Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại phòng khám nội tiết, bệnh viện đa khoa đồng nai 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ VĂN TIẾN

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE 2
TẠI PHÕNG KHÁM NỘI TIẾT, BỆNH VIỆN ĐA KHOA
ĐỒNG NAI 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ VĂN TIẾN

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE 2
TẠI PHÕNG KHÁM NỘI TIẾT, BỆNH VIỆN ĐA KHOA
ĐỒNG NAI 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN CAO BÍNH



HÀ NỘI - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đai
học và quý Thầy – Cô Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội đã tận tình giảng
dạy, cung cấp kiến thức quý báu và hướng dẫn em trong suốt hai năm học vừa qua.
Với tất cả sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
Thầy Ts. Trần Cao Bính, Cơ Ths. Nguyễn Thị Anh Vân là hướng dẫn khoa học đã
tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm và tạo mọi điều
kiện nhằm giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy – Cô các bộ môn, các bạn đồng nghiệp, các
bạn học viên Lớp Quản lý bệnh viện – Khóa 8, Thành phố Hồ Chí Minh năm học
2015 - 2017 đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp em trong khi làm luận văn
này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, lãnh đạo và các anh chị Khoa Nội
tiết, các phòng ban bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi trong
việc điều tra, phỏng vấn giúp em thu thập được những thơng tin chính xác, trung
thực làm cơ sở hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả
các bạn đồng nghiệp./.

Học viên xin trân trọng cảm ơn!


ii


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. vi
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
1.1

Tổng quan về bệnh Đái tháo đƣờng (ĐTĐ) type 2............................................... 4

1.2

Dịch tễ đái tháo đƣờng ......................................................................................... 8

1.3

Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đƣờng týp 2 .............................................. 12

1.4

Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị đái tháo đƣờng ...................................... 18

1.5

Thực trạng điều trị ĐTĐ tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai ............................... 20

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 22
2.1

Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 22


2.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 23

2.3

Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 23

2.4

Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .................................................................... 23

2.5

Phƣơng pháp phân tích số liệu............................................................................ 25

2.6

Nhóm biến số nghiên cứu ................................................................................... 25

2.7

Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................ 28

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 29
3.1

Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở ngƣời bệnh ĐTĐ type 2 tại phòng khám Nội tiết BVĐK

Đồng Nai 2017 ................................................................................................................. 29

3.2

Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh ĐTĐtýp 2 điều trị

tại phòng khám Nột tiết BVĐK Đồng Nai, 2017 ............................................................ 39
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .................................................................................................. 51
4.1

Thực trạng tuân thủ điều trị ở ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 tại phòng khám Nội tiết

BVĐK Đồng Nai 2017. ................................................................................................... 51
4.2

Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh ĐTĐtýp 2 điều trị

tại phòng khám Nột tiết BVĐK Đồng Nai, 2017 ............................................................ 59
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 63


iii

1. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ở ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 tại phòng khám Nội tiết
BVĐK Đồng Nai 2017. ................................................................................................... 63
2. Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh ĐTĐtýp 2 điều
trị tại phòng khám Nột tiết BVĐK Đồng Nai, 2017 ........................................................ 63
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 70


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVĐK

Bệnh viện đa khoa

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

NB

Ngƣời bệnh

BKLN

Bệnh không lây nhiễm

TCYTTG

Tổ chức y tế thế giới

PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm

CBYT


Cán bộ y tế


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu (ĐTNC) .................................................... 29
Bảng 3.2: Một số đặc điểm liên quan đến bệnh của đối tƣợng nghiên cứu ................................ 30
Bảng 3.3: Tỷ lệ tuân thủ theo từng cấu phần của ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 ................................... 31
Bảng 3.4: Thực trạng tuân thủ về chế độ ăn của ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 .................................... 32
Bảng 3.5: Thực trạng tuân thủ tập luyện của ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 .......................................... 33
Bảng 3.6: Tuân thủ điều trị thuốc của ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2..................................................... 33
Bảng 3.7: Tuân thủ việc không hút thuốc, uống rƣợu bia của ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 ................ 34
Bảng 3.8: Tuân thủ tái khám theo lịch hẹn của ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 ...................................... 34
Bảng 3.9: Tuân thủ tự theo dõi glucose máu của ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 ................................... 35
Bảng 3.10: Lý do không tuân thủ tự theo dõi glucose máu của ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 ............. 36
Bảng 3.11: Thông tin về dịch vụ điều trị ĐTĐ týp 2 ................................................................... 37
Bảng 3.12: Tỷ lệ những nội dung ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 đƣợc NVYT hƣớng dẫn .................... 38
Bảng 3.13: Tỷ lệhỗ trợ của gia đình – xã hội với ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2 ................................... 38
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ ăn với các yếu tố nhân khẩu học....................... 39
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa tuân thủ tập luyện với các yếu tố nhân khẩu học ....................... 39
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa tuân thủ sử dụng thuốc với các yếu tố nhân khẩu học ............... 40
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa tuân thủ không hút thuốc, uống rƣợu bia với các yếu tố nhân
khẩu học ........................................................................................................................................ 41
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa tuân thủ tái khám theo lịch hẹnvới các yếu tố nhân khẩu học ... 42
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa tuân thủ theo dõi Glucosevới các yếu tố nhân khẩu học ............ 43
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và sự hài lòng chung ........................................ 44
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa tuân thủ các chế độ điều trị ĐTĐ type 2 với chỉ số glucose máu
lúc đói đƣợc kiểm sốt .................................................................................................................. 45



vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2014 ƣớc tính có 422
triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ. Việt Nam, theo điều tra quốc gia về tỷ lệ ĐTĐ năm
2008, tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở các đối tƣợng 30-64 tuổi tại các thành phố lớn là 7-10%.
Tại tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ bệnh mạn tính khơng lây đƣợc ghi nhận ngày càng
nhiều.Tại bệnh viện Đồng Nai, theo báo cáo hoạt động chuyên môn bệnh viện cho
biết tần suất khám chữa bệnh không lây nhiễm đang ngày một tăng cao, năm 2015
số lƣợt khám bệnh không lây nhiễm là 9076, ĐTĐ týp 2 chiếm 5225 trƣờng hợp cả
khám bệnh và điều trị nội trú. Công tác điều trị và chăm sóc bệnh ĐTĐ týp 2 khá
phức tạp và kéo dài. Hiệu quả điều trị các phụ thuộc chủ yếu vào sự tuân thủ điều trị
của ngƣời bệnh: không chỉ vấn đề tuân thủ việc sử dụng thuốc mà còn là vấn đề
tuân thủ những biện pháp ngoài thuốc: lối sống, chế độ ăn, chế độ kiêng cữ rƣợu,
bia, thuốc lá …Vì thế nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên
quan ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng tại phòng khám nội tiết, bệnh viện đa khoa đồng
nai năm 2017” là cấp bách và cần thiết với hai mục tiêu (1) Xác định đƣợc tỷ lệ tuân
thủ điều trị ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám
Nội tiết Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, năm 2017; (2) Xác định đƣợc các yếu tố ảnh
hƣởng đến việc tuân thủ điều trị một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của
ngƣời bệnh đái tháo đƣờng type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Nột tiết bệnh
viện Đa khoa Đồng Nai, 2017. Kết quả NC cho biết tuân thủ chế độ ăn liên quan
đến trình độ, sự hỗ trợ, nhắc nhở ; Tuân thủ tập luyện liên quan đến hầu hết các yếu
tố nhâu khẩu học (p < 0,05); Sử dụng thuốc liên quan đến trình độ, sự hỗ trợ, nhắc
nhở và sự hài lòng chung (p< 0,05); Tuân thủ lối sống liên quan đến tuổi, giới, nghề
nghiệp (p < 0,05); Theo dõi glucose máu liên quan đến giới tính, trình độ học vấn
và sự hài lòng chung (p < 0,05); Tuân thủ sử dụng thuốc, tái khám đúng hẹn và theo
dõi glucose có liên quan đến việc kiểm sốt đƣợc glucose (p < 0,05). Kết quả định

tính cho thấy có sự ảnh hƣởng của nhân viên y tế, cơ sở y tế và gia đình đến tuân
thủ điều trị. Ngƣời bệnh cần sự giải thích, giúp đỡ của cả gia đình và xã hội. Qua
kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng đƣa ra một số khuyến nghị cho cơ sở y tế về việc


vii

áp dụng mơ hình can thiệp dựa vào cộng đồng cũng nhƣ khuyến khích truyền thơng
giáo dục sức khỏe, nâng cao vai trị của hỗ trợ từ phía gia đình ngƣời bệnh.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐTĐ là một rối loạn mãn tính, có những thuộc tính sau: tăng glucose máu,
kết hợp với những bất thƣờng về chuyển hố carbonhydrat, lipid và protein. Bệnh
ln gắn với xu hƣớng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các
bệnh tim mạch khác [8].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2014 ƣớc tính có 422
triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ so với 108 triệu vào năm 1980. Tỷ lệ tồn cầu (chuẩn
hố theo tuổi) mắc bệnh ĐTĐ đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980, tăng từ 4,7%
đến 8,5% dân số trƣởng thành [38]. ViệtNam là một quốc gia đang phát triển nhanh
chóng về kinh tế xã hội, c ng với sự thay đổi lối sống, đã góp phần làm gia tăng tỷ
lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 chung của cả thế giới. Năm 1990 điều tra tại Hà Nội, Huế,
Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 tƣơng ứng là 1,2%, 0,96% và
2,52%. Năm 2001 điều tra tại 4 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phịng, Đà N ng, Hồ Chí
Minh tỷ lệ mắc bệnh là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu là 10%. Theo
điều tra quốc gia về tỷ lệ ĐTĐ năm 2008, tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở các đối tƣợng 30-64
tuổi tại các thành phố lớn là 7-10%. Nhƣ vậy chỉ sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
type 2 đã gia tăng trên 300%.

Tỉnh Đồng nai, một tỉnh thuộc miền đơng nam bộ, có tốc độ đơ thị hóa
nhanh. Bên cạnh những ƣu điểm của q trình đơ thị hóa, những yếu tố ảnh hƣởng
tiêu cực đến sức khỏe cũng gia tăng. Tỉ lệ bệnh mạn tính khơng lây đƣợc ghi nhận
ngày càng nhiều.Tại bệnh viện Đồng Nai, theo báo cáo hoạt động chuyên môn bệnh
viện cho biết tần suất khám chữa bệnh không lây nhiễm đang ngày một tăng cao,
năm 2015 số lƣợt khám chung là 20513, trong đó bệnh khơng lây nhiễm là 9076,
ĐTĐ týp 2 chiếm 5225 trƣờng hợp cả khám bệnh và điều trị nội trú. Cơng tác điều
trị và chăm sóc bệnh ĐTĐ týp 2 khá phức tạp và kéo dài, đặc biệt là có những biến
chứng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống. Hiệu quả điều trị phụ thuộc chủ
yếu vào sự tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh: không chỉ vấn đề tuân thủ việc sử dụng
thuốc mà còn là vấn đề tuân thủ những biện pháp ngoài thuốc: lối sống, chế độ ăn,
chế độ kiêng cữ rƣợu, bia, thuốc lá …


2

Vì thế nghiên cứu “ Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan
ở người bệnh đái tháo đường tại phòng khám nội tiết, bệnh viện đa khoa đồng
nai năm 2017” là cấp bách và cần thiết.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng type 2 điều trị
ngoại trú tại phòng khám Nội tiết Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, năm 2017.
2. Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh đái
tháo đƣờng type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Nột tiết bệnh viện Đa khoa
Đồng Nai, 2017.



4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1

Tổng quan về bệnh Đái tháo đƣờng (ĐTĐ) type 2

1.1.1 Khái niệm ĐTĐ
ĐTĐ là một rối loạn mãn tính, có những thuộc tính sau: tăng glucose máu,
kết hợp với những bất thƣờng về chuyển hoá carbonhydrat, lipid và protein. Bệnh
luôn gắn với xu hƣớng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các
bệnh tim mạch khác [8].
1.1.2 Nguyên nhân – Cơ chế sinh bệnh
1.1.2.1 Nguyên nhân
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ týp 2 là có sự tƣơng tác giữa
yếu tố gen và yếu tố môi trƣờng. Yếu tố mơi trƣờng là nhóm yếu tố có thể can thiệp
để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Bao gồm:
-

Sự thay đổi lối sống: nhƣ giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn

uống theo hƣớng tăng tinh, giảm chất xơ gây dƣ thừa năng lƣợng
-

Chất lƣợng thực phẩm

-


Các stress

Bên cạnh đó, tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Đây là
yếu tố không thể can thiệp đƣợc
1.1.2.2 Cơ chế bệnh sinh
Suy giảm chức năng tế bào beta và kháng insulin
-

Tình trạng thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, là những điểm thƣờng

thấy ở ngƣời ĐTĐ týp 2 có kháng insulin. Tăng insulin máu, kháng insulin cịn gặp
ở ngƣời tiền ĐTĐ, tăng huyết áp vơ căn, ngƣời mắc hội chứng chuyển hoá.
-

Ngƣời ĐTĐ týp 2 bên cạnh kháng insulin cịn có thiếu insulin – đặc biệt

khi lƣợng glucose huyết tƣơng khi đói trên 10,0 mmol/L. [8]
1.1.3 Chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ
1.1.3.1 Chẩn đoán


5

a) Chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ týp 2: đối tƣợng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc
bệnh ĐTĐ týp 2: tuổi > 45 và có một trong các yếu tố nguy cơ sau đây:
-

BMI > 23


-

Huyết áp trên 130/ 85mmHg

-

Trong gia đình có ngƣời mắc bệnh ĐTĐ ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị

em ruột, con ruột bị mắc bệnh ĐTĐ týp 2)
-

Tiền sử đƣợc chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hoá, tiền ĐTĐ (suy giảm

dung nạp đƣờng huyết lúc đói, rối loạn dung nạp glucose).
-

Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (ĐTĐ thai kỳ, sinh con to – nặng trên

3600gram, sẩy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lƣu).
-

Ngƣời có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dƣới 0,9 mmol/L và

Triglycrid trên 2,2 mmol/l.
b) Chẩn đoán tiền ĐTĐ (prediabetes)
-

Rối loạn dung nạp glucose (IGT), nếu mức glucose huyết tƣơng ở thời

điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đƣờng uống từ 7,8 mmol/l

(140md/dl) đến 11,0 mmol/l (200 md/dl).
-

Suy giảm glucose máu lúc đói (IFG), nếu lƣợng glucose huyết tƣơng lúc

đói (sau ăn 8 giờ) từ 6,1 mmol/l (110 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl) và lƣợng
glucose huyết tƣơng ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng glucose máu dƣới 7,8
mmol/l (< 140 mg/dl).
c) Chẩn đoán xác định ĐTĐ: tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ (WHO-1999),
dựa vào một trong 3 tiêu chí sau:
-

Mức glucose huyết tƣơng lúc đói

-

Mức glucose huyết tƣơng

7,0 mmol/l ( 126 mg/dl).

11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ

sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đƣờng uống.
-

Có các triệu chứng của đái tháo đƣờng (lâm sàng); mức glucose huyết

tƣơng ở thời điểm bất kỳ

11,1 mmol/l (200 mg/dl) [8]


h ng đi m c n lưu


6

-

Nếu chẩn đốn dựa vào glucose huyết tƣơng lúc đói và/hoặc nghiệm pháp

dung nạp tăng glucose máu bằng đƣờng uống, thì phải làm 2 lần vào hai ngày khác
nhau.
-

Có những trƣờng hợp đƣợc chẩn đoán là đái tháo đƣờng nhƣng lại có

glucose huyết tƣơng lúc đói bình thƣờng. Trong những trƣờng hợp đặc biệt này phải
ghi rõ chẩn đoán bằng phƣơng pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đƣờng týp 2 - Phƣơng
pháp tăng glucose máu bằng đƣờng uống” [8]
1.1.3.2 Phân loại ĐTĐ
a) Đái tháo đƣờng týp 1: Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta
của đảo tụy. Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa,
ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hơn mê và tử vong.
b) Đái tháo đƣờng týp 2.

c) Các thể đặc biệt khác.
- Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen.
- Bệnh lý của tụy ngoại tiết.
- Do các bệnh Nội tiết khác.
- Nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác.
- Nguyên nhân do nhiễm tr ng.

- Các thể ít gặp, các hội chứng về gen.

d) Đái tháo đƣờng thai kỳ. [8]
1.1.4 Tiến triển và biến chứng
ĐTĐ týp 2 là một bệnh tiến triển tịnh tiến. Những biến chứng của bệnh luôn
phát triển theo thời gian mắc bệnh.
Biến chứng cấp tính:
Nhiễm toan ceton: là tình trạng trầm trọng của rối loạn chuyến hóa glucid do
thiếu insulin nặng gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton
gây toan hóa máu. Hậu quả là mất nƣớc và điện giải trong và ngoài tế bào. Rối loạn
ý thức, tăng tiết các hormon nhƣ catecholamin, glucagon, cortison, GH. Đây là


7

nguyên nhân mà NB phải vào viện và gây tử vong cao nhất trong các biến chứng
cấp tính của ĐTĐ.
Tăng áp lực thẩm thấu:là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng do
glucoze máu tăng cao, NB biểu hiện rối loạn ý thức từ lơ mơ đến hôn mê.Thƣờng
gặp ở ngƣời bệnh ĐTĐ type 2 cao tuổi (trên 60 tuổi) tỷ lệ tử vong rất cao (30-50%).
Nguyên nhân tử vong thƣờng do biến chứng nhƣ tắc mạch, ph não hoặc trụy mạch.
Hạ glucose máu: là biến chứng cấp tính rất nguy hiểm ở ngƣời bệnh ĐTĐ,
có thể dẫn tới tử vong nếu không đƣợc phát hiện và điều trị kịp thời, gây suy giảm
khả năng nhận biết của cơ thể và mất cơ chế tự điều hòa bảo vệ.
Nhiễm toan acid lactic: là một rối loạn chuyển hóa nặng thƣờng gặp khi có
rối loạn cung cấp ơxy tổ chức, acid lactic tăng lên ở các tổ chức nhƣ: cơ, xƣơng và
các tổ chức khi bị thiếu oxy trầm trọng và có thể gặp ở bất kỳ NB suy hơ hấp hoặc
giảm thơng khí nặng. Tỷ lệ tử vong rất cao (trên 50% các trƣờng hợp) [8], [32].
Biến chứng mạn tính
Biến chứng ĐTĐ diễn tiến từ từ trong khoảng thời gian dài, tác động lên rất
nhiều cơ quan nhƣ: tim, mạch máu, mắt, thần kinh và thận, có thể gây tàn phế và

thậm chí đe dọa đến tính mạng. Dƣới đây là một số biến chứng quan trọng:
-

Biến chứng tim và mạch máu: ĐTĐ týp 2 làm tăng nguy cơ bị bệnh tim

mạch, bệnh mạch vành với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu
não, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy, NB mắc ĐTĐ
týp 2 nguy cơ tai biến mạch máu não cao gấp 2 lần ngƣời không mắc bệnh. Theo
hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 75% NB mắc bệnh ĐTĐ tử vong do biến chứng
tim mạch.
-

Biến chứng thần kinh: glucoze máu tăng cao có thể gây tổn thƣơng thành

mạch máu nhỏ mao mạch nuôi dƣỡng những sợi thần kinh, đặc biệt ở chân. Với các
triệu chứng: châm chích nhƣ kiến bị, tê chân, nóng rát hay đau thƣờng bắt đầu từ
các ngón chân, ngón tay và lan dần lên, có thể gây mất tất cả cảm giác ở chi. Tổn
thƣơng những sợi thần kinh kiểm soát việc tiêu hóa có thể gây buồn nơn, nơn, tiêu
chảy hay táo bón. Đối với đàn ơng, có thể bị rối loạn cƣơng dƣơng.


8

-

Biến chứng thận: khi glucose máu tăng cao gây tổn thƣơng tế bào vi

mạch thận, giảm chức năng lọc, bài tiết nƣớc tiểu của thận. Bệnh nặng dẫn đến suy
thận và huỷ hoại chức năng của thận, dẫn đến lƣợng glucoze cao trong nƣớc tiểu
thƣờng thấy ở ngƣời bệnh ĐTĐ.

-

Biến chứng mắt: glucoze trong mạch máu cao, khiến cho những mạch

máu nhỏ tại võng mạc bị nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ, sƣng ứ gây tổn thƣơng mắt
(bệnh võng mạc). ĐTĐ týp 2 cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác nhƣ
đục thủy tinh thể, glaucoma.
-

Biến chứng chân: Tổn thƣơng thần kinh ở chân và giảm tƣới máu chân

làm tăng nguy cơ biến chứng chân. Nếu không đƣợc điều trị, các vết thƣơng hay nốt
phồng sẽ bị nhiễm tr ng. Tổn thƣơng thần kinh ngoại vi dễ dẫn đến nhiễm tr ng,
hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi để bảo tồn tính mạng NB.
-

Tổn thƣơng ở da và miệng: ĐTĐ týp 2 có thể làm cho da dễ bị nhiễm

tr ng hay nhiễm nấm, viêm lợi.
-

Lỗng xƣơng: ĐTĐ týp 2 có thể làm giảm đậm độ xƣơng hơn bình

thƣờng, tăng nguy cơ lỗng xƣơng.
-

Bệnh Alzheimer: glucoze máu khơng đƣợc kiểm sốt sẽ làm tăng nguy cơ

bị bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ do mạch máu. [3], [8], [36].
1.2


Dịch tễ đái tháo đƣờng

1.2.1 Dịch tễ đái tháo đƣờngtrên thế giới
Trong những năm gần đây, mơ hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh
nhiễm tr ng có xu hƣớng một giảm thì ngƣợc lại bệnh khơng lây nhiễm (NCD)
nhƣ: tim mạch, tâm thần, ung thƣ và đặc biệt là bệnh ĐTĐ và các rối loạn chuyển
hoá ngày càng tăng [10]. Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ
21, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dự báo “thế kỷ 21 sẽ là thế
kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hố, đặc biệt bệnh ĐTĐ sẽ là bệnh
khơng lây phát triển nhanh nhất”, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tƣ
ở các nƣớc phát triển.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên tồn thế giới kéo theo
những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ, kinh tế đối với toàn xã hội. Năm 2000,


9

số ngƣời mắc bệnh là 171 triệu ngƣời, vào năm 2003 là 194 triệu ngƣời và tăng vọt
đến 246 triệu vào năm 2006[9]. Trong đó chủ yếu là ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 85
– 95% tổng số ngƣời mắc bệnh ĐTĐ. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ 4 trên thế giới, gây giảm tuổi thọ trung bình từ 5 – 10 năm, là nguyên nhân
hàng đầu gây m loà, suy thận giai đoạn cuối và cắt cụt chi khơng do chấn thƣơng.
Cứ 10 giây lại có 1 ngƣời chết do nguyên nhân ĐTĐ và các biến chứng; cứ 30 giây
lại có 1 ngƣời ĐTĐ có biến chứng bàn chân bị cắt cụt chi. Chi phí cho điều trị ĐTĐ
năm 2007 ƣớc tính 232 ngàn tỷ đơ la Mỹ, dự báo tăng 302 ngàn tỷ vào năm 2025
[10].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2014 ƣớc tính có 422
triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ so với 108 triệu vào năm 1980. Tỷ lệ toàn cầu (chuẩn
hoá theo tuổi) mắc bệnh ĐTĐ đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980, tăng từ 4,7%

đến 8,5% dân số trƣởng thành [38]. Điều này phản ánh sự gia tăng các yếu tố nguy
cơ liên quan nhƣ thừa cân hoặc béo phì. Trong thập kỷ qua, tỷ lệ bệnh ĐTĐ đã tănh
nhanh ở các nƣớc thu nhập thấp và trung bình so với các nƣớc có thu nhập cao.
Năm 2012, có 1,5 triệu ca tử vong do ĐTĐ. Tỷ lệ glucose máu cao hơn mức bình
thƣờng làm tăng thêm 2,2 triệu ca tử vong do tăng nguy cơ tim mạch và một số
nguy cơ khác. Và nguyên nhân này chiếm 43% trong tổng số 3,7 triệu ngƣời tử
vong ở nhóm tuổi dƣới 70 [38]. Tỷ lệ tử vong do tăng glucose máu hay ĐTĐ ở
nhóm tuổi dƣới 70 cao hơn tại các nƣớc có thu nhập thấp và trung bình so với nƣớc
có thu nhập cao [38]. Ở các nƣớc công nghiệp phát triển ĐTĐ type 2 chiếm trên
90% tổng số ngƣời bệnh bị ĐTĐ. Theo thống kê của IDF Trung Quốc có số
ngƣời bệnh (NB) ĐTĐ cao nhất thế giới. Do sự tăng lên việc tiêu thụ thực phẩm
giàu năng lƣợng, của lối sống ít vận động và q trình đơ thị hố nên số ngƣời bị
ĐTĐ càng gia tăng trong khi tuổi chẩn đoán ĐTĐ giảm đi [4], [17].
Theo thống kê về ngƣời bị ĐTĐ ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng
nhanh rõ rệt: năm 1986 có trên 1%; năm 1994 có 2,5%. Nhƣ vậy bệnh ĐTĐ ở
Trung Quốc tính từ năm 1986 đến 1994 đã tăng 300%, số ngƣời mắc ĐTĐ b ng nổ
trong năm 2012 với 92,3 triệu ngƣời, tăng gấp đôi so với năm 2009 (43,2 triệu) vƣợt
lên đứng đầu Ấn Độ với 63 triệu ngƣời mắc ĐTĐ [12]. Indonesia đứng thứ 7 với


10

7,6 triệu ngƣời mắc ĐTĐ năm 2012, dự kiến sẽ tăng tới 11,8 triệu ngƣời năm 2030.
Ai Cập là quốc gia đứng thứ 8 về tỷ lệ ngƣời mắc bệnh ĐTĐ, năm 2012 có 7,3 triệu
ngƣời mắc bệnh ĐTĐ và con số này dự báo lên 12,4 triệu vào năm 2030 [17].
1.2.2 Dịch tễ đái tháo đƣờng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ĐTĐ đang có chiều hƣớng gia tăng theo thời gian và theo
mức độ phát triển kinh tế cũng nhƣ đơ thị hố.
Năm 2008, kết quả của điều tra quốc gia năm 2008 cho biết tỷ lệ bệnh
ĐTĐ type 2 trong lứa tuổi từ 30 – 69 khoảng 5,7% dân số, nếu chỉ ở khu vực

thành phố, khu công nghiệp tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến 10% [9]. Một nghiên cứu
khác của Lê Trung Đức Sơn, Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự (2008) trên đối
tƣợng 30 – 69 tuổi trong 02 cuộc điều tra trên c ng cộng đồng thành phố Hồ
Chí Minh vào thời điểm khác nhau là 2001 và 2008 nhƣng c ng một phƣơng
pháp. Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTĐ týp 2 tăng dần theo nhóm tuổi [35].
Theo thống kê của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế. Năm 2012, Việt Nam có 3,2 triệu
ngƣời mắc bệnh ĐTĐ chiếm (5,4%) dân số trƣởng thành, trong đó có đến 65% NB
khơng biết mình mắc bệnh. Với tỉ lệ NB tăng từ 8-10%/năm, Việt Nam trở thành
nƣớc có tỉ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới [17].
Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống Đái tháo đƣờng
Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng thực hiện năm 2012 trên 11.000 ngƣời
với tuổi từ 30 – 69 tại 06 v ng gồm: miền núi phía Bắc, Đồng bằng sơng Hồng,
Dun hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho biết tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ là 5,7%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose gia tăng mạnh mẽ từ 7,7%
(năm 2002) lên 12,8% (năm 2012). Cũng theo nghiên cứu này, những ngƣời trên 45
tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao gấp 04 lần ngƣời dƣới 45 tuổi. Ngƣời bị tăng
huyết áp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những ngƣời khác gấp 03 lần. Ngƣời
có vịng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần. Nhƣ vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam
từ 2002 đến 2012 đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới,
phải trải qua 15 năm, tỷ lệ mắc ĐTĐ mới tăng gấp đôi. Trong khi đó, 75,5% số
ngƣời đƣợc hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh ĐTĐ [6].


11

1.2.3 Gánh nặng bệnh tật của bệnh đái tháo đƣờng
Gánh nặng bệnh tật do đái tháo đƣờng đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt là
ở các nƣớc đang phát triển – nơi q trình đơ thị hóa đang làm thay đổi tập quán ăn
uống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân. Bệnh đái tháo đƣờng nếu phát hiện muộn
hoặc kiểm soát kém sẽ gây ra các biến chứng cấp và mạn tính. Đái tháo đƣờng là

nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mạch máu (bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh
mạch máu ngoại vi…); giảm thị lực hoặc m , lồ; tổn thƣơng thận; lt bàn chân có
thể dẫn đến cắt đoạn chi… Bệnh ĐTĐ đặt một gánh nặng kinh tế lớn cho hệ thống
chăm sóc sức khỏe quốc gia và cả nền kinh tế. Ƣớc tính chi phí chăm sóc sức khỏe
tồn cầu để điều trị và ngăn ngừa bệnh ĐTĐ và các biến chứng là 376 tỷ USD trong
năm 2010. Đến năm 2030 con số này dự kiến sẽ vƣợt quá 490 tỷ USD. Trung bình
ƣớc tính chi cho mỗi ngƣời ĐTĐ là 703 USD [19].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1985 có khoảng 30 triệu ngƣời,
năm 2004 có khoảng 98,9 triệu ngƣời, năm 2012 lên tới 243 triệu ngƣời mắc bệnh
đái tháo đƣờng trên toàn cầu. Theo Hội liên hiệp đái tháo đƣờng thế giới, năm 2011
tồn thế giới có 366 triệu ngƣời mắc đái tháo đƣờng và 280 triệu ngƣời bị tiền đái
tháo đƣờng; dự tính tới năm 2030 sẽ lên tới 552 triệu ngƣời mắc đái tháo đƣờng và
398 triệu ngƣời bị tiền đái tháo đƣờng. Trong đó, 90% là ngƣời bệnh mắc đái tháo
đƣờng týp 2. Theo cảnh báo của Quỹ đái tháo đƣờng thế giới (WDF), sự gia tăng
bệnh đái tháo đƣờng ở các nƣớc phát triển là 42% nhƣng ở các nƣớc đang phát triển
lại lên tới 170%. Vào những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, đái tháo
đƣờng là bệnh không lây phát triển nhanh nhất, là nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng thứ 4 hoặc thứ 5 ở các nƣớc phát triển nhƣng hiện nay bệnh đái tháo đƣờng có
xu hƣớng gia tăng nhanh ở các nƣớc đang phát triển nơi mà có sự thay đổi nhanh về
kinh tế, lối sống và tốc độ đơ thị hố…[38]
Đơng Nam Á là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới, tỷ lệ ĐTĐ
khoảng 71,4 triệu ngƣời chiếm 8,3% dân số, đứng thứ 2 trong 7 khu vực có tỷ lệ tử
vong cao trong năm 2011, tỷ lệ tử vong ƣớc tính 1,16 triệu ngƣời liên quan ĐTĐ chiếm
14,5% của tất cả các ca tử vong ở nhóm tuổi 20-79. Hơn một nửa (55%) số ca tử vong


12

ở tuổi < 60 và 1/3 (27%) ở tuổi dƣới 50. Dự kiến chi cho chăm sóc sức khỏe ĐTĐ là
4,5 tỷ USD trong khu vực chiếm hơn 1% trong tổng số chi cho toàn cầu [18].

Việt Nam là nƣớc đang phát triển cũng khơng nằm ngồi quy luật trên. Theo
nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng, năm 2002 cả nƣớc chỉ có khoảng
2,7% dân số mắc bệnh đái tháo đƣờng nhƣng đến năm 2012 điều tra tại 6 v ng trên
cả nƣớc tỷ lệ này đã tăng lên gần 5,7%; đối với tỷ lệ tiền đái tháo đƣờng cũng có sự
gia tăng từ 7,7% (năm 2002) lên tới 12,8% (năm 2012). Cuộc điều tra đã chỉ ra một
thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ ngƣời bệnh đái tháo đƣờng trong cộng đồng không
đƣợc phát hiện là 63,6% trong khi tỷ lệ này chung trên thế giới là 50%. Thống kê
cũng cho thấy nhóm tuổi từ 45 – 64 tuổi đuợc xem là nhóm đối tƣợng có tỷ lệ mắc
đái tháo đƣờng cao nhất; nhóm tuổi mắc đái tháo đƣờng đang có xu hƣớng trẻ hố
theo thời gian; hiện bệnh tăng nhanh không chỉ ở thành phố và các khu cơng nghiệp
mà cịn cả ở khu vực trung du, miền núi [37].
1.3

Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đƣờng týp 2

1.3.1 Nguyên tắc điều trị
Mục đích
-

Duy trì đƣợc lƣợng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần nhƣ

mức độ sinh lý, đạt đƣợc mức HbA1c lý tƣởng, nhằm giảm các biến chứng có liên
quan, giảm tỷ lệ tử vong do ĐTĐ.
-

Giảm cân nặng (với ngƣời thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp

lý.
guyên tắc
Theo quyết định 3280/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc Hƣớng dẫn chẩn đoán

và điều trị ĐTĐ týp 2, cần phải tuân thủ một sốnguyên tắc sau:
-

Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phƣơng

pháp điều trị bệnh ĐTĐ. Điều quan trọng những chế độ này là khác nhau đối với
mỗi ngƣời, thậm chí ở c ng một NB nhƣng lại khác nhau theo từng giai đoạn bệnh.
Việc tìm ra một chế độ điều trị thích hợp cho mỗi ngƣời địi hỏi nhiều cơng phu,
khơng chỉ từ phía ngƣời thầy thuốc mà cịn cần phối hợp với NB và gia đình.


13

-

Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy

trì số đo huyết áp hợp lý, phịng, chống các rối loạn đơng máu.
-

Khi cần phải d ng insulin (nhƣ trong các đợt cấp của bệnh mạn tính,

bệnh nhiễm tr ng, nhồi máu cơ tim, ung thƣ, phẫu thuật)
Mục tiêu điều trị: Mục tiêu điều trị là NB cần kiểm soát tối thiểu các chỉ số ở
mức chấp nhận đƣợc trong điều trị bệnh ĐTĐ type 2, cụ thể nhƣ sau:
Chỉ số

Đơn vị

Glucose máu


mmol/l

Tốt

Kém

Chấp nhận

- Lúc đói

4,4 – 6,1

6,2 – 7,0

> 7,0

- Sau ăn

4,4 – 7,8

7,8 ≤ 10,0

> 10,0

≤ 6,5

> 6,5 đến ≤ 7,5

> 7,5


HbA1c

%

Huyết áp

mmHg

≤ 130/80*

130/80 - 140/90

> 140/90

BMI

kg/(m)2

18,5 - 23

18,5 - 23

23

Cholesterol TP

mmol/l

< 4,5


4,5 - ≤ 5,2

5,3

HDL-c

mmol/l

> 1,1

0,9

< 0,9

Triglycerid

mmol/l

1,5

1,5 - ≤ 2,2

> 2,2

LDL-c

mmol/l

< 2,5**


2,5 - 3,4

3,4

Non-HDL

mmol/l

3,4

3,4 - 4,1

> 4,1

* Ngƣời có biến chứng thận- từ mức có microalbumin niệu HA ≤ 125/75.
** Ngƣời có tổn thƣơng tim mạch LDL-c nên dƣới 1,7 mmol/l (dƣới 70 mg/dl) [8]
1.3.2 Phƣơng pháp điều trị
Lựa chọn thuốc và nguyên tắc điều trị:
Mục tiêu điều trị phải nhanh chóng đƣa lƣợng glucose máu về mức quản lý
tốt nhất, đạt mục tiêu đƣa HbA1C về khoảng từ 6,5 đến 7,0% trong vịng 3 tháng.
Khơng áp dụng phƣơng pháp điều trị bậc thang mà d ng thuốc phối hợp sớm. Cụ
thể:
-

Nếu HbA1c trên 9,0% mà mức glucose huyết tƣơng lúc đói trên 13,0

mmol/l có thể chỉ định hai loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp.



14

-

Nếu HbA1C trên 9,0% mà mức glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/l có

thể xét chỉ định d ng ngay insulin.
-

Bên cạnh việc điều chỉnh lƣợng glucose máu phải đồng thời lƣu ý cân

bằng các thành phần lipid máu, các thơng số về đơng máu, duy trì số đo huyết áp…
-

Theo dõi, đánh giá tình trạng kiểm sốt mức glucose trong máu bao gồm

mức glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn, đặc biệt là mức HbA1c – đƣợc đo từ
3 đến 6 tháng/lần.
-

Thầy thuốc phải nắm vững cách sử dụng các thuốc hạ glucose máu bằng

đƣờng uống, sử dụng insulin, cách phối hợp thuốc trong điều trị và những lƣu ý đặc
biệt về tình trạng ngƣời bệnh khi điều trị bệnh đái tháo đƣờng.
-

Đối với các cơ sở y tế không thực hiện xét nghiệm HbA1c, đánh giá theo

mức glucose huyết tƣơng trung bình [1].
Nguyên tắc điều trị:

-

D ng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập.

-

Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy

trì số đo huyết áp hợp lý, chống các rối loạn đơng máu…
-

Khi cần thiết thì phải tiêm insulin.

-

Thơng thƣờng, NB mới đƣợc chẩn đốn sẽ đƣợc chỉ định metformin

(Glucophage).
-

C ng với metformin, những thuốc hạ glucose máu khác có thể đƣợc sử

dụng để điều trị ĐTĐ type 2. Một số thuốc kích thích tuyến tụy tăng sản xuất và
phóng thích insulin (nhóm thuốc sulfonyureas). Nhóm acarbose sẽ ức chế men phân
giải carbohydrates và làm giảm glucoze máu sau ăn.
-

Insulin: Một số ngƣời bệnh ĐTĐ type 2 cần điều trị bằng insulin. Vì

insulin sẽ bị tiêu hóa khi uống nên insulin phải d ng bằng đƣờng tiêm. Insulin có

nhiều loại dựa vào thời gian [1].
Chế độ ăn
Theo ADA và guideline hƣớng dẫn của khoa Nội tiết - Đái tháo đƣờng
thuộc bệnh viện Bạch Mai khuyến nghị về chế độ dinh dƣỡng cho ngƣời bệnh ĐTĐ
type 2 baogồm [2], [30].


15

-

Năng lƣợng cung cấp cho ngƣời bệnh ĐTĐ type 2 khoảng từ 1600-2800

calorie/ngày, phụ thuộc vào tuổi, giới, mức độ hoạt động, cân nặng và phong cách
sống. Thông thƣờng, lƣợng carbohydrates cần khoảng 40-60% năng lƣợng/ngày,
chất xơ cần 20-35 g/ngày, chất béo ít hơn 30% và chủ yếu là dầu thực vật, một số
nghiên cứu đã chỉ rõ lƣợng chất béo nên < 300mg/ngày. Lƣợng protein khoảng 1020% tổng lƣợng calories/ ngày, protein thực vật nhƣ đậu, đỗ đƣợc khuyến nghị sử
dụng.
-

Bên cạnh đó, khoa Nội tiết và ĐTĐ, bệnh viện Bạch Mai, đƣa ra một tháp

thức ăn theo khuyến nghị của ADA để hƣớng dẫn cho ngƣời bệnh ĐTĐ sử
dụng[21]. Tháp thức ăn chia làm 6 nhóm thức ăn và số lƣợng của khẩu phần cho
mỗi nhóm. khẩu phần nhỏ nhất trong mỗi nhóm đạt đƣợc 1600 calorie/ngày và khẩu
phần lớn nhất trong mỗi nhóm 2800 calorie/ngày. Số lƣợng khẩu phần cho mỗi
nhóm thức ăn phụ thuộc vào mục tiêu kiểm soát glucose máu, năng lƣợng cung cấp,
dinh dƣỡng và phong cách sống. Một số gợi ý về khẩu phần ăn trong mỗi nhóm bao
gồm:
-


Theo khuyến cáo của ADA ngƣời bệnh cần đảm bảo:

Ăn 6-11 khẩu phần chất bột / ngày: (1 khẩu phần = 1 lát bánh mỳ = 1 bát sợi
bún, phở đã nấu = ½ bát ngũ cốc nhƣ đậu, kê, khoai môn đã nấu = ¾ bát ngũ cốc
khơ nhƣ bắp nổ = ½ bát cơm = 1 củ khoai tây nhỏ)
Ăn 2 – 4 khẩu phần hoa quả / ngày: (1 khẩu phần = 4 -5 quả chôm chôm = 2
quả roi = 1 quả lê nhỏ = 1 quả quýt = ½ cốc nƣớc táo hoặc nƣớc cam = ½ cốc nƣớc
nho = 1 quả chuối nhỏ hay ½ quả chuối to = ½ quả ổi to).
Ăn 3 – 5 khẩu phần rau / ngày: (1 khẩu phần = ½ bát đậu, đậu đũa luộc,
măng, mƣớp đắng, bí = 1 bát rau ăn sống nhƣ sà lách, cà rốt, hành, ớt ngọt = ½ bát
nƣớc cà chua hoặc cà rốt ép)
Ăn 2 – 3 khẩu phần sữa hoặc sữa chua / ngày: (1 khẩu phần = 1 cốc sữa chua
không béo = 1 cốc váng sữa hoặc sữa không béo)
Ăn 2 -3 khẩu phần chất đạm / ngày: (1 khẩu phần = 60 - 90 gram cá, thịt gà,
thịt vịt đã nấu chín = 90 - 120 gram đậu phụ hoặc ½ bát đậu phụ = 1 quả trứng gà
hoặc vịt)


16

Hạn chế sử dụng đƣờng và thực phẩm có chứa nhiều đƣờng (bánh kẹo ngọt).
Chọn loại thức ăn có ít béo, có hàm lƣợng chất béo bão hồ và cholesterol
thấp.
Đảm bảo các bữa ăn cách nhau từ 4h - 5h [31]
Người bệnh ĐTĐ nên ăn:
Ăn đúng giờ mỗi ngày, không bỏ bữa.
-

Có thể chia nhiều bữa nhỏ nhƣng khơng ăn vặt.


-

Ăn c ng một lƣợng mỗi ngày.

-

Ăn c ng một lƣợng chất bột đƣờng mỗi bữa.

-

Ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm mỗi ngày, mỗi bữa.[31]

Chế độ luyện tập
Luyện tập thƣờng xuyên và đúng cách, ph hợp với sức khoẻ là phƣơng pháp
điều trị quan trọng cho tất cả bệnh nhân đái tháo đƣờng vì nó có nhiều lợi ích nhƣ
mang lại nhiều năng lƣợng hơn, làm giảm cơn, giảm trầm cảm, lo âu, stress. Vì vậy
cần tƣ vấn để bệnh nhân hiểu đƣợc tập luyện là một phần của quá trình điều trị bệnh
đái tháo đƣờng bất kể bệnh nhân có u cầu giảm cân hay khơng
Tập luyện ở mức độ trung bình nhƣ đi bộ, đi bộ nhanh, đạp xe đạp trong thời
gian từ 30-60 phút, 3-5 lần/ tuần đã đƣợc khuyến nghị (tối thiểu 150 phút/1 tuần).
Nhóm hoạt động này sẽ đốt khoảng 3,5-7 kilocalories/phút [31].
Tất cả các loại hình luyên tập nên thực hiện theo 03 bƣớc:
-

Bƣớc 1: Khởi động và làm ấm cơ thể (5 – 10 phút)

-

Bƣớc 2: Tập luyện thật sự (30 – 40 phút).


-

Bƣớc 3: Thƣ giãn, thả lỏng (5 – 10 phút).

Bên cạnh đó, cần lƣu ý một số nguy cơ khi tập:
-

Hạ đƣờng huyết: có thể xảy ra trong lúc tập luyện hoặc sau khi kết thúc

tập luyện.
-

Một số trƣờng hợp bệnh nhân lại có tăng đƣờng huyết do tập luyện quá

nặng. Có thể xuất hiện cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim , thậm chí là nhồi máu cơ
tim.


×