chân núi Hùng (1976)…
Trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lễ
hội truyền thống của Việt Nam. Năm 1990, văn phòng ban Nếp sống mới trung
ương xuất bản cuốn Hội hè Việt Nam. Ngoài lời mở đầu, du lịch và hội hè Việt
Nam, tập sách đã miêu thuật 18 lễ hội cổ truyền, trong đó có 16 lễ hội phía bắc và 2
lễ hội phía nam. Tuy nhiên, tư liệu này khơng có gì mới mẻ so với các tư liệu trước
đã nghiên cứu. Năm 1991, Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội cho thực
hiện đề tài Khai thác những yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực của lễ hội
dân gian truyền thống, định hướng một mô hình lễ hội hiện đại ứng dụng thể
nghiệm vào tình hình lễ hội hiện đại ứng dụng thể nghiệm vào tình hình lễ hội hiện
nay đang được phục hồi nhanh chóng tại Hà Nội”. Năm 1997, Tác giả Đỗ Văn Rỡ
công bố cuốn sách Nghi thức lễ hội truyền thống Việt Nam. Cuốn sách bàn về cội
nguồn và lễ bái, nghi thức tế lễ, hát cúng và nghi lễ hát cúng, được viết theo kiểu
biên khảo, nên có tác dụng ít nhiều cho ai muốn tìm hiểu nghi thức lễ hội truyền
thống Việt Nam. Năm 2003, tác giả Nguyễn Quang Lê xuất bản cơng trình Văn hóa
ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam. Cuốn sách đã tái hiện văn hóa ẩm thực
trong lễ hội trong phong tục lễ hội truyền thống xưa và nay, cỗ lễ vật dâng cúng tổ
tiên và thần linh trong lễ hội dân gian truyền thống. Vũ Ngọc Khánh, Lễ hội trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, (2004), NXB Văn hóa - Thơng tin. Trong cuốn
sách này tác giả cho rằng lễ hội khơng phải là một hiện tượng văn hóa bất biến mà
nó có sự thay đổi qua thời gian. Sự biến đổi và tiếp tục của các lễ hội chính là sự hài

7


hịa của nó đối với khơng gian, thời gian nhất định. Thừa nhận sự trường tồn của lễ
hội cổ truyền, các nhà nghiên cứu không quan niệm lễ hội là sự luyến tiếc quá khứ,

để lưu giữ, huyền thoại và cô lập con người. Lễ hội cũng không phải tồn tại để con
người quay ra tìm sự huyền bí với những cảm giác bồng bềnh, ngây ngất nhằm mục
đích thốt ly cuộc sống. Năm 2004, các tác giả Nguyễn Thu Linh và Phan Văn Tú
thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ Quản lý lễ hội cổ truyền: thực trạng và giải pháp.
Đề tài đã đánh giá tương đối đầy đủ về thực trạng lễ hội truyền thống Việt Nam và
đưa ra một số giải pháp để phát triển và nâng cao giá trị của lễ hội. Giáo dục các thế
hệ biết và hiểu về lịch sử - văn hóa dân tộc địa phương mình qua các trải nghiệm
hội hè, trị chơi, trị diễn dân gian có giá trị tìm lại môi trường phục sinh và tôn tạo.
Cùng quan tâm về quản lí lễ hội, tác giả Bùi Hồi Sơn cơng bố cơng trình Quản lý
lễ hội truyền thống của người Việt (NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2009). Tác giả
đã khái quát hệ thống văn bản của Nhà nước ta về quản lý lễ hội, đánh giá ưu,
nhược điểm về công tác quản lý lễ hội, đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý
lễ hội từ góc độ quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Năm 2012, Phạm Trình và Tần
Minh biên soạn cuốn Hành trình lễ hội Việt Nam, trong đó các tác giả đã trình bày
lễ hội theo các vùng văn hóa với tất cả 373 lễ hội, trong đó có 239 lễ hội của người
Việt.
Tóm lại, sưu tầm và nghiên cứu lễ hội cổ truyền đã trải qua một quá trình
dài, nhiều thành tựu đã đạt được, nhiều cột mốc đã được cắm trên con đường ấy với
những cơng trình sáng giá. Tuy nhiên, có thể thấy lễ hội là vấn đề được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm trên bình diện chung về lí luận, mơ tả q trình chuẩn bị, diễn
biến của từng lễ hội, tìm hiểu và làm rõ các giá trị đa dạng của loại hình này trong
nhiều cơng trình đã được cơng bố. Những vấn đề về quản lí lễ hội cũng đã được một
số tác giả quan tâm để chỉ ra thực trạng chung trong công tác quản lí, qua đó đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, góp phần bảo tồn giá trị của lễ
hội trong bối cảnh hiện nay. Đây là những cơng trình rất có giá trị được tác giả tiếp
thu, kế thừa trong q trình làm khóa luận của mình.
-

Những cơng trình nghiên cứu về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Về cơ bản, các cơng trình nghiên cứu về lễ hội chọi trâu và ảnh hưởng của nó


đến đời sống tinh thần người dân quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phịng tính đến nay chưa
có nhiều. Nhìn chung, các cơng trình này có nhắc đến lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn nhưng

8


vẫn chỉ dừng lại là những nét chấm phá lí luận. Nghiên cứu về đề tài này, cần nhắc tới
cuốn “Đồ Sơn - lịch sử và Lễ hội chọi trâu” của tác giả Đinh Phú Ngà - 2003”. Trong
sách, nhà nghiên cứu đã khái quát lại toàn bộ về mảnh đất Đồ Sơn, vùng đất giàu
truyền thống và phong phú tiềm năng, sự hình thành khu dân cư, tính cách và phong
tục tập quán; những tín ngưỡng và di tích lịch sử. Đặc biệt, tác giả đã làm nổi bật về lễ
hội chọi trâu Đồ Sơn với các truyền thuyết cũng như những thăng trầm về lễ hội từ xưa
đến nay.
Tác giả Ngơ Đức Thịnh trong cuốn sách: “Tín ngưỡng lễ hội cổ truyền Việt
Nam” cũng nhắc đến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn( Cụ thể từ trang 366 - 375). Những
khái quát nhất về lễ hội từ công đoạn chuẩn bị đến khi diễn ra lễ hội đã được tác giả
lột tả vô cùng phong phú và sinh động.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng được một số tác giả chọn làm đề tài cho các
cơng trình nghiên cứu cũng như luận văn của mình. Tác giả Nguyễn Văn Long với
nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức và quản lý lễ hội
Chọi Trâu Đồ Sơn - Hải Phịng đã trình bày những đặc điểm về lễ hội Việt Nam nói
chung và lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nói riêng qua đó nêu lên thực trạng về tổ chức và
quản lí lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng. Tác giả Nguyễn Vũ Long cũng nghiên
cứu về lễ hội chọi trâu với đề tài Khảo sát, nghiên cứu Lễ hội Chọi trâu quận Đồ
Sơn – Thành phố Hải Phịng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng phục vụ du khách”. Qua nghiên cứu, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của vùng
đất biển Đồ Sơn và lễ hội chọi trâu. Đồng thời, tác giả đã đề xuất các giải pháp để
phát triển ngành du lịch thông qua lễ hội chọi trâu.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ bàn về một số vấn đề về

vị trí địa lí, nguồn gốc cũng như trình bày khái qt về lễ hội chọi trâu. Tuy nhiên
chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu về lễ hội chọi trâu để từ đó nhận diện sự thay
đổi trong lễ hội truyền thống của người dân Hải Phịng nói riêng và nhân dân cả
nước nói chung. Vì vậy, kế thừa, tiếp thu từ những nhà nghiên cứu đi trước, từ
chính thực tiễn sinh ra, lớn lên tại Hải Phòng , tác giả lựa chọn đề tài: “Nhận diện lễ
hội truyền thống thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Thành phố Hải Phịng” làm
khóa luận tốt nghiệp.

9


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về lễ hội, lễ hội truyền thống, và thực tiễn lễ hội chọi trâu
ở quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, đề tài làm rõ những đặc trưng và giá trị của lễ
hội, lễ hội truyền thống, lễ hội chọi trâu để từ đó nhận diện các giá trị văn hóa của lễ
hội chọi trâu nói riêng và lễ hội truyền thống nói chung. Từ đó đề xuất giải pháp
góp phần hạn chế những vấn đề còn tồn tại và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
của lễ hội chọi trâu cũng như lễ hội truyền thống Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết được mục đích trên đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
 Phân tích khái niệm, nguồn gốc, bản chất của lễ hội
 Tìm hiểu đặc trưng lễ hội truyền thống Việt Nam
 Tìm hiểu quá trình ra đời hình thành lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phòng
 Lễ hội chọi trâu thể hiện những giá trị lễ hội văn hóa truyền thống
 Phân tích thực trạng của lễ hội chọi trâu để từ đó nhận diện được sự biến đổi
của lễ hội truyền thống hiện nay
 Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy lễ hội chọi trâu nói
riêng và lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhận diện lễ hội truyền thống Việt Nam thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải
Phòng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- thành phố Hải Phòng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: nhằm đánh giá các cơng trình nghiên cứu về lễ hội,
các báo cáo về di tích cũng như lễ hội truyền thống Hải Phịng nói chung và lễ hội
chọi trâu nói riêng.

10


- Phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu, dân tộc học sử dụng nhằm thu thập tư liệu.
Tác giả luận văn quan sát, tham dự việc tổ chức lễ hội để có được sự đánh giá trực
tiếp về cơng tác tổ chức và hoạt động quản lý lễ hội.
- Phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng để làm rõ điểm tương đồng và khác
biệt, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong q trình tổ chức lễ hội với một số
lễ hội khác.
- Tìm hiểu và phân tích dưới góc nhìn đa chiều.
6. Những đóng góp của đề tài
- Trình bày, bổ sung tư liệu về lễ hội truyền thống, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải
Phịng
- Đề tài góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian của vùng đất Hải
Phịng qua đó có thể làm tư liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Chủ nghĩa
xã hội khoa học khi nghiên cứu về lễ hội truyền thống cũng như lễ hội chọi trâu ở
Đồ Sơn
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương, 6 tiết

Chương 1. Giới thiệu chung về lễ hội truyền thống của người Việt.
Chương 2. Lễ hội chọi trâu ở quận Đồ Sơn- thành phố Hải Phịng.
Chương 3. Nhận diện lễ hội truyền thống thơng qua thực trạng lễ hội chọi trâu Đồ
Sơn hiện nay.

11


CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT
1.1. Khái niệm lễ hội, lễ hội truyền thống và chức năng lễ hội truyền
thống của ngƣời Việt
1.1.1. Khái niệm và mối quan hê giữa “Lễ” và “Hội”
Việt nam có rất nhiều lễ hội, thể hiện sự phong phú và đa dạng trong văn
hóa. Tuy nhiên có thể phân chia thành 2 loại: lễ hội truyền thống và lễ hội đương
đại.
Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức
theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Lễ hội
truyền thống luôn gắn với các địa danh, di tích lịch sử - văn hóa, với các nhân vật
như: Thành hoàng làng; tổ làng nghề; những bậc anh hùng có cơng dựng nước và
giữ nước, danh nhân và gắn với tín ngưỡng dân gian... Khi hướng tâm linh về lễ hội
truyền thống, con người sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi được hưởng thụ,
trao truyền các giá trị văn hóa. Những vất vả của cuộc sống thường nhật dường như
tan biến, thay vào đó là sự vui mừng và cảm giác bình an.
Bên cạnh lễ hội truyền thống, sự ra đời của lễ hội đương đại là nhu cầu tất yếu
khách quan. Đà sự cần thiết của một đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trong
thời kỳ hội nhập và phát triển, là sự sáng tạo nhằm đáp ứng các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hố, đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con
người, tiềm năng, thế mạnh của địa phương với bạn bè quốc tế. Lễ hội đương đại
cũng góp phần làm giàu thêm kho tàng đồ sộ trên dưới 8.000 lễ hội các loại hàng

năm của cả nước. Một số lễ hội đương đại đã từng bước tạo dựng được thương hiệu,
mang bản sắc riêng của mình và có khả năng phát triển bền vững như Lễ hội làng
Sen, Festival Huế, Festival Pháo hoa Đà Nẵng... Xuất phát từ nhu cầu thực hành tín
ngưỡng, nhu cầu hành hương, chiêm bái hay đơn giản chỉ là tham quan, tham dự
các lễ hội hiện đại ngày càng trở nên sôi nổi trong dân chúng. Nhu cầu đó cộng
hưởng với việc lễ hội truyền thống được phục khắp các vùng miền đã tạo nên một
thực tế không thể phủ nhận về vai trị của lễ hội trong bức tranh văn hóa hiện nay.
Thời gian gần đây, khắp các làng quê đang tìm lại trong vốn văn hóa truyền
thống của mình những yếu tố liên quan đến lễ hội để phục dựng, để trình diễn nét
đặc sắc của văn hóa vùng miền. Nơi nào lễ hội chưa bị đứt đoạn, mai một thì sẽ

12


được chú trọng phục dựng. Thậm chí, lễ hội truyền thống của địa phương đã gần
như biến mất, người dân vẫn cố gắng phục dựng từ các nguồn tư liệu cổ, từ trí nhớ
của những người lớn tuổi. Vì vậy, lễ hội truyền thống và lễ hội đương đại đã có mối
liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi của khóa luận, tác
giả chỉ tập trung nghiên cứu lễ hội truyền thống của Việt Nam. Vì vậy vậy, lễ hội
truyền thống và lễ hội đương đại có mối liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên,
trong phạm vi khóa luận, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu lễ hội truyền thống của
Việt Nam.
*Khái niệm “Lễ”
Theo từ điển tiếng Việt, lễ là “những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu
hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó”[13,540]. Trong thực tế, lễ có
nhiều ý nghĩa và lịch sử hình thành khá phức tạp. Chữ “lễ” được hình thành và biết
tới từ thời Chu (Thế kỉ VII trước công nguyên). Lúc đầu, chữ lễ được hiểu là các lễ
vật của các gia đình quý tộc của nhà Chu cúng tế thần tổ tông, gọi là tế lễ, sau đó
được chia theo thứ bậc của nhân (thị tộc Chu), cịn các thứ nhân (khơng phải thị tộc
Chu) và dân (nô lệ) không được chia phần như thế. Dần dần, chữ lễ được mở rộng

nghĩa là “hình thức phép tắc để phân biệt trên dưới, hèn sang, thứ bậc lớn nhỏ, thân
sơ trong xã hội khi đã phân hóa thành đẳng cấp”[38,127]. Khi xã hội này càng phát
triển thì ý nghĩa của lễ càng được mở rộng như: lễ thành hoàng, lễ gia tiên, lễ khao
vọng, lễ cưới, lễ cầu an, lễ cầu mưa, cầu tạnh, mang ý nghĩa bao quát hình thức ứng
xử của con người với tự nhiên và xã hội.
Trong lễ hội, lễ là linh hồn, cốt lõi và là phần quan trọng nhất, được mọi
người chú trọng đầu tư cả về thời gian, công sức, tiền bạc. Các nghi thức của phần
lễ thường gồm các động tác, các bài văn tế và các lễ vật để cúng. Phần lễ có rất
nhiều loại hình khác nhau tùy vào nội dung lễ hội thuộc về tơn giáo, tín ngưỡng, kỷ
niệm sự kiện lịch sử hay tưởng niệm danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc v.v...
Những người tham gia phần lễ phải là người có uy tín, vai vế, vị trí nhất định. Thực
hiện các nghi thức tế lễ có chủ tế thường là bậc cao niên (già làng, trưởng bản...) có
uy danh, tài đức; có người xướng lễ (dẫn nội dung); đội hành lễ gồm các nam thanh,
nữ tú được tuyển lựa và một vài người phụ lễ. Tất cả những người tham gia nghi lễ
đều mặc lễ phục với kiểu dáng, màu sắc, hoạ tiết hoa văn khác nhau. Yếu tố nghi lễ

13


trong lễ hội là rất quan trọng, nó tạo nên giá trị tâm linh thiêng liêng, tính thẩm mỹ,
hình thành một tâm thức chung cho cộng đồng tham dự lễ hội, tạo nên mơi trường
mà ở đó con người có được sự cảm thơng với nhau, tạo ra sinh khí mới.
Lễ thường bao gồm một hệ thống liên kết, có trật tự và hội trợ cho nhau:
- Lễ rước nước: Trước khi vào đám một ngày, làng cử hành lấy nước từ giữa
sơng, giữa giếng nước về đình (về đền). Nước thường đựng vào chóe sứ hay bình sứ
đã lau chùi sach sẽ. Người ta múc nước từ gáo đồng, lúc đổ nước phải qua miếng
vải đỏ ở miệng bình, miệng chóe. Sau đó, bình nước đưa lên kiệu rước về nơi thần
linh an ngự.
- Lễ mộc dục: Ngay sau lẽ rước nước làng cử hành lễ mộc dục (tức là lễ tắm
rửa tượng thần). Công việc này thường giao cho một số người có tín nhiệm. Họ thắp

hương, dâng lễ rồi tiến hành công việc một cách thận trọng. Tượng thần được tắm 2
lần nước (lần thứ nhất được tắm bằng nước làng vừa rước về, lần tiếp theo bằng
nước ngũ vị đã chuẩn bị trước).
- Tế gia quan: Là lễ khoác áo, mũ cho tượng thần, bài vị. Cũng có thể là áo
mũ đại trào được triều đình ban theo chức tước, phẩm hàm lúc đương thời hoặc là
áo mũ hàng mã đặt làm (theo sắc phong) thờ ở nơi thần an ngự.
- Đám rước: Đón thần vị từ nơi ngài ngự (đền, miếu, nghè…) về đình (gọi là
phụng nghênh hồi đình) được tổ chức để ngài xem hội, dự hưởng lễ vật được dâng
từ tấm lòng thành kính của tồn thể dân làng.
- Đại tế: Là nghi thức lễ trang trọng nhất khi bài vị vừa rước ra đình. Tại lễ
này, làng thường mổ trâu, mổ bị làm lễ vật dâng cúng thần linh.
- Lễ túc trực: Là lễ trông nom, canh giữ bài vị hoặc tượng thần lúc rước từ
đền, miếu, ra đình, chùa… tùy theo thời gian mở hội dài hay ngắn mà tượng thần sẽ
ngự tại đình lâu hay mau.
- Lễ hèm: Ở những hội làng có thần tích khơng bình thường thì trong hội có
thêm tục hèm. Hèm là một hành động nghi lễ nhằm diễn lại một quãng đời “đặc
biệt” của thần lúc sinh thời (hoặc một chi tiết hành động mang tính cá biệt rất tiêu
biểu)
Như vậy, lễ là cách ứng xử của con người trước tự nhiên đầy bí hiểm và
thách đố. Các nghi thức của lễ toát lên sự cầu mong phù hộ, đồ trì của các thần và

14


giúp người tìm ra những giải pháp tâm lí mặc dù phảng phất chất linh thiêng huyền
bí. Có thể nói, lễ là phần đạo, tâm linh của cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu của
tín ngưỡng và đảm bảo nề nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện hơn.
* Khái niệm “Hội”
Theo Từ điển Tiếng Việt “Hội là cuộc vui chung cho đông đảo người tham dự
theo phong tục hoặc dịp đặc biệt”[24,12]. Hội phải được tổ chức nhân dịp kỷ niệm

một sự kiện quan trọng nào đó liên quan đến bản làng, cộng đồng dân tộc, đem lại
lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng, mang tính cộng đồng cả tư cách
tổ chức lẫn mục đích của nó. Đến với hội mọi người sẽ được giải toả thăng bằng trở
lại. Vậy “Hội” là sinh hoạt văn hố tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ
nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá
nhân, hạnh phúc cho từng dịng họ, từng gia đình. Sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự
bội thu của những mùa màng mà bao đời nay đã quy tụ vào niềm mơ ước chung với
bốn chữ “Nhân - Khang - Vật - Thịnh”. Hội là đám vui đông người, gồm hai đặc
điểm cơ bản là đông người tập trung trong một địa điểm và vui chơi với nhau.
Nhưng, nếu chỉ có vậy nhiều khi chưa thể thành hội. Muốn được gọi là hội theo
nghĩa dân tộc học phải gồm các yếu tố:
-

Được tổ chức nhân dịp một sự kiện quan trọng nào đó và liên quan đến cộng
đồng như làng, bản

-

Nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng, mang tính
cộng động cả tư cách tổ chức lẫn mục đích của nó. Có khi tính cộng đồng đó
được mở
rộng đến các làng, bản khác

Nếu lễ là phần hội thì đạo là phần đời, là khát vọng của mọi thành viên trong
cộng đồng để vươn tới những điều tốt đẹp. Những khát vọng đó thường được khái
quát hóa, lý tưởng hóa hay nhân cách hóa bởi những nghi thức hay những hoạt động
cụ thể và rất đời thường. Chính vì vậy, phần hội thường kéo dài hơn phần lễ rất
nhiều và được diễn ra sôi động, vui vẻ, mọi người đều “vào hội” để quên đi nỗi vất
vả, nhọc nhằn, sự bất công… và hướng tới những niềm vui và điều tốt đẹp trong
cuộc sống.


15


Tóm lại, “hội là cuộc vui chơi bằng vơ số hoạt động giải trí cơng cộng, diễn ra
tại một địa điểm nhất định vào dịp kỉ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm
diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng tham dự lễ hội”[38,132].
*Mối quan hệ giữa lễ và hội
Các nhà nghiên cứu thường chia lễ hội thành hai phần: phần lễ và phần hội.
Song sự phân chia đó chỉ là tương đối. Trên thực tế giữa “lễ” và “hội” ln hồ
quyện, đan xen với nhau. “Hội” là từ chỉ thành phần ngoài “lễ” (hay “hội” có thể
coi là hình thức của lễ) ở các dịp kỷ niệm mang tính cộng đồng từ quy mơ làng, bản
trở lên. Nếu chỉ có Hội mà khơng có Lễ thì mất đi tính thiêng, sự trang trọng.
Ngược lại chỉ có Lễ mà khơng có Hội thì khơng. Chính vì vậy, từ xa xưa nhân dân
đã sáng tạo ra “lễ hội” như cuộc sống thứ hai của mình, đó là cuộc sống với hội hè,
đình đám sống động màu sắc dân gian - phần cuộc sống hướng con người tới những
ước mơ, khát vọng tốt đẹp.
Nếu như lễ là một hệ thống tĩnh có tính quy phạm nghiêm ngặt được cử hành
tại chốn Đình trung thì trái lại, hội là một sinh hoạt dân dã phóng khống diễn ra
trên bãi sân để dân làng cùng bình đẳng vui chơi và chủ động tham gia với hàng loạt
trò, tục hấp dẫn. Hội là một hệ thống trò chơi, trò diễn phong phú và đa dạng, có thể
kể đến các loại trò sau đây: trò chơi thượng võ, trò chơi thi tài, nghề nghiệp, trị chơi
giải trí, trị chơi chiến đấu, trò chơi phong tục. So với lễ, hội là một yếu tố mở người
để con người có thể chuyển dịch hoặc thêm bớt các trò chơi do điều kiện vật chất,
thời tiết, nhân lực mà vẫn không ảnh hưởng đến tổng thể (trừ những trò chơi nghi
lễ, phong tục). Quan hệ giữa lễ và hội có lúc tưởng chừng như tách rời nhau đến dễ
thấy có lúc tách rời nhau đến dễ thấy: Một bên là thiêng, một bên là tục; mỗi bên
dường như có vai trị riêng. Song nhiều trường hợp thì lại khơng đơn giản như vậy.
Trong q trình vận động, hai yếu tố lễ và hội đã thâm nhập vào nhau một cách chặt
chẽ, thiết tưởng rằng gọi là lễ cũng đúng mà gọi là hội cũng không sai. Quan hệ

giữa lễ và hội rất chặt chẽ, có lúc khơng thể tách bóc, ngay trong lễ đã có hội và
ngay trong hội đã có lễ. Lễ và hội là hai yếu tố chính tạo lên hội làng. Sự đậm, nhạt
giữa chúng là tùy thuộc vào đặc điểm từng nơi và tính chất từng loại hội. Nếu như
trật tự là nội dung, hình thức, yêu cầu của lễ, thì tính tự do, phóng khống lại là đặc
trưng của hội. Hội khác lễ chính là ở điều đó. Đến với hội, con người được phép
hỗn độn, cuồng nhiệt, vui chơi hết mình. Hội là cuộc vui chơi bằng vơ số hoạt động

16


giải trí cơng cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện
xã hội hay tự nhiên, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỷ của cơng chúng dự lễ. Qua
đó, muốn nhằm đạt tới những khát vọng mà đời thường khơng có điều kiện và cơ hội
hay không được phép thực hiện để vươn tới cái Chân – Thiện – Mỹ.
*Khái niệm “Lễ hội”
Lễ hội là một hiện tượng lịch sử- xã hội được hình thành từ lâu đời, mang
trong mình những giá trị độc đáo mang bản sắc cộng đồng, tổ chức theo nghi thức
trọng thể nhất định nhằm tôn vinh các vị thần linh, nhân thần có cơng trong một địa
phương trong việc chống giặc ngoại xâm hay mở mang xây dựng vùng đất. Đồng
thời lễ hội cũng là dịp để con người giao tiếp, cố kết cộng đồng thông qua những
hoạt động vui chơi giải trí mang ý nghĩa biểu tượng.
Có rất nhiều quan niệm về lễ hội, tuy nhiên đứng dưới góc độ Chủ nghĩa xã
hội Khoa học, tác giả có thể khái qt một số nét chính về lễ hội như sau:
Thứ nhất, lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của
cộng đồng, xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tơn vinh và quảng bá cho
những giá trị nhất định.
Thứ hai, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một đại
bản cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, một nhân
vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con
người với thiên nhiên- thần thánh và con người trong xã hội.

Thứ ba, lễ hội là cuộc sống được tái hiện lại dưới hình thức một trò diễn
được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, của tư tưởng và
của các biểu tượng, vượt lên trên thế giới hiện thực.
Thứ tư, lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và vai trị diễn.
Đó là cuộc sống lao động của cộng đồng cư dân, khi nó được liên kết, quy tụ lại
thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vươn lên trên thế giới.
Như vậy, “lễ hội là một sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng, là hệ thống những
hành vi nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người và thần linh, phản ánh những
ước mơ của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực
hiện” [30,12].
*Khái niệm “Lễ hội truyền thống”
Lễ hội truyền thống được hình thành từ phong tục tập qn, tín ngưỡng và
nhu cầu đời sống tâm linh, vui chơi giải trí của nhân dân và xuất phát từ phong tục

17


tập quán, tín ngưỡng và đời sống tâm linh, vui chơi giải trí của nhân dân và xuất
phát từ quy định thể chế của chính trị đương thời. Lễ hội truyền thống là các lễ hội
như hội đình, hội đền, hội chùa, là sinh hoạt cộng đồng về văn hóa, nghệ thuật, tơn
giáo được hình thành trong lịch sử thời xa xưa, được truyền lại trong cộng đồng
nông nghiệp với tư cách một phong tục. Dù sử dụng định nghĩa nào thì một lễ hội
truyền thống cũng phải đảm bảo các yếu tố: là một hình thức sinh hoạt văn hóa, có
tính chất thiêng liêng, tính cộng đồng, khn mẫu và diễn ra theo chu kì.
Đặc trưng cơ bản của lễ hội truyền thống là gắn với đời sống tâm linh tơn
giáo tín ngưỡng, sự kiện và nhân vật lịch sử, mang tính thiêng liêng, ngơn ngữ của
lễ hội là ngơn ngữ biểu tượng, là hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm
sinh hoạt nghi lễ, nghi thức, phong tục tập quán. Lễ hội truyền thống, bản thân nó
đã là một giá trị văn hóa lớn trong đời sống truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên,
phân tích sâu hơn nữa, người ta đã tìm ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội

truyền thống, một hiện tượng văn hóa mang tính trội mà tiêu biểu nhất chính là tính
cộng đồng.
Như vậy, “lễ hội truyền thống là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và thời gian liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể
hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác bằng truyền miệng, trình diễn cùng các hình thức khác”[18,23]
1.1.2. Chức năng của lễ hội
a. Biểu hiện giá trị xã hội của một cộng đồng
Đây là chức năng đặc thù và là chức năng cơ bản nhất của lễ hội. Bởi vì,
thơng qua lễ hội, lịch sử của cộng đồng được tái xác định với hệ thống biểu tượng
của nó và làm sống lại những sức mạnh có từ thuở cội nguồn của cộng đồng. Lễ hội
bao giờ cũng gắn liền với một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đó. Sự kiện đó lại gắn
liền với một nhân vật cụ thể. Đó chính là đại diện cho các giá trị mà cộng đồng đã
đúc rút trong thời kì lịch sử nhất định. Vì vậy, “khi lễ hội biểu hiện giá trị nhân vật
được cử lễ thì đấy cũng chính là giá trị của cộng đồng” [38,133]. Có thể nói, giá trị
cộng đồng cịn thì tên tuổi, giá trị của các nhân vật đó cịn. Ví dụ: Thánh Gióng,
mặc dù chỉ là một biểu tượng huyền thoại, nhưng sự nghiệp đánh giặc của Thánh
Gióng là sự nghiệp của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mở hội Gióng khơng phải
chỉ để nhớ ơn cơng lao đánh giặc của Thánh Gióng mà để khơi gợi lại niềm tự hào

18


của cả dân tộc đã từng có một thời kỳ anh dũng chống giặc ngoại xâm. Hơn nữa,
mở hội gióng là để đề cao khát vọng, ước mong có một sức mạnh phi thường để
chống lại kẻ thù. Đó chính là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, cuộc chiến
tranh chính nghĩa.
Bên cạnh các vị anh hùng, các lễ hội cịn ghi nhớ cơng lao xây dựng bản
làng, đất nước của các vị anh hùng văn hóa. Để có được đồng bằng châu thổ Bắc
Bộ, gần 4000 năm về trước tổ tiên ta đã phải chinh phục vùng đất này. Cuộc chinh

phục đó của nhân dân ta đac được điển hình hóa bằng truyền thuyết nửa thực, nửa
huyền thoại về Sơn Tinh đánh thắng Thủy Tinh. Cho đến nay, các lễ hội thờ cúng
Tản Viên- Sơn Tinh thực chất là tơn thờ sức mạnh, tài trí của nhân dân ta mà Sơn
Tinh chính là hiện tượng hội tụ phẩm chất đó. Nó chính là giá trị xã hội của cả cộng
đồng. Sơn Tinh là đại diện cho cả quốc gia, dân tộc, cịn đối với từng làng cũng có
giá trị văn hóa- kinh tế…nhất định. Tầng lớp Thành Hồng ở các làng tuy thân phận
có thể khác nhau nhưng họ có chung một chức năng là bảo vệ, che chở và phù hộ
cho dân làng an khang, thịnh vượng.
Ngoài ra, lễ hội còn cử lễ thờ phụng cả các vị tổ sư ngành nghề, những người
đã mang lại cho dân làng một nghề nào đó để bổ sung vào nên kinh tế của họ. Ví dụ
làng Vân Sa dệt lụa ở huyện Ba Vì, Hà Nội thờ cơng chúa Hồng Phủ Thiếu Hoa
(Con gái vua Hùng)… Cơng chúa là người đã có cơng dạy dân làng dệt lụa nên
được thờ trong lễ hội của làng từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 7 tháng Giêng âm
lịch. Hội Phương Thành (Nam Ninh- Hà Nam) cũng thờ ông tổ nghề dệt, hay hội
Vó (Gia Lương- Bắc Ninh) thờ sư nghề đồng Nguyễn Công Nghê… Các tổ sư này
không những chỉ mang đến cho dân làng một nghề nào đó mà cịn đem lại các sinh
hoạt văn hóa liên quan đến ngành nghề đó. Giá trị xã hội của một cộng đồng còn thể
hiện ở các lễ hội liên quan đến các nhân vật phản diện, có khi mang tội với nhân
dân. Nhưng qua các lễ hội đã thể hiện tấm lòng khoan dung, cao thượng và nhân
đạo của nhân dân ta. Đó là lễ hội Gị Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) mở ngày 5
tháng Giêng thờ Sầm Nghi Đống (một tướng quân Thanh); Mã Viện trong đền Bạch
Mai thần ở phố Hàng Buồm (Hà Nội) cùng với vị Thành Hồng phường Hà Khẩu
(Hà Nội). Có lẽ rằng, khơng nơi nào, dân tộc nào lại có tấm lịng bao dung, độ
lượng như nhân dân ta, thờ cả kẻ thù khi chúng ta đã bị thất trận.

19


Như vậy, “đằng sau cái huyền bí, linh thiêng vốn bao phủ mọi lễ hội trong xã
hội nông nghiệp cổ truyền, người ta thấy lễ hội có tính cứu cánh trần tục của nó”

[2,132]. Nhưng cái tồn vẹn đó chỉ trở thành hoàn vẹn hiện thự khi những nghi thức
ăn uống, hát hò, vui chơi của cộng đồng trong lễ hội được thực hiện. Khi đó, những
khó khăn, vất vả của đời thường mới lấy lại được thăng bằng, bình thường để tạo ra
chu kì lặp lại hàng năm của lễ hội. Trên cơ sở tôn thờ các vị anh hùng lịch sử và văn
hóa đó, lễ hội mang ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào về truyền thống
lịch sử của dân tộc, của làng xã cho các thế hệ con cháu
b. Chức năng cố kết cộng đồng
Như phần định nghĩa đã trình bày, lễ hội bao giờ cũng là một sinh hoạt tơn
giáo, tín ngưỡng và những trị diễn vui chơi, giải trí mang tính tập thể cao độ, được
đông đảo quần chúng tham gia. Điều đó đã quy định tính cộng đồng của lễ hội. Tính
cộng đồng được thể hiện ngay ở việc thờ cúng chung của cả làng đối với vị thành
hoàng nào đó. Đối với tất cả mọi thành viên trong làng ai cũng có ý thức tham gia
hội làng để cùng thờ cúng chư vị thần linh và cùng vui chơi giải trí, nên hội làng
bao giờ cũng mang tính tập thể cao. Mỗi mùa lễ hội đến, toàn thể dân làng đều cùng
nhau tổ chức các hoạt động của lễ hội theo một sự phân công nghiêm ngặt. Mối
cộng cảm đó được thể hiện ở nhiều hoạt động khác nhau. Trong khói hương nghi
ngút, trong tiếng nhạc réo rắt, trầm bổng của phường bát âm đã tạo ra một cõi
linh thiêng tới sâu thẳm. Ai cũng có chung mối cộng cảm là được thoát tục để
đến được gần thánh hơn và sẽ được thần thánh ban cho những điều tốt lành. Sau
những cuộc tế lễ cộng cảm như thế, cả đám đông lại ào ào bước vào phần hội,
vào các trò diễn. Đến đây, mọi người đều quên hết thân phận và hồn cảnh điều
kiện quộc sống riêng của mình. Mọi người hòa vào nhau, quyện lấy nhau cùng
nhau vui chơi, giải trí, cùng nhau thưởng thức và trình diễn những trị mình có
thể tham dự. Những giây linh thiêng quý hiếm, những khoảng thời gian dân chủ,
bình đửang cho tất cả mọi người đã xích mọi người lại gần nhau hơn, thân thiết
hơn. Ai ai cũng cảm thấy mình đã ngang bằng với người khác, được làm con
người thực sự như mọi người xung quanh.
Có thể nói, lễ hội đã xóa nhịa mọi ranh giới giữa con người với nhau, kể cả
ranh giới phân biệt giữa nam và nữ, giữa già với trẻ, giữa giàu với nghèo… vì thế
trong đám hội chen (làng Ngà - Bắc Ninh), hội Rã La (Hoài Đức - Hà Tây), hội chơi


20


Hang Thẳm Lé (Văn Chấn - Yên Bái), hội Lồng Tồng của các bản Tày, Nùng Việt
Bắc… đâu đâu cũng có chung một nguyên tắc: đã đến hội là bị cuốn vào hội, nhập
vào hội một cách vô tư và vui chơi hết mình. Trong thực tế, khi đã đến với hội, dù
hội lớn hay hội nhỏ ai ai cũng đều nhập hội như nhau, thoải mái như nhau. Cái phút
giây dân chủ ấy đã ràng buộc con người lại với nhau, sự ràng buộc đó khơng chỉ
trong phạm vi một làng mà có khi nhiều làng, liên làng.
Mối cộng cảm ấy còn được thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn trong bữa ăn chung
trong lễ hội. Giữa sân đình linh thiêng, ngày thường đã mấy ai được ngồi vào đây
mà ăn uống, nhưng ngày lễ hội, sự phân biệt đó đã tạm bị gạt đi để mọi người cùng
tham dự. Ở các dân tộc miền núi khơng có đình, đền thì họ tổ chức bữa ăn chung
ngay tại khu rừng cấm. Mọi người đều được tham dự, kể cả nam và nữ, già trẻ, bữa
ăn chung đó khiến người ta nhớ lại một thuở xa xưa, khi con người còn sống trong
các thị tộc bộ lạc, mọi người vẫn được ăn chung như thế. Khi xã hội loài người đã
phát triển, chuyện đó chỉ cịn xảy ra trong lễ hội. Tuy mỗi năm chỉ một đôi lần được
hưởng bữa ăn cộng cảm như thế, người ta vẫn cảm thấy hài lịng. Thực ra, những
bữa ăn chung đó khơng cịn là bữa ăn vật chất đơn thuần mà đó cịn là bữa ăn tinh
thần, bữa ăn của tình đồn kết, của sự thống nhất ý chí và bữa ăn tình người. Có
sống trong cảnh nơng thơn cả năm lao động vất vả, nhiều khi vật lộn với đồng
ruộng, nương rẫy mới thấm thía và thơng cảm với người nơng dân sự cần thiết của
bữa cơm chung. Trong bữa ăn đó đã thấy mình được như mọi người, thấy mọi
người như mình.
Tóm lại, lễ hội là dịp để mọi người cộng cảm, gần gũi, thân mật và chia sẻ
với nhau mọi tâm trạng mà ngày thường khó nói. Hơn nữa, qua các nghi thức tế lễ
và các trò diễn vui vẻ đã ràng buộc mọi người lại với nhau, gắn bó tình cảm cộng
đồng với nhau. Chính vì thế, những cách biệt xã hội, những mâu thuẫn căng thẳng
hay những xích mích ngày thường nhiều lúc đã được xóa nhịa trong lễ hội. Có thể

nói, tính cộng đồng trong lễ hội là sợi dây liên kết mọi người lại với nhau trong
hành động thống nhất, cùng thờ cúng chung một vị thần linh và cùng vui chung
những trò diễn tập thể. Những hoạt động đó có chức năng cố kết cộng đồng, làng
hay liên làng.
c. Chức năng giáo dục, hướng thiện

21


Giá trị giáo dục là giá trị tiêu biểu nhất của văn hóa, xuất phát từ tính giá trị
và đặc trưng tích lũy qua q trình lịch sử của các hiện tượng văn hóa. Giá trị giáo
dục có mối liên hệ mật thiết, là cơ sở để duy trì các giá trị khác. Nhờ đó mà các giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc như hướng về cội nguồn, tôn vinh nền nông
nghiệp trồng lúa hay cố kết cộng đồng mới được bảo lưu, trao truyền từ thế hệ này
sang thế hệ kia, không bị mai một và đứt quãng. Gắn với đặc trưng văn hóa của lễ
hội cổ truyền , giá trị giáo dục còn được thể hiện rất rõ ở bình diện giáo dục truyền
thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm đồng thời hướng con người tới giá
trị nhân văn tốt đẹp. Có thể nói, với một dân tộc như Việt Nam, để có được độc lập,
tự do và hạnh phúc, chúng ta đã phải đổi bằng mồ hôi, nước mắt và máu xương của
lớp lớp thế hệ cha ông. Một đất nước mà ở đó con người thường xuyên phải mùa
này chống lũ, mùa kia chống hạn, hầu như khơng có thế kỉ nào sống trọn vẹn trong
hồ bình... thì lịng u nước, ý chí kiên cường, bất khuất phải là hằng số giá trị căn
bản nhất. Và những điều này phải trở thành những nội dung giáo dục để mọi thế hệ
sau không được phép lãng quên.
Hướng thiện là kết tinh của một trong ba giá trị Chân- Thiện- Mỹ mà bản thân
từng người và cả nhân loại vẫn luôn theo đuổi trong cuộc sống. Đây là giá trị chung, có
tính chất phổ quát mặc dù có thể giữa các quốc gia, khu vực có sự khác biệt về điều kiện
tự nhiên, về chủng tộc, văn hóa, kinh tế, chính trị, tơn giáo… Lòng hướng thiện vừa là
đòi hỏi vừa là điều kiện tất yếu của cuộc sống con người. Văn hóa, tín ngưỡng luôn
hướng thiện, luôn hướng về cộng đồng một cách vơ tư, trong sáng. Tín ngưỡng khơng

bao giờ đồng nghĩa với những tà tâm, ác ý. Lễ hội cổ truyền luôn định hướng những
hành động hướng thiện, trừ ác, không có chỗ cho những động cơ thiếu trong sáng. Điều
này xuất phát từ lí do hầu hết mọi người khi tham dự lễ hội chính là để thoả mãn nhu cầu
của đời sống tâm linh. Theo Ngô Đức Thịnh, lễ hội mang lại “trạng thái “thăng hoa” từ
đời sống trần tục, hiện hữu”[31,359]. Lễ hội với những hình thức cúng tế, dâng lễ vật,
cầu nguyện thần linh... chính là thể hiện cho sự thành tâm của người tham gia. Và như
vậy, đến với lễ hội các thành viên như được “thanh lọc” tâm hồn để sống tốt đẹp hơn. Vì
thế, khi tham gia vào lễ hội (bao gồm cả phần lễ và phần hội), dù ở bất kỳ vai trò nào (từ
chủ tế cho tới người tham gia bình thường) thì người ta đều phải quán triệt tinh thần
“chay tịnh”, tịnh tâm, tịnh trí, tịnh thân – tức là chuẩn bị và giữ mình cho lương thiện và
trong sạch.

22


1.2. Đặc trƣng của lễ hội truyền thống Việt Nam
1.2.1. Lễ hội truyền thống Việt Nam phần lớn thể hiện đặc trưng của nền
nông nghiệp trồng lúa nước
Đây thực chất là một tổ hợp giá trị, có mối liên hệ mật thiết với giá trị hướng
nguồn, bởi suy cho cùng đây chính là phương thức sinh tồn khởi thủy của cư dân
Việt cổ từ xa xưa và ngày nay vẫn chiếm vai trò hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của
nước ta. Kết quả khảo cứu về khảo cổ học cho thấy cư dân của thời kỳ Hùng Vương
dựng nước Văn Lang là những người nông dân trồng lúa, ở đây có cả lúa cạn và lúa
nước nhưng có thể lúa nước đã chiếm vai trị chủ đạo. Giữa tín ngưỡng và lễ hội
nơng nghiệp có mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính chất căn bản,
giải thích mối quan hệ giữa con người trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã
hội ngay từ thời sơ khai, mơng muội. Xuất phát từ lí do đó, nghiên cứu lễ hội nông
nghiệp không thể tách rời với nghiên cứu tín ngưỡng nơng nghiệp. Theo Ngơ Đức
Thịnh: “Với một khu vực địa lý nhiệt đới như nước ta, nghề trồng lúa nước có từ lâu
đời thì tín ngưỡng nơng nghiệp đóng vai trị chủ đạo trong đời sống tâm linh của

người dân”[41,144]. Trong điều kiện xã hội nông nghiệp cổ truyền còn sơ khai, lạc
hậu, phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như mưa, nắng thuận hòa hay lũ lụt, hạn hán,
thiên tai, dịch bệnh… con người cầu mong, trông chờ vào sự trợ giúp của thần linh,
ma quỷ. Từ đó, các nghi lễ nơng nghiệp xuất hiện. Đúng như quan niệm của X.A.
Tôcarép: “Nguồn gốc này chính là sự bất lực của con người trồng trọt. Cây trồng
không phải bao giờ cũng được mùa, mà mùa màng bị phụ thuộc vào những điều
kiện mà con người viện đến sự phù trợ, giúp đỡ việc trồng cấy, từ đó các nghi lễ ma
thuật ra đời”[33,423]. “Nguồn gốc này chính là sự bất lực của con người trồng trọt.
Cây trồng không phải bao giờ cũng được mùa, mà mùa màng bị phụ thuộc vào
những điều kiện mà con người viện đến sự phù trợ, giúp đỡ việc trồng cấy, từ đó
các nghi lễ ma thuật ra đời”[33,425]
Người Việt vốn là cư dân trồng lúa nước vùng nhiệt đới gió mùa, bởi vậy
cho tới nay từ quan niệm, lối nghĩ, đến nếp sống của họ về cơ bản thể hiện những
đặc trưng của người dân trồng lúa nước. Những quan niệm vũ trụ nguyên sơ của
phương Đông cổ đại, cũng như của người Việt cổ là âm dương tương khắc, tương
sinh đã bao trùm lên toàn bộ đời sống tinh thần của nơng dân Việt. Trong tiềm thức,
ngồi việc con người tác động tới tự nhiên thì quan hệ con người với con người còn

23


×