Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sư phạm mở trong nền giáo dục mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.63 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TS. Nguyễn Thị Hảo1</b>


<b>MỞ ĐẦU</b>


<i>Trong tác phẩm L. Tolstoi và F. Nietzsche bàn về giáo dục (dẫn </i>
theo Lê Ngọc Trà, 2017) đã thể hiện mơ ước xây dựng nền giáo dục
“hình thành trên cơ sở quyền tự do của thế hệ học trò mới” cho một
thế kỉ sau thời đại của ông. Theo ông, tự do là thứ quý giá nhất của con
người. Con người có tự do sẽ có được hạnh phúc và sức sáng tạo. Tự
do có quan hệ hữu cơ với giáo dục, trong đó giáo dục đóng vai trị giải
phóng và ni dưỡng tự do cho con người. Tuy nhiên, phần lớn thời
gian trong lịch sử phát triển của con người giáo dục vẫn chưa thể hiện
được vai trị đó như L. Tolstoi đã viết “Giáo dục là ý nguyện của một
người muốn biến người khác thành một kẻ giống anh ta”. Theo đó, nền
giáo dục đã đạt được mục tiêu “cố ý hình thành người khác theo những
khn mẫu nhất định, không hiệu quả, không hợp pháp và cũng không
thể làm được”. Tại Việt Nam, quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã phản ánh từ rất sớm “giáo dục là của mọi người, vì
mọi người, cho mọi người, mọi người được quyền bình đẳng hưởng
thụ thành quả của nền giáo dục và có nghĩa vụ đóng góp xây dựng phát
triển giáo dục” (dẫn theo Cao Văn Phường, 2015, tr.337). Có thể thấy
nền giáo dục nhân loại đã từng trải qua chưa thực sự thành cơng theo
góc nhìn mối quan hệ giữa tự do và giáo dục. Phải chăng, đã đến lúc
chúng ta cần thảo luận và quyết định sự biến đổi cần thiết cho giáo dục
trong tương lai?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Những biến đổi trong giáo dục được xem là q trình tiến hóa
chứ khơng phải là cuộc cách mạng. Đây là một q trình tiến hóa có
chọn lọc nghĩa là chỉ giữ lại và phát triển những gì phù hợp với quy
luật, chân lý và loại bỏ những điều khơng cịn phù hợp nữa (Cao Văn
Phường, 2015). Sự tiến bộ của xã hội loài người gắn liền với sự biến


đổi trong tất cả các lĩnh vực cấu thành nên xã hội đó. Do vậy, bất kỳ
sự biến đổi nào của giáo dục được yêu cầu và diễn ra đều có lý do của
nó. Và giáo dục mở được xem như là một biến đổi tất yếu để đáp ứng
nhu cầu vươn tới xã hội văn minh, hiện đại hơn và đáp ứng nhu cầu
“tự do” của con người.


Nền giáo dục mở cần sự đồng hành của khoa học mở, truy cập mở,
tài liệu giáo dục mở và sư phạm mở. Để thực hành giáo dục mở hiệu
quả cần phải hiểu khái niệm sư phạm mở và các vấn đề có liên quan của
sư phạm mở. Trong phạm vi bài viết này chúng tơi trình bày những trao
đổi xoay quanh sư phạm mở. Sư phạm mở là một khái niệm xuất hiện
gần đây, sau giáo dục mở, nguồn tài nguyên giáo dục mở và chỉ dừng
lại ở mức độ trao đổi ý tưởng nhiều hơn là nghiên cứu và đề xuất mơ
hình, nguyên tắc hay xác định các thành tố cấu phần của sư phạm mở.
Phần sau, bài viết tập trung vào các nội dung chính sau: Giáo dục mở,
tài nguyên giáo dục mở, sư phạm mở.


<b>GIÁO DỤC MỞ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Việc loại bỏ những rào cản đối với giáo dục và học tập được thực
hiện thông qua triển khai nhiều biện pháp giúp tăng cường cơ hội giáo
dục chất lượng cho mọi người tùy theo bối cảnh của từng quốc gia.
Các rào cản trong tiếp cận giáo dục chất lượng tập trung phổ biến vào:
khả năng chi trả cho giáo dục; tiếp cận giáo dục chất lượng không khả
thi do trở ngại về thời gian, không gian. Do vậy, Đại học Mở (Open
University, Anh) bỏ các yêu cầu thi đầu vào hoặc nhập học. Ở Bắc Mỹ,
giáo dục mở hướng đến giảm các rào cản về chi phí truy cập tài liệu học
tập và sự phù hợp của khóa học đối với thế giới thực. Trong khi đó sự ra
đời của Khóa học Trực tuyến Mở Đại chúng - MOOC (Massive Open
Online Course) đem đến cơ hội học tập miễn phí và khơng u cầu tiêu


chuẩn đầu vào cho mọi người (Walz, A. 2017).


Với sự ra đời của giáo dục mở đã dần xóa bất bình đẳng trong giáo
dục; thúc đẩy học tập suốt đời vì chi phí thấp và tính tiện ích; nâng
cao chất lượng giáo dục trên diện rộng. Nền giáo dục mở được hình
thành và phát triển theo nhiều cách thức, tác động bền bỉ khác nhau,
chẳng hạn thông qua dự án lớn được chính phủ và các tổ chức từ thiện
tài trợ (Baraniuk et al.); sáng kiến của những nhà thực hành giáo dục
(Hartnett; Diener et al.) trong việc xuất bản tạp chí truy cập mở (Weijers
& Jardan), phát triển nền tảng để hỗ trợ thẩm tra khoa học có tính cộng
tác, tự do chia sẻ các tài nguyên dạy và học (Strohmetz, Ciarocco, &
Lewandowski; Miller & Zhao), thiết kế lại khóa học để đáp ứng nhu
cầu người học (DeRosa & Robison), quá trình dẫn dắt khoa chun
mơn tiến tới thực hành giáo dục mở (Dastur), hay hỗ trợ truy cập mở
và giáo dục mở từ thư viện đại học (Walz; West). Như vậy, đây là một
quá trình biến đổi đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực, chung sức bền bỉ của
các bên liên quan bao gồm những nhà làm chính sách, cộng đồng xã
hội, đội ngũ quản lý – giảng dạy – hỗ trợ,… Có thể nhận thấy, một cách
tổng thể, các thực hành giáo dục mở trong giai đoạn này tìm cách cải
thiện chất lượng giáo dục và chất lượng truy cập nguồn tài nguyên mở.
<b>TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER – OPEN EDUCATIONAL RESOURCES)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

của Open Course Ware (OCW) đối với giáo dục đại học của các nước
đang phát triển. Một cách phổ biến nhất, OER được định nghĩa là các
tư liệu học tập tự do không mất tiền, số hóa, được chia sẻ dễ dàng và
điều đặc biệt là phải được cấp phép mở, bao gồm: các khóa học đầy đủ,
các tài liệu học tập, các module nội dung, các đối tượng học tập, tuyển
tập, tạp chí. Khi được cấp phép mở cho phép OER được sử dụng lại,
pha trộn, làm lại, phân phối lại, và giữ lại. Chính điều này giúp cho việc
phát huy vai trò của người học và người dạy trong việc biên tập, thích


nghi tài liệu cho phù hợp với mục tiêu học tập. Việc này thúc đẩy mối
quan hệ giữa người học và thông tin, kiến thức. Trong quá trình học tập,
người học không phải tiếp nhận thông tin, kiến thức tĩnh từ sách giáo
khoa như cách học trước đây mà bản thân họ tiếp nhận thông tin, tri
thức từ OER như là nguyên liệu đầu vào để họ có thể xử lý, phát triển
thành thông tin, tri thức mới hơn thông qua các phần mềm hỗ trợ việc
tạo lập, phân phối, sử dụng và cải thiện nội dung học tập mở. Chính
người học đóng góp ý nghĩa vào việc tạo ra tri thức cho nhân loại thông
qua quá trình học tập của mình và hình thành nên cộng đồng nguồn mở -
nơi người học thể hiện mình với một vai trị khác là nhà phát triển tài
liệu học tập (DeRosa, R and Robison S. 2017).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>TRUY CẬP MỞ</b>


Truy cập mở làm cho các nghiên cứu và tài nguyên mở được truy
cập tự do, miễn phí tới tất cả mọi người và hầu hết khơng có các hạn
chế về bản quyền hoặc việc cấp phép sử dụng. Truy cập mở mang lại
cho người học cơ hội thụ hưởng nguồn tài ngun học thuật miễn phí
phong phú và nhanh chóng. Và do vậy sẽ đóng góp vào chất lượng quá
trình đào tạo của người học [3].


Như vậy, có thể thấy nền giáo dục mở có một số đặc trưng:


- Người học khơng chỉ lĩnh hội mà cịn đóng góp tạo ra tri thức cho
nhân loại thơng qua quá trình học tập của mình.


- Giáo dục mở dựa trên tinh thần chia sẻ, sáng tạo.
- Tạo bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục.
<b>SƯ PHẠM MỞ</b>



Sư phạm mở được hiểu là tập hợp hoạt động dạy và học chỉ có thể
xảy ra trong bối cảnh truy cập mở thỏa mãn các đặc điểm của nguồn
tài nguyên giáo dục mở: sử dụng lại, pha trộn, làm lại, phân phối lại,
và giữ lại [4]. Theo sư phạm
mở được hiểu là nơi có sự kết hợp giữa lý thuyết về học tập, giảng dạy,
công nghệ và công bằng xã hội và tạo ra sự phát triển của cấu trúc và
thực tiễn giáo dục. Đây là một khái niệm mới xuất hiện sau khái niệm
học liệu mở.


Cho đến thời điểm này vẫn chưa có nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu các vấn đề lý luận về giáo dục mở, do vậy có thể chấp nhận một định
nghĩa mang tính tương đối để hướng đến mục đích truyền cảm hứng cho
các nhà thực hành giáo dục mở. Từ hai định nghĩa trên cho thấy sư phạm
mở được xây dựng trên lý thuyết dạy – học, có sự tham gia của yếu tố
công nghệ và nguồn tài nguyên giáo dục mở được cấp phép.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

chung về các lý thuyết dạy – học mà các nền sư phạm cùng chia sẻ: dạy
học kiến tạo trong bối cảnh sử dụng công nghệ đã xuất hiện các chỉ trích
mơ hình học tập cơng nghiệp và tự động, đề cao yêu cầu lấy người học
làm trung tâm và học tập trải nghiệm cũng như các tầm nhìn dân chủ
cho quá trình giáo dục. Với học tập kết nối, yếu tố cơng nghệ đóng vai
trị hỗ trợ tích cực cho người học trong q trình kết nối giúp cho người
học lĩnh hội được kiến thức đầy đủ nhất. Trong nghiên cứu của mình,
Bronwyn Hegarty (2015) đã đưa ra đề xuất tám thuộc tính của sư phạm
mở, bao gồm:


♦Thuộc tính 1: Cơng nghệ cùng tham gia (Participatory technologies):
sử dụng cho tương tác qua môi trường web 2.0, mạng xã hội và ứng dụng
di động. Cơng nghệ đóng vai trị thúc đẩy sự tham gia.



♦Thuộc tính 2: Con người, mở và lịng tin: phát triển lịng tin, sự
tự tin và tính mở để làm việc với người khác.


♦Thuộc tính 3: Sáng tạo và đổi mới: khuyến khách sự đổi mới và
sáng tạo tự phát.


♦Thuộc tính 4: Chia sẻ ý tưởng và nguồn lực: chia sẻ ý tưởng và
nguồn lực tự do để lan tỏa kiến thức.


♦Thuộc tính 5: Cộng đồng kết nối: tham gia vào cộng đồng chuyên
môn kết nối.


♦Thuộc tính 6: Người học tạo ra: hỗ trợ cho những đóng góp vào
tài nguyên giáo dục mở của người học.


♦Thuộc tính 7: Thực hành phản tỉnh: tham gia vào các cơ hội thực
hành phản tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

chuẩn đầu ra của môn học. Với từng chuẩn đầu ra người dạy cần xác
định cấp độ của chuẩn đầu ra và lĩnh vực mà chuẩn đầu ra đang đề cập
đến: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Áp dụng ngun tắc sự tương thích có
hệ thống của John Biggs (2003) để thiết kế các hoạt động dạy học và
kiểm tra đánh giá sao cho (1) các hoạt động dạy học giúp người học dấn
thân vào động từ của chuẩn đầu ra, (2) hình thức và nội dung đánh giá
giúp người học đạt được và đo lường được chuẩn đầu ra. Môi trường
học tập kiến tạo là một điều kiện tiên quyết cho sự thành cơng của q
trình dạy học, trong đó bao gồm các yếu tố vật chất và phi vật chất giúp
người học có động cơ, cảm hứng học tập, và trải nghiệm có ý nghĩa đối
với việc học của bản thân. Trong q trình dạy học đó người dạy đóng
vai trị là người định hướng, hỗ trợ, lãnh dạo hoạt động học của người


học trong khi người học thực hiện vai trò tự tổ chức, tự điều khiển hoạt
động nhận thức của bản thân. Ngoài ra, cần lưu ý vai trò và ý nghĩa của
OER trong sư phạm mở và khai thác sự đóng góp của OER để tạo ra sự
biển đổi nơi người học. Một số thí dụ:


- Tùy biến OER cho phù hợp với người học bằng cách đưa thêm
các câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề làm tăng cường hiệu quả học tập
người học và đóng góp lại cho OER


- Cùng người học xây dựng OER bằng cách u cầu họ tóm tắt, trình
bày lại nội dung từ OER hay tổ chức các dự án đóng góp ý tưởng, hồn
thiện giáo trình học tập đều là những cách làm hữu ích giúp người học đóng
góp vào kiến thức chung của cộng đồng. Điều này thể hiện rằng người học
không chỉ lĩnh hội tri thức mà cịn đóng góp của sự phát triển OER.


- Xây dựng mơi trường học tập mang tính kiểm sốt người học bằng
hệ thống quản lý học tập LMS giúp người học tập trung vào mục tiêu học
tập của bản thân, tránh sự sao nhãng do tác động từ nhiều yếu tố khác nhau
trong môi trường học tập kết nối internet. Ngồi ra, cần xây dựng mơi
trường học tập giúp người học tự tạo lập và quản lý việc học của bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Thúc đẩy người học tham gia trao đổi cùng học giả và chuyên
gia để phát triển khả năng đàm thoại cũng như thông qua việc sử dụng
mạng xã hội để tìm kiếm cố vấn, chun gia, đồng mơn,…


- Điều chỉnh chuẩn đầu ra dựa trên việc lấy ý kiến của người học;
xây dựng chính sách, bài kiểm tra, thang tiêu chí chấm điểm và kế hoạch
triển khai nhằm thúc đẩy người học nỗ lực và thành công trong môn học


- Cho người học tham gia quản lý nội dung khóa học nhằm tăng


cường kỹ năng mềm thế kỉ XXI của họ.


- Đưa ra những câu hỏi mang tính phản biện dựa vào những thách
thức, vấn đề mang tính thời sự và tạo cơ hội cho người học hợp tác với
nhau để tiến bộ.


<b>THAY LỜI KẾT</b>


Là một chủ đề mới nhưng rất cần những nghiên cứu sâu nhằm tìm
ra định nghĩa, thành tố, nguyên tắc của sư phạm mở thúc đẩy nền giáo
dục mở thành công. Một khi nền giáo dục mở phát triển sẽ mang lại
nhiều giá trị cho cộng đồng, quốc gia, do vậy nghiên cứu về chủ đề này
một cách toàn diện là một hoạt động cần được triển khai sớm.


<b>CHÚ GIẢI</b>


[1]
truy cập
ngày 5/9/2019


[2] />


[3]
/>


[4] />


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Biggs, J.B. (2003). Teaching for quality learning at university.
Buckingham: Open University Press/Society for Research into Higher
Education. (Second edition).



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Using Open Educational Resources. JSTOR.


3. DeRosa, R and Robison S. (2017). From OER to Open Pedagogy:
Harnessing the Power of Open. In: Jhangiani, R S and Biswas-Diener,
R. (eds.) Open: The Philosophy and Practices that are Revolutionizing
Education and Science. Pp. 115–124. London: Ubiquity Press.


4. Walz, A. 2017. A Library Viewpoint: Exploring Open Educational
Practices. In: Jhangiani, R S and Biswas-Diener, R. (eds.) Open: The
Philosophy and Practices that are Revolutionizing Education and Science.
Pp. 147–162. London: Ubiquity Press. DOI: />bbc.l. License: CC-BY 4.0.


<i>5. Cao Văn Phường. (2015). Hành trình đến nền giáo dục Mở, NXB Văn học. </i>
<i>6. Lê Ngọc Trà. (2017). Giáo dục và tự do. Báo Tia sáng. Truy cập ngày </i>


</div>

<!--links-->

×