Tải bản đầy đủ (.pdf) (255 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất chương trình giám sát chất lượng môi trường không khí cho các bãi chôn lấp thất thải rắn tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.06 MB, 255 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
……………..……………..

LƯƠNG THỊ VÂNG THANH
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ CHO CÁC
BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN TẠI TP.HCM

Chuyên ngành: Quản lý Mơi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH 07/2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT .................
TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM

.................

Cán bộ chấm nhận xét 1

: PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ

.................

Cán bộ chấm nhận xét 2



: TS PHAN THU NGA

.................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 10 tháng 8 năm 2011
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1.PGS.TS Nguyễn Phước Dân
2. PGS.TS Phùng Chí Sỹ
3. TS. Phan Thu Nga
4. TS.Nguyễn Trung Việt
5. TS. Lâm Văn Giang

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.

HỌ VÀ TÊN: LƯƠNG THỊ VÂNG THANH

MSHV: 09260547


KHOA: MÔI TRƯỜNG

LỚP: MO2009QLMT

Đề tài luận văn
“ Đánh giá hiện trạng ơ nhiễm và đề xuất chương trình giám sát chất lượng mơi
trường khơng khí cho các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM”

2.

Nhiệm vụ luận văn
-

Thu thập thông tin về hiện trạng hoạt động, qui mô, các vấn đề môi trường của các
BCL;

-

Thu thập thông tin về chương trình khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu khơng khí,
nước mặt, nước ngầm và nước rỉ rác tại các BCL;

-

Đánh giá hiện trạng môi trường của các BCL tại TPHCM;

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu: Thu thập các thông tin về công suất tiếp nhận và hiện trạng
hoạt động của các BCL đang hoạt động (Đa Phước, Phước Hiệp), bản đồ khu vực
BCL (Đa Phước, Phước Hiệp), đặc tính và thơng số của nguồn thải, đặc tính điểm

nhạy cảm, tệp dữ liệu khí tượng phục vụ cho việc tính tốn bằng phần mềm;

-

Ứng dụng phần mềm Landgem để tính tốn tải lượng phát thải của H2S, CH4,
CH3SH, CO, (CH3)2S, CH2=CHCl;

-

Ứng dụng mơ hình Breeze ISCST3 cho nguồn vùng để đánh giá hiện trạng và dự
báo chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh khu vực BCL;

-

Đề xuất các giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà hoạt
động của BCL gây ra;

-

Đề xuất chương trình giám sát chất lượng mơi trường khơng khí cho các BCL chất
thải rắn tại Tp. HCM.

3.

Ngày giao luận văn:

4.

Ngày hoàn thành luận văn:



5.

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT
TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM

Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua bộ mơn
Ngày

tháng

năm 2011

Chủ nhiệm bộ mơn

Người hướng dẫn chính

(ký và ghi rõ họ tên)

(ký và ghi rõ họ tên)

Phần dành cho khoa và bộ môn:
Người duyệt:………………………………………………
Ngày bảo vệ: ……………………………………………..
Điểm tổng kết:……………………………………………
Nơi lưu giữ luận văn:…………………………………….


LỜI CẢM ƠN


Luận văn tốt nghiệp là cột mốc đánh dấu kết thúc hai năm được thầy cô ngành Quản lý
Mơi Trường – Trường Đại Học Bách Khoa tận tình dẫn dắt, đào tạo. Nhưng với tác giả
đây chỉ là bước khởi đầu cho quá trình tự học hỏi, phấn đấu trao đổi kinh nghiệm từ công
việc thực tế.
Trong năm tháng làm Luận văn Tốt nghiệp, tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của gia đình, thầy cơ và bạn bè. Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Con cảm ơn bố mẹ đã sinh ra và nuôi nấng con, tạo điều kiện tốt nhất cho con hoàn thành
tốt Luận văn.
TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT và TS. LÊ HỒNG NGHIÊM, hai thầy đã ln quan tâm,
hướng dẫn và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt Luận văn Tốt nghiệp đúng tiến độ và
hoàn thành trọn vẹn.
Thầy cô khoa Môi trường đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học
tập ở trường.
Cuối cùng, xin cảm ơn những người bạn đã ln có mặt kịp thời khi tác giả cần sự giúp
đỡ.
Với thời gian nghiên cứu, tìm hiểu có hạn và vốn kiến thức nhất định. Luận văn này chắc
chắn sẽ có những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy cơ và
các bạn.

TP.Hồ Chí Minh, Ngày 15/07/2011
Học viên thực hiện: Lương Thị Vâng Thanh


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn đánh giá hiện trạng ơ nhiễm mơi trường nước, mơi trường khơng khí dựa vào kết
quả thu thập từ chương trình giám sát chất lượng vệ sinh bãi chơn lấp trên địa bàn Tp Hồ
Chí Minh thực hiện qua ba năm 2008, 2009, 2010. Đi sâu vào, luận văn thực hiện công tác
đánh giá đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí tại hai bãi chôn lấp Đa Phước, Phước

Hiệp và khu vực xung quanh bằng phương pháp mơ hình hóa – Mơ hình Breeze ISCST3.
Từ những kết quả thu được từ mơ hình: Kết quả tính tốn nồng độ các chất ơ nhiễm (H2S,
CO, CH4, CH3SH, (CH3)2S, CH2=CHCl) trung bình 1 giờ cực đại qua các tháng, nồng độ
cực đại tại các vị trí nhạy cảm (nằm giữa BCL, ngay biên BCL, cách biên BCL 100m,
200m, 300m, 500m, 1000m, 5000m), và bản đồ vùng ô nhiễm, tác giả đánh giá được hiện
trạng môi trường khơng khí và vùng ảnh hưởng của khu vực chơn lấp đến khu vực xung
quanh. Kết hợp kết quả đánh giá theo thực tế chương trình giám sát và kết quả mơ hình,
luận văn đưa ra các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà hoạt
động BCL gây ra, đồng thời đề xuất chương trình giám sát chất lượng mơi trường khơng
khí cho các BCL.


ABSTRACT
Based on the data from the monitoring program of sanitary quality of landfills in Ho Chi
Minh City of the years 2008, 2009, 2010; this thesis aims to evaluate the current status of
water pollution and air pollution. For further consideration, thesis used the Modeling
Method – Breeze ISCST3 Model at two landfills in Da Phuoc, Phuoc Hiep and
surrounding areas to assess the air quality.
The results obtained from the model on the calculation of maximum concentration of
pollutants (H2S, CO, CH4, CH3SH, (CH3)2S, CH2 = CHCl) per hour in different months,
the maximum concentration at sensitive position (In the middle of the landfill, at the
border of landfill, away from the border of 100m, 200m, 300m, 500m, 1000m, 5000m),
and the map of contaminated areas, the author evaluated the current status of air
environment and the impacts caused by the landfill to the surrounding areas.
The combination of practical data from the monitoring program and results from the
model, this thesis presented the solutions to minimize the negative impacts caused by
landfill operation, and proposed the monitoring program of air quality for landfill.


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
TĨM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẰT
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4
4.1. Đối tượng ........................................................................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 5
5. TÍNH MỚI CỦA ĐỂ TÀI ....................................................................................................... 5
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 6
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................ 6
7.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập số liệu .................................................... 7
7.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ............................................................................... 7
7.3 Phương pháp mơ hình hóa .................................................................................................. 8
7.4 Phương pháp ứng dụng kỹ thuật tin học............................................................................ 10
7.5 Phương pháp so sánh, đánh giá ......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................................... 11
1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................... 11
1.1.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn tại Tp.HCM ...................................................................... 11
1.1.2 Vị trí và điều kiện tự nhiên tại các BCL ............................................................................ 14
1.2 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP MƠ HÌNH HĨA ........................................................ 23
1.2.1 Tổng quan về mơ hình ...................................................................................................... 23
1.2.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ................................................... 29
1.3 MƠ HÌNH BREEZE ISCST3 .............................................................................................. 33
1.3.1 Tổng quan về mơ hình ISCST3......................................................................................... 33
1.3.2 Các thơng số của mơ hình................................................................................................. 34

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC BÃI CHÔN LẤP ..................................................................................... 36
2.1 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ .................................................................. 36
2.1.1 Bãi chơn lấp Đơng Thạnh ................................................................................................. 36
2.1.2 Bãi chơn lấp Gị Cát ......................................................................................................... 39
2.1.3 Bãi chôn lấp Phước Hiệp .................................................................................................. 41
2.1.4 Bãi chôn lấp Đa Phước ..................................................................................................... 43
2.2 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC ............................................................................. 45
2.2.1 Chất lượng nước mặt ........................................................................................................ 46
2.2.2 Chất lượng môi trường nước ngầm ................................................................................... 49
2.2.3 Chất lượng nước rỉ rác ...................................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHƠNG KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP MƠ HÌNH
HĨA ......................................................................................................................................... 61
3.1 THƠNG SỐ ĐẦU VÀO CỦA MƠ HÌNH ........................................................................... 61
3.1.1 Dữ liệu nguồn thải ............................................................................................................ 61
3.1.2 Số liệu khí tượng Tp.HCM ............................................................................................... 61
3.1.3 Điểm tiếp nhận của khu vực nghiên cứu ........................................................................... 69
3.2 MÔ TẢ QUÁ TRÌNH CHẠY MƠ HÌNH ............................................................................ 70
3.2.1 Nhập bản đồ khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 70
3.2.2 Nhập dữ liệu nguồn thải và điểm tiếp nhận ....................................................................... 72
i


3.2.3 Tạo lưới tính tốn ............................................................................................................. 74
3.2.4 Đưa dữ liệu khí tượng vào mơ hình .................................................................................. 75
3.2.5 Chạy mơ hình ................................................................................................................... 76
3.3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................. 76
3.3.1 Bãi chôn lấp Đa Phước ..................................................................................................... 76
3.3.2 Bãi chôn lấp Phước Hiệp .................................................................................................. 84
3.4 ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH ....................................................................................................... 94

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ĐẾN MỨC THẤP NHẤT NHỮNG TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC MÀ HOẠT ĐỘNG BÃI CHÔN LẤP GÂY RA VÀ CHƯƠNG TRÌNH
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ TẠI CÁC BÃI CHƠN LẤP......... 95
4.1 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ĐẾN MỨC THẤP NHẤT NHỮNG TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC ............................................................................................................................... 95
4.1.1 Giảm thiểu những tác động đến môi trường nước ............................................................. 95
4.1.2 Giảm thiểu những tác động đến mơi trường khơng khí...................................................... 97
4.1.3 Giảm thiểu những tác động đến môi trường đất ...............................................................100
4.2 ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT ........................................................................100
4.2.1 Giới thiệu chung ..............................................................................................................100
4.2.2 Sự phát sinh, thành phần và sự lan truyền khí ..................................................................101
4.2.2.1 Sự phát sinh và các thành phần khí thải tại bãi chơn lấp ................................................101
4.2.2.2 Q trình thốt khí trong bãi chơn lấp ..........................................................................105
4.2.2.3 Tính chất một số khí chính phát sinh từ bãi chơn lấp .....................................................106
4.2.2.4 Sự lan truyền khí bãi chơn lấp ......................................................................................107
4.3 PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ BÃI CHƠN LẤP......................................................108
4.4 GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHƠNG KHÍ .......................................................................111
4.4.1 Vị trí giám sát ..................................................................................................................112
4.4.2 Thơng số giám sát ...........................................................................................................113
4.4.3 Tần xuất lấy mẫu .............................................................................................................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................114
1. KẾT LUẬN .........................................................................................................................114
2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................................................116

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Vị trí các bãi chơn lấp tại Tp.HCM .......................................................................... 12
Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình tháng trong khu vực (0C) ........................................................... 16

Bảng 1.3 Đặc điểm cơ lý của các lớp đất trong khu vực dự án ................................................. 20
Bảng 2.1 Khoảng dao động nồng độ khí lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình của BCL Đơng Thạnh
.................................................................................................................................... 37
Bảng 2.2 Khoảng dao động nồng độ khí lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình của BCL Gị Cát .... 40
Bảng 2.3 Khoảng dao động nồng độ khí thải lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình của BCL Phước
Hiệp .................................................................................................................................... 42
Bảng 2.4 Khoảng dao động nồng độ khí thải lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình trong ba năm tại
BCL Đa Phước........................................................................................................................ 44
Bảng 2.5 Khoảng dao động chất lượng nước mặt xung quanh các BCL TP.HCM .................... 48
Bảng 2.6 Vị trí và số lượng mẫu nước ngầm được lấy qua ba năm 2008, 2009 và 2010 ........... 50
Bảng 2.7 Sự thay đổi thành phần nước ngầm tại BCL Đông Thạnh và hộ dân qua các năm ..... 51
Bảng 2.8 Sự thay đổi thành phần nước ngầm tại BCL Gò Cát và hộ dân qua các năm ............. 52
Bảng 2.9 Sự thay đổi thành phần nước ngầm tại BCL Phước Hiệp qua các năm ...................... 53
Bảng 2.10 Sự thay đổi nồng độ thành phần nước ngầm tại hộ dân xung quanh BCL Phước Hiệp
.................................................................................................................................... 53
Bảng 2.11 Sự thay đổi thành phần nước ngầm tại hộ dân xung quanh BCL Đa Phước qua các năm
.................................................................................................................................... 54
Bảng 2.12 Chất lượng nước rỉ rác HTXL Quốc Việt – BCL Đông Thạnh qua ba năm 2008, 2009
và 2010 ................................................................................................................................... 56
Bảng 2.13 Chất lượng nước rỉ rác của HTXL Seen – BCL Gò Cát qua ba năm 2008, 2009 và
2010 .................................................................................................................................... 56
Bảng 2.14 Chất lượng nước rỉ rác của HTXL Seen – BCL Phước Hiệp qua ba năm 2008, 2009 và
2010 .................................................................................................................................... 57
Bảng 2.15 Chất lượng nước rỉ rác của HTXL Quốc Việt – BCL Phước Hiệp qua ba năm 2008,
2009 và 2010 .......................................................................................................................... 58
Bảng 2.16 Chất lượng nước rỉ rác của HTXL VWS – BCL Đa Phước qua ba năm 2008, 2009 và
2010 .................................................................................................................................... 59
Bảng 3.1 Dữ liệu nguồn thải.................................................................................................... 61
Bảng 3.2 Thuộc tính của các điểm nhạy cảm ........................................................................... 69
Bảng 3.3 Dữ liệu các điểm nhạy cảm (Discrete Receptor) ....................................................... 74

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá bản đồ vùng ô nhiễm H2S tại BCL Đa Phước ................................ 83
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá bản đồ vùng ô nhiễm (CH3)2S tại BCL Đa Phước .......................... 84
iii


Bảng 3.6 Kết quả đánh giá bản đồ vùng ô nhiễm CH2 = CHCl tại BCL Đa Phước ................... 84
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá bản đồ vùng ô nhiễm H2S tại BCL Phước Hiệp ............................. 92
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá bản đồ vùng ô nhiễm (CH3)2S tại BCL Phước Hiệp ....................... 93
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá bản đồ vùng ô nhiễm CH2 = CHCl tại BCL Phước Hiệp ................ 93
Bảng 4.1 Tỷ lệ thành phần khí sinh ra từ đơn ngun của bãi chơn lấp đã đóng bãi 48 tháng .. 104
Bảng 4.2 Tỷ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi chơn lấp ........................................ 105

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu mơ hình Breeze ISCST3 ............................................. 9
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị Tp. Hồ Chí Minh .................... 11
Hình 1.2 Các bước của q trình mơ hình hóa

23

Hình 1.3 Tổng quan các loại mơ hình khuếch tán ơ nhiễm khơng khí

28

Hình 1.4 Hệ quy chiếu của mơ hình Euler và mơ hình Largrang

29


Hình 2.1 Nồng độ NH3, H2S, CH4 và CH3SH dao động qua các năm tại BCL Đơng Thạnh .... 39
Hình 2.2 Nồng độ NH3, H2S, CH4 và CH3 SH dao động qua các năm tại BCL Gị Cát ............ 41
Hình 2.3 Nồng độ NH3, H2S, CH4 và CH3 SH dao động qua các năm của BCL Phước Hiệp .... 43
Hình 2.4 Nồng độ H2S NH3 , H2S, CH4 và CH3SH dao động qua các năm tại BCL Đa Phước .. 45
Hình 3.1 Hoa gió, độ ổn định, tần suất vận tốc gió (m/s) và độ ổn định khí quyển tháng 1, 2 năm
2008 .................................................................................................................................... 62
Hình 3.2 Hoa gió, độ ổn định, tần suất vận tốc gió (m/s) và độ ổn định khí quyển tháng 3, 4 năm
2008 .................................................................................................................................... 63
Hình 3.3 Hoa gió, độ ổn định, tần suất vận tốc gió (m/s) và độ ổn định khí quyển tháng 5, 6 năm
2008 .................................................................................................................................... 64
Hình 3.4 Hoa gió, độ ổn định, tần suất vận tốc gió (m/s) và độ ổn định khí quyển tháng 7, 8 năm
2008 .................................................................................................................................... 65
Hình 3.5 Hoa gió, độ ổn định, tần suất vận tốc gió (m/s) và độ ổn định khí quyển tháng 9, 10 năm
2008 .................................................................................................................................... 66
Hình 3.6 Hoa gió, độ ổn định, tần suất vận tốc gió (m/s) và độ ổn định khí quyển tháng 11, 12
năm 2008 ................................................................................................................................ 67
Hình 3.7 Hoa gió, độ ổn định khí quyển năm 2008 .................................................................. 68
Hình 3.8 Tần suất vận tốc gió (m/s) và độ ổn định khí quyển năm 2008 .................................. 68
Hình 3.9 Menu Add-Ins/Geoser Manager ................................................................................ 70
Hình 3.10 Menu Map/Layer .................................................................................................... 70
Hình 3.11 Hộp thoại Layer Control ......................................................................................... 71
Hình 3.12 Hộp thoại Set View................................................................................................. 71
Hình 3.13 Các lớp dữ liệu được đưa vào mơ hình .................................................................... 72
Hình 3.14 Polygon Area Source Tool ...................................................................................... 72
Hình 3.15 Vị trí nguồn thải ..................................................................................................... 72
Hình 3.16 Menu Tools/Table View ......................................................................................... 73
Hình 3.17 Mục Discrete Receptor ........................................................................................... 73
Hình 3.18 Nút Cartesian Grid Tool ......................................................................................... 74
Hình 3.19 Hộp thoại Grid ........................................................................................................ 75
Hình 3.20 Hộp thoại Meteorology Options/Met File................................................................ 75

Hình 3.21 Hộp thoại Meteorology Options/Data Period .......................................................... 75
v


Hình 3.22 Menu Options ......................................................................................................... 76
Hình 3.23 Menu Analysis/Model Run ..................................................................................... 76
Hình 3.24 Đồ thị biểu diễn nồng độ H2S, CH4 trung bình 1h cực đại qua các tháng ................ 77
Hình 3.25 Đồ thị biểu diễn nồng độ (CH3)2S, CH2=CHCl trung bình 1h cực đại qua 2 mùa..... 77
Hình 3.26a Đồ thị biểu diễn nồng độ H2S trung bình 1h cực đại tại các điểm nhạy cảm .......... 79
Hình 3.26b Đồ thị biểu diễn nồng độ H2S trung bình 1h cực đại tại các điểm nhạy cảm .......... 79
Hình 3.27 Đồ thị biểu diễn nồng độ CH3SH trung bình 1h cực đại tại các điểm nhạy cảm ....... 80
Hình 3.28 Đồ thị biểu diễn nồng độ CH4 trung bình 1h cực đại tại các điểm nhạy cảm ........... 81
Hình 3.29 Đồ thị biểu diễn nồng độ H2S, CH4 trung bình 1h cực đại qua các tháng ................ 96
Hình 3.30 Đồ thị biểu diễn nồng độ CH3SH trung bình 1h, 24h cực đại qua các tháng............. 85
Hình 3.31 Đồ thị biểu diễn nồng độ (CH3)2S, CH2=CHCl trung bình 1h cực đại qua 2 mùa..... 86
Hình 3.32a Đồ thị biểu diễn nồng độ H2S cực đại tại các tđiểm nhạy cảm của BCL Phước Hiệp
.................................................................................................................................... 88
Hình 3.32b Đồ thị biểu diễn nồng độ H2S cực đại tại các tđiểm nhạy cảm của BCL Phước Hiệp
.................................................................................................................................... 88
Hình 3.33a Đồ thị biểu diễn nồng độ CH3SH cực đại tại các tđiểm nhạy cảm của BCL Phước
Hiệp .................................................................................................................................... 89
Hình 3.33b Đồ thị biểu diễn nồng độ CH3SH cực đại tại các tđiểm nhạy cảm của BCL Phước
Hiệp .................................................................................................................................... 89
Hình 3.34 Đồ thị biểu diễn nồng độ CH4 cực đại tại các tđiểm nhạy cảm của BCL Phước Hiệp
.................................................................................................................................... 90
Hình 4.1 Khí bãi chơn lấp theo thời gian trong điều kiện kỵ khí hồn tồn. ............................ 103

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCL

: Bãi chôn lấp

BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

DO

: Oxy hịa tan

BTNMT

: Bộ Tài Ngun và Mơi trường

E (East)

: Hướng Đông

GIS (Geographic Information System)

: Hệ thống thông tin địa lý


GPS ( Global Positioning System)

: Hệ thống định vị toàn cầu

ISCST : (Industrial Source Complex Short-term): Mơ hình cho nguồn thải công
nghiệp thời đoạn ngắn
N (North)

: Hướng Bắc

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

S (South)

: Phía Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

: Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

TNMT

: Tài Nguyên và Môi trường


TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UTM (Universal Transvers Mercator)

: Hệ quy chiếu toàn cầu

W (West)

: Hướng Tây

vii


MỞ ĐẦU
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành
phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng đã đóng góp
18,5% GDP của cả nước, 29% giá trị sản xuất công nghiệp, 24% tổng mức bán
lẻ hàng hóa và dịch vụ, 38% kim ngạch xuất khẩu và gần 1/3 tổng thu ngân
sách của cả nước. Tăng trưởng GDP trung bình của thành phố 11,2%/ năm.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 GDP thành phố vẫn đạt 11%; 6
tháng đầu năm 2009 đạt 4,6% và dự kiến cả năm 2009 đạt 7,5% (Nguồn: Bách
khoa toàn thư – Tp.HCM).Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, q trình đơ thị
hóa diễn ra mạnh mẽ sẽ đi cùng với sự tiêu dùng hàng hóa liên tục tăng lên. Do
đó lượng phát sinh chất thải cũng khơng ngừng gia tăng, đặc biệt là chất thải
rắn.

Hiện nay, Tp.HCM bao gồm 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích 2.095,01
km2. Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng
4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt
Nam), mật độ trung bình 3.401 người/km² sống ở 24 quận huyện với hơn 800
nhà máy riêng rẽ, 30.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, 12 khu công nghiệp, 03
khu chế xuất và 01 khu công nghệ cao,…đang thải ra mỗi ngày khoảng 6.000
tấn chất thải rắn /ngày.(Nguồn: Bách khoa toàn thư – Tp.HCM).
Hiện nay, vấn đề xử lý chất thải rắn là một trong những vấn đề đang được quan
tâm nhất ở những nước phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Có thể nói, chất thải rắn sinh hoạt ở các đơ thị nước ta, đang được xử lý
chủ yếu là chôn lấp, một phần được tái sinh, tái chế và làm phân compost. Hiện
tại, Tp.HCM đã có các bãi chơn lấp chất thải rắn đơ thị (Đơng Thạnh, Gị Cát,
Đa Phước và Phước Hiệp 01, bãi 1A, bãi số 2) với tổng diện tích chơn lấp
khoảng 208 ha và khối lượng chất thải rắn đã chôn lấp lên đến 16 triệu tấn.

-

Bãi chơn lấp Đơng Thạnh có diện tích 45ha, đã nhận và chôn lấp khoảng 8-9
triệu tấn chất thải rắn đơ thị từ năm 1990, đã đóng một phần từ cuối năm 2002
và nay chỉ còn nhận xà bần với khối lượng trên dưới 1.200 tấn/ngày.
1


-

Bãi chơn lấp Gị Cát, có diện tích 25ha với diện chôn lấp thiết kế là 17,5ha, do
Hà Lan tài trợ có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, có hệ thống thu gom
khí bãi chơn lấp và 03 máy phát điện sử dụng khí bãi chơn lấp, hoạt động từ
đầu năm 2002 với công suất tiếp nhận chất thải rắn mỗi ngày khoảng 2.0002.500 tấn, và có thể lên đến 3.000 – 4.000 tấn/ngày.


-

Bãi chơn lấp Phước Hiệp 01 có diện tích chơn lấp 16ha trên tổng diện tích
43ha, được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2003, có cơng suất tiếp nhận 2.5003.000 tấn/ngày, Bãi chôn lấp số 1A công suất tiếp nhận 3000 tấn/ngày và Bãi
chôn lấp số 2 là hơn 2.000 tấn/ngày.

-

Khu vực chơn lấp của Bãi chơn lấp Đa Phước có diện tích 128 ha, hoạt động từ
tháng 11/2007, cơng suất tiếp nhận là 3.000 tấn/ngày.
Các bãi chơn lấp Gị Cát và Phước Hiệp 1, 1A và số 2 được thiết kế và xây
dựng theo mơ hình bãi chơn lấp vệ sinh. Trong bốn bãi trên, chỉ có bãi chơn lấp
Đơng Thạnh và Gị Cát nằm trên vùng đất cao, đáy có tầng sét khá dày, cịn bãi
chơn lấp Phước Hiệp và Đa Phước đều nằm trong vùng đất thấp (ngập nước) và
nền đất yếu (bùn lầy). Các bãi chôn lấp trên đều chưa có hệ thống giám sát chất
lượng mơi trường hoàn chỉnh, mặc dù theo phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cho các bãi chôn lấp, thành phố
bắt buộc phải xây dựng hệ thống quan trắc và giám sát. Các chương trình lấy
mẫu và phân tích ở các bãi này chủ yếu phục vụ công tác vận hành và giải
quyết sự cố.
Bên cạnh các vấn đề trên của bãi chôn lấp, trong thời gian tới, nhằm khắc phục
những nhược điểm của bãi chôn lấp, thành phố đang chuẩn bị nhiều dự án về
chế biến compost, sản xuất phân hữu cơ từ chất thải rắn, sản xuất điện từ khí
bãi chơn lấp hoặc trực tiếp từ các lò đốt chất thải rắn.
Đặc biệt, theo nghị định thư Kyoto, thành phố đang chuẩn bị thực hiện dự án
“Cơ Chế Phát Triển Sạch” (Clean Development Mechanism) về giảm thiểu
lượng khí thải gây “hiệu ứng nhà kính” là khí carbonic CO2 và methane CH4.
Với dự án này, mỗi tấn carbon qui đổi thành phố có thể thu về ít nhất là 4USD.
Tuy nhiên việc xác định chính xác nồng độ khí methane CH4 và sự thay đổi của


2


nồng độ khí này theo thời gian là một trong yếu tố quan trọng quyết định sự
thành công, cả về mặt môi trường và kinh tế.
Như vậy, công tác giám sát môi trường tại các bãi chôn lấp sẽ hỗ trợ rất nhiều
trong công tác quản lý chất thải rắn. Trong thời điểm trước mắt và lâu dài công
tác này luôn cần thiết để kịp thời báo động những thay đổi về môi trường gây
tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư khi vẫn còn sử dụng bãi chôn lấp.
2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại 4 bãi chôn lấp
(BCL) chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: BCL
Gị Cát, BCL Đông Thạnh, BCL Phước Hiệp 1 – 1A – 2, BCL Đa Phước, đưa
ra một bức tranh môi trường tổng quan của BCL và khu vực xung quanh BCL.
Từ đó, đề tài đưa ra các phương án kiểm sốt ơ nhiễm hoặc khắc phục các hậu
quả do các BCL gây ra cho con người và môi trường tự nhiên.
Nội dung chủ yếu của đề tài là đi sâu vào:

-

Đánh giá các tác động của hoạt động BCL tới mơi trường khơng khí khu vực
xung quanh của BCL;

-

Đề xuất chương trình giám sát chất lượng mơi trường khơng khí cho các BCL
chất thải rắn tại Tp.HCM.


3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ tập trung giải quyết các công việc sau:

-

Thu thập thông tin về hiện trạng hoạt động, qui mô, các vấn đề môi trường của
các BCL;

-

Thu thập thông tin về chương trình khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu khơng
khí, nước mặt, nước ngầm và nước rỉ rác tại các BCL;

-

Đánh giá hiện trạng môi trường của các BCL tại TPHCM;

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu: Thu thập các thông tin về công suất tiếp nhận và hiện
trạng hoạt động của các BCL đang hoạt động (Đa Phước, Phước Hiệp), bản đồ
khu vực BCL (Đa Phước, Phước Hiệp), đặc tính và thơng số của nguồn thải,

3


đặc tính điểm nhạy cảm, tệp dữ liệu khí tượng phục vụ cho việc tính tốn bằng
phần mềm;

-

Ứng dụng phần mềm Landgem để tính tốn tải lượng phát thải của H2S, CH4,
CH3SH, CO, (CH3)2S, CH2=CHCl;

-

Ứng dụng mơ hình Breeze ISCST3 cho nguồn vùng để đánh giá hiện trạng và
dự báo chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh khu vực BCL;

-

Đề xuất các giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà
hoạt động của BCL gây ra;

-

Đề xuất chương trình giám sát chất lượng mơi trường khơng khí cho các BCL
chất thải rắn tại Tp. HCM.

4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1.

Đối tượng

-


Bốn BCL chất thải rắn đơ thị của Tp.HCM: Đơng Thạnh, Gị Cát, Phước Hiệp
(01, 1A, 2) và Đa Phước

-

Các chất ô nhiễm cần quan tâm khi đánh giá hiện trạng ô nhiễm của các BCL:
+

Nước mặt: pH, SS, COD, BOD5, DO, Ntổng, Ptổng, và tổng Coliform

+

Nước ngầm: pH, SS, COD. BOD5, Độ cứng, Ntổng, Ptổng, và tổng
Coliform, TDS và Fetổng (Fe2+, Fe3+)

+

Nước rỉ rác: pH, SS, COD. BOD5, Độ cứng, Ntổng, Ptổng, và tổng
Coliform, kim loại nặng (As, Hg, Pb, Cd, Cr3+, Cr6+, Cu, Zn, Ni, Mn, Fe,
Sn)

+

Khơng khí: Tốc độ gió, hướng gió, NH3, Mercaptan, H2S, CO, Bụi và
CH4, trong đó hướng gió chỉ lấy 1 vị trí ở mỗi bãi chôn lấp

-

Các chất ô nhiễm cần quan tâm khi ứng dụng cơng cụ mơ hình hóa để đánh giá
chất lượng mơi trường khơng khí: H2S, CH4, CH3SH, CO, (CH3)2S,

CH2=CHCl.

4


4.2.

Phạm vi nghiên cứu

-

Không gian: Đề tài giới hạn thực hiện trong phạm vi bốn BCL chất thải rắn đô
thị của Tp.HCM.
Đối với nội dung thu thập dữ liệu từ các chương trình giám sát chất lượng mơi
trường của các BCL để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường của các BCL
trên địa bàn Tp.HCM, đề tài thực hiện trên cả không gian của bốn BCL.
Đối với nội dung ứng dụng cơng cụ mơ hình hóa để đánh giá chất lượng mơi
trường khơng khí của BCL và khu vực xung quanh, đề tài thực hiện cho hai
BCL đang còn hoạt động tiếp nhận rác (BCL Đa Phước, BCL Phước Hiệp – bãi
số 2).

-

Thời gian:
Đánh giá chất lượng môi trường BCL và khu vực xung quanh dựa trên số liệu
thu thập từ chương trình giám sát chất lượng vệ sinh BCL trên địa bàn
Tp.HCM trong 03 năm (2008, 2009, và 2010).
Chạy mơ hình hóa chất lượng khơng khí cho BCL Đa Phước và Phước Hiệp
(bãi số 2) với số liệu của năm 2008.


5.

TÍNH MỚI CỦA ĐỂ TÀI

-

Tính mới về số liệu khí tượng: Mơ hình ISCST3 là phiên bản mới với yêu cầu
dữ liệu khí tượng format 1h trong khi các mơ hình khác áp dụng hiện nay ổ
Việt Nam sử dụng chuỗi số liệu đầu vào các giá trị quan trắc của các Đài Khí
tượng Thủy Văn là 4 obs (ghi nhận vào lúc 1h, 7h, 13h, 19h).

-

Tính mới về áp dụng các kỹ thuật tin học: Để áp dụng được mơ hình cần sự hỗ
trợ của mơt loạt các kỹ thuật tin học như phần mềm Mapinfo để chuẩn bị bản
đồ nền khu vực nghiên cứu, phần mềm Wrplot View thống kê và đánh giá chế
độ gió nhằm kết hợp đánh giá kết quả mơ hình là một nét mới.

-

Tính mới về đối tượng nghiên cứu: Ở Việt Nam, mơ hình ISCSTđã được sử
dụng nhưng chỉ thường áp dụng để đánh giá tác động môi trường cho các dự án
là các nguồn đơn lẻ có diện tích vừa và nhỏ. Việc lựa chọn đối tượng nghiên
cứu là khu vực BCL Đa Phước và Phước Hiệp (bãi số 2) thì cho đến nay vẫn
5


chưa có nghiên cứu nào sử dụng mơ hình ISCST3 để dự báo và đánh giá ơ
nhiễm khơng khí cho khu vực này.
6.


Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Chương trình giám sát chất lượng môi trường của các bãi chôn lấp đi vào hoạt
động sẽ đem lại hiệu quả cao về môi trường cũng như kinh tế, cụ thể như sau:

-

Đánh giá sự tác động của bãi chôn lấp đến môi trường đất, nước, khơng khí và
con người.

-

Kịp thời kiến nghị các giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu sự tác động của bãi
chôn lấp đến môi trường và con người.

-

Đánh giá tính hiệu quả cơng nghệ chơn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và hồn
thiện quy trình vận hành bãi chơn lấp.

-

Cung cấp thơng tin cần thiết để hồn thiện các thông số kỹ thuật, phục vụ cho
công tác thiết kế kỹ thuật của bãi chôn lấp nằm trên vùng đất thấp và nền đất
yếu.

-

Xác định các thông số kỹ thuật nhằm tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc hồn
thiện qui trình vận hành các bãi chơn lấp trên nền đất yếu.


-

Phục vụ các dự án đầu tư khác, như chế biến compost và sản xuất phân hữu cơ,
phát điện.

-

Phục vụ chương trình Quỹ Tín Dụng Carbon (CCF) – Cơ chế phát triển sạch.

7.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hiện nay, để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại một vùng trên
thế giới cũng như ở Việt Nam thường sử dụng hai phương pháp sau:



Phương pháp thực nghiệm: Đo đạc khảo sát tại nhiều điểm trên hiện trường của
một vùng bằng phương pháp thống kê, đánh giá hiện trạng ơ nhiễm khơng khí
vùng đó.



Phương pháp thống kê nửa thực nghiệm: Dùng các mơ hình tốn học nhằm mơ
tả q trình khuếch tán tạp chất cũng như tính tốn với sự trợ giúp của máy vi
tính để tính toán nồng độ tạp chất. Chọn một số điểm đo đạc để kiểm tra độ tin
6



cậy của mơ hình, sau đó áp dụng mơ hình để đánh giá cho những vùng khác có
điều kiện tương tự.
Hai phương pháp trên được lựa chọn làm phương pháp nghiên cứu chính cùng
với các phương pháp hỗ trợ khác để thực hiện mục tiêu đề tài, cụ thể:
7.1

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập số liệu

-

Thu thập các tài liệu về công nghệ chôn lấp, hiện trạng hoạt động, cũng như các
vấn đề môi trường của các BCL;

-

Thu thập tài liệu về xu hướng phát triển và các định hướng về bảo vệ môi
trường trong công nghệ xử lý chất thải rắn;

-

Thu thập các số liệu mơi trường từ q trình điều tra, giám sát thực địa tại các
BCL của chương trình giám sát chất lượng vệ sinh BCL trên địa bàn Tp.HCM
do Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM thực hiện qua các năm 2008, 2009,
2010 để có cơ sở đánh giá hiện trạng ơ nhiễm môi trường tại các BCL trên địa
bàn Tp.HCM;
Thu thập số liệu là một khâu hết sức quan trọng của quá trình nghiên cứu bằng
phương pháp mơ hình. Số liệu đầu vào của mơ hình Breeze ICST3 u cầu phải
phân loại thành 3 nhóm:




Dữ liệu nguồn phát thải (nguồn vùng): Thơng tin nguồn phát thải cần cho dữ
kiện đầu vào mô hình bao gồm: vị trí (tọa độ), hàm lượng các chất ơ nhiễm.



Dữ liệu khí tượng: Mơ hình Breeze ICST3 yêu cầu dữ liệu khí tượng format
theo từng giờ bao gồm: Hướng gió và vận tốc gió, nhiệt độ khơng khí, chiều
cao xáo trộn, độ ổn định theo Pasquill, lý tưởng nhất là có số liệu về khí tượng
trong 1 năm.



Dữ liệu các vị trí nhạy cảm: Nghĩa là thơng số định dạng cho các điểm tiếp
nhận (khu vực có dân số cao hay nồng độ chất thải cực đại cho phép tại mặt
đất. Thông thường các điểm tiếp nhận được định vị bởi tọa độ và cao độ.

7.2

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

-

Đối với các số liệu thu thập từ chương trình giám sát chất lượng vệ sinh BCL
trên địa bàn Tp.HCM, tác giả tiến hành thống kê và xử lý số liệu bằng Excel.
7


Để từ đó có thể biểu diễn kết quả chất lượng môi trường tại các BCL lên các
biểu đồ so sánh với giá trị ngưỡng cho phép.

-

Đối với dữ liệu nguồn thải: Sau khi thu thập đầy đủ số liệu cần. Tác giả tiến
hành thống kê và xử lý số liệu bằng Excel. Dựa trên phần mềm Landgem tính
tốn các thơng số cần thiết và tích hợp vào mơ hình.

-

Đối với dữ liệu khí tượng:
Sử dụng phần mềm Wrplot View để thống kê, biểu diễn các dữ liệu khí tượng
thành các bản đồ có dạng “hoa gió”. Một “hoa gió” bao gồm sự biến thiên
hướng thổi, thời gian thổi của gió bằng hình các cánh quạt trên bản đồ trục Bắc
– Nam – Đơng – Tây có thang đơn vị là phần trăm (%), kèm theo thang phân
chia theo màu sắc chỉ thị tốc độ gió khu vực trong khoảng thời gian xác định.
Đây là cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng của gió lên sự phân bố nồng độ
các chất ô nhiễm là kết quả của mô hình.

7.3

Phương pháp mơ hình hóa
Sử dụng mơ hình Breeze ISCST3 để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất
lượng không khí của mơi trường xung quanh do ảnh hưởng từ hoạt động của
BCL.
Các bước áp dụng mơ hình Breeze ISCST3 bao gồm:



Bản đồ số hóa của khu vực BCL Đa Phước và Phước Hiệp (bãi số 2) được tích
hợp vào mơ hình;




Tính tốn các thơng số cần thiết của nguồn thải;



Tích hợp bản đồ, cơ sở dữ liệu nguồn thải và dữ liệu khí tượng vào phần mềm
Breeze ISCST3;



Chạy mơ hình Breeze ISCST3 trên cơ sở dữ liệu đầu vào và hiển thị kết quả
bằng bản đồ các đường đồng mức ô nhiễm cũng như kết quả bằng con số;



Dựa trên kết quả và bản đồ đánh giá mức độ ô nhiễm H2S, CH4, CO, CH3SH,
(CH3)2S, CH2=CHCl khu vực BCL Đa Phước, Phước Hiệp (bãi số 2) và khu
vực lân cận. Xác định vị trí chịu ảnh hưởng ơ nhiễm nặng nhất trong từng
trường hợp.
8




Kiểm định mơ hình, đánh giá kết quả mơ phỏng bằng cách so sánh với kết quả
quan trắc thực tế. Tìm ngun nhân dẫn đến sai lệch nếu có.
Các bước cơ bản tính tốn kết quả mơ phỏng của mơ hình Breeze ISCST3 được
trình bày trong hình 1.
Các thơng số đầu vào

Tính giá trị tại mỗi
mắc lưới tính (*)

Lựa chọn giá trị cao nhất
(**)

Vẽ các đường đồng mức
Tổng hợp kết quả (ISC
(***)
list file) (****)
Hình 1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu mơ hình Breeze ISCST3
(*) Dựa vào cơng thức tính tốn nồng độ chất ơ nhiễm tại mặt đất dưới hướng
gió (Cơng thức cho nguồn vùng) mơ hình sẽ tính tốn nồng độ tại mỗi mắc lưới
của lưới tính.
(**) Tùy theo lựa chọn của người sử dụng, mơ hình sẽ thống kê từ 1, 2, ...đến 6
giá trị cao nhất tại mỗi mắc lưới tính trong thời gian chạy mơ hình.
(***) Các đường đồng mức (contours) sẽ được vẽ dựa trên các số liệu tính tốn
ở bước 2 về cấp độ, màu sắc sẽ do người sử dụng lựa chọn. Căn cứ trên bản đồ
nồng độ có thể đánh giá được phạm vi lan truyền, hướng lan truyền, mức độ
ảnh hưởng của chất ơ nhiễm lên các vị trí nhạy cảm.
(****) ISC list file sẽ bao gồm tất cả các thơng tin để chạy mơ hình (nguồn
thải, điểm nhạy cảm, lưới tính, thơng số lựa chọn...), kết quả tại mỗi mắc lưới
tính từng giờ của các ngày, bảng tổng hợp nồng độ cực đại tại các mắc lưới,
bảng tổng hợp kết quả nồng độ cực đại tại các điểm nhạy cảm và nồng độ cực
đại trong suốt thời gian chạy mơ hình.

9


7.4


Phương pháp ứng dụng kỹ thuật tin học
Bên cạnh hệ thống thơng tin địa lý (GIS) đóng vai trị nền tích hợp, giúp tổ
chức thơng tin khơng gian sao cho chương trình hiển thị bản đồ, các thuộc tính
gắn với bản đồ để áp dụng thành cơng mơ hình Breeze ISCST3, để xử lý số liệu
thô thành dạng format sử dụng trực tiếp cho mơ hình cần sự hỗ trợ của nhiều kỹ
thuật và phần mềm tin học khác như: Landgem, WRPLOT View, GIS. Trong
đó:

-

Landgem được sử dụng để tính nồng độ phát thải của các chất ô nhiễm phát
sinh của BCL từ số liệu thô là thời gian tiếp nhận rác, tổng công suất tiếp nhận
và lượng rác thực tế đã tiếp nhận tính đến thời gian chạy mơ hình;

-

GIS được sử dụng để xây dựng bản đồ ơ nhiễm để quản trị cở sở dữ liệu gắn
với vị trí địa lý. Việc sử dụng phần mềm Mapinfo để số hóa bản đồ khu vực
BCL và vùng lân cận là một trong những bước chuẩn bị cơ sở dữ liệu đầu vào
cho mơ hình. Bản đồ số hóa được tích hợp vào mơ hình bằng cơng cụ Geoset
Manager với hệ tọa độ khu vực là UTM Zone 48 Northern Hemisphere –
WGS84. Sau đó thơng tin về tọa độ nguồn thải cũng như vị trí các điểm nhạy
cảm được tích hợp vào mơ hình, từ đó trên bản đồ sẽ thể hiện chính xác vị trí
của các điểm nghiên cứu.

-

Wrplot View xử lý file khí tượng thành các bản đồ dạng hoa gió nhằm thống kê
các đặc tính của gió (hướng thổi, tốc độ) theo ngày, tháng, mùa....


7.5

Phương pháp so sánh, đánh giá
Đối chiếu các kết quả phân tích với Quy chuẩn mơi trường Việt Nam để từ đó
đưa ra các đánh giá.

10


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn tại Tp.HCM
S đ t ng quát h th ng qu n lý ch t th i r n đơ th đ

c trình bày tóm t t

trong Hình 1.1.

Nguồn phát sinh

Tồn trữ tại nguồn

Thu gom


Trung chuyển vận chuyển

Tái sinh, tái chế & xử lý

Bãi chôn lấp

Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đơ thị Tp. Hồ Chí Minh
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh phát sinh một lượng chất thải rắn ước tính
khoảng 6.000 tấn/ngày. Hầu hết lượng chất thải rắn trên được thu gom và vận
chuyển lên các bãi chôn lấp, kể cả những chất thải nguy hại. Công tác thu gom
chất thải rắn do các tổ rác dân lập (60%) và cơng ty dịch vụ cơng ích các quận
huyện (40%) thực hiện. 60% lượng chất thải rắn do cơng ty Mơi Trường Thành
Phố Hồ Chí Minh (CITENCO) hoặc cơng ty kí hợp đồng với các quận huyện vận
chuyển, 17% lượng chất thải rắn do hợp tác xã Cơng Nơng (tư nhân) thực hiện,
phần cịn lại do cơng ty dịch vụ cơng ích quận 1, Tân Bình và huyện Cần Giờ
thực hiện. Công tác vận hành tất cả các bãi chơn lấp do xí nghiệp Xử Lý Chất
Thải, thuộc CITENCO thực hiện ngoại trừ Bãi chôn lấp Đa Phước do Công ty
11


×