Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sự biến động cửa Thuận An thuộc đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và định hướng các giải pháp hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.83 KB, 5 trang )

Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý

SỰ BIẾN ðỘNG CỬA THUẬN AN
THUỘC ðẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI
VÀ ðỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
LÊ VĂN ÂN

Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Huế
I. ðẶC ðIỂM BIẾN ðỘNG CỬA THUẬN AN
Trong hai cửa của ñầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Thừa Thiên Huế tồn tại
thường xun thì cửa Thuận An ít biến ñộng hơn. Mặc dù so với cửa Tư Hiền, cửa
Thuận An ít biến động hơn nhưng từ khi ra đời ñến nay, cửa Thuận An không ngừng
biến ñộng và biến ñộng rất phức tạp. Theo các tài liệu thống kê, từ khi được khơi
thơng bởi cơn lũ lịch sử trên sông Hương vào năm 1404 cho tới nay, cửa Thuận An
đã xảy ra các chu kỳ biến động như sau:
• Từ 1404 ñến 1498, cửa Thuận An ñược gọi là cửa Eo, nằm ở cuối làng Thái
Dương Hạ.
• Từ năm 1498 - 1740, cửa chính là cửa Sứt, nằm ở Thái Dương Hạ.
• Từ năm 1740 - 1901, cửa chính lại là cửa Eo nằm ở làng Hịa Dn.
• Từ năm 1901 - 1949, cửa Eo bị lấp, cửa chính là cửa Sứt mở ra ở làng
Thuận An.
• Tháng 11 năm 1999, sau trận lũ lịch sử, do sự ñào xói của dịng chảy tại
khu vực Thuận An hình thêm thành 2 cửa mới: Hòa Duân và Hải Dương.
Sau thời gian ngắn, cửa Hải Dương được sóng biển đưa vật chất khỏa lấp
hồn tồn. Cịn cửa Hịa Dn một mặt nằm xa trục dịng chảy sơng
Hương, mặt khác gây ảnh hưởng xấu ñến các hoạt ñộng kinh tế - xã hội của
các xã ven vùng ñầm phá nên ñược con người ñắp lại.
Từ các số liệu thống kê về sự biến động của cửa Thuận An, chúng tơi rút ra
một số kết luận sau:
• Khác với cửa Tư Hiền, cửa Thuận An từ khi khai sinh cho ñến nay chưa
bao giờ bị lấp hoàn toàn mà chỉ bị dịch chuyển vị trí một cách đột ngột có


tính ln phiên giữa cửa Eo và cửa Sứt. Sau khi đổi, cửa sơng dịch chuyển
dần về phía Bắc (sơ đồ).
• Sự biến động cửa Thuận An diễn ra liên tục, theo thời gian với những chu
kỳ lặp lại. Thời lượng lặp lại các chu kỳ biến ñộng ngày càng ngắn. Chu kỳ
I kéo dài 94 năm (do có sự can thiệp của con người), chu kỳ II kéo dài 242
năm, chu kỳ III kéo dài 161 năm, chu kỳ IV kéo dài 95 năm.
• Các chu kỳ biến đổi thường có liên quan ñến các tai biến của tự nhiên và chủ
yếu do lũ lớn trên sơng Hương kết hợp với sóng và nước dâng do bão. Vì

41


Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển

thế, thời ñiểm biến ñộng của cửa mỗi chu kỳ cũng chủ yếu xảy ra vào mùa
mưa lũ.

Hình 1. Sơ ñồ biến ñộng cửa Thuận An
II. TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ BIẾN ðỘNG CỬA THUẬN AN
Sự biến ñộng cửa ñầm phá nói chung và Thuận An nói riêng là do tổng thể
nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân quan trọng đầu tiên là do hình
thái cửa sơng hình thước thợ - một hình thái được hình thành trong điều kiện ñịa lý
rất tối ưu ở cửa Thuận An.
Cũng như tồn bộ bờ bao đầm phá, khu vực Thuận An ñược thành tạo bởi cát,
trong ñó chủ yếu là cát hạt nhỏ và trung bình (thành tạo vật chất và kích thước hạt
được xếp vào loại thuận lợi nhất cho yếu tố ngoại lực thực hiện q trình địa mạo).
Thuận An lại là một khu vực có sóng ðơng Bắc (hướng vng góc với bờ) chiếm
tần suất cao nhất và ñộ cao sóng lớn (theo số liệu quan trắc, thống kê nhiều năm,
sóng có hướng ðơng đến ðơng Bắc tại Thuận An chiếm 35 ñến 40 % và với ñộ cao
sóng phổ biến từ 0,6 - 3,7m) nên cường độ xâm thực bờ diễn ra rất mạnh mẽ. Theo

ước tính hàng năm, tốc độ xâm thực trung bình tồn bộ bờ biển Thừa Thiên - Huế là
7-9 m và ở bờ biển cát tốc độ xâm thực có thể đạt tới 15-20 m/năm. Lượng vật chất
xâm thực ñược từ bờ này gia nhập vào dòng vật chất theo dòng dọc của sóng và hải
lưu ven bờ vận chuyển về phía Nam với vận tốc và khối lượng lớn. Vận tốc di
chuyển dọc bờ của dịng chảy biển trung bình vào khoảng 0,6 hải lý/giờ và khối
lượng vận chuyển trung bình tại khu vực từ Hồ Xá ñến ñèo Hải Vân là 3,5 triệu
tấn/năm. Dòng vật chất Nam tiến khi gặp các dịng chảy sơng (nhất là dịng chảy rất

42


Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy địa lý

mạnh vào mùa lũ của sơng lớn như sông Hương) cắt ngang làm suy giảm năng
lượng ñột ngột. Sự suy giảm năng lượng ñột ngột này là nguyên nhân làm cho dòng
vật chất mang theo của dịng chảy sơng và và dịng dọc ven bờ lắng tụ. Q trình
này diễn ra cường độ mạnh nhất ở phía Nam cửa sơng- khu vực bóng sóng.
Hơn thế nữa, ở phía Nam cửa sơng Thuận An, do điều kiện địa lý, địa chất, đã
hình thành một dịng chảy ven bờ từ cửa Tư Hiền chảy ngược về Thuận An, mang
theo vật chất, góp phần tăng thêm cho q trình bồi tụ. Với cơ thức như vậy, theo
thời gian thành tạo bồi tụ phía Nam cửa sơng tiến nhanh về phía Bắc, tạo nên doi cát
bao trước cửa sơng và qua đó cửa sơng đổi dần hướng đổ và trục dịng chảy. Tốc độ
dịch chuyển cửa Thuận An trung bình khoảng 40-50 m/năm (tốc độ dịch chuyển các
cửa sơng khu vực Bình - Trị - Thiên trung bình chỉ từ 10-15 m/năm). Sự lệch hướng
cửa ñổ do dịch chuyển một mặt làm suy giảm tốc ñộ di chuyển nước qua cửa, mặt
khác động năng dịng chảy sẽ tập trung tại khu vực bờ trước cửa sông và xâm thực
dần bờ. Vào mùa mưa lũ, sơng có lưu lượng dịng chảy lớn, di chuyển vận tốc
nhanh, làm cho khối lượng nước dồn về đầm phá q lớn, trong lúc đó cửa thốt lũ
chính Thuận An bị bẻ cong làm cho tốc độ thốt nước khơng đáp ứng được; lượng
nước tích luỹ dần và vượt q dung tích đầm phá, độ chênh mực nước giữa ñầm phá

và biển lớn dần (ñộ chênh tối thiểu của mực nước là 70 cm, và tối ña là 120- 140
cm) ñã tăng áp lực lên thành bờ và tất yếu sẽ xảy ra quá trình giải tỏa năng lượng.
Sự giải tỏa năng lượng của nước lũ có thể bằng hai cách:
1. Mở thêm cửa mới bằng cách xâm thực, cơng phá của nước, sóng hoặc do
nước chảy tràn bờ cuốn xói.
2. Chuyển đổi cửa mới đề tạo dịng chảy thẳng. Sự chuyển đổi cửa mới
thường được xảy ra nơi đã bị dịng chảy xâm thực theo thời gian trở thành xung yếu
và cũng là nơi gần thẳng trục dòng chảy nên tập trung năng lượng cao nhất trong
mùa lũ.

III. ðỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ỔN ðỊNH CỬA THUẬN AN
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, biến ñộng cửa Thuận An là một q trình địa
mạo tất yếu và có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của hệ thống đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai. Vì thế, muốn bảo đảm sự ổn định mơi trường đầm phá thì nhất
thiết phải bảo đảm được sự ổn định cửa Thuận An.
1. Cơ sở khoa học của việc ñịnh hướng giải pháp
Việc ñề ra các ñịnh hướng giải pháp làm tăng tính ổn định cửa Thuận An thực
chất và ñồng nghĩa với việc tìm phương án giải quyết mâu thuẫn giữa sự tập trung
nước nhanh của dòng chảy lũ về đầm phá và khả năng thốt nước của cửa.
2. Các giải pháp
Từ cơ sở khoa học trên, theo chúng tơi muốn tăng tính ổn định cửa Thuận An
phải được thực hiện ñồng thời hai hệ thống giải pháp sau:

43


Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển

a. Hệ thống các giải pháp hạn chế dòng chảy lũ:
Hệ thống giải pháp này bao gồm hai loại giải pháp:

• Các giải pháp nhằm điều tiết bớt dịng chảy trong mùa lũ thông qua việc
xây dựng hệ thống các hồ đập thủy lợi, hồ chứa trong đơ thị.
• Các giải pháp làm tăng khả năng ñiều tiết nước của lớp phủ ñất, thực vật
như: bảo vệ và phát triển nguồn rừng, duy trì và phát triển thành phố nhà
vườn trong q trình đơ thị hóa.
b. Hệ thống các giải pháp làm tăng khả năng thoát lũ của cửa:
Hệ thống giải pháp này cần thực hiện ở hai cửa ñầm phá là Tư Hiền và Thuận An.
Dựa vào vai trò biến ñộng và trong ñiều kiện kinh tế xã hội chưa cho phép thực thi ở hai
cửa thì việc tìm ra giải pháp và thực thi các giải pháp ổn ñịnh phải ñược ưu tiên thực thi
tại khu vực biến động có tính đầu mối ở cửa Thuận An. Hệ thống giải pháp làm tăng
khả năng thoát nước cửa Thuận An theo chúng tơi có hai nhóm giải pháp sau:
1. Nhóm các giải pháp hạn chế sự di chuyển hai dòng vật chất dọc bờ gây bồi tụ ở cửa.
2. Nhóm các giải pháp uốn nắn, nạo vét cửa làm tăng khả năng lưu chuyển
nước. Nhóm giải pháp này thực hiện phải bắt đầu từ việc xác định vị trí cửa
đổ thích hợp (cửa đổ thuận lợi cho sự di chuyển nước trong mùa lũ nhưng
khơng làm biến động lớn đến mơi trường đầm phá), trên cơ sở đó uốn nắn
dịng chảy thích hợp nhất. Thực hiện định kỳ nạo vét cửa sông. Việc nạo vét
cửa sông cũng phải bảo ñảm ñược sự ổn ñịnh của môi trường ñầm phá vốn
có, cụ thể là việc nạo vét cửa Thuận An khơng gây phản ứng dây chuyền làm
biến động cửa Tư Hiền, bảo đảm dịng chảy triều vốn có, hạn chế tác động
của sóng sâu vào trong đầm phá, bảo đảm sự vận hành bình thường các dịng
chảy trong đầm phá, giữ độ mặn thích hợp và sự phân bố theo khơng gian
bảo đảm cân bằng hệ sinh thái... Muốn làm ñược việc này khi thực hiện nạo
vét phải ñược tính tốn kỹ để xác định khối lượng nạo vét, hướng nạo vét, ñộ
sâu của cửa hợp lý ñể thỏa mãn tất cả các yêu cầu trên.

IV. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Sự biến ñộng cửa Thuận An là quá trình địa mạo tất yếu diễn ra liên tục, có
tính chu kỳ lặp lại với nhịp ñiệu ngày càng rút ngắn.

2. Sự biến động cửa nói chung và cửa Thuận An nói riêng là do sự mâu thuẫn
gay gắt giữa khả năng chứa nước của ñầm phá, sự hạn chế tốc độ thốt lũ
của cửa với khối lượng nước đổ về đầm phá nhanh và lớn của các sơng
ngịi trong mùa lũ, nhất là sông Hương.
3. Từ nguyên nhân gây biến động nói trên, để bảo đảm sự ổn định các cửa
đầm phá, theo chúng tơi phải tiến hành đồng thời hai hệ thống giải pháp
nhằm hạn chế dòng chảy lũ và tăng cường khả năng thoát lũ nhanh của các
cửa, ñặc biệt là cửa Thuận An.
44


Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Văn Ân. ðộng lực hình thái địa hình và định hướng sử dụng lâu bền bờ biển
Quảng Trị,TT Huế. Luận án TS-ðịa lý. 2005.
[2]. Nguyễn Văn Cư. Diễn biến ñầm phá TT Huế nhìn từ góc độ địa lý tự nhiên. Tạp
chí NC & PT số 1. Sở KHCN TT Huế. 2000.
[3]. Nguyễn Hửu Cử. Hệ thống ñầm phá ven biển miền Trung Việt Nam. Nxb Khoa
học và Kỹ thuật. Hà Nội, 1995.
[4]. Nguyễn Khoa Lạnh. ðơng lực phát triển địa hình và hiện tượng xâm thực xói lở
bờ biển Thuận An - Hịa Dn. Tạp chí NC & PT số 1. Sở KHCN TT Huế. 1999.
[5]. Hoàng Xuân Nhuận. ðặc điểm địng bồi tích và sa bồi vùng Thuận An. Báo cáo
hội thảo điều tra cơ bản ba tỉnh Bình - Trị - Thiên. Quảng Bình tháng 1. 1991.
[6]. Hồ Tấn Phan...Năm trăm năm cửa biển Thuận An. Tạp chí NC & PT số 5. Sở
KHCN TT Huế. 1991.
[7]. Nguyễn Thám. Hình thái và động lực cửa Tư Hiền, Thuận An và ảnh hưởng của
chúng đến mơi trường sinh thái ñầm phá Thừa Thiên Huế. Tạp chí KHXH số 3.
1997.


45



×