Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.46 KB, 45 trang )

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI I
CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI I
Hydraulic Engineering Consultants Corporation No.1
Địa chỉ : 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại : 8526285
Fax : 84 - 4 - 5632169
Ngân hàng : Hội sở Ngân hàng Công thương Việt Nam
Số hiệu tài khoản : 710A - 01085
Vốn kinh doanh : 7.518,11 triệu đồng
Trong đó:
- Vốn cố định: 5.029,17 triệu đồng
- Vốn lưu động: 1.352,57 triệu đồng
Theo nguồn vốn:
- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp: 5.851,01 triệu đồng
- Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 630,68 triệu đồng
- Vốn khác: 1.136,42 triệu đồng
I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I, có tên giao dịch quốc tế là Hydraulic
Engineering Consultants Corporation No1, viết tắt là HEC-1, là tổ chức tư vấn hàng
đầu trong lĩnh vực phát triển Thủy lợi ở Việt nam.
Năm 1956, tổ chức Khảo sát, Thiết kế cấp ngành là Cục thiết kế Thủy lợi thuộc
Bộ Thủy lợi Kiến trúc được thành lập. Từ đó đến nay đã nhiều lần thay đổi tên gọi:
- 1956 - 1961 : Cục Khảo sát Thiết kế
- 1961 - 1976 : Viện Thiết kế Thủy lợi và Thuỷ điện
- 1976 - 1989 : Viện Khảo sát Thiết kế Thủy lợi
- 1989 - 1993 : Viện Khảo sát Thiết kế Thủy lợi Quốc gia
- 1992 - 1995 : Công ty Khảo sát Thiết kế Thủy lợi I
- Từ 1995 đến nay: Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I


Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I được thành lập theo Quyết định số
79QĐ/TCCB - LĐ ngày 6 - 9 - 1995 của Bộ trưởng Bộ Thủy lợi cũ, nay là Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động, Công ty đã lập dự án khảo sát, thiết kế để xây
dựng ở Việt Nam gần 500 hệ thống công trình Thủy lợi lớn nhỏ trên phạm vi cả
nước. Đáng kể nhất là các công trình: Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải; Hệ thống công
trình Dầu Tiếng; Công trình cải tạo phân lũ Đập đáy; Các công trình đập bê tông
1
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trọng lực Tân giang, Lòng sông, Thạch nham ở miền Trung, Tây Nguyên và nhiều
công trình thuỷ điện trong đó có Thác bà - Bàn thạch...
Ngoài ra, Công ty còn thiết kế nhiều dự án Thủy lợi, Thuỷ điện ở Lào,
Campuchia và gửi chuyên gia sang các nước Châu Phi và Trung Đông.
HEC-1 đang duy trì quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan trong nước và ngoài nước,
và là thành viên sáng lập các liên doanh: Công ty Tư vấn Phát triển Nguồn nước Việt
Nam (VWDC) và Công ty Tư vấn Xây dựng Công trình Châu Á - Thái Bình Dương
(APECO) liên doanh tương ứng với hai công ty SCI và PCI của Nhật Bản.
Với thành tích đó, Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I đã vinh dự được Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng:
- 1 Huân chương Độc lập hạng 3
- 40 Huân chương lao động từ hạng nhất đến hạng 3.
Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tặng 1 Huân chương Tự do và
nhiều Huy chương cao quý khác.
2. Chức năng và nhiệm vụ
Theo Quyết định số 79QĐ/TCCB - LĐ ngày 6 - 9 - 1995 của Bộ trưởng Bộ
Thủy lợi và theo Chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng số 23/BXD - CSXD ngày 24
- 1 - 1996 do Bộ Xây dựng cấp phép thì Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I có các
chức năng và nhiệm vụ sau:
• Lập dự án đầu tư xây dựng thủy lợi, thuỷ điện;
• Khảo sát xây dựng (bao gồm khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường,

địa vật lý và khảo sát đánh giá hiện trạng công trình);
• Thí nghiệm đất, đá, nền móng, vật liệu, cấu kiện xây dựng;
• Thiết kế và tổng thầu khảo sát thiết kế các dự án thủy lợi, thuỷ điện, các dự án
tiêu thoát nước cho các khu công nghiệp và dân cư bao gồm sửa chữa, tu bổ,
nâng cấp làm mới;
• Thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế;
• Tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế trong xây dựng;
• Quản lý dự án xây dựng thủy lợi;
• Thực hiện việc khoan phụt nền móng vào thân công trình thủy lợi, thuỷ điện;
• Gia công, chế tạo, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị cơ khí công trình thủy lợi;
• Thiết kế các trạm biến áp và đường dây truyền tải điện;
• Nghiên cứu các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ;
• In ấn.
3. Đặc điểm quy trình công nghệ
a. Hoạt động sản xuất của Công ty
2
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Như đã trình bày trong phần Chức năng và Nhiệm vụ, Công ty Tư vấn Xây dựng
Thủy lợi I tham gia thực hiện khá nhiều hoạt động như khảo sát, thiết kế, sửa chữa, in
ấn... Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập đến hai hoạt động chính của Công ty là:
- Công tác khảo sát (ngoài trời, trong phòng);
- Công tác thiết kế.
1) Công tác khảo sát.
Công tác khảo sát bao gồm: Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, và xử lý nền
móng công trình.
* Công tác Khảo sát địa hình
Công tác khảo sát địa hình bao gồm nhiều công tác nhỏ hợp thành, nhưng chủ
yếu có các thành phần chính sau đây:
- Công tác khống chế mặt bằng;
- Công tác khống chế cao độ;

- Công tác đo vẽ chi tiết bản đồ;
- Công tác đo vẽ mặt cắt địa hình;
- Công tác xác định vị trí cao độ...
* Công tác Khảo sát địa chất
Cũng như công tác khảo sát địa hình, công tác khảo sát địa chất công trình
cũng bao gồm nhiều thành phần hợp thành, nhưng chủ yếu là các công việc sau:
- Đo vẽ bản đồ địa chất các loại tỷ lệ;
- Đào hố thăm dò;
- Khoan tay;
- Khoan máy;
- Địa vật lý;
- Thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm trong phòng để xác định các loại chỉ tiêu
cần thiết cho thiết kế.
* Công tác Xử lý nền móng
Công tác xử lý nền móng và thân công trình bao gồm các thành phần công việc
sau đây hợp thành:
- Khoan tạo lỗ
- Phụt dung dịch
- Ép nước kiểm tra
2) Công tác thiết kế
Sản phẩm thiết kế là các bản vẽ đồ án thiết kế công trình. Trong một công trình
thủy lợi bao gồm nhiều hạng mục, mỗi hạng mục lại có thể có hàng chục bản vẽ. Mỗi
công trình có số lượng bản vẽ khác nhau tùy theo quy mô, hình thức kết cấu và điều
kiện địa hình, địa chất. Do đó, giá trị kinh tế không thể tính được cho từng bản vẽ mà
theo cơ cấu Giá thiết kế. Có thể phân loại công tác thiết kế theo 3 giai đoạn:
3
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Giai đoạn Nghiên cứu khả thi;
- Giai đoạn Thiết kế kỹ thuật + Tổng dự toán;
- Giai đoạn Bản vẽ thi công + Dự toán.

b. Dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty (Khảo sát, thiết kế)
Dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty được thực hiện qua các bước sau:
1) Đấu thầu (ký Hợp đồng kinh tế)
2) Lập đề cương khảo sát thiết kế tổng quát, đề cương khảo sát thiết kế chuyên ngành.
3) Thực hiện đề cương
4) Thu thập tài liệu cơ bản, khảo sát, điều tra, thí nghiệm, triển khai thiết kế.
5) Nghiệm thu tài liệu gốc: địa hình, địa chất, thí nghiệm, địa vật lý.
6) Lập hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thiết kế chuyên ngành, thiết kế tổng hợp,
giám định cấp Xí nghiệp.
7) Giám định cấp Công ty, bảo vệ Đồ án ở Công ty (có các A)
8) Bảo vệ Đồ án cấp Bộ, cấp Nhà nước, hoàn thiện Đồ án, xuất Đồ án.
9) Theo dõi thực hiện quyền giám sát tác giả Đồ án thiết kế công trình.
10) Tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình, theo dõi bảo hành.
Sơ đồ 2-1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ của Công ty
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng Kinh tế kế hoạch Phó tổng giám đốc
Phụ trách khảo sát Đấu thầu, ký hợp đồng
Phụ trách thiết kế
XN TV ĐKT
Văn phòng tư vấn Các XN thiết kế
Tổ chức đi thực địa, lập đề cương tổng quát và các đề cương chi tiết
Các XN khảo sát
Các XN thiết kế
Làm thực địa theo đề cương Thu thập tài liệu cơ bản, nghiên cứu tính toán thiết kế
XN TV ĐKT Cung cấp Lập các phương án thiết kế
Thu thập tài liệu, tính toán lập hồ sơ khảo sát Tài liệu và hồ sơ Thiết kế
4
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thông qua Công ty (VPTV, PTGĐ PT KS, TK, TGĐ)

Bổ sung sửa chữa hoàn chỉnh hồ sơ cấp Công ty
Báo cáo trình duyệt đồ án với cấp có thẩm quyền
Bổ sung hoàn chỉnh đồ án lập hồ sơ chính thức
Phòng Kinh tế kế hoạch
Tiếp nhận và giao cho chủ đầu tư
4. Mô hình tổ chức của Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I
Theo Điều lệ Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I ban hành kèm theo quyết
định số 3212 NN - TCCB - LĐ/QĐ ngày 10 - 12 - 1997 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:
- Tổng Giám đốc Công ty
- Các phó Tổng Giám đốc Công ty
- Kế toán trưởng Công ty.
Các đơn vị quản lý kỹ thuật - nghiệp vụ giúp việc cho Tổng Giám đốc gồm:
- Phòng Tổ chức cán bộ lao động
- Phòng Kinh tế kế hoạch
- Phòng Kế toán
- Phòng Tổng hợp
- Văn phòng tư vấn
- Trung tâm phát triển công nghệ
Tổ chức sản xuất gồm 3 khối:
- Khối Thiết kế gồm 3 Xí nghiệp Thiết kế Tư vấn Xây dựng Thủy lợi 1, 2, 3.
- Khối Khảo sát gồm 4 Xí nghiệp Khảo sát Thủy lợi 1, 2, 3, 4 và Xí nghiệp Địa kỹ
thuật.
- Khối phục vụ gồm: Xí nghiệp In Thủy lợi và Xí nghiệp Sửa chữa Cơ khí Thủy
lợi.
5
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các Xí nghiệp lại tổ chức thành các Xưởng và Tổ sản xuất theo chuyên ngành.
Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I hoạt động theo mô hình Tổng công ty.
Các Xí nghiệp trực thuộc Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc

Công ty, được sử dụng con dấu của Công ty để giao dịch trong phạm vi, quyền hạn
và nhiệm vụ được giao.
* Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
- Tổng Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ
chủ quản và pháp luật về quản lý và điều hành tất cả các mặt hoạt động của Công ty.
Tổng Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.
- Hội đồng khoa học công nghệ: Tư vấn cho Tổng Giám đốc về vấn đề khoa học
công nghệ nói chung: Công nghệ Khảo sát Thiết kế; Các quy trình quy phạm; Các
chương trình máy tính; Các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các sáng kiến cải tiến...
- Các Hội đồng khác: Bao gồm các Hội đồng thi đua, Hội đồng về mua sắm thiết
bị, tài sản cố định...
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Thiết kế: Phụ trách các Xí nghiệp Thiết kế 1, 2,
3; có nhiệm vụ ký các hồ sơ đồ án của thiết kế, giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật
trong khâu thiết kế; đào tạo các kỹ sư thiết kế...
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khảo sát: Phụ trách công tác Khảo sát (phụ trách
các Xí nghiệp Khảo sát 1, 2, 3, 4 và Xí nghiệp Địa kỹ thuật); Giúp Tổng Giám đốc
giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật trong khảo sát thực địa...
- Phòng Tổ chức cán bộ lao động: Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, theo dõi
các chế độ chính sách về lao động, tiền lương; Theo dõi và lập các quy chế về các
vấn đề thuộc hoạt động của Công ty...
- Phòng Kinh tế Kế hoạch: Chịu trách nhiệm hợp đồng, đấu thầu, nghiệm thu
thanh toán hợp đồng, điều hành Khảo sát Thiết kế các công trình, tính toán chi phí
sản xuất; Tổng kết, sơ kết tháng, quý, năm của Công ty, đồng thời lập các kế hoạch
sản xuất kinh doanh của Công ty
- Phòng Kế toán: Quản lý các mặt thuộc lĩnh vực hoạt động tài chính của Công ty,
giám sát các quá trình thu, chi, mua, bán, tập hợp chi phí... đồng thời tư vấn cho
Tổng Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định tài chính trên cơ sở các nghiệp vụ
tài chính thường ngày.
- Văn phòng Tư vấn: Giúp Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc về việc thẩm định
đồ án Khảo sát Thiết kế; làm công tác phản biện khi có yêu cầu.

- Trung tâm phát triển công nghệ: Theo dõi về việc phát triển khoa học công nghệ,
các chương trình tính toán, nối mạng; theo dõi quy trình, quy phạm Khảo sát Thiết kế;
Tham gia và theo dõi các đề tài khoa học kỹ thuật của Công ty và của ngành.
- Phòng Tổng hợp: Phục vụ về công tác hành chính: thường trực, bảo vệ, y tế, sửa
chữa nhỏ, trang thiết bị văn phòng...
6
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Chức năng, nhiệm vụ của các Xí nghiệp
1) Xí nghiệp Thiết kế Tư vấn Xây dựng Thủy lợi 1
Trụ sở: 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
Có nhiệm vụ thiết kế các công trình thủy lợi, chuyên sâu về thiết kế hồ chứa và
đập lớn.
2) Xí nghiệp Thiết kế Tư vấn Xây dựng Thủy lợi 2
Trụ sở: 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
Có nhiệm vụ thiết kế các công trình thủy lợi, chuyên sâu về trạm bơm, trạm
thuỷ điện, kênh và các công trình trên kênh.
7
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 2-2: Sơ đồ tổ chức hiện tại của Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I
8
T NG GI M CỔ Á ĐỐ
CÁC H I NG ...Ộ ĐỒ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ
TRÁCH THIẾT KẾ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ
TRÁCH KHẢO SÁT
PHÒNG
K.TOÁN

PHÒNG
T.H PỢ
VP
T V NƯ Ấ
PHÒNG
KTKH
PHÒNG
TCCBLĐ
TT
PTCN
XN TK
TVXDTL1
XN TK
TVXDTL2
XN TV
KTĐ
XN KS
TL2
XN
SCCK TL
XN IN
TL
XN KS
TL1
XN KS
TL3
XN KS
TL4
XN TK
TVXDTL3

Tổ
S aử
chữ
a
Tổ
Ngu iộ
Tổ
TH
Tổ
TH
Tổ
In
Tổ
Sách
Tổ
KS

Tổ
TH
Tổ
KS

Tổ
KT
HĐ ĐC
Xg
KT

Xg
TN

KTĐ
Tổ

L
Xg
KT

Các x ngưở
thi t kế ế
chuyên ng nhà
Các x ngưở
thi t kế ế
Thu công 1,2ỷ
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3) Xí nghiệp Thiết kế Tư vấn Xây dựng Thủy lợi 3
Trụ sở: 30 Trịnh Phong - Nha Trang - Khánh Hòa
Là một đơn vị tổ chức thiết kế khu vực của Công ty, có nhiệm vụ thiết kế các
công trình thủy lợi ở miền Trung và Tây Nguyên theo sự phân công của Công ty.
4) Xí nghiệp Tư vấn Địa kỹ thuật
Trụ sở: 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
Là đơn vị kỹ thuật sử dụng các thiết bị hiện đại để khảo sát địa hình, địa chất,
địa vật lý, lập các hồ sơ kỹ thuật về khảo sát địa hình, địa chất và xử lý nền, phục vụ
công tác thiết kế theo sự phân công của Công ty.
5) Xí nghiệp Khảo sát Thủy lợi 1
Trụ sở: Từ Sơn - Tiên Sơn - Hà Bắc
Có nhiệm vụ khảo sát địa hình, địa chất phục vụ thiết kế công trình thủy lợi
thuộc vùng đồng bằng, miền núi phía Bắc, khảo sát địa hình lòng sông và thường
trực đo đạc phục vụ công tác phòng chống lụt bão theo nhiệm vụ Bộ giao.
6) Xí nghiệp Khảo sát Thủy lợi 2
Trụ sở: Tam Điệp - Ninh Bình

Có nhiệm vụ khoan phụt, gia cố xử lý nền móng các công trình thủy lợi; khảo
sát địa chất các công trình theo kế hoạch được giao.
7) Xí nghiệp Khảo sát Thủy lợi 3
Trụ sở: Vinh - Nghệ An
Có nhiệm vụ khảo sát địa chất phục vụ thiết kế các công trình thủy lợi từ
Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế theo kế hoạch được giao.
8) Xí nghiệp Khảo sát Thủy lợi 4
Trụ sở: Quảng Ngãi
Có nhiệm vụ khảo sát địa hình, địa chất phục vụ thiết kế các công trình thủy lợi
khu vực Tây Nguyên và khu V cũ theo kế hoạch được giao.
9) Xí nghiệp Sửa chữa cơ khí Thủy lợi
Trụ sở: 273 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Là đơn vị sản xuất chuyên ngành của Công ty, có nhiệm vụ gia công sửa chữa
xe máy, thiết bị chuyên dùng của Công ty.
10) Xí nghiệp In Thủy lợi
Trụ sở: 107 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội
Có nhiệm vụ thực hiện công tác in các đồ án khảo sát thiết kế của Công ty, in
các hồ sơ tài liệu của Công ty và của ngành.
5. Đặc điểm bộ máy kế toán và công tác kế toán
a. Bộ máy kế toán
9
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Công tác hạch toán kinh tế đối với Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I được
bắt đầu chính thức áp dụng từ khi Bộ chủ quản giao vốn (1992) và theo quy định của
Nhà nước thì Công ty là đơn vị có đủ tư cách pháp nhân hành nghề về khảo sát thiết
kế, xử lý nền móng, thân công trình Thủy lợi.
Công ty có 10 Xí nghiệp thành phần trực thuộc Công ty, các Xí nghiệp này
quan hệ với Công ty theo chế độ hạch toán báo sổ trên 3 mặt chính: Chi phí lao
động; một phần Chi phí vật tư và một phần Chi khác.
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty tập trung chủ yếu tại Phòng Kế toán - Tài

vụ tại Công ty. Ở các Xí nghiệp trực thuộc có một tổ kế toán (bao gồm 1 kế toán
chính và 1 - 2 kế toán viên) thuộc phòng Tổng hợp, bộ phận này có nhiệm vụ hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế, các nội dụng, các chỉ tiêu được phân cấp quản lý và hạch
toán như: chi phí lao động, chi phí vật tư, chi khác... Còn các chỉ tiêu, các nội dung
không được phân cấp quản lý và hạch toán thì chuyển giao chứng từ về phòng Kế
toán ở Công ty. Ở Công ty, phòng Kế toán làm nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh tại Công ty và các nghiệp vụ phát sinh ở các đơn vị phụ thuộc
nhưng không được phân cấp cho đơn vị phụ thuộc hạch toán và làm nhiệm vụ tổng
hợp các báo cáo do đơn vị phụ thuộc gửi lên về các nội dung đã phân cấp cho đơn vị
phụ thuộc hạch toán.
Phòng Kế toán Công ty gồm 15 người, mỗi người được phân công chịu trách
nhiệm đối với từng công việc cụ thể.
- Kế toán trưởng: là người giúp Tổng Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo, thực
hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở
trong Công ty theo đúng chế độ, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài
chính của Nhà nước trong Công ty.
- Kế toán doanh thu, công nợ, hợp đồng: chịu trách nhiệm theo dõi việc ký kết,
nghiệm thu hợp đồng, theo dõi việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng cũng như
các khoản Công ty nợ khách hàng.
- Kế toán tổng hợp: là người thực hiện việc tập hợp các hóa đơn chứng từ, các
khoản mục chi phí của các công trình để lên các báo biểu kế toán báo cáo Bộ và các
cơ quan tài chính.
- Kế toán theo dõi khối Xí nghiệp: có nhiệm vụ tập hợp các báo cáo quyết toán
ở các đơn vị trực thuộc nộp lên, xem xét, duyệt xác nhận các khoản chi phí.
- Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi việc nhập xuất vật tư, tài sản cố
định, và tiến hành tính khấu hao tài sản cố định...
- Kế toán thanh toán và xây dựng cơ bản: Chuyên trách các khoản thanh toán
của Công ty trên các tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, các khoản vay; đồng
thời chịu trách nhiệm theo dõi mảng xây dựng cơ bản của Công ty (nhà cửa, kho bãi,
sửa chữa...)

10
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Kế toán bảo hiểm xã hội: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện công
tác bảo hiểm xã hội tại Công ty, và tính toán các khoản bảo hiểm xã hội phải nộp
Ngân sách, các khoản phải trả người lao động.
- Kế toán các công trình Lào: Chịu trách nhiệm tập hợp và hạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đối với các công trình thực hiện bên Lào.
- Thủ quỹ: là người theo dõi những biến động về mặt hiện vật của các khoản
tiền có trong két tại Công ty.
- Bộ phận kho: Theo dõi về mặt hiện vật các loại vật tư, tài sản cố định được giữ
tại kho của Công ty.
Sơ đồ 2-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I
b. Đặc điểm công tác kế toán
Ở Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I, công tác tổ chức công tác kế toán do
Kế toán trưởng là người trực tiếp thực hiện có thông qua ý kiến chỉ đạo của Ban
Giám đốc Công ty và Bộ chủ quản.
* Đối với công tác hạch toán ban đầu
Kế toán ở các Xí nghiệp có nhiệm vụ lập các chứng từ ban đầu như phiếu thu,
phiếu chi... sau đó lên các tờ kê và bảng phân bổ, cuối tháng, quý, năm tập hợp các
bảng kê, các tờ kê, bảng phân bổ kèm các chứng từ gốc gửi về phòng Kế toán Công
ty. Ở phòng Kế toán Công ty có một kế toán chuyên chịu trách nhiệm nhận các báo
cáo quyết toán của các Xí nghiệp, xem xét và duyệt xác nhận các khoản chi phí, sau
đó tiến hành ghi giảm vào tài khoản cấp phát cho Xí nghiệp. Đối với các nghiệp vụ
kinh tế khác phát sinh tại Công ty, các kế toán phần hành sẽ tiến hành lập các chứng
từ gốc theo phạm vi công việc mà mình được giao, hàng tuần hoặc cuối tháng tiến
11
Kế
toán
theo
dõi

kh iỗ

nghi
p ệ
Kế
toán
BHX
H
Kế
toán
công
trình
L oà
Thủ
quỹ
Bộ
ph nậ
kho
K toán 10 Xí nghi pế ệ
th nh viênà
Kế
toán
thanh
toán

XDC
B
Kế
toán
v tậ

t ,ư
TSC
Đ
Kế
toán
doan
h
thu,
công
n ,ợ
h pợ
Kế
toán
t ngổ
h pợ
K toán tr ngế ưở
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hành lập các bảng kê chứng từ và gửi kèm với chứng từ gốc cho kế toán tổng hợp
tiến hành tổng hợp chi phí, lên các báo cáo tài chính gửi cho các cơ quan chức năng
có liên quan: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (là Bộ chủ quản), cơ quan tài
chính, cơ quan thống kê, cơ quan thuế...
* Đối với việc tổ chức vận dụng hệ thống kế toán
Công ty Tư vân Xây dựng Thủy lợi I áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi
sổ. Theo hình thức này thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc các kế toán phần
hành tiến hành lập bảng kê chứng từ kế toán và ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết, sau đó
theo định kỳ hàng tuần, gửi các bảng kê kèm chứng từ gốc cho kế toán tổng hợp lập
Chứng từ ghi sổ, sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Các Chứng từ ghi sổ sau đó được
dùng để ghi vào Sổ Cái. Cuối tháng, kế toán tổng hợp khoá sổ, tính ra tổng số tiền
của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ
ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản

trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Trên cơ sở đối chiếu
khớp đúng giữa số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ
kế toán chi tiết), kế toán tổng hợp tiến hành lập các Báo cáo Tài chính.
Các chứng từ gốc được tập hợp gửi về kế toán tổng hợp, kế toán tổng hợp sẽ
căn cứ vào trình tự được gửi đến của các chứng từ để đánh số các Chứng từ ghi sổ,
sau đó tiến hành lập các sổ kế toán trên cơ sở của Chứng từ ghi sổ vừa được lập.
Tại phòng kế toán Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I, kế toán tổng hợp là
người phụ trách việc lập các Chứng từ ghi sổ, sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, ghi sổ
Cái chi tiết các tài khoản, lập Bảng cân đối số phát sinh, đồng thời là người tiến
hành lập các bảng phân bổ, tập hợp chi phí và tính giá, lên các báo biểu kế toán. Các
kế toán phần hành có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán ban đầu, lập các sổ chi
tiết, và Bảng tổng hợp chi tiết. Giữa kế toán tổng hợp và kế toán phần hành, cũng
như giữa các kế toán phần hành luôn có sự đỗi chiếu kiểm tra lẫn nhau, kế toán
trưởng là người kiểm tra cuối cùng và ký duyệt các chứng từ và báo cáo.
Hệ thống sổ chi tiết của Công ty do kế toán phần hành lập và số lượng sổ phụ
thuộc vào yêu cầu quản lý của Công ty. Các loại sổ chi tiết chủ yếu được sử dụng:
Sổ chi tiết tài sản cố định, vật tư; Sổ chi tiết phải thu, phải trả; Sổ chi tiết tiền gửi,
tiền vay; Sổ chi tiết các khoản phải thu, phải trả đơn vị nội bộ...
* Đối với việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động
trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế thủy lợi, nên hệ thống tài khoản mà Công ty áp dụng
là hệ thống tài khoản của các đơn vị xây lắp được ban hành theo Quyết định số
1864/1998/QĐ/BTC ngày 16 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài chính.
Về cơ bản, Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo đúng mẫu ban hành và
hướng dẫn của Bộ Tài chính, nhưng do đặc điểm hoạt động riêng của Công ty nên
có những tài khoản không sử dụng đến hoặc chưa sử dụng. Các tài khoản áp dụng tại
Công ty bao gồm:
- Tài khoản loại I: TK 111, 112, 131, 133, 136, 138, 141, 142, 152, 153, 154;
12
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Tài khoản loại II: TK 211, 213, 214, 222, 241;
- Tài khoản loại III: TK 311, 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341;
- Tài khoản loại IV: TK 411, 414, 412, 413, 421, 431, 441, 461;
- Tài khoản loại V: TK 511;
- Tài khoản loại VI: TK 621, 622, 627, 631, 642;
- Tài khoản loại VII: TK 711, 721;
- Tài khoản loại VIII: TK 811, 821;
- Tài khoản loại IX: TK 911;
- Tài khoản ngoài bảng: TK 009.
Các tài khoản sử dụng lại được chi tiết theo những nội dung cần thiết và thuận
tiện cho công tác quản lý và hạch toán. Các tài khoản thông thường như TK 111,
112, 211, 213... được chi tiết theo đúng chế độ; các tài khoản 131, 331 được chi tiết
theo chủ đầu tư (các A) và các khách hàng của Công ty; các tài khoản 136, 336 được
chi tiết theo các đơn vị trực thuộc Công ty, tài khoản 154, 621, 622, 627, 642 được
chi tiết theo công trình...
Trong hệ thống tài khoản của mình Công ty không sử dụng tài khoản 632 -
“Giá vốn hàng bán” mà sử dụng tài khoản 631 - “Giá thành sản xuất” để thay thế.
Việc này xuất phát từ thực tế là sản phẩm của Công ty không phải là loại sản phẩm
để đem tiêu thụ trên thị trường, giá bán sản phẩm không do Công ty quyết định mà
phải tuân theo giá thiết kế và giá khảo sát do Nhà nước quy định. Một điểm nữa là
Công ty không sử dụng các tài khoản dự phòng, nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Hàng hóa của Công ty mang tính chất đặc thù, người mua là Nhà nước, giá
bán phụ thuộc đơn giá Nhà nước quy định do đó không cần phải lập dự phòng.
+ Việc liên doanh dài hạn với hai Công ty của Nhật phát triển tốt, nên Công ty
chưa tiến hành lập dự phòng.
* Tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính
Như trên đã biết, Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ”, việc
lập các báo cáo tài chính do kế toán tổng hợp lập hàng quý, năm dưới sự chỉ đạo của
Kế toán trưởng. Hiện nay, Công ty tiến hành lập các loại báo cáo tài chính:
- Bảng cân đối kế toán;

- Báo cáo kết quả kinh doanh;
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo này được lập thành 5 bản có chữ ký của Kế toán trưởng, Tổng
Giám đốc, và gửi lên: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông là cơ quan chủ
quản, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê.
6. Những thành tựu đạt được và hướng phát triển trong thời gian tới
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện chủ yếu trên
các báo cáo kế toán: đó là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.
13
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua số liệu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công
ty trong 3 năm (1997, 1998, 1999) ta sử dụng các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu, Doanh
thu, các khoản nộp Ngân sách và lợi nhuận để lập Bảng phân tích tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 2-1:
Bảng phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I qua 3 năm 1997, 1998, 1999.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm 1998 so với
năm 1997
Năm 1999 so với
năm 1998
Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%)
1. Vốn 10,5117 11,7 12,5054 1,19 11,31 0,80 6,88

- Ngân sách 7,589 7,589 7,589 0 0 0 0
- Tự có 2,9227 4,111 4,9164 1,19 40,66 0,81 19,59
2. Doanh thu 25,228 30,420 32,514 5,19 20,58 2,09 6,88
3. Nộp NS 2,902 2,137 3,3 -0,77 -26,36 1,16 54,42
4. Lợi nhuận 2,190 2,732 3 0,54 24,75 0,27 10,19
Từ số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua
các năm là tương đối tốt, Công ty làm ăn có lãi, có tích luỹ, doanh thu tăng đều qua
các năm và luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước (2 - 3 tỷ đồng mỗi
năm). Việc tốc độ tăng doanh thu của năm 1999 giảm hơn so với các năm trước
(6,88% so với 20,58%) là do trong năm 1999 có sự điều chỉnh của Nhà nước trong
công tác xây dựng các công trình thủy lợi khiến cho đầu vào của Công ty bị giảm
sút, mặt khác nữa là do sự thay đổi chính sách thuế của Nhà nước, chuyển từ thuế
doanh thu sang thuế giá trị gia tăng, cũng làm giảm doanh thu của Công ty (thuế suất
thuế doanh thu áp dụng cho Công ty trước đây là 5%, chuyển sang áp dụng thuế giá
trị gia tăng với thuế suất 10%, trong khi thuế đầu vào được giảm trừ chỉ khoảng từ 1
- 2%). Bên cạnh đó, là sự cạnh tranh của các công ty và doanh nghiệp địa phương
(quy mô nhỏ, cơ cấu gọn) ngày càng lớn, Công ty lại là cơ quan quản lý kỹ thuật đầu
ngành nên đối với các công trình có vốn đầu tư nhỏ thường do các công ty, doanh
nghiệp địa phương thực hiện.
Việc phân tích theo chiều ngang mới chỉ cho thấy sự biến động của các khoản
mục nhưng chưa cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục với nhau
hoặc với tổng của chúng. Để thấy được mối quan hệ này, ta tiến hành phân tích theo
chiều dọc, bằng cách đem so sánh lợi nhuận với doanh thu hay nguồn vốn tự có với
vốn kinh doanh. Qua đó có thể đánh giá những biến động về quy mô của năm sau so
với năm trước. Từ số liệu trên Bảng phân tích ta có thể tính ra một số tỷ số:
14
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1) Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình kinh doanh, thể hiện lợi
nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại. Nó được xác định bằng công thức:

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = ––––––––––-- × 100
Khi đó ta có: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Năm 1997 =
Năm 1998 =
Năm 1999 =
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đều tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ hiệu quả
của quá trình kinh doanh của Công ty ngày càng tăng.
2) Tỷ suất lợi nhuận/vốn tự có
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có. Nó được xác định:
Tỷ suất lợi nhuận/vốn tự có =  × 100
Áp dụng với Công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi I ta có:
Tỷ suất lợi nhuận/vốn tự có Năm 1997 =
Năm 1998 =
Năm 1999 =
3) Tỷ suất lợi nhuận/vốn
Chỉ tiêu này cũng tương tự như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/vốn tự có. Công thức:
Tỷ suất lợi nhuận/vốn =  × 100
15
L i nhu n thu n sau ợ ậ ầ
Doanh thu thuần
%68,8100
228,25
19,2

%98,8100
42,30
732,2

%23,9100
514,32
3


L i nhu n thu n sau ợ ậ ầ
Doanh thu thuần
%93,74100
9227,2
19,2

%46,66100
111,4
732,2

%02,61100
9164,4
3

V nố
L i nhu n thu n sau ợ ậ ầ
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khi đó: Tỷ suất lợi nhuận/vốn Năm 1997 =
Năm 1998 =
Năm 1999 =
Có thể thấy rằng khả năng sinh lợi của vốn tự có của Công ty là khá lớn (>
60%), và mặc dù khả năng sinh lợi của vốn tự có giảm dần qua các năm nhưng xét
toàn diện thì việc sử dụng vốn của Công ty là có hiệu quả và mức sinh lời của vốn
vẫn tăng qua các năm.
Trong những năm qua, Công ty đã rất chú trọng xây dựng và củng cố hoạt
động của Công ty trên mọi phương diện, bước đầu đã đưa Công ty hoạt động ổn
định, lớn mạnh cả về lượng và chất, củng cố vị thế trong lĩnh vực hoạt động tư vấn.
Trong những năm tiếp theo, Công ty đặt mục tiêu phấn đấu là: giữ vững và ổn định
đời sống cán bộ công nhân viên, tiếp tục tăng cao mức tích luỹ để xây dựng Công ty

ngày càng lớn mạnh. Trong đó, tập trung vào công tác tuyển dụng, đào tạo những
chuyên gia, kỹ sư có trình độ; không ngừng hoàn thiện và đầu tư các trang thiết bị và
công nghệ hiện đại; tiến hành biên dịch những tiêu chuẩn và chỉ tiêu kỹ thuật thông
dụng của các nước công nghiệp phát triển theo hướng hòa nhập khu vực và thế giới;
đồng thời tăng cường hợp tác với các cơ quan tư vấn nước ngoài để vừa nâng cao
chất lượng công tác tư vấn vừa tạo điều kiện để học hỏi kinh nghiệm.
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI I
1. Đặc điểm chi phí sản xuất ở Công ty
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khảo sát thiết kế thủy lợi, ngoài
những đặc điểm cơ bản của một đơn vị khảo sát thiết kế, Công ty Tư vấn Xây dựng
Thủy lợi I có những đặc điểm khác biệt cụ thể của mình quy định sự khác biệt của
chi phí sản xuất của Công ty. Cụ thể:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật
liệu cần thiết tạo ra sản phẩm hoàn thành. Giá trị vật liệu bao gồm giá trị thực tế của
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng lao động, bảo hộ lao động cần thiết
cho việc thực hiện và hoàn thành sản phẩm. Do sản phẩm của Công ty có đặc tính kỹ
thuật cao và là sản phẩm trừu tượng nên nguyên vật liệu thường không phải là bộ
16
%83,20100
5117,10
19,2

%35,23100
7,11
732,2

%99,23100
5054,12

3

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phận chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm. Mặt khác, việc sản xuất mang tính
đơn chiếc nên nguyên vật liệu phát sinh thường không cố định và không giống nhau
cho mỗi sản phẩm. Giá trị nguyên vật liệu chủ yếu là các loại vật tư phục vụ cho công
tác khảo sát (nhiên liệu cho sử dụng máy, các loại thước đo đạc địa hình, các phụ tùng
để thay thế, các loại mũi khoan, cán khoan, ống chèn...), và một số vật liệu sử dụng
cho thiết kế như: văn phòng phẩm, giấy bút phục vụ cho việc vẽ đồ án thiết kế...
* Chi phí nhân công trực tiếp
Tại Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I, công tác hạch toán chi phí nhân công
trực tiếp là một công việc quan trọng trong toàn bộ quá trình hạch toán chi phí sản
xuất vì chi phí này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các khoản mục chi phí thuộc giá
thành của Công ty. Thuộc phạm vi chi phí nhân công trực tiếp của Công ty gồm có
các khoản chi trả lương cho công nhân khảo sát, nhân công thiết kế. Khoản mục chi
phí này được xác định trên cơ sở phần trăm của sản lượng thực hiện của từng loại
hình công tác.
* Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những khoản chi phí thuộc phạm trù chi phí
sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cấu tạo nên sản
phẩm. Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, công
cụ, dụng cụ dùng chung; chi phí khấu hao; chi trả lương cho cán bộ quản lý Xí
nghiệp; các khoản trích theo lương của cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp...
* Chi phí sử dụng máy
Hiện nay, tại Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi I, khối lượng chi phí sử dụng
máy chưa được hạch toán riêng thành một khoản mục chi phí mà các chi phí liên
quan như chi phí nhân công sử dụng máy, chi phí vật tư, chi phí sản xuất chung liên
quan đến việc sử dụng máy vẫn được hạch toán trực tiếp vào các tài khoản chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo
nội dung kinh tế của từng loại chi phí.

Các khoản chi phí trên đây được tập hợp theo từng đối tượng để tính giá thành.
Thông thường, đối tượng hạch toán chi phí của Công ty là từng công trình riêng biệt.
Tuy nhiên, đối với với các công trình, các dự án lớn chi phí cũng có thể được tập
hợp theo từng hạng mục, hay theo giai đoạn thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư và
của công tác quản lý. Đến cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành tổng hợp chi phí của từng
hạng mục, từng giai đoạn cho từng công trình cụ thể.
2. Tổ chức hạch toán chi phí tại công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi I
Để tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty sử
dụng các tài khoản 621, 622, 627, 631.
Các tài khoản 621, 622, 627 được dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, các tài khoản
này được theo dõi chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình hoặc giai đoạn
sản xuất tùy theo yêu cầu của công tác quản lý. Riêng tài khoản 627 - “Chi phí sản
xuất chung” còn được chi tiết thành 4 tài khoản cấp hai:
17
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- TK 6271 - các khoản chi lương và có tính chất lương
- TK 6272 - chi phí vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ cho công tác quản lý XN
- TK 6274 - chi phí khấu hao máy móc thiết bị của XN
- TK 6278 - chi phí khác bằng tiền
Tài khoản 6271 đươc chi tiết thành hai tài khoản cấp 3:
- TK 62711 - Tiền lương
- TK 62712 - Các khoản trích theo lương
Tài khoản 6278 cũng được chi tiết thành 16 tài khoản cấp 3 chi tiết cho các yếu
tố chi phí như: điện nước, điện thoại, ...
Tài khoản 631 được dùng để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá
thành, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình.
Ngoài ra, để phục vụ cho việc hạch toán và tính giá thành sản phẩm Công ty
còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như 111, 112, 152, 911, ...
Với đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình riêng biệt, Công ty sử dụng

phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp theo từng công trình và theo từng đơn vị thi
công. Các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp
theo đối tượng đó.
Với hàng tồn kho, Công ty áp dụng phương pháp KKĐK để hạch toán. Điều
này chi phối đến toàn bộ công tác hạch toán chi phí và tính giá thành của Công ty.
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu
Do sản phẩm của Công ty có đặc tính kỹ thuật cao và là sản phẩm trừu tượng
nên nguyên vật liệu thường không phải là bộ phận câú thành nên thực thể sản phẩm.
Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu phát sinh ở Công ty thường không cố định và
không giống nhau cho mỗi sản phẩm nên tùy theo khối lượng và tính chất của từng
công trình khảo sát thiết kế, phòng Kế hoạch sẽ lập dự toán chi phí chi tiết cho từng
công trình. Việc mua sắm vật tư phục vụ công tác khảo sát thiết kế công trình
thường được thực hiện theo yêu cầu của sản xuất, bởi vậy, đối với khoản chi phí
này, Công ty thực hiện khoán một phần cho các Xí nghiệp.
* Đối với những vật tư, thiết bị chuyên dùng, khó mua các Xí nghiệp sẽ lập
giấy yêu cầu gửi phòng Kế hoạch. Phòng Kế hoạch sau khi nhận được giấy yêu cầu
của Xí nghiệp, căn cứ trên Kế hoạch dự trù mua sắm vật tư thiết bị lập đầu năm sẽ
lập tờ trình xin mua sắm vật tư thiết bị gửi Tổng giám đốc Công ty.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI 1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------- -----------------------------------
Số: 300 TVXD/KTKH Hà nội, ngày 9 tháng 10 năm 1999
TỜ TRÌNH
XIN MUA SẮM VẬT TƯ - PHỤ TÙNG
18

×