Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Luận Án Tiến Sĩ Ảnh Hưởng Từ Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh Tới Kết Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

LÊ NGỌC THĂNG

ẢNH HƯỞNG TỪ DỰ TOÁN SẢN XUẤT
KINH DOANH TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

LÊ NGỌC THĂNG

ẢNH HƯỞNG TỪ DỰ TOÁN SẢN XUẤT
KINH DOANH TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:


1. TS. PHẠM THỊ THỦY
2. TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng cả danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày
tháng
năm 2020
Nghiên cứu sinh

Lê Ngọc Thăng


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Viện Đào tạo sau đại học, Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh hồn thành q trình học tập và
nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai cô giáo hướng dẫn khoa học là

TS. Phạm Thị Thủy và TS. Nguyễn Thị Minh Phương, đã ln ln nhiệt tình chỉ dẫn
và động viên tác giả trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án. Tác giả cũng
xin cảm ơn các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Viện Kế toán - Kiểm tốn đã có
những lời khun q báu cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
Xin cảm ơn bạn bè, quý doanh nghiệp và đặc biệt là hiệp hội doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam (VINASME) đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình xây dựng
bảng hỏi và thực hiện khảo sát.
Cuối cùng, tác giả xin dành lòng biết ơn sâu sắc tới cha, mẹ, vợ và con trai đã
luôn là nguồn động lực mạnh mẽ cho tác giả hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2020
Nghiên cứu sinh

Lê Ngọc Thăng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .......................................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................................. 9
1.1. Ảnh hưởng từ sự rõ ràng của mục tiêu dự toán ...............................................9

1.2. Ảnh hưởng từ mức độ khó trong mục tiêu dự tốn .......................................12
1.3. Ảnh hưởng từ sự phản hồi thơng tin dự toán .................................................14
1.4. Ảnh hưởng từ phạm vi sử dụng và tần suất sử dụng dự toán ......................17
1.5. Ảnh hưởng từ sự tinh vi của dự toán ..............................................................19
1.6. Ảnh hưởng từ sự tham gia của nhà quản lý vào dự tốn ..............................21
1.7. Vai trị của đặc điểm doanh nghiệp đối với mối quan hệ giữa dự toán sản
xuất kinh doanh và kết quả hoạt động. ..................................................................26
1.8. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện
trong luận án.............................................................................................................27
1.8.1. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................27
1.8.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện trong luận án ..........................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .... 31
2.1. Một số vấn đề về dự toán sản xuất kinh doanh ..............................................31
2.1.1. Khái niệm dự toán sản xuất kinh doanh .......................................................31
2.1.2. Các chức năng của dự toán sản xuất kinh doanh ..........................................33
2.1.3. Các khía cạnh đặc trưng của dự tốn sản xuất kinh doanh ..........................37
2.2. Một số vấn đề về kết quả hoạt động của doanh nghiệp .................................39
2.2.1. Kết quả hoạt động của nhà quản lý ..............................................................40
2.2.2. Kết quả tài chính ...........................................................................................40


iv
2.2.3. Kết quả phi tài chính.....................................................................................42
2.2.4. Kết quả thực hiện dự toán.............................................................................43
2.3. Các lý thuyết sử dụng trong luận án ...............................................................43
2.3.1. Lý thuyết đại diện .........................................................................................44
2.3.2. Lý thuyết động lực........................................................................................45
2.3.3. Lý thuyết bất định .........................................................................................46
2.4. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................47

2.4.1. Sự rõ ràng của mục tiêu dự toán và kết quả hoạt động của DNNVV
Việt Nam................................................................................................................47
2.4.2. Mức độ khó của mục tiêu dự toán và kết quả hoạt động của DNNVV
Việt Nam.................................................................................................................48
2.4.3. Sự phản hồi thơng tin dự tốn và kết quả hoạt động của DNNVV Việt Nam ...48
2.4.3. Phạm vi và tần suất sử dụng dự toán và kết quả hoạt động DNNVV
Việt Nam ...............................................................................................................49
2.4.4. Sự tinh vi của dự toán và kết quả hoạt động của DNNVV Việt Nam..........50
2.4.5. Sự tham gia của nhà quản lý vào dự toán và kết quả hoạt động của DNNVV
Việt Nam.................................................................................................................50
2.4.6. Vai trò trung gian của kết quả hoạt động của nhà quản lý ...........................51
2.4.7. Vai trị của quy mơ doanh nghiệp.................................................................52
2.5. Mơ hình nghiên cứu ..........................................................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 57
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................57
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................58
3.2.1. Nhiệm vụ của nghiên cứu định tính .............................................................58
3.2.2. Nghiên cứu định tính giai đoạn 1 .................................................................59
3.2.3. Nghiên cứu định tính giai đoạn 2 .................................................................60
3.2.4. Hệ thống thang đo dự kiến ...........................................................................60
3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ...........................................................................68
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................68
3.3.2. Phân tích dữ liệu ...........................................................................................68
3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................................68


v
3.4.1. Chọn mẫu ......................................................................................................68
3.4.2. Xử lý dữ liệu .................................................................................................71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 79
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................... 80
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................80
4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 1.....................................................80
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 2.....................................................84
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................88
4.2.1. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ..........................................................88
4.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................................. 112
CHƯƠNG 5 113BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ .......... 113
5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu .........................................................................113
5.1.1. Bàn luận về dự toán sản xuất kinh doanh trong DNNVV Việt Nam .........113
5.1.2. Bàn luận về ảnh hưởng từ sự rõ ràng của mục tiêu dự toán tới kết quả hoạt
động DNNVV Việt Nam ......................................................................................114
5.1.3. Bản luận về ảnh hưởng từ mức độ khó của mục tiêu dự toán tới kết quả hoạt
động DNNVV Việt Nam ......................................................................................114
5.1.4. Bàn luận về ảnh hưởng từ sự phản hồi thơng tin dự tốn tới kết quả hoạt
động DNNVV Việt Nam ......................................................................................115
5.1.5. Bàn luận về ảnh hưởng từ phạm vi và tần suất sử dụng dự toán tới kết quả
hoạt động DNNVV Việt Nam ..............................................................................116
5.1.6. Bản luận về ảnh hưởng từ sự tinh vi của dự toán tới kết quả hoạt động
DNNVV Việt Nam ...............................................................................................117
5.1.7. Bàn luận về ảnh hưởng từ sự tham gia của nhà quản lý vào dự toán tới kết
quả hoạt động DNNVV Việt Nam .......................................................................117
5.1.8. Bàn luận về vai trò trung gian của kết quả hoạt động của nhà quản lý ......118
5.1.9. Bàn luận về vai trị của đặc điểm quy mơ trong mối quan hệ giữa dự toán
sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động DNNVV Việt Nam ...........................119
5.2. Một số khuyến nghị .........................................................................................121
5.2.1. Khuyến nghị đối với nhà quản lý doanh nghiệp.........................................121
5.2.2. Khuyến nghị đối với các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo ......124



vi
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.............................................124
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu..............................................................................124
5.3.2. Các hướng nghiên cứu trong tương lai .......................................................125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................................. 127
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 128
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................................................................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 131
PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 144


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1

ANOVA

Phân tích phương sai

2


CARONICA

Phân tích tương quan chính tắc

3

CFA

Phân tích nhân tố khẳng định

4

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

5

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

6

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

7


ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

8

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

9

ROS

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

10

SEM

Mơ hình cấu trúc

11

TSCĐ

Tài sản cố định

12


VCCI

Phịng cơng nghiệp và thương mại Việt Nam


viii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu .............................................................53
Bảng 3.1. Những chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng trong các nghiên cứu tiền nhiệm ......65
Bảng 3.2. Những chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng trong các nghiên cứu tiền nhiệm.66
Bảng 3.3. Hệ thống thang đo nháp ................................................................................67
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ...........................69
Bảng 3.5: Bảng mã hóa dữ liệu nghiên cứu ..................................................................72
Bảng 4.1: Kết quả xây dựng thang đo nháp ..................................................................84
Bảng 4.2a: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo .......................................91
Bảng 4.2b: Giá trị trung bình các biến phân chia theo quy mô doanh nghiệp ..............92
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp hệ số tinh cậy thang đo chính thức .......................................92
Bảng 4.4: Kiểm định KMO và Barlett trong EFA lần 02..............................................95
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp phương sai trính các nhân tố ................................................96
Bảng 4.6: Kết quả EFA các nhân tố ..............................................................................97
Bảng 4.7: Độ tin cậy tổng hợp trong CFA ..................................................................100
Bảng 4.8: Trọng số chuẩn hóa của thang đo các khái niệm nghiên cứu .....................101
Bảng 4.9a: Giá trị phân biệt giữa các khái niệm trong mô hình tới hạn .....................102
Bảng 4.9b: Bảng tính giá trị MSV, AVE, SQRTAVE và ICC....................................104
Bảng 4.10: Chỉ số đánh giá mức độ phù hợp giữa dữ liệu và mơ hình SEM ..............105
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................................107
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định biến trung gian ............................................................110
Bảng 4.13: Tổng hợp ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp giữa các biến ........................111


Biểu đồ 3.1: Kết quả thu thập phiếu khảo sát ................................................................71
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh .................................................89
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu mẫu theo quy mô vốn của doanh nghiệp ......................................90
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu mẫu theo đặc điểm đối tượng khảo sát .........................................90


ix

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu của Kenis (1979) ..........................................................22

Sơ đồ 2.1. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất ..........34
Sơ đồ 2.2. Hệ thống kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh bằng dự tốn...............35
Sơ đồ 2.3. Mơ hình nghiên cứu của luận án ..................................................................54
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................57
Sơ đồ 4.1: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ..............................................99
Sơ đồ 4.2: Mơ hình SEM của nghiên cứu ...................................................................106


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
a) Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Sự chuyển hướng của nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
khu vực kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân đã dần trở thành một thành phần kinh tế
quan trọng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là giải quyết vấn đề công
ăn việc làm trong xã hội. Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017/2018 của

VCCI thì các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa (viết tắt là DNNVV) chiếm gần 98% số
doanh nghiệp của Việt Nam, đóng góp 40% vào tổng sản phẩm quốc nội và 40% tổng thu
ngân sách Nhà nước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đang giải quyết hơn một nửa nhu cầu
công ăn việc làm cho toàn xã hội. Tuy nhiên báo cáo của VCCI cũng chỉ ra một số vấn đề
mà các DNNVV Việt Nam đang gặp phải trong những năm gần đây.
Giai đoạn 2011-2017 chứng kiến sự tăng trưởng về mặt số lượng doanh nghiệp
trong nền kinh tế, đây là một tín hiệu đáng mừng khi Việt Nam đang nỗ lực hội nhập
kinh tế thế giới. Tuy nhiên xét về cơ cấu tăng trưởng thì cịn nhiều vấn đề cần bàn luận
khi các doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng đa số và là nhóm có tốc độ tăng cao
nhất. Theo số liệu thống kê của VCCI (2018) các doanh nghiệp siêu nhỏ là nhóm
doanh nghiệp yếu nhất, kém bền vững nhất nhưng lại chiếm tới hơn 70% số lượng
doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế. Bên cạnh đó trên phương diện hình
thức sở hữu, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất lớn với trên 80% (VCCI,
2018). Điều này phản ánh đúng tính chất nền kinh tế mới chuyển đổi từ cơ chế quản lý
tập trung sang cơ chế thị trường, doanh nghiệp tư nhân thường là những DNNVV. Nếu
phân chia theo ngành nghề kinh doanh thì hầu hết DNNVV tập trung vào lĩnh vực
thương mại dịch vụ (68%) sau đó là cơng nghiệp và xây dựng (31%) theo sách trắng
DNNVV Việt Nam (2017). Việc ít DNNVV tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp (1%)
xuất phát từ sự rủi ro của ngành nhưng lại mâu thuẫn với đặc thù nền kinh tế mang
đậm chất nông nghiệp của Việt Nam.
Trên phương diện kết quả kinh doanh, các DNNVV nói riêng và tổng thể doanh
nghiệp Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển lớn nhưng cũng tồn tại nhiều
vấn đề cần khắc phục. Theo báo cáo của VCCI (2018) tốc độ tăng doanh thu bình quân
của các doanh nghiệp là 19,5%/năm nhưng đang có xu hướng giảm trong những năm
gần đây. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ trung bình các doanh nghiệp vẫn ở
mức 42,3% mặc dù Chính phủ đã thực hiện gói hỗ trợ DNNVV trong năm 2012. Cũng


2
theo VCCI (2018) tỷ lệ thua lỗ của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với quy mơ doanh

nghiệp, nhóm DNNVV đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ là nhóm thu lỗ cao nhất.
Cùng với đó sách trắng DNNVV Việt Nam (2017) cũng cho thấy các chỉ tiêu phản ánh
khả năng sinh lời như ROA, ROE, ROS của nhóm ở mức thấp xấp xỉ 5%/năm. Đặc
biệt với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ cho thấy sự yếu kém trong quản lý khi các chỉ
tiêu trên có độ giao động tương tối lớn.
b) Sự cần thiết của nghiên cứu
Căn cứ trên tình hình hoạt động của các DNNVV Việt Nam có thể thấy rằng
nhóm doanh nghiệp này đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên đây lại là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong tổng thể nền kinh tế Việt
Nam. Điển hình như trong tổng số 12.478 doanh nghiệp giải thể năm 2016 có 91,53%
là các doanh nghiệp siêu nhỏ với quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng (VCCI, 2018). Báo cáo
của VCCI cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như sự khóa khăn
trong việc tiếp cận nguồn tín dụng, các chính sách Nhà Nước chưa thơng thống…
Nhưng bên cạnh đó việc tổ chức kinh doanh một cách tự phát, không có kế hoạch và
quản lý yếu kém cũng là một trong những ngun nhân chính. Có thể thấy rõ dấu hiệu
của sự yêu kém này thông qua việc năng suất lao động có xu hướng giảm và khơng ổn
định. Trước thực trạng hiện tại, những nghiên cứu về công cụ quản lý trong các
DNNVV Việt Nam có ý nghĩa rất lớn về cả khía cạnh lý thuyết cũng như thực tế vận
dụng. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang khơng ngừng hội nhập với kinh tế thế
giới thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết.
Một trong số những công cụ quản lý được sử dụng phổ biến trong quản trị
doanh nghiệp là ngân sách kinh doanh hay dự toán sản xuất kinh doanh (gọi tắt là dự
toán). Theo Kaplan (1991), dự toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống kế tốn
quản trị doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp thích ứng dễ dàng hơn với những biến
động trong môi trường kinh doanh cũng như sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của
doanh nghiệp. Raj (2008) cũng khẳng định rằng dự tốn có vai trị rất lớn trong việc
phân bổ các nguồn lực phù hợp với từng mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Thêm vào
đó, dự tốn cịn là thước đo đánh giá kết quả hoạt động và là phương tiện truyền đạt
thông tin, kết nối các bộ phận trong doanh nghiệp (Kaplan, 1991). Với việc lập kế
hoạch trong dự toán nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc phối hợp hoạt

động giữa các cá nhân, các bộ phận theo đúng trật tự nhằm đảm bảo đạt được các mục
tiêu chung (Asel, 2009). Có thể nói dự tốn sản xuất kinh doanh là một cơng cụ tổng
hợp có thể đáp ứng đồng thời nhiều chức năng của hoạt động quản lý. Thực tế cho
thấy những nghiên cứu về dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp đã nhận


3
được sự quan tâm từ rất sớm điển hình như nghiên cứu của Argyris (1952). Hơn thế
nữa sự phát triển về khoa học quản lý cũng cho ra đời rất nhiều công cụ giải quyết tốt
hơn các vấn đề phát sinh trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên cho tới
hiện tại dự toán sản xuất kinh doanh vẫn là công cụ được sử dụng thường xuyên trong
hoạt động quản lý nói chung và kế tốn quản trị doanh nghiệp nói riêng. Điều này xuất
phát từ việc dự tốn khơng địi hỏi sự tiêu tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp mà
vẫn có thể đáp ứng được đồng thời các chức năng của quản lý như lập kế hoạch, đánh giá,
kiểm sốt, phối hợp, truyền thơng…Đặc biệt đối với các DNNVV Việt Nam là những doanh
nghiệp có quy mơ hạn chế, trình độ phát triển cơng nghệ chưa tiên tiến, dự toán sản xuất kinh
doanh càng chứng tỏ là một công cụ quản lý phù hợp hơn bao giờ hết.
Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết cũng như ứng dụng tại Việt
Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của dự toán trong hệ thống quản trị doanh
nghiệp và ảnh hưởng của nó đối với kết quả kinh doanh. Song những nghiên cứu này
chỉ dừng lại ở những khuyến nghị thay vì đo lường mức độ ảnh hưởng cụ thể từ dự
toán tới các kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách cụ thể. Điển hình như
nghiên cứu của Phạm Ngọc Tồn (2010) về hệ thống kế toán quản trị trong các
DNNVV Việt Nam có khuyến nghị về tính phù hợp của dự tốn với quy mơ các doanh
nghiệp. Trong khi đó những nghiên cứu về mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh
doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên thế giới vẫn luôn được nghiên cứu
và bổ sung rất nhiều năm qua. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài luận án là:
“Ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” nhằm làm giàu thêm cơ sở lý thuyết về dự toán và đưa
ra những khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng dự tốn trong các DNNVV Việt

Nam nói riêng và hiệu quả hoạt động quản lý nói chung
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là xác định ảnh hưởng từ dự toán
sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam. Các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể bao gồm:
+ Xem xét ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của
các DNNVV Việt Nam
+ Xét xét vai trị kiểm sốt và vai trị điều tiết của quy mơ doanh nghiệp đối với sự ảnh
hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam
+ Xem xét vai trò trung gian của kết quả hoạt động của nhà quản lý trong mối quan
hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam


4
Để giải quyết được những vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục
tiêu nghiên cứu cụ thể, luận án đưa ra hệ thống các câu hỏi nghiên cứu tương ứng như sau:
Câu hỏi 1: Dự tốn sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng như thế nào tới kết quả
hoạt động của các DNNVV Việt Nam?
Câu hỏi 2: Quy mơ của doanh nghiệp có vai trị như thế nào đối với mối quan
hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam?
Câu hỏi 3: Kết quả hoạt động của nhà quản lý có vai trị như thế nào đối với mối quan
hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ trên hệ thống các mục tiêu nghiên cứu đã trình bày tại mục 2, đối tượng
nghiên cứu của đề tài luận án là ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả
hoạt động của các DNNVV Việt Nam. Trong đó, khách thể nghiên cứu trong luận án
là các doanh nghiệp thuộc nhóm DNNVV quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP
hướng dẫn luật hỗ trợ DNNVV năm 2017. Theo đó, các DNNVV Việt Nam gồm
doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa có số lao động tham

gia bảo hiểm xã hội không quá 200 người và thỏa mãn một trong hai tiêu chí về quy
mô vốn nhỏ hơn 100 tỷ đồng hoặc doanh thu không quá 300 tỷ đồng/năm. Đối tượng
khảo sát trong nghiên cứu là nhà quản lý có tham gia thiết lập và vận hành quy trình
dự tốn sản xuất kinh doanh tại các DNNVV Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Để đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận án
được giới hạn trong phạm vi cụ thể về không gian, thời gian và nội dung nghiên cứu như sau:
Về không gian nghiên cứu
Do đặc điểm của các DNNVV Việt Nam là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng thể nền kinh tế về số lượng và độ phân tán không đồng đều nên nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào những DNNVV tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian nghiên cứu
Q trình tác giả thực hiện luận án kéo dài từ 2016 tới 2019 với nhiều nội dung
khác nhau từ tổng quan nghiên cứu tới nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Trong đó, tổng quan nghiên cứu được thực hiện liên tục trong suốt giai đoạn 2016 -


5
2019. Nghiên cứu định tính được thực hiện trong năm 2018 thơng qua phỏng vấn đề hồn
thiện mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính
thức được triển khai trong năm 2019 với dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát đại trà
lần đầu từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019 và khảo sát lại vào tháng 12 năm 2019.
Về nội dung nghiên cứu
Luận án hướng tới việc xem xét ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới
kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam nên nội dung luận án không đề cập tới
các vấn đề liên quan tới dự toán vốn. Cụ thể khái niệm dự toán sản xuất kinh doanh
giới hạn trong đặc điểm mục tiêu dự tốn, sự phản hồi thơng tin từ dự tốn, sự tinh vi
của dự toán, mức độ thường xuyên và tần suất sử dụng dự tốn. Bên cạnh đó vai trị
kiểm sốt của quy mơ doanh nghiệp và vai trị trung gian của kết quả hoạt động của

nhà quản lý cũng nằm trong giới hạn về nội dung nghiên cứu đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận án là sự kết hợp giữa
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong
đó giai đoạn nghiên cứu định lượng được chia thành hai giai đoạn là nghiên cứu
định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.
a. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các khía cạnh
đại diện cho dự tốn sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của
các DNNVV Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định tính cũng được sử dụng để
hiệu chỉnh bảng hỏi trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng. Kỹ thuật được tác
giả sử dụng trong nghiên cứu định tính là phỏng vấn chuyên gia.
b. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng ở giai đoạn kế tiếp của
nghiên cứu định tính nhằm mục đích kiểm định lại các thang đo, kiểm định lại mơ hình
nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu khảo sát thu thập
được. Nghiên cứu định lượng được chia thành hai giai đoạn cụ thể là nghiên cứu định
lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ thực hiện phân tích dữ liệu với quy mơ
nhỏ. Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu này là giúp tác giả khẳng định được tính phù
hợp của hệ thống thang đo đối với các biến nghiên cứu và sự phù hợp của mơ hình


6
nghiên cứu. Thông qua các kết quả thu được từ nghiên cứu định lượng sơ bộ, tác giả sẽ
xem xét hiệu chỉnh lại mơ hình nghiên cứu và bảng hỏi trước khi thực hiện khảo sát
trên diện rộng trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu định lượng chính thức
Giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện sau khi đã điều

chỉnh dựa trên sự kết hợp giữa kết quả nghiên cứu giai đoạn định lượng sơ bộ và tham
khảo ý kiến chuyên gia. Cách thức khảo sát trong giai đoạn này cũng được thực hiện
tương tự như nghiên cứu định lượng sơ bộ nhưng trên phạm khảo sát rộng hơn nhằm
đảm bảo quy mô mẫu cho kiểm định mơ hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu trong cả hai giai đoạn nghiên cứu định lượng được
sử dụng là chọn mẫu thuận tiện dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội DNNVV Việt Nam
(VINASME), các chi cục thuế, các chi nhánh kho bạc Nhà Nước thuộc thủ đô Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Đối với giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ, mẫu nghiên cứu
không cần thỏa mãn quy tắc tính mẫu theo Hair et al (2014) do mục tiêu của giai đoạn này
chỉ đơn thuần kiểm tra tính phù hợp của thang đo và mơ hình nghiên cứu. Đối với nghiên
cứu định lượng chính thức, kích cỡ mẫu đạt 266 quan sát tương ứng với 266 doanh nghiệp
trong nhóm DNNVV. Kích cỡ này đã đảm bảo tn thủ quy tắc lẫy mẫu khi áp dụng các
kỹ thuật phân tích hồi quy (Hair et al, 2014).
Kỹ thuật và cơng cụ phân tích
Kết quả nghiên cứu định lượng trình bày trong luận án được thực hiện dựa trên
các kỹ thuật phân tích bao gồm: phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố
khẳng định (CFA) và mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với hai phần mềm thống kê
là SPSS phiêu bản 25.0 và Amos phiên bản 21.0. Dữ liệu nghiên cứu định lượng được
thu thập thông qua việc phát phiếu khảo sát theo phương thức chọn mẫu thuận tiện với
quy mô tuân thủ theo đề xuất của Hair et al (2014).
5. Những đóng góp mới của luận án
a. Những đóng góp trên phương diện lý luận
Trên phương diện lý thuyết, luận án có một số đóng góp cụ thể như sau:
Trước tiên, luận án là một trong số ít những nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng
từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh
nghiên cứu là các DNNVV Việt Nam. Mặc dù những nghiên cứu về mối quan hệ giữa


7

dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động trong doanh nghiệp đã và đang được
thực hiện tại rất nhiều quốc gia trên thế giới nhưng tại Việt Nam những nghiên cứu
theo hướng tiếp cận này lại khá mới mẻ.
Thứ hai, những nghiên cứu đi trước về tác động của dự toán sản xuất kinh
doanh tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp tuy được thực hiện khá nhiều trên thế
giới nhưng thực tế kết quả thu được lại chưa có sự nhất quán. Do đó, luận án sẽ làm rõ
hơn các nghiên cứu tiền nhiệm khi xem xét thêm vai trị kiểm sốt và vai trị điều tiết
của đặc điểm quy mô DNNVV Việt Nam. Thêm vào đó, những nghiên cứu đi trước
chủ yếu tập trung khai thác biến phụ thuộc kết quả hoạt động trên cơ sở kết quả hoạt
động của nhà quản lý trong khi đó việc đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp
vẫn chú trọng rất nhiều vào các chỉ tiêu tài chính như doanh thu, chi phí, lợi nhuận…
Chính vì vậy luận án sẽ chú trọng khai thác khoảng trống về ảnh hưởng từ dự tốn tới
kết quả tài chính, kết quả phi tài chính của doanh nghiệp cũng như vai trò trung gian
của kết quả hoạt động nhà quản lý trong mối quan hệ này.
Thứ ba, việc sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu bằng phương trình cấu trúc
(SEM) giúp luận án thu được những kết quả nghiên cứu mới so với việc sử dụng
phương pháp hồi quy như những nghiên cứu tiền nhiệm. Bằng việc xem xét các biến
nghiên cứu dưới dạng các biến tiềm ẩn thay vì biến quan sát, SEM cho phép ước lượng
những sai sót trong việc đo lường từng biến nghiên cứu. Thêm vào đó SEM là phương
pháp xử lý phù hợp trong điều kiện mơ hình nghiên cứu cần kiểm định nhiều giả
thuyết cũng như kiểm định vai trò của biến trung gian, biến kiểm soát và biến điều tiết.
Hơn thế nữa cho tới nay có rất ít nghiên cứu sử dụng SEM trong các nghiên cứu về dự
toán sản xuất kinh doanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Cuối cùng, trong một số nghiên cứu tiền nhiệm về dự toán sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp đã đề cập tới vai trị kiểm sốt của quy mơ doanh nghiệp đối với
các kết quả hoạt động nhưng chưa xem xét tới vai trò điều tiết của nhân tố này đối với
sự ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Vận dụng kỹ thuật phân tích đa nhóm trong SEM, luận án sẽ làm rõ vai trị điều tiết
của đặc điểm quy mơ doanh nghiệp đối với ảnh hưởng từ từng đặc trưng của dự toán
sản xuất kinh doanh tới mỗi loại kết quả hoạt động trong DNNVV Việt Nam

b. Những đóng góp trên phương diện thực tiễn
Trên phương diện thực tiễn, kết quả giai đoạn nghiên cứu định tính đã cung cấp
cho người đọc về nhận thức của nhà quản lý các DNNVV Việt Nam về dự tốn sản
xuất kinh doanh và vai trị của dự toán đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.


8
Cùng với đó, các kết quả phân tích định lượng rút ra từ mơ hình nghiên cứu của
luận án cũng chỉ rõ khía cạnh nào trong dự tốn sản xuất kinh doanh có tác động mạnh
mẽ nhất tới kết quả hoạt động của DNNVV Việt Nam. Đó cũng chính là cơ sở cho
những khuyến nghị đối với nhà quản lý về việc lựa chọn mơ hình dự tốn phù hợp và
cách thức nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên khía cạnh tài chính và
phi tài chính.
6. Kết cấu của luận án
Nội dung nghiên cứu của luận án sẽ được trình bày với phần mở đầu và 05
chương cụ thể như sau:
Phần mở đầu: Phần này trình bày khái quát chung về toàn bộ luận án với các
nội dung như sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, những đóng góp mới của luận án và kết cấu của luận án.
Chương 1- Tổng quan nghiên cứu: Nội dung chương này trình bày về tổng
quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước theo từng khía cạnh của dự toán
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra những khoảng
trống mà luận án sẽ đi sâu nghiên cứu.
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết, giả thuyết và mơ hình nghiên cứu: Nội dung
chương sẽ trình bày một số vấn đề n về dự toán sản xuất kinh doanh, về kết quả hoạt
động của doanh nghiệp, các lý thuyết điều chỉnh mối quan hệ giữa dự toán và kết quả
hoạt động của doanh nghiệp, các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: Trong chương này, tác giả sẽ trình bày
chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp
nghiên cứu định lượng.

Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: Chương này sẽ trình bày chi tiết về các kết
quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập được tương ứng với các giai đoạn
nghiên cứu đã trình bày trong chương 3.
Chương 5 - Bàn luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị: Nội dung chương
sẽ trình bày những đánh giá của tác giả về kết quả nghiên cứu, so sánh kết quả thu
được với những nghiên cứu tiền nhiệm. Trên cơ sở thảo luận, tác giả cũng đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dự toán trong các DNNVV Việt Nam.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Như đã giới thiệu trong tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, dự toán sản xuất
kinh doanh là một trong những công cụ quen thuộc được sử dụng trong hoạt động
quản trị kinh doanh. Dự tốn cũng là cơng cụ tổng hợp thực hiện đồng thời nhiều chức
năng từ lập kế hoạch, kiểm soát, truyền thông, phối hợp và đánh giá kết quả hoạt động
của từng cá nhân, từng bộ phận cũng như tổng thể tồn doanh nghiệp (Horngren,
1977). Theo tác giả, khi dự tốn ngân sách của doanh nghiệp được chuẩn bị tốt, những
thông tin mà nó cung cấp sẽ nâng cao hiệu quả truyền thông, phối hợp hoạt động giữa
các bộ phận trong tổ chức và đặc biệt hữu ích đối với việc đánh giá kết quả hoạt động.
Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã và đang tìm hiểu về
mối quan hệ giữa dự tốn sản xuất kinh doanh với kết quả hoạt động trong doanh
nghiệp. Điển hình như những nghiên cứu từ khá sớm của Argyris (1952),
Milani(1975), Kenis (1979), Brownell and Mc Innes (1983), Kren (1990) và gần đây là
nghiên cứu của Qi (2010), Lu (2011), Jamil (2015). Tuy nhiên trong mỗi nghiên cứu,
các tác giả lại tập trung khai thác những khía cạnh khác nhau của dự toán sản xuất
kinh doanh. Điều này làm cho những nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng từ dự toán
tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp rất phong phú về cách tiếp cận cũng như kết
quả nghiên cứu. Hơn thế nữa sự thay đổi trong đo lường kết quả hoạt động hay sự ra

đời của những phương pháp nghiên cứu mới cũng tạo nên khoảng trống cho những
nghiên cứu thuộc chủ đề trong những năm gần đây.
Do đó nội dung tổng quan nghiên cứu các cơng trình trong và ngoài nước liên
quan tới đề tài luận án sẽ được tiếp cận trên cơ sở các khía cạnh cơ bản của dự toán
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Cùng với đó, tác giả cũng phân tích sâu hơn
về phương thức đo lường kết quả hoạt động và phương pháp nghiên cứu trong mỗi nội
dung cụ thể.

1.1. Ảnh hưởng từ sự rõ ràng của mục tiêu dự toán
Theo Yuen (2004), sự rõ ràng của mục tiêu dự toán (Budget goal clarity) là việc
mục tiêu này có được diễn đạt đủ rành mạch, cụ thể và chi tiết để đảm bằng rằng nhà
quản lý có trách nhiệm hiểu được và thực hiện được mục tiêu. Tương tự như vậy,
Kenis (1979) cho rằng sự rõ ràng của mục tiêu dự toán được biểu thị bằng việc các nhà
quản lý bộ phận có thể hiểu được những tuyên bố của cấp trên về các mục tiêu mà họ
cần thực hiện. Cũng theo Kenis (1979) mức độ rõ ràng của mục tiêu được biểu hiện
bằng việc nhà quản lý bộ phận có thể trả lời được hai câu hỏi cơ bản:


10
(1) Nhiệm vụ được giao là gì?
(2) Cần làm những gì để thực hiện được mục tiêu được giao?
Trong những nghiên cứu tiền nhiệm về mối quan hệ giữa dự tốn và kết quả
hoạt động của doanh nghiệp thì sự rõ ràng của mục tiêu dự toán là một trong những
vấn đề thường xun được tìm hiểu. Tồn tại khơng ít những nghiên cứu trong nhiều
năm qua đã tìm hiều và chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa giữa sự rõ ràng của mục tiêu dự
toán và kết quả hoạt động doanh nghiệp như nghiên cứu của Kenis (1979), Hirst (1981
và 1987); Yuen (2004); Ivancevich and Mc Mahon (1982). Sự tồn tại hướng nghiên
cứu về ảnh hưởng từ sự rõ ràng của mục tiêu dự toán tới kết quả hoạt động của doanh
nghiệp đều xuất phát từ chức năng lập kế hoạch của dự tốn.
Dự tốn là một cơng cụ quản lý tổng hợp và chức năng đầu tiên của dự tốn đó là

lập kế hoạch. Nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp có thể đưa ra các mục tiêu kinh
doanh nhưng để thực hiện được những mục tiêu đó, chúng phải được cụ thể hóa thành
những chỉ tiêu tài chính một cách rõ ràng, chi tiết cho từng cá nhân, từng bộ phận trong
doanh nghiệp. Đó chính là chức năng lập kế hoạch trong dự toán sản xuất kinh doanh.
Việc quản lý các cá nhân, các bộ phận dựa trên các chỉ tiêu dự toán vẫn là phương thức
được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy việc mơ tả mục tiêu dự
tốn rõ ràng thực sự ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động. Nếu mục tiêu dự toán được
thiết kế rõ ràng có thể làm cho q trình thực hiện các mục tiêu dễ dàng hơn, thúc đẩy
động lực làm việc đối với các nhà quản lý. Ngược lại, nhà quản lý khó có thể thực hiện
được những mục tiêu dự tốn được mơ tả một cách mơ hồ. Điển hình như nghiên cứu
của Kenis (1979) đã khẳng định cho luận điểm này.
Cụ thể, trong nghiên cứu của mình, Kenis (1979) thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi
đối với 500 nhà quản lý từ các công ty sản xuất tại thành phố Philadenphia, Mỹ trong
đó 298 phiếu trả lời được thu thập. Bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính từ
dữ liệu thu thập được, tác giả chỉ ra rằng mục tiêu dự tốn càng được thiết kế rõ ràng
thì kết quả hoạt động càng tăng. Trong đó mức độ rõ ràng của mục tiêu dự tốn được
đo lường thơng qua nhận định của các nhà quản lý đối với khả năng hiểu nội dung, thứ
tự ưu tiên và cách thức thực hiện mục tiêu theo mức độ từ 1- Rất không đồng ý tới 5.Rất đồng ý. Tương tự như vậy kết quả hoạt động cũng được đo lường bằng thang đo
Likert 5 mức độ từ thấp tới cao đối với thái độ chấp hành dự toán (Moncur,1975);
động lực hoạt động từ dự tốn (Hackman,1971); cảm giác hài lịng với cơng việc
(Smith,1969); thái độ tham gia vào dự tốn (Kahn,1964) và đặc biệt là mức độ đạt
được mục tiêu dự tốn do chính tác giả phát triển.


11
Kết quả nghiên cứu của Kenis (1979) cũng được ủng hộ trong rất nhiều nghiên
cứu đi sau như Simon (1997), Qi (2010), Lu (2011), Faith (2013) và Jamil (2015). Cụ
thể nghiên cứu của Qi (2010) thực hiện trên các DNNVV tại Trung Quốc, quốc gia có
nền kinh tế đang chuyển đổi cũng cho kết quả tương tự. Dựa trên kết quả phân tích hồi
quy đối với dữ liệu thu thập từ 75 phiếu trả lời của các nhà quản lý DNNVV tại ba tỉnh

Hồ Nam, Hồ Bắc và Quảng Đông, nghiên cứu chỉ ra rằng sự rõ ràng của mục tiêu dự
tốn càng cao thì khả năng đạt được mục tiêu dự tốn càng lớn cũng như sự hài lịng
với công việc của nhà quản lý càng cao. Tuy nhiên những nghiên cứu đi sau đã mở
rộng hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Kenis (1979) trên phương diện đo lường kết
quả hoạt động. Điển hình như nghiên cứu của Jamil (2015) đã bổ sung tốc độ tăng
doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận khi đo lường kết quả hoạt động trong mỗi quan hệ
với sự rõ ràng của mục tiêu dự toán. Kết quả nghiên cứu của Jamil (2015) thực hiện
đối với 68 doanh nghiệp có quy mô nhỏ tại Ấn Độ cho thấy sự rõ ràng của mục tiêu dự
tốn càng cao thì tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp
càng lớn. Trong khi đó nghiên cứu của Faith (2013) lại sử dụng tỷ lệ sinh lời trên tổng
tài sản (ROA) khi đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên khía cạnh tài
chính và cũng tìm thấy mối quan hệ thuận chiều với sự rõ ràng của mục tiêu.
Theo một cách tiếp cận khác, những nghiên cứu của Yuen (2004) lại chỉ ra rằng
sự rõ ràng của mục tiêu dự tốn cịn ảnh hưởng gián tiếp tới kết quả hoạt động của
doanh nghiệp và của nhà quản lý thông qua việc hạn chế sự phát sinh dự tốn lỏng.
Trong đó dự tốn lỏng là việc các nhà quản lý bộ phận cố tình điều chỉnh cho các mục
tiêu dự toán trở nên dễ dàng hơn bằng cách hạ thấp các chỉ tiêu kết quả cũng như nâng
cao các chỉ tiêu về nguồn lực sử dụng (Dunk, 1993). Sự hình thành dự tốn lỏng sẽ
làm giảm động lực làm việc của các nhà quản lý và tác động tiêu cực tới kết quả hoạt
động của doanh nghiệp (Yuen, 2004). Cụ thể, khi thực hiện nghiên cứu đối với các nhà
quản trị khách sạn tại Macau, bằng phương pháp hồi quy tác giả đã chỉ ra rằng sự rõ
ràng của mục tiêu dự toán là một trong những yếu tố tác động mạnh và ngược chiều
tới khuynh hướng phát sinh dự toán lỏng trong quản lý với hệ số Beta là -0.6078. Điều
đó có nghĩa rằng mục tiêu dự tốn càng rõ ràng thì khả năng phát sinh dự toán lỏng
càng thấp (Yuen, 2004).
Như vậy nghiên cứu về ảnh hưởng từ sự rõ ràng của mục tiêu dự toán tới kết
quả hoạt động của doanh nghiệp và kết quả hoạt động của nhà quản lý là một trong
những hướng nghiên cứu được thực hiện khá phổ biến. Tại đó sự đa dạng trong đo
lường kết quả hoạt động là cơ sở tạo nên sự khác biệt giữa các nghiên cứu theo
hướng này. Bên cạnh những nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng trực tiếp từ sự rõ ràng



12
của mục tiêu dự toán tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Kenis, 1979), cũng
có những nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng gián tiếp thông qua khuynh hướng sử
dụng dự tốn lỏng (Yuen, 2004). Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính là
phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu tiền nhiệm để
chỉ ra mối liên hệ giữa sự rõ rằng của mục tiêu dự toán với kết quả hoạt động của
doanh nghiệp. Song phương pháp này không chỉ rõ mối liên hệ giữa sự rõ ràng của
mục tiêu dự toán với biến nghiên cứu khác cùng tác động tới kết quả hoạt động của
doanh nghiệp.

1.2. Ảnh hưởng từ mức độ khó trong mục tiêu dự toán
Song song với sự rõ ràng của mục tiêu dự tốn, mức độ khó của mục tiêu cũng
là khía cạnh được tìm hiểu rất nhiều trong những nghiên cứu về ảnh hưởng từ dự toán
sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động. Mức độ khó của mục tiêu dự toán (Budget
goal difficulty) hay độ chặt của mục tiêu được biểu thị bằng nhận định của nhà quản lý
bộ phận về việc họ cần sử dụng ít hay nhiều kỹ năng, thời gian, công sức để thực hiện
được các mục tiêu đó. Độ khó của mục tiêu dự tốn có liên quan trực tiếp tới khả năng
nhà quản lý có thể thực hiện mục tiêu được giao hay khơng hay nói cách khác đó chính
là tính khả thi của mục tiêu dự toán (Kenis, 1979).
Theo Kenis (1979), khi mục tiêu dự toán được nhà quản lý đánh giá là dễ dàng
thường khơng tạo nên tính thách thức và đồng thời cũng làm giảm động lực đối của họ
trong cơng việc. Tuy nhiên khi mục tiêu dự tốn được thiết kế quá cao, quá khó để
thực hiện lại tạo cho nhà quản lý nghi ngờ về tính khả thi của mục tiêu từ đó ảnh
hưởng tiêu cực tới sự hài lịng của họ đối với cơng việc cũng như làm giảm kết quả
hoạt động. Thực tế, khi thực hiện nghiên cứu trên 500 nhà quản lý tới từ các doanh
nghiệp sản xuất tại Philadenphia, tác giả đã ra giả thuyết về mối quan hệ ngược chiều
giữa độ khó của mục tiêu dự toán và các kết quả hoạt động của doanh nghiệp như kết
quả thực hiện dự toán, sự hài lịng với cơng việc, động lực từ dự tốn và hiệu năng chi

phí. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ khó của mục tiêu dự tốn thực sự có mối quan hệ
thuận chiều có ý nghĩa với động lực làm việc từ dự tốn nhưng lại có quan hệ ngược
chiều đối với sự hài lịng với cơng việc của nhà quản lý và kết quả thực hiện dự toán.
Bằng việc sử dụng nhiều mơ hình hồi quy đa biến, Kenis (1979) đã giải quyết được
mối liên hệ trực tiếp giữa mức độ khó của mục tiêu dự tốn với từng biến phụ thuộc
nói trên. Tuy nhiên nghiên cứu chưa xem xét vai trò trung gian của động lực từ dự
tốn, sự hài lịng với cơng việc của nhà quản lý trong mối liên hệ giữa độ khó của mục
tiêu dự toán và kết quả hoạt động doanh nghiệp.


13
Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu của Kenis (1979), những nghiên cứu sau
này của các tác giả như Hirst (1981, 1990); Mia (1989); Qi (2010), Joshua (2013);
Hemsing and Baker (2013), Martin (2015) và Jamil (2015) cũng tìm thấy mối liên hệ
giữa độ khó của mục tiêu dự tốn và kết quả hoạt động doanh nghiệp nhưng chiều
hướng tác động lại rất khác nhau. Nghiên cứu của Hirst (1990) là một ví dụ, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng độ khó của mục tiêu dự tốn sẽ có ảnh hưởng tích cực tới kết
quả thực hiện dự tốn của doanh nghiệp khi tương tác với sự phản hồi thông tin từ dự
tốn. Theo đó tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng trên cơ sở thông tin thu thập
bằng bảng hỏi đối với 44 nhà quản lý cấp cao trong ngành bất động sản tại Anh. Kết
quả phân tích cho thấy việc thiết lập mục tiêu dự tốn có độ khó cao và thơng tin phản
hồi từ dự tốn khơng nâng cao kết quả thực hiện dự toán một cách độc lập nhưng sự
tương tác giữa hai yếu tố này lại cho kết quả ngược lại. Điều đó nghĩa rằng nâng cao
độ khó mục tiêu dự tốn kết hợp với tăng cường mức độ thông tin phản hồi sẽ làm gia
tăng kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong khi đó nghiên cứu của Martin (2015) lại cho thấy độ khó của mục tiêu có
ảnh hưởng tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua trên mẫu 97 nhà
quản lý doanh nghiệp tại Đức bằng phương pháp hồi phân tích quy tuyến tính và hồi
quy phi tuyết tính. Cụ thể, kiểm định bằng mơ hình hồi quy tuyến tính, nghiên cứu chỉ
ra rằng độ khó của mục tiêu có quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với kết

quả hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm định bằng mơ hình hồi quy phi tuyến tính mối
quan hệ thuận chiều giữa hai yếu tố chỉ được khẳng định khi có sự kiểm sốt của biến
số đo lường tính linh hoạt trong mục tiêu. Nếu như nghiên cứu của Hirst (1990) sử
dụng mức độ thực hiện dự toán để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp tương
tự như nghiên cứu của Kenis (1979) thì nghiên cứu của Martin (2015) lại phát triển
nghiên cứu trên cơ sở đo lường kết quả hoạt động bằng ROA, một chỉ tiêu phản ánh
kết quả tài chính của doanh nghiệp.
Trước đó trong nghiên cứu của Qi (2010) thực hiện trên các DNNVV Trung
Quốc, tác giả cũng kế thừa mơ hình nghiên cứu của Kenis (1979) và phát triển thêm
thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên khía cạnh tài chính là tốc độ tăng
doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận. Kết quả cho thấy độ khó của mục tiêu dự tốn
khơng chỉ có tác động tích cực tới động lực làm việc của nhà quản lý như Kenis (1979)
đã chỉ ra mà còn làm gia tăng kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên khía cạnh tài
chính. Nói cách khác độ khó của mục tiêu càng cao thì tốc độ tăng lợi nhuận và doanh
thu của doanh nghiệp càng lớn.


14
Như vậy mối quan hệ giữa độ khó của mục tiêu dự toán với kết quả hoạt động
doanh nghiệp đã được khẳng định khá rõ nét trong nhiều nghiên cứu tiền nhiệm. Tuy
nhiên sự không thống nhất trong kết quả nghiên cứu chính là tiền đề cho những nghiên
cứu đi sau tiếp tục kế thừa và phát triển hướng nghiên cứu. Độ khó của mục tiêu dự
tốn có thể có tác động tích cực tới động lực làm việc và làm gia tăng kết quả hoạt
động doanh nghiệp như đã chỉ ra trong nghiên cứu của Qi (2010), Hirst (1990) hay
Martin (2015). Nhưng độ khó của mục tiêu dự tốn cũng có thể tạo nên áp lực cơng
việc và ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả hoạt động doanh nghiệp như kết quả nghiên cứu
của Kenis (1979). Cùng với đó việc mở rộng thang đo đối với kết quả hoạt động doanh
nghiệp cũng là nền tảng cho việc phát triển hướng nghiên cứu mới như nghiên cứu của
Martin (2015), Jamil (2015).


1.3. Ảnh hưởng từ sự phản hồi thông tin dự tốn
Dự tốn là cơng cụ tổng hợp thực hiện đồng thời nhiều chức năng quản lý trong
đó nổi bật là chức năng lập kế hoạch và chức năng kiểm tra, kiểm sốt. Trên cơ sở đó,
trong những nghiên cứu về ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt
động của doanh nghiệp, sự phản hồi thông tin dự toán cũng được rất nhiều tác giả tập
trung tìm hiểu. Hàng loạt những nghiên cứu của Caroll and Tosy (1970); Kenis (1979);
Brownell (1981); Lukka (1988); Kren (1992), Chong and Chong (2002); Elhamma
(2015) là điển hình cho hướng nghiên cứu này.
Theo Hirst and Lowy (1990), sự phản hồi thông tin dự toán (Budgetary
feedback) được hiểu là tần suất mà nhà quản lý bộ phận nhận được thông tin đánh giá
về việc họ đã hồn thành hay khơng hồn thành các chỉ tiêu dự toán được giao. Cũng
theo hai tác giả sự phản hồi thơng tin từ dự tốn có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián
tiếp tới kết quả hoạt động doanh nghiệp thông qua việc thiết lập mục tiêu dự tốn ở
mức độ khó cao. Thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính trên mẫu nghiên cứu tương
đối nhỏ với 44 nhà quản lý các doanh nghiệp tại New South Wales, Hirst and Lowy
(1990) đã chỉ ra rằng sự phàn hồi thơng tin dự tốn có quan hệ ngược chiều với kết quả
hoạt động của doanh nghiệp nhưng khi tương tác với độ khó của mục tiêu dự tốn thì
chiều hướng tác động lại đổi chiều. Điều đó có nghĩa rằng, việc thiết lập mục tiêu dự
tốn có độ khó cao kết hợp với việc tăng cường mức độ phản hồi thơng tin dự tốn sẽ
làm cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp tăng lên. Trong đó, kết quả hoạt động của
doanh nghiệp được đo lường dựa trên đánh giá của nhà quản lý về mức độ hồn thành
các chỉ tiêu dự tốn được dao trên 7 mức độ từ khơng bao giờ hồn thành tới ln ln
hồn thành. Kết quả nghiên cứu của Hirst and Lowy (1990) được phát triển trên nền
tảng nghiên cứu tiền nhiệm của Kenis (1979) nhưng đã bổ sung và làm rõ nét hơn ảnh
hưởng từ sự phản hồi thơng dự tốn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.


×