Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.88 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến


pháp Việt Nam



Lừ Văn Tuyên


Khoa Luật



Luận văn Thạc sĩ ngành: Pháp luật về quyền con người


(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)



Người hướng dẫn: PGS.TS. Chu Hồng Thanh


Năm bảo vệ: 2014



<b>Abstract. Luận văn làm rõ mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người, đặc biệt là </b>


các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội. Đánh giá vai trò của Hiến pháp trong việc bảo vệ các
quyền con người. Luận văn cũng nêu rõ và phân tích hệ thống các quyền kinh tế, văn hóa
và xã hội được ghi nhận và bảo vệ trong các bản Hiến pháp của Việt Nam. Trên cơ sở so
sánh với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người, luận văn đề xuất một số giải pháp về
việc thực hiện các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội ở Việt Nam nhằm hoàn thiện khung
<b>pháp lý về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội ở Việt Nam hiện nay. </b>


<b>Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật Hiến pháp; Quyền con người </b>
<b>Content </b>


<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


Quyền con người là một phạm trù đa diện, kết tinh những giá trị cao đẹp trong nền văn hóa
của tất cả các dân tộc. Đây khơng chỉ là “ngơn ngữ chung” mà cịn là “sản phẩm chung”, “mục tiêu
chung” và “phương diện chung” của toàn nhân loại để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc
của mọi con người, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.



Cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các quyền con người đều được ghi nhận
trong Hiến pháp ở những mức độ khác nhau. Như vậy, với hiệu lực pháp lý tối cao của nó, Hiến
pháp đang đóng vai trị là cơng cụ pháp lý cơ bản để hiện thực hóa các tiêu chuẩn quốc tế về
quyền con người ở các quốc gia.


Ở nước ta, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội để thông qua Hiến pháp
<i>ghi nhận các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Người chi rõ: “Nước ta đã bị chế độ quân chủ cai </i>


<i>trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chun chế nên nước ta khơng có Hiến pháp, nhân dân </i>
<i>ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có Hiến pháp dân chủ” [5]. Như vậy </i>


trong tư tưởng của Người, quyền con người luôn gắn liền với Hiến pháp, Hiến pháp chính là cơng
cụ để đảm bảo quyền con người. Vì vậy, khơng chỉ trong việc soạn thảo và thông qua Hiến pháp
1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta mà các bản Hiến pháp sau này đều có những quy định
về các quyền con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hoàn cảnh khác nhau, nhưng cả năm bản Hiến pháp trên đều đã có quy định về quyền con
người, đặc biệt là những quy định về nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với các tiêu
chuẩn quốc tế.


Hiến pháp năm 1992 được đánh giá là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới, có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng, phản ánh bản chất nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Hiến pháp năm 1992 cũng đã ghi nhận các quyền con người, quyền cơng dân cơ bản trong đó
có các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Góp phần quan trọng thể chế hóa đường lối của Đảng. Tuy
nhiên, sau 20 năm thi hành, Hiến pháp năm 1992 đã bộc lộ một số điểm hạn chế khơng cịn phù hợp với
tình hình thực tiễn. Vì vậy, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã nhất trí thông qua Nghị quyết số
06/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành
lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.



Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI diễn ra vào tháng 5/2012
đã nêu định hướng sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong đó chỉ rõ cần tiếp tục phát huy nhân tố con
người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt
<i>hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân </i>


Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã được thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013. Hiến pháp mới được ban hành có một điểm nhân
dân cả nước rất đồng tình ủng hộ và coi đây là một điểm sáng. Đó là hiến chương về quyền con
người.


<i>Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài “Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến </i>


<i>pháp Việt Nam” sẽ góp phần làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn quy định về các quyền kinh </i>


tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp, qua đó góp phần hiểu sâu hơn về việc hiến định và sự phát triển
của nhóm quyền quan trọng này ở Việt Nam.


<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>


Quyền con người là một phạm trù đa diện, đòi hỏi cách tiếp cận và nghiên cứu đa ngành,
liên ngành, song tiếp cận và nghiên cứu luật học là một hướng chính. Các hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy về quyền con người ở Việt Nam những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ. Hiện đã
<i>có một số cơng trình nghiên cứu về quyền con người nói chung như: Quyền con người, quyền công </i>


<i>dân trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin Tư liệu thuộc Học viện CTQG Hồ </i>


<i>Chí Minh, 1993; Chu Hồng Thanh, Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người, NXB </i>
<i>Chính trị quốc gia, 1997; Tường Duy Kiên, Đảm bảo quyền con người trong hoạt động của Quốc </i>


<i>hội Việt Nam, Hà Nội, 2004; Phạm Văn Khánh, Góp phần tìm hiểu quyền con người, NXB Khoa </i>



học xã hội, 2006…


Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là một trong hai nhóm quyền cơ bản được ghi nhận và bảo đảm
trong luật pháp quốc tế và pháp luật của quốc gia. Các quyền này được ghi nhận ngay trong Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948, sau đó được cụ thể hóa tại một trong hai Cơng ước cơ bản nhất
về nhân quyền là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966.


Việt Nam cũng đã tham gia Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa từ rất
sớm (năm 1982). Mặc dù vậy, do một số lý do khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu về quyền
con người nói chung, về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội nói riêng ở nước ta trong thời gian qua
vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc hiểu biết chưa đầy đủ hoặc sai lệch về nhóm quyền này.


Đối với việc nghiên cứu các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người, hiện chúng ta đã
<i>có một số cơng trình nghiên cứu như: Trần Thị Hòe, Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm </i>


<i>quyền con người ở nước ta hiện nay, 2002; Nguyễn Duy Sơn, Quyền phát triển của con người Việt </i>
<i>Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Trung tâm Thông tin Tư </i>


<i>liệu trực thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2005; Tường Duy Kiên, Trần Thị Hòe, Bảo đảm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ĐHQG Hà Nội, 2011…


Tuy nhiên, các đề tài trên mới chỉ nghiên cứu góc độ nhất định về các quyền kinh tế, văn
hóa, xã hội nói chung và nhóm quyền này trong pháp luật nói riêng, chưa có đề tài nào đi sâu phân
tích và so sánh nội dung các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp trên thế giới và các bản
Hiến pháp của Việt Nam. Luận văn này sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống đó.


<b>3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu </b>



<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>


- Phân tích so sánh các quy định về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong các bản Hiến
pháp của Việt Nam.


- Đánh giá sự phát triển của các quyền hiến định về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam với
Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966.


- Đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện khn khổ pháp luật về các quyền kinh tế, văn
hóa, xã hội trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.


<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>


Luận văn chỉ giới hạn ở việc phân tích quy định về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong các
Hiến pháp Việt Nam và trong Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 của Liên
hiệp quốc.


<b>4.Phương pháp nghiên cứu luận văn </b>


Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây
dựng pháp luật và nhân quyền.


Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn này bao gồm: Phương
pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…


<b>5. Những nét mới của luận văn </b>


Luận văn làm rõ mối quan hệ giữa Hiến pháp với quyền con người, đặc biệt là các quyền
kinh tế, văn hóa, xã hội. Đánh giá vai trị của Hiến pháp trong việc bảo vệ các quyền con người.



Luận văn cũng nêu và phân tích hệ thống các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người
được các Hiến pháp Việt Nam ghi nhận và bảo vệ. Trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chuẩn quốc tế
về quyền con người, luận văn nêu ra những đề xuất nhằm hồn thiện khn khổ pháp luật về các
quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam.


<b>6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn </b>


Kết quả nghiên cứu là một bản luận văn từ 80-150 trang.


Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và là
nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo về
<b>luật học, đặc biệt là chuyên ngành pháp luật về quyền con người và chuyên ngành luật Hiến pháp. </b>


<b>7. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung đề tài
được chia thành ba chương như sau:


<i>Chương 1: </i> Một số vấn đề lý luận về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và Hiến pháp


<i>Chương 2: </i> Sự phát triển của các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp
Việt Nam


<i>Chương 3: </i> Một số kiến nghị về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 2013.


<b>References </b>


1. <i>Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21 – NQ/TW ngày 22/11/ 2012 về “tăng cường sự lãnh </i>



<i>đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020”, Hà </i>


Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ I (2009), tại website </i>




3. <i>Bộ Ngoại giao (2014), Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở </i>


<i>Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II (2014), website </i>




4. <i>Nguyễn Đăng Dung (2004), “Nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam”, Báo Pháp luật Thành </i>


<i>phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8. </i>


5. <i>Nguyễn Sĩ Dũng, Lê Hà Vũ (2005), “Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền”, Tạp chí </i>


<i>nghiên cứu lập pháp, (12) (65), tr.11-tr15. </i>


6. Nguyễn Minh Đức (2013), “Quyền môi trường trong Hiến pháp các nước và kiến nghị sửa đổi
<i>Hiến pháp 1992”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7) (239), tr.18-23. </i>


7. Nguyễn Văn Động (2012), “Các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
<i>công dân Trong các Hiến pháp Việt Nam: nhìn từ góc độ Luật Hiến pháp so sánh”, Sửa đổi bổ </i>


<i>sung Hiến pháp 1992, Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập II, tr.78, Khoa Luật, ĐHQG Hà </i>



Nội.


8. E.E.Kuznesova, Biên dịch Vũ Thị Xuân Mai (2013), “Chính sách xã hội ở các nước Mỹ - Latinh
<i>đầu thế kỷ XXI: Sự vận dụng và những cải biến”, Tạp chí Thơng tin những vấn đề lý luận (phục </i>


<i>vụ lãnh đạo), (11), tr.51-58. </i>


9. <i>Gudmundur Alffredsson & Asbjorn Eide (2011), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 – mục tiêu </i>


<i>chung của nhân loại, tr. 44, NXB Lao động, Hà Nội. </i>


10. Vũ Công Giao (2012), “Chế định quyền, nghĩa vụ của công dân Trong Hiến pháp 1992 và gợi
<i>ý sửa đổi, bổ sung”, Sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992, Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập </i>
II, tr.188, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội.


<i>11. Hoàng Văn Hảo (2001), “Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền công dân”, </i>


<i>Hiến pháp, pháp luật và quyền con người – Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Trung tâm </i>


nghiên cứu quyền con người – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Rauul
Wallenberg về Quyền con người và Luật nhân đạo – Đại học Lund – Thụy Điển, tr.148, Hà
Nội.


<i>12. Bùi Thị Hòe (2012), Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt </i>


<i>Nam, tr.96, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. </i>


<i>13. Khoa luật, ĐHQG Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, tr.286, NXB Đại học </i>
Quốc gia Hà Nội.



<i>14. Khoa luật, ĐHQG Hà Nội (2011) Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, tr.60, </i>
NXB ĐHQG Hà Nội.


<i>15. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tư tưởng về quyền con người – tuyển tập tư liệu thế </i>


<i>giới và Việt Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. </i>


16. Hồng Minh Khơi (2013), “Cần hiến định quyền của người chưa thành niên trong Hiến
<i>pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (237), tr.38-44. </i>


<i>17. Bùi Sỹ Lợi (2013), “Kinh nghiệm cải cách hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản”, Tạp chí </i>


<i>nghiên cứu lập pháp, (243), tr.62-64. </i>


<i>18. Liên Hợp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR). </i>


<i>19. Liên Hợp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR). </i>
<i>20. Hồ Chí Minh(1997), Về cơng tác văn hóa văn nghệ, tr.64, NXB Sự thật, Hà Nội. </i>


<i>21. Hoàng Thị Minh (2013), “Kinh nghiệm từ pháp luật về Bảo hiểm y tế ở Thụy Điển”, Tạp chí </i>


<i>nghiên cứu lập pháp, (14) (246), tr.59-64. </i>


22. Trịnh Như Quỳnh (2013), “Khái quát quyền văn hóa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
<i>Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10) (306), tr.33-41. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>25. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. </i>
<i>26. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. </i>
<i>27. Quốc hội (2006), Luật bảo hiểm xã hội, Hà Nội. </i>



<i>28. Quốc hội (2010), Luật người khuyết tật, Hà Nội. </i>


<i>29. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. </i>


<i>30. Nguyễn Anh Tuấn (2008), Khảo lược Bộ luật Hammurabi của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại, </i>
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


31. Nguyễn Thanh Tuấn (2013), “Chế định quyền con người, quyền công dân trong dự thảo sửa
<i>đổi Hiến pháp năm 1992”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2) (238), tr.38-44. </i>


32. Trung tâm nghiên cứu quyền con người quyền công dân, Khoa luật – ĐHQG Hà Nội (2011),


<i>Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền </i>
<i>(UDHR) (1948), tr.48, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. </i>


33. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, quyền công dân, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
<i>Nội (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa </i>


<i>(ICESCR,1966), tr.133, NXB Hồng Đức, Hà Nội. </i>


34. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, quyền công dân, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
<i>(2011), Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Lao động – </i>
xã hội, Hà Nội.


35. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, quyền công dân, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
<i>Nội (2012), Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia, NXB Hồng Đức, Hà Nội. </i>


<i>36. Ủy ban về quyền trẻ em Liên Hợp Quốc (2012), Kết luận Ủy ban về quyền trẻ em Liên Hợp Quốc </i>


<i>đối </i> <i>với </i> <i>thực </i> <i>hiện </i> <i>quyền </i> <i>trẻ </i> <i>em </i> <i>ở </i> <i>Việt </i> <i>Nam, </i>





<i>37. Viện Ngôn ngữ học (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, tr.1239, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội. </i>


<b>Tiếng Anh </b>


<i>38. Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, Ninth Edition, U.S.A: Thomson Reuters, </i>
2009, p.353.


<i>39. United Natio (2006), Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to </i>


<i>Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr.8 </i>


<b>Trang Web </b>


40.
[truy cập ngày 14/08/2014]


41. [truy
cập ngày 05/06/2014]


42. />=5222 [truy cập ngày 20/02/2013].


43.


[truy cập
ngày 17/05/2014].


</div>


<!--links-->
<a href=' /><a href=' /> Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
  • 10
  • 1
  • 5
  • ×