Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) - Tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Vũ Xuân Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn
này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng đã tận
tình giúp đỡ tác giả từ những bước đầu tiên xây dựng đề cương nghiên cứu, lắng nghe
ý kiến về hướng nghiên cứu của học viên, cũng như trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Đỗ Đình Hảo – Trưởng phịng Tài ngun Mơi
trường huyện Thuận Thành, cũng như các cán bộ lãnh đạo huyện và xã Đại Đồng
Thành, Thị trấn Hồ, những người dân địa phương đã tận tình cung cấp tài liệu, trao đổi
các thơng tin liên quan đến tình hình của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho tác
giả hoàn thành nội dung của luận văn một cách tốt nhất.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................2
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT .........................................................................................................4
1.1 Cơ sở lý luận về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn sinh hoạt .4
1.1.1 Chất thải đặc điểm và phân loại chất thải ............................................4
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........8
1.1.3 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........11
1.1.4 Nội dung công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................. 11
1.1.5 Những tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...12
1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt...................................................................................................................13
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........................................14
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên
thế giới .............................................................................................................14
1.2.1.1. Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ...............................................14
1.2.2 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ................20
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho huyện
Thuận Thành ..................................................................................................26
1.3 Các cơng trình khoa học đã cơng bố có liên quan đến đề tài ........................ 26
Kết luận Chương 1 ......................................................................................................30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH ..............31

2.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh ...........................................................................................................31
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................31
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................33
2.2 Tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành .................35
2.3 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Thuận Thành ...........................................................................................................36

iii


2.3.1 Hệ thống các cơ sở pháp lý và chính sách trong quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành ................................................ 36
2.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ......................................................................... 36
2.3.3 Công tác lập kế hoạch quản lý chất thải rắn ...................................... 37
2.3.4 Công tác tổ chức thực hiện ................................................................... 38
2.3.5 Công tác kiểm tra giám sát ................................................................... 41
2.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Thuận Thành ............................................................................................... 42
2.4.1 Kết quả đạt được ................................................................................... 42
2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại ...................................................................... 52
2.4.3 Nguyên nhân những tồn tại .................................................................. 57
Kết luận Chương 2 ...................................................................................................... 61
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH .......................... 62
3.1 Định hướng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới ........ 62
3.1.1 Định hướng của nhà nước về quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......... 62
3.1.2 Định hướng của tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Thuận Thành
nói riêng trong cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........................... 68
3.2 Những cơ hội và thách thức đối với quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại

huyện Thuận Thành ............................................................................................... 69
3.2.1 Những cơ hội .......................................................................................... 69
3.2.2 Những thách thức .................................................................................. 69
3.3 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành ......................................................... 70
3.3.1 Giải pháp tăng cường thể chế chính sách nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................... 70
3.3.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả trong công tác phân loại, thu gom và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt......................................................................... 71
3.3.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của
người dân và chính quyền địa phương về công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt .......................................................................................................... 81
Kết luận Chương 3 ...................................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 87

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1. Bản đồ khu vực huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh .................................31
Hình 2. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về CTR trên địa bàn huyện Thuận
Thành ............................................................................................................................. 37
Hình 2. 3. Sơ đồ quy trình thu gom vận chuyển rác từ các khu dân cư đến khu xử lý
rác thải tập trung của huyện........................................................................................... 38
Hình 2. 4. Một số các công cụ thu gom, lưu trữ rác thải của các hộ gia đình trên địa
bàn huyện ....................................................................................................................... 40
Hình 2. 5. Xe thu gom rác tại các xã/thị trấn của huyện ...............................................41
Hình 2. 6. Nhà máy xử lý CTR của huyện Thuận Thành ..............................................41

Hình 2. 7. Một số hình ảnh hoạt động của nhà máy trên camera kiểm sốt .................42
Hình 2. 8. Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của người dân được phỏng vấn về công tác thu
gom CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành ..................................................49
Hình 2. 9. Biểu đồ thể hiện sự sẵn lòng của người dân trong việc phân loại CTR sinh
hoạt tại nhà..................................................................................................................... 51
Hình 2. 10. Một số hình ảnh về cơng tác tham vấn của tác giả .....................................52
Hình 2. 11. Rác thải vứt bừa bãi, gây mất vệ sinh môi trường tại một điểm tập kết rác
thải hiện nay và bãi rác cũ trên địa bàn xã Đại Đồng Thành và xã Thanh Khương,
huyện Thuận Thành .......................................................................................................53
Hình 2. 12. Ống khói của nhà máy xử lý CTR sinh hoạt của huyện Thuận Thành ......56
Hình 3. 1. Phân loại phân xanh và phân nâu………………………………………….76
Hình 3. 2. Các loại thực phẩm nên và không nên khi làm phân hữu cơ tại nhà ............77
Hình 3. 3. Hình ảnh phân xanh và phân nâu trộn chung ...............................................77

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp của một số địa phương
năm 2009-2010 ................................................................................................................ 9
Bảng 1. 2. Quy định về phân loại rác và địa điểm đổ rác ở Nhật Bản .......................... 15
Bảng 2. 1. Tình trạng các xe thu gom rác tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện 39
Bảng 2. 2. Bảng tổng hợp thông tin chung của những người được phỏng vấn ............ 45
Bảng 2. 3. Tổng hợp các câu trả lời về rác thải và công tác thu gom của những người
được phỏng vấn ............................................................................................................. 46
Bảng 2. 4. Tổng hợp đánh giá về mức độ hài lịng đối với cơng tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn tại huyện Thuận Thành .................................................. 48

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTC

-

Bộ Tài chính

BTNMT

-

Bộ tài nguyên và Mơi trường

BXD

-

Bộ xây dựng

CP

-

Chính phủ

CTNH

-


Chất thải nguy hại

CTR

-

Chất thải rắn

GPS

-

Hệ thống định vị toàn cầu

HĐND

-

Hội đồng nhân dân

KH

-

Kế hoạch

MTV

-


Một thành viên



-

Nghị định

QCVN

-

Quy chuẩn Việt Nam

QH

-

Quốc hội

UBND

-

Ủy ban nhân dân

TCXDVN

-


Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TL

-

Tỉnh lộ

TNHH

-

Trách nhiệm hữu hạn

TT

-

Thông tư

TTLT

-

Thông tư liên tịch

VSMT

-


Vệ sinh môi trường

vii



MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Khi nền kinh tế càng phát triển thì đời sống vật chất của con người càng được nâng
cao, song song với đó là việc hình thành một xã hội tiêu dùng. Và hệ quả của xã hội
tiêu dùng là phát sinh ngày càng nhiều rác thải sinh hoạt và công nghiệp với thành
phần ngày càng đa dạng, phức tạp, khó phân hủy và khó xử lý. Song do ý thức của
người dân chưa cao và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cịn nhiều yếu kém nên
rác thải có ở khắp nơi. Ngồi ra thì cơng nghệ xử lý cịn lạc hậu, hầu hết là chôn lấp. Ở
Việt Nam hiện nay tỷ lệ chơn lấp lên đến 80-90%, cịn ở châu Âu tỷ lệ chơn lấp chỉ
khoảng 10-15%. Như vậy khi chính sách chưa thực sự tốt, thì cơng tác quản lý chất
chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương sẽ trở thành một vấn đề lớn, hiện hữu hàng
ngày trong đời sống của từng người dân và ảnh hưởng tới bộ mặt mỗi làng quê và đô
thị Việt Nam.
Hiện nay, tại Việt Nam nói chung CTR sinh hoạt gia tăng nhanh chóng về khối lượng,
đa dạng về thành phần và chưa được phân loại tại nguồn, gây khó khăn cho các công
tác xử lý và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống.
Năm 2016, theo báo cáo của Cục hạ tầng – Bộ xây dựng thì: Tổng khối lượng CTR
sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam khoảng 38.000 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom và xử lý CTR
sinh hoạt trung bình đạt khoảng 85%.
Tại Đức trong khuôn khổ quản lý chất thải có tương lai hay bền vững đã ban hành hệ

thống phân cấp chất thải theo chỉ thị khung về chất thải rắn để từ đó huy động tồn bộ
nền kinh tế quốc dân định hướng phát triển theo. Đó là tránh phát thải, tái sử dụng, xử
lý về vật chất, xử lý khác và tiêu hủy. Như vậy mọi nguồn thải trong tương lai phải
dựa vào đó để định hướng 18.
Thuận Thành là một huyện phía nam của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội
25 km về phía tây nam. Dù là một huyện nơng thơn nhưng q trình đơ thị hóa tại đây
đã và đang diễn ra nhanh chóng. Rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều và để lại

1


nhiều hệ quả nghiêm trọng tại hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Theo thống kê năm
2016 tổng khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom được trên địa bàn huyện Thuận Thành
trung bình mỗi ngày là 126,62 tấn, tỷ lệ thu gom đạt 100%. Tuy nhiên thực tế trong
cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt có rất nhiều vấn đề cần xem xét.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đối với sự
trong lành của môi trường sống và cảnh quan tại địa phương. Trong những năm qua cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương ln quan tâm chỉ đạo thực hiện các biện pháp trong
công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.
Do đó học viên lựa chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh" làm đề tài tốt nghiệp cho
mình.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản
lý về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan tới công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: từ năm 2015-2018
Phạm vi về không gian: Đề tài thực nghiên cứu trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.
4.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: Phương pháp hệ thống hóa; phương pháp nghiên cứu hệ thống các văn bản

2


pháp quy; phương pháp điều tra thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp; phương pháp
phân tích so sánh và một số phương pháp nghiên cứu kết hợp khác.

3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1 Cơ sở lý luận về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1 Chất thải đặc điểm và phân loại chất thải

1.1.1.1 Định nghĩa về chất thải và chất thải rắn
Chất thải là những vật và chất mà người dùng khơng cịn muốn sử dụng và thải ra, tuy
nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là khơng có ý nghĩa với người này nhưng lại là
lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất
khơng cịn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là rác và những đồ
vật bị bỏ đi nói chung”.
Dưới góc độ pháp lý, chất thải được định nghĩa tại khoản 12 Điều 3 Luật bảo vệ môi
trường năm 2014 như sau: Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của
con người và sinh vật, được thải bỏ khi khơng cịn hữu ích hay khi con người khơng
muốn sử dụng nữa 14;
1.1.1.2 Một số tính chất cơ bản của chất thải rắn 14
Những tính chất quan trọng nhất của CTR đơ thị là khối lượng riêng, độ ẩm, kích
thước, cấp phối hạt khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của CTR. Trong đó, khối lượng
riêng và độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong cơng tác quản lý CTR đô thị.
Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được hiểu là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Khối
lượng riêng của CTR thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của chúng như: xốp, chứa trong
các thùng chứa, không nén, nén...Khối lượng riêng của CTR thay đổi phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải...
Độ ẩm

4


Độ ẩm của CTR thường được xác định bằng một trong hai phương pháp sau: Phương
pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô của CTR.
- Theo phương pháp khối lượng ướt: độ ẩm tính theo khối lượng ướt của vật liệu là

khối lượng nước có trong 100kg rác ướt.
- Theo phương pháp khối lượng khơ: độ ẩm tính theo khối lượng khô của vật liệu là
khối lượng nước có trong 100kg rác khơ.
Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý CTR. Độ
ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau:
a =

𝑤−𝑑

(1-1)

𝑤

Trong đó:
a – độ ẩm, % khối lượng;
w – khối lượng mẫu ban đầu, kg;
d – khối lượng mẫu sau khi sấy khơ ở 1050C, kg.
Kích thước hạt
Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong CTR đóng vai trị rất quan trọng
trong việc tính tốn và thiết kế phương tiện cơ khí trong thu hồi vật liệu, đặc biệt là
sàng lọc, phân loại CTR bằng máy hoặc bằng phương pháp từ. Kích thước của từng
thành phần CTR có thể được xác định bằng một hoặc nhiều phương pháp sau đây:

Sc = l
Sc =
Sc =

(1-2)

l+w


(1-3)

2
l+w+h

(1-4)

3

Trong đó:
Sc – kích thước trung bình của các thành phần;
l – chiều dài, mm;
w – chiều rộng, mm;

5


h – chiều cao, mm.
Khi sử dụng phương pháp khác nhau thì kết quả sẽ có sự sai lệch. Do đó, tùy thuộc
vào hình dáng, kích thước của CTR mà ta lựa chọn phương pháp đo lường cho phù
hợp.
Khả năng giữ nước thực tế
Khả năng giữ nước thực tế là tồn bộ khối lượng nước có thể giữ lại trong mẫu chất
thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của CTR là một chỉ tiêu quan
trọng trong việc tính tốn, xác định lượng nước rị rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu CTR
vượt quá khả năng giữ nước sẽ thốt ra tạo thành nước rị rỉ. Khả năng giữ nước thực
tế thay đổi tùy vào lực nén và trạng thái phân hủy của CTR. Khả năng giữ nước của
hỗn hợp CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mai dao động trong khoảng từ
50 – 60%.

Độ thấm (tính thấm) của chất thải rắn đã được nén
Tính dẫn nước của CTR đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, chi phối và
điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) và chất
khí bên trong bãi rác. Hệ số thấm được tính như sau:




µ

µ

K = Cd2 = k

(1-5)

Trong đó:
K – hệ số thấm, m2/s;
C – hằng số khơng thứ ngun;
d – kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác, m;
 – trọng lượng riêng của nước, kg. m2/s;
µ – độ nhớt động học của nước, Pa.s;
k – độ thấm riêng, m2.
Độ thấm riêng k = Cd2 phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của CTR bao gồm: sự
phân bố kích thước các lỗ rỗng, bề mặt riêng, tính góc cạnh, độ rỗng.
a) Phân loại chất thải

6



Chất thải tồn tại trong thực tế rất đa dạng và phong phú. Việc phân loại chất thải tuỳ
thuộc vào tiêu chí khác nhau mà có những loại chất thải tương ứng.
- Nếu dựa vào dạng tồn tại của chất thải thì có thể chia chất thải thành chất thải tồn tại
dưới dạng rắn (chất thải rắn), lỏng (chất thải lỏng), khí (khí thải);
- Nếu dựa vào độ độc hại của chất thải thì có chất thải nguy hại. Theo Điều 13, Khoản
13 của Luật bảo vệ môi trường 2014 thì chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc
hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mịn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính
nguy hại khác.
- Nếu dựa vào địa điểm sản sinh chất thải thì có chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất
thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp ...
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 38/2015 ngày 24/04/2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu, chất thải rắn, lỏng, khí… được hiểu như sau:
1. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
2. Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc
thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải
nguy hại.
3. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh
hoạt thường ngày của con người.
4. Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ.
5. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
6. Sản phẩm thải lỏng là sản phẩm, dung dịch, vật liệu ở trạng thái lỏng đã hết hạn sử
dụng hoặc được thải ra từ quá trình sử dụng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác. Trường hợp sản phẩm thải lỏng được thải cùng nước thải thì gọi
chung là nước thải.

7



7. Nguồn tiếp nhận nước thải là nơi nước thải được xả vào, bao gồm: Hệ thống thốt
nước, sơng, suối, khe, rạch, kênh, mương, hồ, ao, đầm, vùng nước biển ven bờ, vùng
biển và nguồn tiếp nhận khác.
8. Khí thải công nghiệp là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi phát sinh từ hoạt
động sản xuất, dịch vụ công nghiệp.
Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn thì:
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông
thường và chất thải rắn nguy hại.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng được gọi
chung là chất thải rắn sinh hoạt.
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp khơng đồng
nhất. Tính khơng đồng nhất biểu hiện ngay ở sự khơng kiểm sốt được của các ngun
liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không đồng nhất này tạo ra một số
đặc tính khác biệt trong thành phần của rác thải sinh hoạt. Trong nhiều nghiên cứu cho
thấy: Rác thải của hộ gia đình có thu nhập cao khác với rác thải của hộ có thu nhập
thấp. Rác thải hộ thành thị khác rác thải hộ nơng thơn. Theo Nguyễn Trung Dũng
(2013) có bốn nhóm yếu tố điều chỉnh việc phát thải cũng như quản lý chất thải rắn
gồm: (i) Con người (mức sống, sức khỏe, giáo dục và nhận thức); (ii) Kinh tế (điều
kiện kinh tế - xã hội, việc thu lợi từ rác); (iii) Chính sách quốc gia bảo vệ mơi trường
và (iv) Thể chế (cơ sở pháp lý), uy tín và lợi nhuận trong kinh doanh, nghiên cứu khoa
học.
Ở các nước phát triển tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt thường chỉ
chiếm 35-40%, còn ở Việt Nam tỷ lệ hữu cơ cao hơn rất nhiều từ 55-65%. Trong thành
phần rác thải sinh hoạt cịn có các cấu tử phi hữu cơ (kim loại, thủy tinh, rác xây
dựng…) chiếm khoảng 12-15%. Phần còn lại là các cấu tử khác (Nguyễn Xuân Thành,
2011).


8


Bảng 1. 1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp của một số địa phương
năm 2009-2010
TT

Loại chất
thải

Hà Nội
(Nam
Sơn)

Hà Nội
(Xn
Sơn)

Hải
Phịng
(Tràng
Cát)

Hải
Phịng
(Đình
Vũ)

Huế
(Thủy

Phương)

Đà
Nẵng
(Khánh
Hịa)

HCM
(Đa
Phước)

HCM
(Phước
Hiệp)

Bắc
Ninh
(TT
Hồ)

1

Rác hữu cơ

53,81

60,79

55,18


57,56

77,1

68,47

64,50

62,83

56,90

2

Giấy

6,53

5,38

4,54

5,42

1,92

5,07

8,17


6,05

3,73

3

Vải

5,82

1,76

4,57

5,12

2,89

1,55

3,88

2,09

1,07

4

Gỗ


2,51

6,63

4,93

3,70

0,59

2,79

4,59

4,18



5

Nhựa

13,57

8,35

14,34

11,28


12,47

11,36

12,42

15,96

9,65

6

Da và cao su

0,15

0,22

1,05

1,90

0,28

0,23

0,44

0,93


0,20

7

Kim loại

0,87

0,25

0,47

0,25

0,40

1,45

0,36

0,59



8

Thủy tinh

1,87


5,07

1,69

1,35

0,39

0,14

0,40

0,86

0,58

9

Sành sứ

0,39

1,26

1,27

0,44

0,79


0,79

0,24

1,27



10

Đất và cát

6,29

5,44

3,08

2,96

1,70

6,75

1,39

2,28

27,85


11

Xỉ than

3,10

2,34

5,70

6,06



0,00

0,44

0,39



12

Nguy hại

0,17

0,82


0,05

0,05



0,02

0,12

0,05

0,07

13

Bùn

4,34

1,63

2,29

2,75

1,46

1,35


2,92

1,89



14

Các loại
khác

0,58

0,05

1,14

1,14



0,03

0,14

0,04



15


Tổng

100

100

100

100

100

100

100

100

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, Jica, 3/2011 và Báo cáo Dự
án Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện,
cấp xã, 2006- 2008.

Về công tác quản lý CTR sinh hoạt nói riêng cũng tương tự như các công tác quản lý
CTR khác. Quản lý CTR sinh hoạt bao gồm các cơng tác chính là thu gom, trung
chuyển và vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt 14.
Trong đó cơng tác thu gom CTR sinh hoạt là quá trình thu nhặt rác thải từ các hộ dân,
các công sở, nhà hàng hay từ các nguồn phát sinh khác, đưa chúng lên xe và vận
chuyển đến điểm trung chuyển, trạm xử lý hay bãi chôn lấp CTR.
Thu gom CTR sinh hoạt trong khu dân cư tại đô thị hay nơng thơn đều là vấn đề khó

khăn và phức tạp, bởi vì CTR phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, đường phố,
công viên…CTR sinh hoạt phát sinh phân tán và khối lượng CTR sinh hoạt ngày càng
tăng lên làm tăng chi phí thu gom do chi phí cho nhiên liệu và nhân cơng tăng cao.

9


Trong tổng số tiền chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và đổ bỏ CTR, chi phí
cho cơng tác thu gom chiếm khoảng 50-60% tổng chi phí.
Thu gom không chỉ là việc thu nhặt các loại CTR từ nguồn phát sinh khác nhau mà
cịn bao gồm cả cơng tác vận chuyển CTR đến xe thu gom rác có thể đến và vận
chuyển CTR đến nơi xử lý. Hiện nay, hệ thống dịch vụ thu gom có thể chia ra làm hai
loại: hệ thống dịch vụ thu gom chất thải chưa phân loại tại nguồn và hệ thống dịch vụ
thu gom chất thải đã được phân loại tại nguồn;
Trung chuyển là hoạt động mà trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang
các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển CTR trên một đoạn đường
khá xa tới bãi chôn lấp hoặc khu xử lý.
Xử lý CTR là một hoạt động không thể thiếu và chiếm vai trò quan trọng nhất trong
hoạt động quản lý tổng hợp CTR sau hàng loạt các hoạt động giảm thiểu tại nguồn, thu
gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải. Do đó, việc lựa chọn phương án xử lý phù
hợp là một yếu tố quyết định sự thành công của công tác quản lý chất thải. Đối với
CTR sinh hoạt, ở các nước tiên tiến chủ yếu sử dụng công nghệ xử lý CTR bằng
phương pháp nhiệt và công nghệ sản xuất phân hữu cơ và một phần sử dụng cơng nghệ
chơn lấp.
Q trình chế biến phân hữu cơ là q trình chuyển hóa các thành phần hữu cơ trong
CTR đô thị thành chất mùn ổn định nhờ hoạt động của các vi sinh vật.
Xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển hóa chất thải
từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro…đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng
nhiệt.
Chôn lấp là hành động đổ chất thải vào khu đất đã được chuẩn bị trước. Q trình chơn

lấp bao gồm cả công tác giám sát chất thải chuyển đến, thải bỏ, ép nén chất thải và lắp
đặt thiết bị giám sát chất lượng môi trường xung quanh. Theo đánh giá thì chơn lấp là
phương pháp loại bỏ chất thải kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi trường.

10


1.1.3 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23 tháng 6 năm
2016;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24/04/2015 Về quản lý chất thải và phế
liệu;
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn;
Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày ngày 12/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ
chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn;
Thông tư số 108/2003/TT-BTC ngày ngày 07/11/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ
chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn phát
triển hỗ trợ chính thức (ODA);
Thơng tư số 08/2008/TT-BTC ngày ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính về việc sửa
đổi, bổ sung thơng tư 108/2003/TT-BTC ngày ngày 07/11/2003 của Bộ tài chính
hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng
nguồn vốn phát triển hỗ trợ chính thức (ODA);
Thơng tư liên tịch của bộ khoa học công nghệ và môi trường – Bộ xây dựng số
01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ
môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải
rắn;
Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 hướng dẫn một số điều của nghị định
số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn:
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN - 261:2001;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN61-MT: 2016/BTNMT - Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.
1.1.4 Nội dung công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng bao gồm

11


các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các
hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất
thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức
khoẻ con người 14:
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời
chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền chấp nhận.
Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý.
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng.
Xử lý chất thải rắn là q trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật làm giảm,
loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong chất thải rắn.
Chơn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của
tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từ
nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho cơng tác xử lý rác về sau. Tái sử dụng
chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử dụng kéo
dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính
chất hóa học. Tái chế chất thải thực chất là lấy lại những phần vật chất của sản phẩm
hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.
1.1.5 Những tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hoạt động thu gom:

Thu gom được hết CTR sinh hoạt phát sinh hay không?
Trang thiết bị, xe thu gom rác trong khu dân cư có đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh mơi
trường hay khơng?
Cơng nhân thu gom có được trang bị các trang phục bảo hộ lao động cần thiết như: khẩu
trang chuyên dụng, găng tay, ủng... hay không?

12


Hoạt động lưu giữ chất thải rắn:
Có thể chia làm hai loại khu lưu giữ
- Lưu giữ tạm thời tại các đầu mối trung chuyển sau khi thu gom từ các hộ dân;
- Lưu giữ tại khu xử lý, trước khi đưa vào hệ thống xử lý;
Một số tiêu chí có thể nêu ra cho cả hai khu này như sau:
- Có cách xa khu dân cư để giảm thiểu mùi hôi, phát tán các mầm bệnh và đảm bảo mỹ
quan hay khơng?
- Có được phun thuốc khử dùng, diệt ruồi muỗi hay không?
Hoạt động xử lý CTR:
- Tỷ lệ tái chế của CTR được bao nhiêu phần trăm?
- Hoạt động xử lý có gây ra vấn đề ơ nhiễm mơi trường nào hay khơng? Như phát sinh
khí thải độc hại, phát sinh mùi, nước rỉ rác....
- Công nghệ xử lý có tận dụng được các nguồn năng lượng phát sinh ra trong q trình
xử lý hay khơng? Như nguồn nhiệt (đối với đốt rác), khí gas phát sinh (đối với bãi
chôn lấp)...
- Lượng không thể tái chế và không thể xử lý sau khi xử dụng biện pháp xử lý là bao
nhiêu %?
1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt gồm có:
1.1.6.1 Tài chính
- Từ phía chính phủ: Thông tư số 121/2008/TT-BTC qui định hỗ trợ từ ngân sách địa

phương đối với các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt nhưng không qui định mức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, nguồn kinh phí hỗ trợ
dẫn đến các xã đã tổ chức dịch vụ VSMT, nhiều tổ chức chịu trách nhiệm cả việc xử lý
chất thải sinh hoạt nhưng mức hỗ trợ còn rất hạn chế, kinh phí hoạt động chủ yếu từ
nguồn thu phí VSMT;
- Từ phía người dân: Mức thu phí thấp dẫn đến khơng đủ trang trải và chất lượng dịch
vụ kém. Việc qui định mức thu phí phải thơng qua HĐND tỉnh dẫn đến việc điều chỉnh
mức thu phí khó khăn đối với cấp huyện, xã. Ngồi ra mức thu phí hiện nay chưa tuân

13


thủ theo người gây ơ nhiễm phải trả, ví dụ thu phí theo hộ, khơng phân biệt giữa hộ
kinh doanh và không kinh doanh, ...
1.1.6.2 Công nghệ và cơ sở hạ tầng cho thu gom
- Chưa có chính sách khuyến khích áp dụng cơng nghệ giảm thiểu, tái sử dụng và tái
chế chất thải sinh hoạt nơng thơn;
- Chưa có chính sách tái chế thích hợp, nhiều rác thải sinh hoạt có thể tái chế thì chưa
được thu gom;
- Cơ sở hạ tầng thấp kém như đường giao thông nông thơn nhỏ khó khăn cho vận
chuyển rác thải;
1.1.6.3 Ý thức về quản lý CTR của một bộ phận người dân chưa cao;
Dân cư phân bố khơng tập trung, địa hình phức tạp làm tăng chi phí thu gom, vận
chuyển CTR;
Tập quán sinh sống theo làng, bản, dòng họ, mỗi nơi có những tập quán sinh sống
riêng dẫn đến khó khăn trong việc thu gom, xử lý tập trung;
Công nghệ xử lý lạc hậu, đa phần là chôn lấp và đốt trong các lò đốt rác nhỏ chưa đảm
bảo về mặt môi trường.
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới

1.2.1.1.

Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt

Trong năm 2016, các thành phố trên thế giới đã tạo ra 2,01 tỷ tấn chất thải rắn, chiếm
khoảng 0,74 kg mỗi người mỗi ngày. Với tốc độ tăng dân số và đơ thị hóa nhanh
chóng, sản lượng chất thải hàng năm dự kiến sẽ tăng thêm 70% từ năm 2016 lên 3,40
tỷ tấn vào năm 2050.
So với các quốc gia phát triển, người dân ở các nước đang phát triển, đặc biệt là người
nghèo đô thị, bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi chất thải không được quản lý bền vững. Ở
các nước thu nhập thấp, hơn 90% chất thải thường được thải bỏ trong các bãi thải
khơng được kiểm sốt hoặc đốt cháy công khai. 22
1.2.1.2.

Công tác phân loại rác thải sinh hoạt trên thế giới

14


Trong những năm qua, nhiều nước trên thế giới đã rất chú trọng đến công tác phân loại
rác trước khi đưa đi xử lý, và ý thức của cộng đồng trong công tác này đã ngày càng
được nâng cao. Điển hình có thể kể đến việc thực hiện phân loại rác tại một số nước
như:
Ở Hàn Quốc, việc “xử lý rác thải” không chỉ được gọi đơn thuần là “đổ rác” mà còn
phải là “phân loại và đổ rác” 23. Người dân Hàn Quốc từ khi còn nhỏ đã được giáo
dục về cách nhận biết các loại rác thải và thực hiện phân loại rác. Tại đây, không phân
biệt người bản địa hay người Hàn Quốc gốc, tất cả mọi người đều có trách nhiệm và
nghĩa vụ thực hiện phân loại rác. Nếu không thực hiện phân loại rác sẽ bị phạt rất
nặng: Đổ rác không sử dụng túi đổ rác theo trọng lượng bị phạt 100.000 won, đốt rác
sai quy định bị phạt 100.000 won, vi phạm phân loại đổ rác tái chế 100.000 won, sử

dụng xe đổ rác trái nơi quy định 300.000 won, đổ rác trước cửa nhà người khác 50.000
won 23. Các trường hợp sai phạm được phát hiện dựa trên hệ thống camera được lắp
đặt rất nhiều tại các tuyến đường và các khu dân cư.
Tại đất nước Nhật Bản, cụ thể là tại thành phố Isesaki, rác thải được quy định về phân
loại rất chi tiết, và nhà chức trách cũng quy định cụ thể những loại rác nào được phép
đổ tại các bãi rác tập trung, loại rác nào phải cho vào túi quy định trước khi mang đổ,
các loại rác nào phải đổ tại những nơi quy định cụ thể...Chi tiết về vấn đề phân loại rác
thải của thành phố Isesaki có thể kể đến như sau 23:
Bảng 1. 2. Quy định về phân loại rác và địa điểm đổ rác ở Nhật Bản
Loại

Các phân loại rác (chủng

rác

loại rác)

Các điểm chú ý

Rác từ thực phẩm tươi, đồ Rác từ thực phẩm tươi cần
chơi trẻ em (bằng gỗ, nhựa), được loại bỏ hết nước (có chế
vải sợi, da giày, những sản độ hỗ trợ cho các hộ gia đình
Rác đốt phẩm nhựa khơng có ký hiệu mua máy xử lý rác từ thực
được

“pura”, giấy vụ, rác, cao su, lá phẩm tươi);
rụng, cỏ

Đệm, đệm ngồi, thảm, chăn
phải đổ ra khu vực rác thải cỡ

lớn.

15


Đổ

Đổ rác

rác ở

bằng

bãi

túi rác

tập

quy

trung

định

rác

Chi tiết xem “cách phân loại Những đồ hộp đựng, sản
và đổ rác nhựa”


phẩm bao bì bằng nhựa có kí
hiệu “Pura”;
Làm sạch bên trong, rửa qua

Rác thải

bằng nước;

nhựa

Chai nhựa đổ ở các địa điểm
tụ họp;
Những đồ bẩn thì đổ ở khu
vực rác đốt được.
Những sản phẩm điện loại nhỏ Đồ thủy tinh vỡ phải được gói
(nồi cơm điện, máy sấy, phích vào giấy;

Rác
khơng

nước), những sản phẩm kim Chai thuốc, chai dầu hoặc
loại nhỏ (ấm, nồi, thìa, chảo);

chai, lon bẩn nếu không được

đốt

Các sản phẩm thủy tinh, đồ cho vào túi rác quy định thì

được


gốm, bóng đèn, chai đựng đổ tại khu vực dành cho rác
thuốc, chai dầu, hay chai bẩn, thải cỡ lớn.
lon;
Chai đựng rượu vang, whisky, Mở nắp chai thủy tinh đựng
đồ uống dạng thực phẩm chức đồ uống, gia vị, các loại nước

Chai
bình

năng, cà phê uống liền, gia vị, uống, mỹ phẩm và rửa qua
dấm, mỹ phẩm

bên trong;
Các loại chai đựng rượu bia,
nước quả cần trả lại cửa hàng
rượu.

Lon nước quả, đồ uống thể Lon đồ uống, đồ hộp (cần rửa
thao, đồ uống có ga, đồ hộp, qua bên trong);
trà (đóng lon), cà phê, sữa

Bình ga du lịch, chai xịt được
đổ ở địa điểm tụ họp (nơi

Lon

dành cho các đồ nguy hiểm);
Làm bẹp miệng lon sữa, tháo
nắp nhựa


16


Đệm, đệm ngồi, tủ các loại, Ghi địa chỉ, tên vào giấy
cành cây, ghế, bàn, tấm thảm, trắng;
thảm trải nền, thảm Urethan, Bó cành cây dài thành bó dưới
bộ dụng cụ trượt tuyết, xe đạp, 1m, đường kính 30cm (trừ
lị sưởi, bộ sa lông tiếp khách, phần thân cây);
Đổ ở nơi quy

Rác thải chăn.

Tivi, tủ lạnh, tủ đá, máy giặt,

cỡ lớn

định

máy điều hòa, các loại máy
sấy quần áo cần mang đến các
cửa hàng bán các sản phẩm đó
(mất phí);
Những đồ không thể cho vào
loại túi đổ rác quy định.

Giấy

1. Báo, tờ rơi


Bó lại theo từng chủng loại từ

báo cũ

2. Hộp bìa các tơng

1 đến 4;

3. Tạp chí

Những hộp giấy loại 1 lít phải

4. Hộp giấy

rửa, mở ra, làm khơ và bó 33
chiếc thành một bó.

Giấy

Giấy copy, giấy bao gói, sách Những loại giấy ngoài các

Ngày thu gom vụn

mỏng, vỏ bao thuốc lá, phong loại giấy cũ từ 1 đến 4 ghi ở

rác

chế

bì, túi giấy, hộp bánh kẹo, bưu trên cho vào túi giấy rồi đóng


(Đổ rác ở các

thiếp, áp phích, lịch, danh gói lon bia, túi giấy đựng gạo

điểm tụ họp)

thiếp;

tái

đổ sang khu vực rác đốt được.

Các loại giấy không đổ được
như giấy có tráng ni lơng,
ảnh...
Những

1. Ống huỳnh quang;

Đổ vào thùng chuyên dụng;

loại rác 2. Pin khô

Pin dạng khuy, pin xạc cần trả

có hại

lại cho cửa hàng bán (thu gom


3. Nhiệt kế thủy ngân

tại cửa hàng).
Các loại 1. Bình ga du lịch;
rác

2. Chai xịt;

Rác loại 1,2 phải tuyệt đối
dùng hết, sau đó đục lỗ;

17


×