Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Đánh giá những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp trên công trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 158 trang )

BỘ GIÁ
ÁO DỤC ĐÀO
Đ
TẠO
TRƯỜN
NG ĐẠI HỌC BÁCH
H KHOA THÀNH
T
PH
HỐ HỒ CH
HÍ MINH
K
KHOA
KỸ
Ỹ THUẬT XÂY
X
DỰN
NG
BỘ MƠN
N THI CƠN
NG & QUẢ
ẢN LÝ XÂ
ÂY DỰNG
G
-------------------------------

L
LUẬN
V
VĂN THẠC S
SỸ


ĐỀ TÀII
ĐÁNH
Đ
GIÁ
G NHỮ
ỮNG YẾU
U TỐ RỦ
ỦI RO ẢN
NH HƯỞ
ỞNG ĐẾN
AN TO
ỒN CẦN
N TRỤC
C THÁP TRÊN
T
CƠNG TR
RƯỜNG


ÁN BỘ HƯ
ƯỚNG DẪ
ẪN: PGS.T
TS. NGUY
YỄN VĂN HIỆP
HỌ
ỌC VIÊN THỰC
T
HIỆ
ỆN: NGUY
YỄN ĐĂN

NG PHI V

MS
SHV: 090880271
CH
HUN NGÀNH:
N
C
CƠNG
NG
GHỆ VÀ QUẢN
Q
LÝ XÂY DỰ
ỰNG
KH
HĨA: 20099
Thành phố
p Hồ Chhí Minh: Tháng
T
07 năăm 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------

NGUYỄN ĐĂNG PHI VŨ

ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG
ĐẾN AN TỒN CỦA CẦN TRỤC THÁP TRÊN

CƠNG TRƯỜNG

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ NGÀNH: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. HCM, tháng 09 năm 2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1:

CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ trường
Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2011



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: NGUYỄN ĐĂNG PHI VŨ

Ngày, tháng, năm sinh: 21/10/1979

Phái: Nam
Nơi sinh: TP. Đà Nẵng

Chuyên ngành

: Công nghệ và Quản lý xây dựng

MSHV

: 09080271

Khóa: 2009

I – TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn của cần

trục tháp trên công trường.
II – NHIỆM VỤ:
 Các yêu cầu về an toàn khi sử dụng cần trục tháp trên cơng trường.
 Sự thiếu sót của các văn bản pháp quy trong việc quản lý và vận hành an
toàn cần trục tháp trên công trường.
 Xác định những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp trên công
trường.
 Đánh giá những yếu tố rủi ro bằng phương pháp định lượng AHP.
III – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 16/02/2011.
IV – NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/07/2011.
V – HỌ VÀ TÊN CBHD: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HIỆP.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QL. CHUYÊN NGÀNH

PGS. TS. NGUYỄN VĂN HIỆP


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, bản thân tôi đã rất nỗ lực và đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Đặc
biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của q thầy cơ giảng dạy chun Ngành Công nghệ
và Quản lý xây dựng, bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng đã truyền đạt cho tơi
những kiến thức q báu trong suốt q trình học tập.
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệp. Thầy đã hỗ
trợ nhiều tài liệu, hướng dẫn nhiệt tình, giúp đưa ra phương pháp nghiên cứu và
truyền đạt nhiều kiến thức quí báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Xin gửi lời cám ơn các bạn cùng lớp đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến
hay vào quyển luận văn tốt nghiệp của tôi. Cho tôi gởi đến các bạn lời cám ơn và
chúc các bạn hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình một cách xuất sắc nhất.
Xin gửi lời cám ơn các đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều về
tinh thần và vật chất để tôi an tâm học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp như
hôm nay.
Và đặc biệt, xin được cám ơn những người thân yêu nhất của tôi đã luôn bên
cạnh, quan tâm, động viên và giúp đỡ tơi những lúc khó khăn, trở ngại để hoàn
thành luận văn này.
Một lần nữa xin cám ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cơ.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 09 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Đăng Phi Vũ


TĨM TẮT

Hiện nay, với sự phát triển khơng ngừng của ngành xây dựng, đặc biệt là
trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng tại các khu đô thị lớn. Việc thi cơng các cơng
trình cao tầng, các dự án phức tạp ln địi hịi nguồn nhân lực, trang thiết bị máy
móc rất lớn. Với những tính năng hữu ích trong việc nâng chuyển các cấu kiện, vật
tư trên công trường thì cần trục tháp là loại thiết bị thi cơng đóng vai trị rất quan
trọng trong mọi hoạt động trên cơng trường, quyết định đến tiến độ, chất lượng
cơng trình. Mặc dù vậy, đi kèm với loại thiết bị này là những rủi ro tai nạn, sự cố
trong quá trình thi cơng. Do đó, việc quản lý an tồn loại thiết bị này là điều cần
thiết nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tai nạn và đảm bảo an tồn tính mạng cho
người lao động trên công trường.
Qua tài liệu tham khảo, những nghiên cứu liên quan và ý kiến của các
chuyên gia, tác giả đã nhận dạng được 18 yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cần

trục tháp trên công trường. Những yếu tố rủi ro này được chia thành 4 nhóm yếu tố
bao gồm: (i) Điều kiện cơng trường, (ii) Quản lý an tồn, (iii) Yếu tố con người,
(iv) Yếu tố pháp lý.
Một mơ hình cấu trúc thứ bậc 18 yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an tồn của cần
trục tháp trên cơng trường được xây dựng dựa trên phương pháp định lượng AHP
(Analytic Hierarchy Process). Bảng câu hỏi so sánh cặp giữa 18 yếu tố rủi ro được
thiết kế và gửi đến nhóm chuyên gia gồm 7 người am hiểu về cần trục tháp, và
bằng phương pháp định lượng AHP tác giả đã xác định trọng số ảnh hưởng của các
yếu tố rủi ro. Kết quả phân tích cho thấy những yếu tố nào có trọng số cao là những
yếu rố ảnh hưởng nhiều nhất.


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 7
1.1

Giới thiệu chung ............................................................................................7

1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu .......................................................................10

1.2.1


Lý do hình thành đề tài nghiên cứu....................................................... 10

1.3

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................12

1.4

Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................13

1.5

Phương pháp nghiên cứu............................................................................13

1.6

Dự kiến đóng góp của nghiên cứu .............................................................14

1.6.1

Tính học thuật ......................................................................................... 14

1.6.2

Tính thực tiễn .......................................................................................... 14

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN................................................................................... 16
2.1

Cần trục tháp ...............................................................................................16


2.1.1

Công dụng ................................................................................................ 16

2.1.2

Cấu tạo chung .......................................................................................... 17

2.1.3

Phân loại................................................................................................... 19

2.1.4

Các cơ cấu của cần trục tháp ................................................................. 23

2.2

Các giải pháp kỹ thuật cho cần trục tháp .................................................26

2.2.1

Lựa chọn cần trục tháp hợp lý ............................................................... 26

2.2.2

Vị trí đặt cần trục tháp ........................................................................... 30

2.2.3


Kết cấu nền móng cần trục tháp ............................................................ 30

2.2.4

Neo giữ cần trục tháp.............................................................................. 31

2.2.5

Kích nối cao, nâng leo và tháo dỡ cần trục tháp .................................. 33

2.2.6

Tính ổn định của cần trục tháp (chống lật) .......................................... 36

2.2.7

Cách tính tốn và bố trí cần trục tháp trên cơng trường .................... 37

2.3

Các yêu cầu về an toàn khi sử dụng cần trục tháp ..................................41

2.3.1

Quy trình kiểm định ............................................................................... 41

2.3.2

Kiểm tra định kỳ thiết bị ........................................................................ 44


HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

1


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

2.3.3

Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng ..................................... 44

2.3.4

Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng thiết bị ............................... 45

2.3.5

Yêu cầu về thủ tục để sử dụng cần trục tháp ....................................... 49

2.3.6

An tồn cho các cơng trình lân cận ....................................................... 50

2.3.7

Đảm bảo an tồn giao thơng và người đi lại ......................................... 52


2.3.8

An toàn lao động đối với người vận hành cần trục tháp ..................... 53

2.4

Quản lý cần trục tháp tại các cơng trình xây dựng trong đơ thị ............56

2.4.1 Một số vướng mắc trong quá trình quản lý hoạt động của cần trục
tháp trong xây dựng tại TP.Hồ Chí Minh ........................................................ 56
2.4.2 Một số vấn đề pháp lý còn tồn tại trong sử dụng cần trục tháp tại các
công trường .......................................................................................................... 57
2.4.3 Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong
việc quản lý, vận hành cần trục tháp ................................................................ 59
2.5
Nhận dạng những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp
trên công trường ......................................................................................................61
2.5.1

Các nghiên cứu liên quan ....................................................................... 61

2.5.2

Tổng hợp các yếu tố rủi ro ..................................................................... 62

2.5.3

Phân tích những yếu tố rủi ro ................................................................ 64

2.5.4


Quản lý môi trường rủi ro ...................................................................... 68

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU .............................. 70
3.1

Quy trình nghiên cứu ..................................................................................70

3.2

Thu thập dữ liệu ..........................................................................................71

3.2.1

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .............................................................. 71

3.2.2

Kỹ thuật phỏng vấn sâu .......................................................................... 74

3.3

Công cụ nghiên cứu.....................................................................................75

3.3.1

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 75

3.3.2


Quy mô mẫu nghiên cứu ........................................................................ 76

3.3.3

Thống kê mô tả ........................................................................................ 78

3.3.4

Kiểm định thang đo Likert..................................................................... 79

3.3.5

Phương pháp định lượng AHP (Analytic Hierarchy Process)............ 79

3.4

Chương trình ứng dụng ..............................................................................90

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU................................................................... 93
4.1

Giới thiệu......................................................................................................93

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

2


LUẬN VĂN THẠC SỸ


4.2

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

Phân tích dữ liệu từ khảo sát đại trà .........................................................94

4.2.1

Phân tích phần thơng tin chung ............................................................. 94

4.2.2

Phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS .................................................. 98

4.3
Phân tích cấu trúc AHP các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cần
trục tháp trên cơng trường ...................................................................................110
4.3.1

Mơ hình đánh giá .................................................................................. 110

4.3.2

Xây dựng cấu trúc thứ bậc các yếu tố ảnh hưởng ............................. 111

4.3.3

Ma trận so sánh cặp các yếu tố, nhóm yếu tố ..................................... 112

4.3.4


Lập ma trận chuẩn hóa ........................................................................ 113

4.3.5

Tính vectơ độ ưu tiên ............................................................................ 114

4.3.6

Kiểm tra sự không nhất quán .............................................................. 114

4.4

Trọng số AHP và sắp hạng các yếu tố rủi ro ..........................................115

4.4.1

Thu thập bảng câu hỏi từ chuyên gia .................................................. 115

4.4.2

Kiểm tra tính nhất quán ....................................................................... 116

4.4.3

Xác định trọng số và sắp hạng các yếu tố ........................................... 119

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 129
5.1


Kết luận ......................................................................................................129

5.2

Kiến nghị ....................................................................................................130

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 134

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

3


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Ngân sách đầu tư xây dựng.
Bảng 1.2: Các trường hợp tai nạn trong ngành xây dựng.
Bảng 2.1: Kiểm tra thiết bị nâng.
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cần trục
tháp trên công trường.
Bảng 3.1: Thang đánh giá 9 mức so sánh của phương pháp AHP.
Bảng 3.2: Chỉ số ngẫu nhiên RI.
Bảng 4.1: Kết quả thu thập bảng câu hỏi khảo sát đại trà.
Bảng 4.2: Kết quả thống kê về vị trí cơng tác.
Bảng 4.3: Kết quả thống kê về loại hình dự án.
Bảng 4.4: Kết quả thống kê về quy mô dự án.

Bảng 4.5: Kết quả thống kê về số năm kinh nghiệm làm việc.
Bảng 4.6: Kết quả thống kê về chức vụ hiện tại.
Bảng 4.7: Kết quả phân tích các yếu tố rủi ro từ SPSS.
Bảng 4.8: Kết quả sắp hạng sơ bộ các yếu tố rủi ro.
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha từ SPSS.
Bảng 4.10: Kiểm tra tính nhất qn của các nhóm yếu tố rủi ro.
Bảng 4.11: Kiểm tra tính nhất quán các yếu tố rủi ro liên quan đến điều kiện
công trường.
Bảng 4.12: Kiểm tra tính nhất quán các yếu tố rủi ro liên quan đến quản lý an
toàn
Bảng 4.13: Kiểm tra tính nhất quán các yếu tố rủi ro liên quan đến yếu tố con
người.
Bảng 4.14: Kiểm tra tính nhất quán các yếu tố rủi ro liên quan đến yếu tố pháp
lý.
Bảng 4.15: Tổng sắp hạng các yếu tố liên quan đến điều kiện cơng trường.
Bảng 4.16: Kiểm tra tính nhất quán giữa các chuyên gia cho nhóm các yếu tố
điều kiện cơng trường.
Bảng 4.17: Trọng số trung bình của các nhóm yếu tố rủi ro.
Bảng 4.18: Trọng số trung bình các yếu tố liên quan đến điều kiện công trường.
Bảng 4.19: Trọng số trung bình các yếu tố liên quan đến quản lý an tồn.
Bảng 4.20: Trọng số trung bình các yếu tố liên quan đến yếu tố con người.
Bảng 4.21: Trọng số trung bình các yếu tố liên quan đến yếu tố pháp lý.
Bảng 4.22: Bảng trọng số các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cần trục
tháp trên công trường.
Bảng 4.23: Bảng sắp hạng các yếu tố rủi ro.
Bảng P.1: Bảng tổng hợp hệ số nhất quán (CR<0.1) cúa các nhóm yếu tố rủi ro.
Bảng P.2: Bảng tổng sắp hạng của các nhóm yếu tố rủi ro.
Bảng P.3: Bảng tổng sắp hạng các yếu tố liên quan đến quản lý an toàn.
Bảng P.4: Bảng tổng sắp hạng các yếu tố liên quan đến yếu tố con người.
Bảng P.5: Bảng tổng sắp hạng các yếu tố liên quan đến yếu tố pháp lý.

Bảng P.6: Bảng kiểm tra tính nhất quán giữa các chuyên gia.

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

4


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cần trục tháp được sử dụng trong cơng trình xây dựng.
Hình 1.2: Sự cố sập cần trục tháp tại cơng trình Centec Tower.
Hình 1.3: Sự cố sập cần trục tháp do kết cấu móng khơng an tồn.
Hình 2.1: Đặc điểm cấu tạo của cần trục tháp trong xây dựng nhà cao tầng.
Hình 2.2: Cần trục tháp với đầu tháp quay.
Hình 2.3: Cần trục tháp có cần nâng hạ.
Hình 2.4: Cần trục tháp di chuyển trên ray.
Hình 2.5: Cần trục tháp cố định cạnh cơng trường.
Hình 2.6: Cần trục tháp dùng trong ngành cơng nghiệp xếp dỡ.
Hình 2.7: Cần trục tháp dùng để xây dựng nhà cao tầng.
Hình 2.8: Vị trí một số đoạn neo của cần trục tháp vào cơng trình.
Hình 2.9: Cấu tạo đoạn neo của cần trục tháp vào cơng trình.
Hình 2.10: Sơ đồ cần trục tháp cố định neo vào cơng trình.
Hình 2.11: Cần trục tháp cố định Potain – Sơ đồ nối tháp từ phía trên.
Hình 2.12: Sơ đồ leo tầng của cần trục tháp.
Hình 2.13: Cần trục tháp chạy trên ray có đối trọng ở bên dưới.
Hình 2.14: Cần trục tháp đứng cố định bằng chân đế có đối trọng trên cao.
Hình 2.15: Cần trục tháp đứng cố định có chân neo vào móng.

Hình 2.16: Vị trí cần trục tháp trên ray khi thi cơng hố móng.
Hình 2.17: Mơ hình quản lý mơi trường rủi ro (Chua & Goh, 2004).
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.
Hình 3.2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi.
Hình 3.3: Các ưu điểm của phương pháp AHP.
Hình 4.1: Biểu đồ thống kê về vị trí cơng tác.
Hình 4.2: Biểu đồ thống kê về loại hình dự án.
Hình 4.3: Biểu đồ thống kê về quy mơ dự án.
Hình 4.4: Biểu đồ thống kê về số năm kinh nghiệm làm việc.
Hình 4.5: Biểu đồ thống kê về chức vụ hiện tại.
Hình 4.6: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Giải pháp kỹ thuật cho cần trục tháp.
Hình 4.7: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Trở ngại trên cơng truờng.
Hình 4.8: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Sự bao phủ lên nhau của cần trục tháp
trong khi làm việc.
Hình 4.9: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Thời tiết.
Hình 4.10: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Sự cản trở tầm nhìn cho người điều
khiển
Hình 4.11: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Yêu cầu về tiến độ thi cơng.
Hình 4.12: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Loại tải trọng khi nâng.
Hình 4.13: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Quy trình kiểm tra, kiểm định thiết bị.
Hình 4.14: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Cơng tác quản lý thiết bị.
Hình 4.15: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Biện pháp an toàn khi lắp đặt và sử
dụng thiết bị.
Hình 4.16: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Chương trình đào tạo, huấn luyện.
Hình 4.17: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Kinh nghiệm người vận hành.
HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

5



LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

Hình 4.18: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Năng lực nhà thầu.
Hình 4.19: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Vai trò của các nhà quản lý trên cơng
trường.
Hình 4.20: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Nguồn lao động được thuê.
Hình 4.21: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Các thủ tục để sử dụng cần trục tháp.
Hình 4.22: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Các văn bản, tiêu chuẩn, quy định
hiện hành.
Hình 4.23: Biểu đồ phân phối của yếu tố-Công tác quản lý của các cơ quan nhà
nước.
Hình 4.24: Mơ hình đánh giá an tồn cần trục tháp trên cơng trường.
Hình 4.25: Cấu trúc thứ bậc các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an tồn cần trục
tháp
Hình 4.26: Trọng số các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp trên
cơng trường thể hiện trong mơ hình cấu trúc AHP.

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

6


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu chung

Nước ta trong những năm gần đây đang trên đà phát triển để trở thành một
nước công nghiệp, nhu cầu phát triển về kinh tế, xã hội, và các cơng trình xây
dựng cao tầng ngày càng cao. Trong đó ngành xây dựng đóng một vai trị quan
trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước, chính vì vậy đã tác
động đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng với nguồn vốn đầu tư đang
tăng lên nhanh chóng, cụ thể dự tốn chi ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của
cả nước trong những năm gần đây như sau:
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Đầu tư
72.842 81.078 107.440 124.664 149.597
(tỷ đồng)
Bảng 1.1: Ngân sách đầu tư xây dựng [1].
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó; những cơng trình xây dựng dân dụng,
cơng nghiệp, cầu đường… có quy mơ lớn cũng được hình thành ngày càng
nhiều trên tồn quốc, và để hồn thành những cơng trình xây dựng đòi hỏi
nguồn nhân lực con người và trang thiết bị máy móc rất lớn. Trong đó trang thiết
bị máy móc được sử dụng trong các dự án xây dựng đóng góp một vai trị rất
quan trọng trong việc quyết định chất lượng, tiến độ, chi phí cơng trình. Với
cơng năng dùng để nâng chuyển, lắp ráp các cấu kiện, vật tư xây dựng thì cần
trục tháp là một trong những trang thiết bị máy móc được sử dụng rộng rãi và
chiếm một tỷ lệ lớn trong các dự án xây dựng, đặc biệt là các cơng trình xây
dựng dân dụng, các cơng trình nhà cao tầng [15].
Nhưng bên cạnh những tính năng hữu ích được sử dụng trong các cơng trình
xây dựng thì cần trục tháp để lại những mối hiểm họa khôn lường, treo lơ lửng
trên đầu người đi đường, công nhân lao động trên công trường, người dân sống

xung quanh khu vực xây dựng cơng trình…Thực tế cho thấy, đã có khơng ít
những tai nạn do cần trục tháp gây ra được đăng hàng ngày trên các phương tiện
thông tin đại chúng gây thiệt hại lớn về người và tài sản, tạo nên tâm trạng

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

7


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

hoang mang, lo lắng cho người dân. Với những câu hỏi: Nguyên nhân xảy ra tai
nạn do đâu? Và khi tai nạn xảy ra thì trách nhiệm thuộc về ai?... Điều này như
một hồi chng cảnh báo, địi hỏi các đơn vị, các cơ quan chức năng đã đến lúc
phải vào cuộc mạnh mẽ hơn trong việc quản lý, kiểm định, giám sát loại thiết bị
này để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Hình 1.1: Cần trục tháp được sử dụng trong cơng trình xây dựng.

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

8


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP


Hình 1.2: Sự cố sập cần trục tháp tại cơng trình Centec Tower [5].

Hình 1.3: Sự cố sập cần trục tháp do kết cấu móng khơng an tồn [4] .

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

9


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Lý do hình thành đề tài nghiên cứu
Ngành cơng nghiệp xây dựng đóng vai trị quan trọng trong hệ thống kinh tế
của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tuy nhiên xây dựng là công việc hết sức
nguy hiểm, trong đó lĩnh vực xây dựng các cơng trình cao tầng với khẩu độ lớn
phải sử dụng đến cần trục tháp là ngành cơng nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn
rất cao. Tại Việt Nam, số vụ tại nạn lao động trên các công trường xây dựng
thường xuyên xảy ra và diễn biến ngày càng tăng lên rõ rệt, điều này được minh
chứng qua số liệu thống kê về tai nạn lao động của Tổng Cục Thống Kê như
sau:
Tổng số vụ tai nạn lao động hàng năm
8,000.00
Số vụ

6,000.00
4,000.00
2,000.00

0.00

Tổng số vụ tai nạn
Ngành xây dựng chiếm

2006

2007

2008

2009

2010

4,050

5,881

5,951

5,836

6,250

528 (13,04%) 989(16,82%) 1,658(27,9%) 1,724(29,5%) 3,188(51,1%)
Năm
Tổng số vụ tai nạn

Ngành xây dựng chiếm


Hình 1.2: Thống kê vụ tai nạn [2].
Riêng tại khu vực đô thị với đặc điểm xây dựng [10]:
-

Diện tích đất đai chật hẹp, trong khi các cơng trình cao ốc hình thành ngày càng
nhiều, thiếu chỗ bố trí cho các thiết bị xây dựng.
Các cơng trình thấp tầng đang sử dụng xây chen lấn nhau hàng loạt.
Nhà thầu ít sở hữu thiết bị, chủ yếu là thuê ngoài; có loại gì th loại đó.
Biện pháp sử dụng trang thiết bị máy móc chưa được quan tâm nhiều khi đấu
thầu, chọn thầu.
Cần trục tháp vươn qua cơng trình lân cận, vươn ra lịng đường.
Bố trí mặt bằng cơng trường tùy tiện, không đúng theo hồ sơ dự thầu.

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

10


LUẬN VĂN THẠC SỸ

-

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

Cơng trình có nhiều tầng hầm, nên cần trục tháp phải lắp đặt ngay khi thi cơng
móng, hầm.
Các chi phí của dự tốn, của giá dự thầu chưa tính đúng, tính đủ cho các tình
huống (Biện pháp sử dụng, kiểm tra, kiểm định, khắc phục tai nạn…)
Do đó, các trường hợp tai nạn vẫn thường xuyên xảy ra qua số liệu thống kê

của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội như sau:
Loại tai nạn lao động

Tỷ lệ (%)
TP.HCM

Cả nước

Ngã cao – Kể cả sập dàn giáo, cơng trình

30

32

Điện giật, điện cao thế

43

31

Máy móc ép, kẹp, va đập

6

6

Sự cố thiết bị nâng xây dựng, thiết bị khác

8


12

Xe, máy thi công
Loại khác (Ngạt, hơi độc văng, cháy nổ, sét đánh…)

6
13

13

Bảng 1.2: Các trường hợp tai nạn trong ngành xây dựng [2].
Có thể thấy rằng các trường hợp tai nạn kể trên liên quan đến trang thiết bị
máy móc xây dựng chiếm một tỷ lệ đáng kể, trong đó những tai nạn, sự cố cơng
trình liên quan đến cần trục tháp mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng
đã trở nên “nguồn” nguy hiểm khó kiểm sốt [3]. Điển hình như: Tai nạn sập
cần trục tháp làm 1 người chết xảy ra vào tháng 11 năm 2010 tại dự án Thảo
Điền Pearl – TP.HCM [4]; Tai nạn gãy cần trục tháp làm 5 người bị thương xảy
ra vào tháng 1 năm 2008 tại dự án cao ốc Centec Tower [5]…Mặc dù Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định nghiêm ngặt về việc sử
dụng, lắp đặt, kiểm định, kiểm tra an toàn cho các thiết bị nâng hạ trong xây
dựng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý trong việc sử dụng cần trục
tháp trên các cơng trường xây dựng.
Bên cạnh đó, cũng đã có những nghiên cứu trước đây liên quan đến các
thiết bị nâng hạ trong xây dựng, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến cần
trục tháp như: Rickey A. Cook (1999), Hanna A.S (1999), Kyle K. Ren (2001),
M. Y. Kaltakci (2008), Nguyễn Hồng Quang (2008)… Tuy nhiên, đa số các
HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

11



LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

nghiên cứu chỉ tập trung vào việc xác định các yếu tố để lựa chọn thiết bị cần
trục tháp, lựa chọn vị trí thích hợp đặt cần trục tháp trên cơng trường, nhằm tối
ưu chi phí, tiến độ cho dự án. Riêng tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào
tìm hiểu ngun nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp trên
công trường, mà những yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, tiến độ,
chất lượng của dự án.
Chính vì vậy việc thực hiện đề tài “Đánh giá những yếu tố rủi ro ảnh
hưởng đến an tồn cần trục tháp trên cơng trường” là thực sự cần thiết. Nó
giúp cho Chủ đầu tư có thể xem xét, đánh giá Hồ sơ dự thầu của Nhà thầu; các
Nhà thầu thi cơng có thể lựa chọn các thiết bị thi công; các Giám sát công
trường thực hiện những biện pháp, quy định cần thiết để giảm thiểu được những
rủi ro tai nạn, sự cố trên công trường và các nhà Quản lý có thể bổ sung những
quy định nghiêm ngặt để làm tốt vai trò quản lý an tồn trên cơng trường liên
quan đến cần trục tháp.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề sau:
 Các yêu cầu về an tồn khi sử dụng cần trục tháp trên cơng trường.
 Sự thiếu sót của các văn bản pháp quy trong việc quản lý và vận hành an
toàn cần trục tháp trên công trường.
 Xác định những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an tồn của cần trục tháp
trên cơng trường.
 Đánh giá những yếu tố rủi ro bằng phương pháp định lượng AHP
(Analytic Hierarchy Process):
 Những yếu tố rủi ro sau khi đã xác định sẽ được xây dựng theo mơ

hình cấu trúc thứ bậc AHP.
 Thơng qua khảo sát chuyên gia bằng câu hỏi được thiết lập, trọng
số ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro sẽ được tính tốn.


Dựa vào trọng số AHP đã tính tốn, sắp hạng các yếu tố rủi ro ảnh
hưởng đến an toàn cần trục tháp trên công trường.

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

12


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian
từ tháng 03 năm 2011 đến tháng 07 năm 2011.
Địa điểm: Nghiên cứu chủ yếu thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
Đối tượng khảo sát: Để việc thu thập dữ liệu được hiệu quả, nhanh chóng
và chính xác thì đối tượng thích hợp cho việc khảo sát là: Các Chủ đầu tư,
những nhà quản lý an toàn lao động, quản lý thiết bị thi công, quản lý dự án, các
nhà thầu xây dựng,chỉ huy trưởng công trường, giám sát công trường…đang làm
việc tại các dự án xây dựng có quy mơ lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Quan điểm phân tích: Đứng trên góc nhìn của Chủ đầu tư, nhà thầu xây
dựng, nhà quản lý an toàn lao động đối với sự an tồn của cần trục tháp trên
cơng trường xây dựng.


1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu được thực hiện
theo quy trình như sau:
 Xác định vấn đề cần nghiên cứu, các mục tiêu nghiên cứu.
 Dựa vào tài liệu tham khảo, sách, báo, các nghiên cứu trước đây:
 Phân tích tổng quan cần trục tháp sử dụng trong ngành xây dựng.
 Xác định những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an tồn cần trục tháp
trên cơng trường.
 Sau khi đã xác định những yếu tố rủi ro, thiết lập quy trình thiết kế bảng
câu hỏi khảo sát.
 Tiến hành khảo sát trên các đối tượng.
 Thu thập dữ liệu.
 Sử dụng các thống kê mô tả, phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu thu
thập.

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

13


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

 Đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố rủi ro dựa vào các đại lượng
thống kê như: Trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, biểu đồ phân
phối…
 Rút lại những yếu tố có mức độ quan trọng cao (dựa vào đại lượng
thống kê trị trung bình, độ lệch chuẩn).

 Tiến hành xây dựng mơ hình cấu trúc thứ bậc các yếu tố rủi ro theo
phương pháp định lượng AHP.
 Thiết kế bảng câu hỏi so sánh cặp các yếu tố rủi ro.
 Tiến hành khảo sát trên các chuyên gia am hiểu về cần trục tháp.


Thu thập dữ liệu.

 Sử dụng phần mềm Expert Choice để phân tích dữ liệu:
 Kiểm tra sự không nhất quán cho trả lời của các chuyên gia (hệ số
CR<0.1).
 Xác định trọng số các yếu tố rủi ro theo cấu trúc AHP.
 Sắp hạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn của cần trục tháp trên
công trường.
 Nhận xét.
 Kết luận và kiến nghị.

1.6 Dự kiến đóng góp của nghiên cứu
1.6.1 Tính học thuật
Nghiên cứu này góp phần xác định 18 yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn
của cần trục tháp trên công trường, đồng thời kết hợp với phương pháp định
lượng AHP xây dựng mơ hình cấu trúc thứ bậc 18 yếu tố rủi ro, từ đó đánh giá
mức độ ảnh hưởng của những yếu tố rủi ro.

1.6.2 Tính thực tiễn
Trong mơi trường xây dựng phức tạp, những rủi ro tai nạn xảy ra trên công
trường từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Và thực tế đã chứng minh những tai
nạn liên quan đến cần trục tháp trong thời gian vừa qua đã liên tục xảy ra, do đó
việc đảm bảo an tồn tính mạng cho người lao động, cũng như đảm bảo chất
HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ


14


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

lượng cho công trình tránh những sự cố có thể xảy ra là điều cần thiết. Trong
giới hạn cho phép của quá trình nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần tìm hiểu
những ngun nhân, những yếu tố rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến an tồn của cần
trục tháp trên cơng trường xây dựng, với những kết quả đã được phân tích trong
quá trình nghiên cứu có thể nhận dạng những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất
để có những biện pháp đối phó, ngăn ngừa. Từ đó kết hợp với các văn bản, quy
định do Nhà nước đã ban hành giúp các nhà thầu xây dựng, các nhà quản lý an
toàn lao động, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án… có thể quản lý tốt hơn các
vấn đề an tồn lao động trên cơng trường, hạn chế tai nạn cho người lao động,
giảm thiểu các thiệt hại cho các trang thiết bị máy móc, giảm chi phí dự án, sự
chậm trễ của dự án, tạo hình ảnh tốt cho các bên tham gia cơng trình.

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

15


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Cần trục tháp
2.1.1 Cơng dụng
Cần trục tháp hay cịn gọi cần cẩu tháp là phương tiện dùng để vận chuyển
vật tư lên cao và được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Cần trục tháp là
thiết bị nâng chủ yếu dùng để vận chuyển vật liệu và lắp ráp trong các cơng trình
xây dựng dân dụng, xây dựng cơng nghiệp, các cơng trình thủy điện, cơng trình
cầu đường trên cao, các cơng trình lắp ghép…. Cần trục tháp chiếm vai trò quan
trọng trong những máy nâng tải, đặc biệt trong xây dựng nhà và cơng trình dân
dụng. Chúng là những máy nâng tải chính, đảm bảo khơng chỉ chuyển dời vật
liệu đến mặt bằng thi cơng, mà cịn lắp đặt những cấu kiện lắp ghép vào đúng chỗ
lắp đặt chúng khi xây dựng cơng trình. Cần trục tháp có đủ các cơ cấu nâng hạ
vật, thay đổi tầm quay với, quay và di chuyển. Cần trục tháp có thể vận chuyển
hàng hóa trong khoảng khơng gian phục vụ lớn, kết cấu hợp lí, dễ tháo lắp, tính
cơ động cao [15].
Để xây dựng các nhà cao tầng, các tháp có độ cao lớn người ta dùng cần trục
tháp cố định, neo tháp vào cơng trình hoặc cần trục tháp tự nâng có chiều cao
nâng đến 150m và tầm với 50m, thậm chí đến 70m. Do đó, cần trục tháp có vùng
phục vụ rộng rãi, nó có thể bao quát được tồn bộ cơng trình mặc dù tháp được
đặt cố định tại một chỗ [15].
Thực hiện việc nâng chuyển và lắp ráp bằng cần trục tháp có ảnh hưởng đến
tồn bộ công tác tổ chức mặt bằng thi công, bởi vì độ vươn của cần trục và chiều
dài đường để di chuyển nó sẽ xác định kích thước diện tích kho bãi, bố trí đường
nội bộ và các cơng trình tạm khác. Với kết cấu chịu lực dạng chữ Γ, T của cần
trục tháp cho phép đảm bảo toàn bộ độ vươn (đứng, ngang) hữu ích lớn nhất của
cần theo mức độ phát triển của cơng trình và đảm bảo bao trùm tốt nhất khu vực
thi công. Khi di chuyển và lắp ráp các cấu kiện, cần trục tháp có thể thực hiện 3

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

16



LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

chuyển động: Nâng và hạ, di chuyển cần trục theo đường ray, quay cần cùng với
vật nâng chuyển. Những hoạt động này tạo khả năng cho cần trục tháp lấy hàng
trực tiếp ở mặt bằng thi công hay từ kho bãi và chuyển nó đến chỗ đặt vào cơng
trình mà khơng cần qua khâu trung chuyển. Những tính năng ưu việt của cần trục
tháp cho phép sử dụng chúng không chỉ khi xây dựng các cơng trình dân dụng và
nhà ở mà cả khi xây dựng những cơng trình cơng nghiệp trong những điều kiện
rất khác nhau [14].

2.1.2 Cấu tạo chung

Hình 2.1: Đặc điểm cấu tạo của cần trục tháp trong xây dựng nhà cao tầng.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:2005 – Quy phạm kỹ thuật an tồn
của thiết bị nâng thì cần trục tháp gồm những bộ phận chính sau:

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

17


LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

+ Bộ phận mang tải: Móc và vịng được cấu tạo bằng phương pháp rèn hoặc

dập được chế tạo từ những tấm thép riêng biệt liên kết với nhau. Cho phép chế
tạo móc bằng phương pháp đúc nếu đơn vị chế tạo có khả năng dò khuyết tật vật
đúc và được cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn địa phương cho phép. Gàu ngoạm
phải có cấu tạo sao cho loại trừ khả năng tự mở, gàu ngoạm phải gắn biển ghi
chú của nhà máy chế tạo: Số sản xuất, trọng lượng bản thân, trọng tải và loại tải.
Khi khơng có biển của nhà máy chế tạo, đơn vị sử dụng phải làm biển đó.
+ Các thiết bị cơ khí: Cáp, xích, móc cẩu, phanh, xe con.
+ Các thiết bị thủy lực: Ống áp lực, xy lanh thủy lực, van xả khí, van an
toàn.
+ Cabin điều khiển: Cabin điều khiển được thiết kế sao cho người điều khiển
có tầm nhìn rõ ràng trên tồn bộ khu vực làm việc, có thể theo dõi đầy đủ mọi
hoạt động với sự trợ giúp thích hợp.
+ Đối trọng và ổn trọng: Đối trọng và ổn trọng phải có trọng lượng khơng
thay đổi. Cấm dùng đất, cát để làm đối trọng hoặc ổn trọng. Đối với các cần trục
tháp thì đối trọng và ổn trọng phải được đánh dấu, việc chế tạo và lắp đặt chúng
phải tiến hành theo bản vẽ thiết kế của cơ quan thiết kế. Những đối trọng di động
phải tự động di chuyển theo sự thay đổi tầm với hoặc phải có bộ phận chỉ vị trí
của đối trọng phụ thuộc vào tầm với và đặt ở chỗ nhân viên điều khiển thiết bị.
+ Các cơ cấu và thiết bị điều khiển: Thiết bị điều khiển của thiết bị nâng phải
được chế tạo và lắp đặt sao cho điều khiển thuận lợi và không gây cản trở việc
theo dõi tải và bộ phận mang tải. Hướng chuyển động của tay gạt, cần gạt và vô
lăng phải tương ứng với hướng chuyển động của cơ cấu được điều khiển. Ở mỗi
thiết bị điều khiển phải có ký hiệu để phân biệt rõ cho từng động tác, cần gạt, tay
gạt, vô lăng phải được định vị ở từng vị trí. Thiết bị khởi động điều khiển bằng
tay (bộ điều tốc, cầu dao) sử dụng ở các máy nâng điều khiển từ dưới mặt sàn
phải có cấu tạo trả về vị trí khơng. Trong trường hợp này, nếu sử dụng công tắc

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

18



LUẬN VĂN THẠC SỸ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

cơ, thiết bị nâng chỉ làm việc khi giữ nút bấm ở trạng thái làm việc liên tục. Thiết
bị điều khiển phải được treo sao cho điều khiển đứng ở vị trí an toàn so với tải.
+ Sàn, hành lang và cầu thang: Cần trục tháp và cần trục chân đế phải có lối
đi lại dễ dàng, thuận tiện từ mặt đất lên tháp, vào buồng điều khiển và lên các
thang đặt cao hơn chân đế. Đối với cần trục tháp phải có lối đi lại thuận tiện, an
toàn tới xe con. Trên các cần trục chân đế, trong bất kỳ vị trí nào của phần quay
thì khoảng cách từ mặt sảnh hành lang bao quanh của chân đế tới các phần nhô
xuống thấp nhất của phần quay không được nhỏ hơn 1800mm, ở bất kỳ vị trí nào
của phần quay cần trục chân đế cũng phải có lối đi từ chân đế sang phần quay.
+ Các thiết bị an toàn bao gồm:
 Bộ phận che chắn
 Bộ phận đỡ, chặn, giảm xóc
 Thiết bị tự động ngừng các cơ cấu
 Thiết bị chỉ báo và chiếu sáng
 Thiết bị chống tự di chuyển

2.1.3 Phân loại
a. Theo dạng tháp
 Cần trục tháp với tháp quay: Có tính ổn định cao, dễ tháo lắp vận
chuyển và bảo dưỡng.
 Cần trục tháp với đầu quay: Thân tháp đứng yên, tháo và lắp dựng
mất nhiều thời gian, vận chuyển bảo dưỡng phức tạp, tầm với xa,
sức nâng lớn.
b. Theo dạng cần hoặc theo phương pháp thay đổi tầm với

 Cần nâng hạ.
 Cần nâng ngang có xe con di chuyển dọc theo cần nhờ cơ cấu di
chuyển xe con.

HVTH: Nguyễn Đăng Phi Vũ

19


×