Tải bản đầy đủ (.docx) (186 trang)

Tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 186 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THANH THUỶ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THANH THUỶ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM

Ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 9.38.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS, TS. NGUYỄN MINH ĐOAN
2. TS. NGUYỄN TUẤN KHANH



HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy” được
tác giả nghiên cứu trong một thời gian dài, dưới sự hướng dẫn khoa học trực tiếp
của GS.TS Nguyễn Minh Đoan và TS Nguyễn Tuấn Khanh. Để thực hiện đề tài này,
tác giả có tham khảo và kế thừa một số nội dung nghiên cứu của các tác giả khác và
trích rõ nguồn. Các quan điểm, ý kiến của tác giả đưa ra là hoàn toàn độc lập, số liệu
mà tác giả nêu trong luận án là hồn tồn trung thực và khơng sao chép từ các cơng
trình nghiên cứu trước đây.
Hà Nội, ngày….tháng…. năm 2021
Tác giả

Vũ Thị Thanh Thuỷ
Nghiên cứu sinh ngành luật, Khoá VIII,
Học viện Khoc học Xã hội –
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam


LỜI CẢM ƠN
“Tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt
Nam” là đề tài có phạm vi, đối tượng nghiên cứu rộng, cả về mặt lý luận
cũng như thực tiễn. Để hoàn thành luận án này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng
của bản thân, Nghiên cứu sinh (NCS) xin được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất của mình tới GS.TS Nguyễn Minh Đoan và TS. Nguyễn Tuấn Khanh –
người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã rất tận tình hướng dẫn, động viên
về mặt tinh thần và đồng hành cùng NCS trong suốt q trình nghiên cứu,
hồn thành luận án.

NCS cũng xin được gửi lời cảm ơn của mình đến Học viện Khoa học Xã hội
- Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi

cho NCS trong việc hoàn thành luận án. NCS xin cảm ơn tất cả các thầy
giáo, cô giáo tham gia giảng dạy lớp Nghiên cứu sinh ngành luật – Khoá
VIII, đã truyền đạt cho NCS những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt
thời gian học tập tại đây. NCS xin cảm ơn Trường Đại học Phịng cháy
chữa cháy, các đồng chí, đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để NCS nghiên cứu. Sau cùng, NCS xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất tới gia đình, người thân đã luôn đồng hành, ủng hộ, động viên và
tạo mọi điều kiện tốt nhất để NCS có thể hồn thành luận án tiến sỹ này.
NCS xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

Vũ Thị Thanh Thuỷ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án................................................... 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án....................... 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án................................................................. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án............................................................... 6
7. Cấu trúc của luận án......................................................................................................... 7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án..............................8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án................24
1.3. Những vần đề đặt ra cần được luận án tiếp tục nghiên cứu, câu

hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu...................................................................... 28
Tiểu kết Chƣơng 1....................................................................................................................... 30
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY.....................31
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trị của các tổ chức phòng cháy,
chữa cháy.................................................................................................................................. 31
2.2. Điều chỉnh pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức
phòng cháy, chữa cháy....................................................................................................... 49
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của tổ chức
phòng cháy, chữa cháy....................................................................................................... 55
Tiểu kết Chƣơng 2....................................................................................................................... 62
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG TỔ
CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM................................................................................................ 63


3.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển các tổ chức phịng
cháy, chữa cháy ở Việt Nam và tình hình cháy, nổ hiện nay......................... 63
3.2. Cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng
cháy, chữa cháy ở Việt Nam........................................................................................... 68
3.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy,
chữa cháy ở Việt Nam........................................................................................................ 75
3.4. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng
cháy, chữa cháy ở Việt Nam........................................................................................... 98
Tiểu kết Chƣơng 3.................................................................................................................... 116
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................... 117
4.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng
cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay..................................................................... 117

4.2. Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng
cháy, chữa cháy ở Việt Nam......................................................................................... 122
Tiểu kết Chƣơng 4.................................................................................................................... 146
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ............................................. 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 150
PHỤ LỤC........................................................................................................................................ 162


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANTT

An ninh trật tự

BCA

Bộ Công an

CBCS

Cán bộ, chiến sĩ

CAND

Công an nhân dân

CNCH

Cứu nạn, cứu hộ


HĐND

Hội đồng nhân dân

PCCC

Phịng cháy, chữa cháy

TTATXH

Trật tự an tồn xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tình hình cháy ở Việt Nam từ 2012 đến hết năm 2020...................66
Biểu đồ 3.2. Nguyên nhân cháy từ năm 2012 đến hết năm 2020........................... 67
Biểu đồ 3.3: Số lượt kiểm tra, xử phạt vi phạm và kiến nghị về PCCC.............92
Biểu đồ 3.4: Số cơ sở bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động........................................ 93
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ số vụ cháy được dập tắt bởi các tổ chức phòng cháy,
chữa cháy tại chỗ và Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy................................................. 95


Phụ lục
01


Thống kê số vụ c
2020

02

Thống kê số vụ c

2012 – hết năm 2
03

Số lượng các lượ
năm 2020

04

Các cơng trình th

2001 đến hết năm
05

Kết quả xử phạt

đến hết năm 202
06

Số lượng các trư

đến hết năm 202
07


Số đội PCCC cơ
năm 2020

08

Số lớp huấn luyệ

PCCC cơ sở và s

từ năm 2001 đến
09

Số vụ cháy được

và CNCH từ năm


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phịng cháy và chữa cháy (PCCC) là vấn đề tất yếu của mọi quốc gia. Đảm
bảo an tồn về phịng cháy, đồng thời chữa cháy có hiệu quả góp phần khơng nhỏ
vào cơng tác đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường sống an tồn cho người dân, từ
đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung và ngược lại.
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều chuyển
biến tích cực, cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng, cộng với tình hình khí hậu, thời
tiết khắc nghiệt và diễn biến phức tạp, xác suất xảy ra cháy cao hơn đã tác động đến
tình hình cháy, nổ. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH – Bộ Công an,
từ năm 2012 đến hết năm 2020, trên cả nước đã xảy ra 27.513 vụ cháy ở các nhà
máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân… và 2.956 vụ

cháy rừng, làm chết 729 người, bị thương 1.603 người; thiệt hại về tài sản ước tính
trị giá 13.409,771 tỷ đồng và 12.064,94 ha rừng. Tính trung bình mỗi năm xảy ra
3.057 vụ cháy, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Bên cạnh đó, những thiệt hại về
mơi trường sống, mơi trường sản xuất kinh doanh và những tác động đến sự ổn định
an ninh, trật tự an toàn xã hội (ANTTXH) đã đặt ra cho nhà nước những yêu cầu,
nhiệm vụ cấp bách trong cơng tác PCCC, trong đó việc đầu tư trong công tác xây
dựng và đảm bảo hoạt động tổ chức phòng cháy, chữa cháy được xem là yếu tố
quan trọng hàng đầu, quyết định đến hiệu quả của công tác này.
Trong những năm qua, công tác xây dựng và hoạt động của các tổ chức
PCCC đã được quan tâm, đầu tư đáng kể, cụ thể: Việc bổ sung, hoàn thiện các các
quy định của pháp luật về xây dựng các tổ chức PCCC đã được chú trọng; Hoạt
động của các tổ chức PCCC tập trung vào việc thực hiện các quy định của pháp luật
về nhiệm vụ của các tổ chức PCCC đã từng bước nâng cao nhận thức, ý thức của
người dân trong PCCC, ngăn chặn, loại trừ, hạn chế các nguyên nhân, điều kiện
phát sinh cháy, nổ, góp phần đảm bảo an tồn PCCC. Tuy nhiên, thực tế tổ chức và
hoạt động PCCC của các tổ chức PCCC ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất
cập, cụ thể là:

1


Thứ nhất, tổ chức PCCC tuy đa dạng nhưng chưa thực sự phù hợp, nhiều nơi
thành lập tổ chức PCCC mang tính hình thức, hoạt động khơng hiệu quả; số lượng
biên chế của Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trực tiếp thực hiện cơng
tác nghiệp vụ cịn hạn chế, bán kính hoạt động của các đơn vị PCCC chuyên nghiệp
quá lớn, ảnh hưởng đến thời gian tiếp cận đám cháy nên hiệu quả chữa cháy có
trường hợp cịn thấp; việc phân cơng, phân cấp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về PCCC chưa thực sự phù hợp; Thứ hai, một số hoạt động của
các tổ chức PCCC như: hoạt động tuyên truyền còn thiếu tính đa dạng về hình thức,
phạm vi đối tượng hạn chế; hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm quy định về PCCC

còn chưa đủ sức răn đe; thi hành các quyết định xử phạt chưa dứt điểm; các nguy cơ
cháy, nổ chưa được khắc phục triệt để; công tác chữa cháy, điều tra nguyên nhân vụ
cháy hiệu quả chưa cao, vẫn còn nhiều vụ cháy lớn, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt
nghiêm trọng; Thứ ba, điều kiện giao thông, hạ tầng; trang thiết bị, phương tiện, chế
độ chính sách cho các tổ chức PCCC chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đã tác động
đến hoạt động của các tổ chức PCCC.
Bên cạnh đó, hiện nay hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa
cháy, trong đó tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy và chữa cháy là vấn
đề đã được đề cập đến trong các đề án triển khai công tác PCCC cũng như một số
cơng trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, bài tạp chí khoa học…Tuy nhiên,
những nghiên cứu hiện chưa hình thành một nền tảng lý luận, pháp lý hoàn chỉnh
của hoạt động xây dựng các tổ chức PCCC cũng như chưa giải mã đầy đủ về thực
tiễn hoạt động của các tổ chức PCCC. Các giải pháp đưa ra chưa đánh giá đầy đủ,
kịp thời về xu hướng phát triển và tính hiệu quả, khả thi, nhất là trước yêu cầu thực
tiễn công tác cải cách hành chính nhà nước hiện nay và những yêu cầu trong cơng
tác PCCC nói riêng và giữ gìn an ninh, trật tự, an tồn xã hội nói chung trong thời
gian tới.
Chính vì vậy, tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức và hoạt động của các tổ
chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sĩ là cấp thiết
trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án đề ra giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC
ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, Luận án luận giải và làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và
hoạt động của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy;
Thứ hai, Luận án nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức
phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam;
Thứ ba, Luận án đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới tổ chức và hoạt
động của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: phạm vi đề tài nghiên cứu lý luận về tổ chức, hoạt động của

các tổ chức PCCC; điều chỉnh pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức
PCCC nói chung và thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động
của các tổ chức PCCC ở Việt Nam nói riêng.
Luận án nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC trong
công tác phịng cháy và chữa cháy, khơng nghiên cứu nội dung về cứu nạn, cứu hộ.
- Về chủ thể: Phạm vi đề tài nghiên cứu tổ chức và hoạt động của:
+ Tổ chức PCCC chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay là Cảnh sát PCCC và

CNCH;
+ Tổ chức thực hiện PCCC tại chỗ bao gồm: Lực lượng dân phòng; lực lượng

phòng cháy và chữa cháy cơ sở; lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
- Về thời gian: Từ năm 2012 đến hết năm 2020, có so sánh, đánh giá với giai

đoạn từ năm 2001 đến hết năm 2011.
- Về địa bàn: phạm vi cả nước


3


4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp hài
hoà với các học thuyết, quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến công tác
tổ chức và hoạt động của các tổ chức phịng cháy và chữa cháy làm kim chỉ nam
trong tồn bộ cấu trúc nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung, yêu
cầu của từng chương, cụ thể như sau:
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Chương 1, Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp: hệ thống
hố các cơng trình khoa học có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức
PCCC; tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng, phương hướng và giải pháp
hoàn thiện các tổ chức PCCC. Trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề đặt ra cần được
Luận án tiếp tục nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của các tổ

chức phòng cháy, chữa cháy
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích các tài liệu có liên
quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC, rút ra những nội dung có liên
quan đến đề tài, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tổ chức và hoạt
động của các tổ chức PCCC;
+ Phương pháp trường hợp: Trên cơ sở phân tích thực trạng xây dựng mơ
hình và hoạt động của các tổ chức phòng cháy và chữa cháy ở một số quốc gia trên
thế giới, lựa chọn một số quốc gia có nền PCCC phát triển và có các hình thức tổ

chức PCCC khác nhau để rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng các tổ
chức PCCC ở Việt Nam;
+ Phương pháp khái quát hoá: Qua nghiên cứu, đánh giá các hình thức tổ
chức PCCC của một số quốc gia trên thế giới, Chương 2 của Luận án khái quát các
nhóm hình thức tổ chức PCCC và phân loại các tổ chức PCCC ở Việt Nam.

4


Chƣơng 3: Thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy,
chữa cháy ở Việt Nam
+ Phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích các tài liệu, các văn bản quy

phạm pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy
và chữa cháy, đánh giá về thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt
động của các tổ chức PCCC, làm cơ sở so sánh, đánh giá việc thực hiện các quy
định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC.
+ Phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn: Phân tích, đánh giá; khái qt

thực trạng việc thực hiện cơng tác tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy
và chữa cháy ở Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế
trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam, từ đó làm cơ sở để
đưa ra dự báo và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và khả thi nhằm hoàn thiện
tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam đáp ứng
u cầu của cơng tác phịng cháy, chữa cháy trong tình hình hiện nay.
+ Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu về thực hiện

công tác tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy và chữa cháy ở Việt
Nam; các Quyết định, các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác tổ
chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy và chữa cháy… để có được hệ thống

về vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu.
- Chƣơng 4: Quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các

tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam
+ Phương pháp khái quát: Trên cơ sở thực trạng tổ chức và hoạt động của
các tổ chức PCCC ở Việt Nam và quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng cháy,
chữa cháy, Chương 4 của Luận án khái quát thành quan điểm về tổ chức và nâng
cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam;
+ Phương pháp phân tích, diễn giải: Trên cơ sở đánh giá những kết quả, tồn
tại của tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC và chỉ ra những nguyên nhân,
Chương 4 của luận án đã đưa ra giải pháp kiện toàn về tổ chức và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam. Các giải pháp đưa ra được phân tích,
luận giải trên cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo tính lơ gic, khoa học và có tính khả
thi.

5


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu ở trình độ tiến sĩ những vấn đề lý
luận về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC; đã làm rõ thực trạng về tổ chức và
hoạt động của các tổ chức phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam; các quan điểm, giải
pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam hiện nay.

Luận án đưa ra quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức
PCCC ở Việt Nam như: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm nguyên tắc pháp
chế xã hội chủ nghĩa; tính đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động, đặc biệt
là quán triệt phương châm “bốn tại chỗ”, nguyên tắc “lấy phịng ngừa là chính”
trong tổ chức hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam.
Luận án đã đưa ra các giải pháp cụ thể về đổi mới tổ chức PCCC: bao gồm

giải pháp cụ thể về đổi mới tổ chức, quản lý đối với các tổ chức PCCC tại chỗ thơng
qua bổ sung, hồn thiện một số quy định pháp luật về tổ chức, quản lý, thẩm quyền
quản lý; chế độ huấn luyện, bồi dưỡng cho các tổ chức PCCC tại chỗ. Đồng thời
đưa ra giải pháp đối với tổ chức Cảnh sát PCCC, giải quyết vấn đề về đội ngũ chữa
cháy là chiến sĩ nghĩa vụ; đưa ra gợi mở đối với tổ chức Cảnh sát PCCC tại các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và một số địa bàn trọng điểm, yêu cầu đặc biệt về
PCCC; Một số giải pháp gắn với các hoạt động cụ thể của các tổ chức PCCC được
luận giải đầy đủ và gắn liền với điều kiện thực tiễn PCCC ở nước ta.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về tổ

chức và hoạt động của các tổ chức PCCC theo pháp luật Việt Nam, góp phần củng
cố, làm rõ về mặt lý luận về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt
Nam hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ

khoa học giúp các cơ quan và tổ chức trong hoạch định chủ trương, chính sách,
hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam.
Đồng thời, đề xuất các giải pháp quan trọng, có tính khả thi trong đổi mới tổ chức
và hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận án cịn có giá trị tham khảo trong cơng tác nghiên cứu,
giảng dạy ở các cơ sở đào tạo có lĩnh vực liên quan đến đề tài.

6


7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục biểu
đồ, Danh mục cơng trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án

và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 Chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của các tổ chức
phịng cháy, chữa cháy
Chương 3: Đặc điểm tình hình và thực trạng tổ chức, hoạt động của các tổ
chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ
chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động
của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy
- Nghiên cứu khái niệm, vai trò của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy
Khái niệm “tổ chức”, “tổ chức PCCC” đã có nhiều nghiên cứu đề cập như: “Từ
điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học, năm 2006 [101, tr. 1149]; Cuốn sách “Khoa
học tổ chức và quản lý: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Văn Bình tổng chủ biên, năm 1999 [5, tr. 24]; Sách tham khảo “Thuật ngữ hành chính” của Bùi
Thế Vĩnh, năm 2002 [99, tr. 175]; Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu hệ thống tổ chức lực
lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay” của Nguyễn Thành Long, năm 2017 [71, tr.
29]. Những nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ về mặt lý luận, qua đó cho thấy có
nhiều cách giải thích, quan niệm về “tổ chức”, tuy nhiên về bản chất, các nghiên cứu
giải thích đều thống nhất: Tổ chức với cách hiểu như một động từ, chỉ hoạt động; tổ
chức với cách hiểu như một danh từ chỉ một tập hợp những cá nhân có chung mục đích
hoạt động. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng: “khi thiết kế tổ chức, người ta không chỉ
chú ý đến thiết kế cấu trúc, mà còn chú ý đến phương thức hoạt động và đặc biệt chú ý

việc bố trí cán bộ - người vận hành bộ máy tổ chức đó” [5, tr. 25]. Những quan điểm,
định nghĩa được các nghiên cứu rút ra có thể được luận án kế thừa và phát triển về mặt
lý luận đáp ứng yêu cầu của đề tài luận án tiến sĩ.

Về khái niệm các tổ chức PCCC, hiện nay tổ chức PCCC với nhiều tổ chức
khác nhau như: Lực lượng Cảnh sát PCCC; lực lượng tình nguyện; lực lượng dân
phòng; lực lượng PCCC cơ sở đã được một số giáo trình, tài liệu trong và ngồi
nước nghiên cứu như: “Giáo trình Luật PCCC” của Đào Hữu Dân – Hồng Ngọc
Hải, năm 2020 [39, tr. 167]; “Giáo trình Quản lý nhà nước về PCCC” của Đào Hữu
Dân, năm 2020 [40, tr. 141]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào khái quát về khái
niệm “tổ chức PCCC” dưới góc độ như một thiết chế của nhà nước. Đây đồng thời
cũng là một trong những vấn đề về lý luận mà luận án cần tập trung làm rõ.

8


Luận văn: “Xác định vai trò và trách nhiệm của lực lượng phòng cháy và chữa
cháy trong vấn đề an ninh quốc gia” (Defining the Role and Responsibitly of the Fire
Servicewithin Homeland Security), của Dennis D. Jones, trường sau đại học Hải Quân,
năm 2010 [112]. Trong đó luận văn đã chứng minh tầm quan trọng của các lực lượng
PCCC tác động đến vấn đề an ninh quốc gia. Từ đó có kế hoạch chuẩn bị có hiệu quả
về nguồn lực và công tác đào tạo phù hợp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ chữa cháy
(fire service providers - FSPs) với quy mô, thẩm quyền, nguồn ngân sách, nhân sự để
tạo ra dịch vụ an ninh nội địa hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu này, luận án đặt ra và trả
lời hai câu hỏi nghiên cứu chính: 1: Chiến lược/ mơ hình của an ninh quốc gia cho dịch
vụ PCCC bao gồm ở cấp quốc gia, cấp vùng và địa phương?
2: Những chính sách an ninh quốc gia nào mà lực lượng PCCC sẽ phát triển? Qua

đó, luận án đã làm rõ: không thể tạo ra một khuôn mẫu cho một FSP để đảm bảo cho an
ninh quốc gia, tuy nhiên có thể bắt đầu nhận thức về vai trị của các FSPs như một nhu

cầu khơng thể thiếu để giải quyết an ninh quốc gia với các đối tác truyền thống và phi
truyền thống, cụ thể: cung cấp các dịch vụ về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đồng thời
cần xác định trách nhiệm trong các vụ tấn công khủng bố. Như vậy, luận án đã xác định
rõ về vai trò, tầm quan trọng của các nhà cung cấp lực lượng PCCC trong công tác đảm
bảo an ninh quốc gia nói chung. Xác định phạm vi nhiệm vụ của các nhà cung cấp lực
lượng PCCC phải thực hiện. Đây là cơ sở lý luận tham khảo cho việc xác định vai trò,
trách nhiệm của các tổ chức PCCC ở Việt Nam, đồng thời là căn cứ để xây dựng chức
năng, nhiệm vụ của của từng tổ chức PCCC ở nước ta.

Luận án “Vai trò của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trong tương lai an
ninh quốc gia” (Future role of fire service in homeland security. Master’s thesis,
Naval Postgraduate School, Monterey, CA.) của Cloud Rosemary Roberts, năm
2008 [107]. Trong đó đã đánh giá vai trị, nhiệm vụ của lực lượng PCCC sau ngày
11/9/2001 với những mối đe doạ mới và yêu cầu phát triển chiến lược mới trong tổ
chức và thực hiện các nhiệm vụ trong PCCC. Câu hỏi nghiên cứu của luận án:
“Những lực lượng chữa cháy có thể thay đổi như thế nào để phát triển lâu dài; kế
hoạch chiến lược để tăng cường và hỗ trợ các nhiệm vụ quan trọng được xác định
trong Chiến lược Quốc gia cho An ninh Quốc gia trong 5 đến 10 năm tới?; Làm thế
nào có thể các nhà lãnh đạo trong lực lượng PCCC dự đoán và lập kế hoạch chiến

9


lược thay đổi để hỗ trợ việc phòng ngừa và bảo vệ - và phản ứng và phục hồi từ các
hành động khủng bố trong tương lai?; Chiến lược nào có thể kích hoạt các nhà lãnh
đạo lực lượng phát triển để quản lý lãnh đạo và thách thức về tổ chức đối với nhu
cầu an ninh trong nước tương lai? Làm thế nào có thể mở rộng vai trị của lực lượng
chữa cháy để hỗ trợ cho tương lai vấn đề an ninh trong nước trong một mơi trường
có sự thay đổi mối đe dọa? Hành động nào mà lực lượng PCCC cần phải làm để xây
dựng hợp tác lâu dài, liên kết phụ thuộc lẫn nhau với các lĩnh vực khác trong cơ

quan an ninh quốc gia? Những vấn đề đang nổi lên có thể tạo ra lực lượng chữa
cháy trong tương lai là gì?”. Đây là cơ sở để nghiên cứu xây dựng nguyên tắc lãnh
đạo, chiến lược, năng lực, thách thức về văn hoá, xây dựng đội ngũ nhân viên…. áp
dụng cho lực lượng chữa cháy. Như vậy, với hướng nghiên cứu của luận án như trên
có thể sử dụng làm căn cứ xác định vai trò, tổ chức cũng như xác định các nhiệm vụ
của các tổ chức PCCC ở Việt Nam trong tình hình cơng tác PCCC đang có nhiều
diễn biến phức tạp như hiện nay.
Luận án: “Xác định vai trò và trách nhiệm của lực lượng phòng cháy và
chữa cháy trong vấn đề an ninh quốc gia” (Defining the Role and Responsibitly of
the Fire Servicewithin Homeland Security) của Dennis D. Jones, trường sau đại học
Hải quân, năm 2010 [110].
Thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình, cơng trình nghiên
cứu đã lựa chọn các nhà cung cấp các đơn vị PCCC (FSPs) tại NewYork và LonDon –
hai thành phố lớn để đánh giá về vai trò cũng như việc thực hiện công tác PCCC của họ
trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia nói chung. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng để
phát triển các chiến lược, mơ hình, chính sách dẫn đến việc xác định vai trò, trách
nhiệm của FSPs trong an ninh quốc gia cần xem xét những vấn đề như:
1. Khả năng thích ứng của tổ chức: Nhanh chóng thích ứng với các kế hoạch

và hoạt động phức tạp của an ninh quốc gia.
2. Khả năng đáp ứng: Củng cố và tăng cường năng lực cốt lõi của Bộ tạo

thành nền tảng cho các phản ứng các FSP.
3. Phịng ngừa và bảo vệ: Tối đa hố sự đóng góp của các đơn vị cung cấp

dịch vụ PCCC để ngăn chặn sự khủng bố, giảm tính dễ tổn thương của thành phố
đối với các vụ tấn công trong tương lai.

10



4. Phối hợp và hợp tác: Tăng cường khả năng của đơn vị cung cấp dịch vụ

PCCC trong phối hợp và hợp tác về các nỗ lực về an ninh nội địa với các cơ quan
nhà nước và tư nhân khác.
Bên cạnh đó, luận án đã làm rõ: Mỗi quốc gia có những đặc điểm chính trị,
kinh tế, xã hội khác nhau do vậy việc xác định vai trò của lực lượng PCCC trong an
ninh quốc gia của mỗi quốc gia có sự khác nhau. Mặt khác, ngay trong phạm vi một
quốc gia như Hoa Kỳ - do đặc điểm về chính trị - xã hội nên Hoa Kỳ có nhiều Bộ và
cơ quan ngang Bộ phụ trách công tác PCCC và CNCH. Nhưng do có sự phân cấp và
phân quyền rõ ràng nên khơng có sự chồng chéo. Tuy vậy, việc sử dụng phương
pháp nghiên cứu điển hình để xác định nghiên cứu vai trò của các lực lượng PCCC
sẽ khó có thể áp dụng hoạt động của những lực lượng này trên toàn lãnh thổ quốc
gia.
Luận án “Vai trò của lực lượng PCCC trong tương lai an ninh quốc gia”
(Future role of fire service in homeland security. Master’s thesis, Naval
Postgraduate School, Monterey, CA) của Cloud Rosemary Roberts, năm 2008
[107]. Trong đó, luận án đã nhận định vai trị của các tổ chức PCCC đang thay đổi

do sự gia tăng các mối đe doạ khủng bố, các đại dịch tiềm ẩn, thiên tai đã thay đổi
sứ mệnh của các lực lượng PCCC. Do vậy để giải quyết vai trò tương lai của lực
lượng chữa cháy, luận án đã sử dụng phương pháp Delphi để lấy ý kiến chuyên gia
để khám phá vai trò tương lai của dịch vụ chữa cháy trong an ninh quốc gia trong
tương lai. Quá trình nghiên cứu này yêu cầu sử dụng một cuộc khảo sát đa vịng với
sự tham gia của 3 nhóm: Bốn thành viên của Hiệp hội Chữa cháy Quốc tế và năm
thành viên đoàn hệ NPS của lực lượng PCCC và 06 nhân viên PCCC có kinh
nghiệm trong lực lượng PCCC được lựa chọn. Thông tin được thu thập thông qua
phản hồi qua email, mặt đối mặt và phỏng vấn qua điện thoại. Các nhóm chuyên gia
đã được hỏi những câu hỏi bằng cách sử dụng kết thúc mở trong các câu hỏi để thu
thập thông tin về kinh nghiệm, nhận thức, ý kiến, cảm xúc và kiến thức liên quan

đến an ninh quốc gia. Thông tin phản hồi, kiến nghị được kiểm tra, phân tích và
tổng hợp để xác định các vấn đề chính mà lực lượng PCCC sẽ phải đối mặt. Nghiên
cứu đã cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị về vai trị tương lai của nhân viên cứu
hỏa trong an ninh quốc gia. Phương pháp nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu

11


của luận án cho thấy cách tiếp cận trực tiếp, có chiều sâu đến vai trị, các yếu tố ảnh
hưởng cũng như những chiến lược của PCCC trong an ninh quốc gia. Đây hồn
tồn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc xác định phương pháp
nghiên cứu của luận án.
Luận án: “Những chuẩn bị hàng đầu cho các cơ quan chữa cháy địa phương”
(Leading preparedness for local fire agencies, master’s thesis) của Goble Steve R, năm
2014 [111]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lực lượng PCCC đã đáp ứng các nhu cầu ứng
phó khẩn cấp của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong thế giới hậu 11/9, giới hạn và ranh giới của
vai trò lực lượng chữa cháy đôi khi không được xác định rõ ràng. Sứ mệnh an ninh nội
địa vượt quá khả năng đáp ứng và lực lượng PCCC phải hiểu được vai trò trong mối
quan hệ với những nhiệm vụ mới này. Do đó, nghiên cứu này đã tập trung làm rõ vai
trò của lực lượng PCCC trong lĩnh vực an ninh quốc gia và chiến lược chuẩn bị của
quốc gia cũng như các vấn đề mà các cơ quan PCCC ở địa phương gặp phải do những
nhận định chưa đầy đủ, rõ ràng về vai trò của họ liên quan đến an ninh quốc gia. Luận
án đã tập trung trả lời hai câu hỏi nghiên cứu chính:
1. Các chính sách của Tổng thống Barack Obama được gọi chung là hướng

dẫn phòng ngừa/ chuẩn bị của quốc gia (PPD-8) và chiến lược thực hiện có liên
quan và có tác dụng tích cực cho các đơn vị PCCC địa phương?
2. Mức độ liên quan và lợi ích được xác định trong bối cảnh này như thế nào.

Qua đó, luận án đã làm rõ các chiến lược PCCC xây dựng dựa trên nguyên lý

của PPD-8 và cách thức tổ chức thực hiện đối với các đơn vị PCCC ở địa phương
có thể được tham khảo trong việc hoạch định các chính sách phát triển các tổ chức
PCCC ở Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận thành lập, hoạt động của các tổ chức phòng cháy,

chữa cháy
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định
và bố trí mạng lưới các đội PCCC ở các thành phố lớn” của Đỗ Ngọc Cẩn, năm
2004 [23]. Trong đó, đề tài đã làm rõ cơ sở để tính tốn, xác định số lượng PCCC,
xe chữa cháy cơ bản cần thiết đối với các thành phố lớn đáp ứng yêu cầu tổ chức
chữa cháy kịp thời, có hiệu quả. Trong đó, cơ sở lý luận được xác định từ hoạt động
chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC. Đồng thời nghiên cứu cũng liệt kê các tiêu

12


chuẩn xác định đội Cảnh sát PCCC trong các tiêu chuẩn Việt Nam; xem xét một số
tiêu chuẩn nước ngoài về bố trí mạng lưới các đội chữa cháy. Nghiên cứu chỉ rõ về
lý luận: nhu cầu thành lập các đội PCCC là rất lớn, tuy nhiên không thể dùng mơ
hình chung miêu tả hoạt động của lực lượng PCCC được. Từ đó đặt vấn đề sử dụng
mơ hình tốn học trong các trường hợp cụ thể. Kết quả nghiên cứu là một trong
những tài liệu tham khảo có giá trị về lý luận và thực tiễn cao có thể tham khảo
trong quá trình nghiên cứu về phương pháp, cơ sở khoa học của luân án.
Luận án: “Kế hoạch về nhân sự hiệu quả cho Sở chữa cháy Poquonnock
Bridge” (An effective staffing plan for the Poquonnock Bridge Fire Department) của
Curt Floyd – Sở chữa cháy Poquonnock Bridge thuộc Học viện PCCC Hoa Kỳ, năm
2010 [108]. Nghiên cứu đã xác định một kế hoạch nhân sự hiệu quả và an toàn cho
PCCC và các dịch vụ khẩn cấp cho Sở chữa cháy Poquonnock Bridge. Trong đó, để
làm rõ cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu kế hoạch nhân sự cho Sở chữa cháy
Poquonnock Bridge Fire Department, luận án tập trung giải quyết những câu hỏi sau:

1. Tiêu chuẩn của nhân viên chữa cháy? Tiêu chuẩn ngành cho các Sở chữa

cháy?
2. Những yếu tố tác động đến việc thay đổi số lượng nhân viên trong đơn vị?

Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét các dữ liệu, các quy định tiêu chuẩn hiện
hành trên phạm vi quốc gia, luận án đã xác định những căn cứ để xây dựng kế hoạch
về nhân sự như: Diện tích; dân số; bán kính phục vụ; các trang thiết bị, phương tiện,
kĩ năng, kinh nghiệm làm việc và các yếu tố liên quan đến việc đảm bảo an toàn cho
các đội chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ… đảm bảo đáp ứng được mục tiêu của chính
quyền để “cải thiện khả năng đáp ứng và phục hồi từ mọi mối nguy hiểm”. Với
những luận điểm được làm rõ là cơ sở để luận án phát triển chính sách hiệu quả hơn
cho việc xây dựng bộ máy nhân sự của Sở chữa cháy Poquonnock Bridge, từ đó
thực hiện “cải thiện tình trạng chuyên nghiệp của các dịch vụ khẩn cấp ở cấp địa
phương”. Kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài luận án có thể được sử dụng tham
khảo khi bố trí về vị trí, mật độ các đơn vị PCCC và các tiêu chuẩn đối với nhân
viên các tổ chức PCCC đảm bảo phù hợp với điều kiện về kinh tế, xã hội ở Việt
Nam.

13


Luận án: “Cơ sở phương pháp luận thiết kế cấu trúc tổ chức của các cơ
quan quản lý trong lực lượng phòng cháy chữa cháy” (Методологические основы
проектирования

организационных

структур


Государственной

противопожарной

службы)

органов
của

управления

Glukhovenko

Yurii

Mikhailovich, thành phố Mátxcơva, năm 2002 [112]. Trong đó, luận án đã chỉ ra cơ
sở lý luận để xây dựng mơ hình tổ chức PCCC bao gồm các yếu tố khách quan như:
Số dân, mật độ dân số; tình trạng khu đơ thị, các khu cơng nghiệp; tình trạng cơ sở
hạ tầng như: giao thơng, nguồn nước, mức tiêu thụ điện năng, khí đốt. Một số yếu tố
chủ quan như: trình độ dân trí, số lượng cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC; trình độ
nghiệp vụ của các tổ chức PCCC và CNCH… Những căn cứ luận án xây dựng được
xác định dựa trên nhu cầu thực tiễn trong công tác PCCC và CNCH. Mặc dù mỗi
quốc gia, địa phương có những đặc điểm khác nhau về kinh tế, xã hội, tuy nhiên về
bản chất những căn cứ để xây dựng mơ hình và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
trong công tác PCCC cơ bản giống nhau. Do vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận của luận
án là cơ sở để nghiên cứu sinh tham khảo trong nghiên cứu lý luận của đề tài cũng
như xác định các tiêu chí tổ chức, hoạt động đối với các tổ chức PCCC một cách
phù hợp và hiệu quả nhất.
Luận án: “Nghiên cứu hệ thống tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình

hình hiện nay” của tác giả Nguyễn Thành Long, năm 2017 [71], trong đó đã tập
trung nghiên cứu cơ sở lý luận xây dựng hệ thống tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC
và CNCH chuyên nghiệp. Trong đó tập trung hai vấn đề: (1) Cơ sở lý luận về hệ
thống tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, (2) Cơ sở pháp lý quy định hệ
thống tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chuyên nghiệp. Qua đó nghiên
cứu chỉ ra rằng, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức lực lượng Cảnh sát
PCCC cần dựa vào các yếu tố và điều kiện tác động trực tiếp đó là cơ chế quản lý,
vận hành; nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và dự báo tình hình cháy nổ.
Những căn cứ nghiên cứu xác định có thể sử dụng tham khảo làm căn cứ xây dựng
tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam.
Luận án: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao lực lượng Cảnh sát
PCCC ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Ngọc Quỳnh, năm 2015 [86]. Luận án đã

14


lý giải về cơ sở lý luận phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Cảnh sát PCCC ở
Việt Nam hiện nay, hệ thống những đặc điểm của nguồn nhân lực chất lượng cao:
Về vai trò, tầm quan trọng; về số lượng; về chất lượng và về cơ cấu. Trên cơ sở đó
xây dựng các tiêu chí của nguồn nhân lực chất lượng cao Cảnh sát PCCC Việt Nam
và xác định những yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Cảnh sát PCCC Việt Nam như: Các yếu tố khách quan bao gồm: tác động của cách
mạng khoa học và công nghệ và kinh tế tri thức; tác động của q trình đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; tác động của tình hình an ninh,
chính trị khu vực và trên thế giới; các yếu tố chủ quan như: Tác động của quan
điểm, chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia và ngành
Công an. Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận của luận án có thể tham khảo trong q
trình nghiên cứu xây dựng mơ hình tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát
PCCC ở Việt Nam, nhất là trong nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động của lực
lượng Cảnh sát PCCC.

- Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức

phòng cháy, chữa cháy
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu tương quan về tính cách cá nhân
của nhân viên chữa cháy và sự quá tải về cảm xúc” (A Correlational Study of
Firefighter Personality Traits and Emotional Exhaustion) Luận án tiến sĩ, Đại học
George Fox của McCall, Jeffrey, năm 2001 [113]. Nghiên cứu đã chỉ sự tác động
bởi yếu tố tâm lý tới hoạt động của nhân viên chữa cháy, cụ thể: Có hơn một triệu
lính chữa cháy Hoa Kỳ phục vụ các cộng đồng đô thị và nông thôn bằng cách
thường xuyên mạo hiểm cuộc sống của họ, chịu đựng tổn thương cơ thể và căng
thẳng tâm lý. Nhân viên chữa cháy được kỳ vọng sẽ hành động theo cách như người
anh hùng bằng cách chịu đựng những rủi ro vật lý, trong khi cũng có thái độ tâm lý
và cảm xúc khi đối mặt với chấn thương và các căng thẳng khác. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu đã làm rõ về mặt lý luận những căn cứ xác định rằng: Sự căng thẳng
nghề nghiệp của nhân viên cứu hoả gia tăng có thể tạo điều kiện cho sự khởi phát
của vấn đề về những tai nạn nghề nghiệp và đưa ra khảo sát 81 lính cứu hoả ở một
Sở Cảnh sát PCCC được phân chia theo độ tuổi, năm phục vụ, tình trạng hôn nhân,
dân tộc để xác định mối tương quan giữa bản đánh giá về tính cách cá nhân và kinh

15


nghiệm có thể ứng phó với những tai nạn nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, đánh giá về
các yếu tố cảm xúc theo các thang đo tương quan như: Lo lắng; rối loạn lo âu, trầm
cảm, căng thẳng… Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở khi đánh giá, nghiên cứu
xây dựng lực lượng PCCC, nhất là trong việc bố trí con người thực hiện các nhiệm
vụ cụ thể một cách hợp lý nhất.
Luận văn thạc sĩ: “Chuẩn bị hàng đầu cho các cơ quan chữa cháy địa phương”
(Leading preparedness for local fire agencies, master’s thesis) của Goble Steve R –
trường sau đại học Hải quân, năm 2014 [111]. Nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động bởi yếu

tố chính trị thơng qua những diễn biến, thay đổi đến từ những mối đe doạ an ninh phi
truyền thống, nguy cơ từ khủng bố, nhất là sau sự kiện 11/9, đã tác động không nhỏ đến
chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó có vai trị của lực lượng PCCC và nhu cầu
trong việc tổ chức, xác định nhiệm vụ của lực lượng PCCC.

Luận án “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của lực lượng Cảnh sát
PCCC ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Ngọc Quỳnh, năm 2015 [85]. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng: sự phát triển kinh tế, kéo theo sự thay đổi nhanh về cơ sở hạ tầng,
các cơ sở có nguy hiểm cháy nổ… từ đó đặt ra yêu cầu đối với các tổ chức PCCC.
Mặt khác, sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức có tác
động làm gia tăng nhanh các trang thiết bị PCCC hiện đại đã đặt ra yêu cầu gia tăng
số lượng, trình độ của nhân viên PCCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ PCCC.
Bài viết “Xu hướng xã hội hoá nguồn tài chính trong cơng tác phịng cháy
chữa cháy” [78, tr. 38-39] của Phạm Văn Năm đã làm rõ sự chi phối của nguồn tài
chính tác động đến xây dựng tổ chức, các chế độ chính sách cho nhân viên PCCC
(bao gồm cả lực lượng chuyên nghiệp và lực lượng tình nguyện). Minh chứng cụ
thể của nghiên cứu qua việc sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động này tại Hoa Kỳ
cho thấy không thể phụ thuộc vào ngân sách của nhà nước cho cơng tác PCCC. Xã
hội hố nguồn tài chính là một trong những nội dung quan trọng trong xã hội hố
cơng tác PCCC.
Bài viết “Vấn đề đặt ra đối với lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo an toàn PCCC và CNCH cho các đô thị thông minh” [1,
tr. 533-546] của Nguyễn Đức Ánh đã nghiên cứu, làm rõ vấn đề tổ chức công tác
PCCC và CNCH đáp ứng các chỉ số trong tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt

16


×