Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Chính sách phát triển du lịch của một của nhật bản và một số gợi ý cho phát triển du lịch việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
VIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HĨA – NGHỆ THUẬT


ĐỀ TÀI

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỦA NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ
GỢI Ý CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VIỆT NAM HIỆN NAY
 Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Hồng Bích
 Thành viên: ThS. Lâm Ngọc Như Trúc

Vũng Tàu - 2018



MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đề

2

2. Giải quyết vấn đề


4

2.1 Mục tiêu của đề tài

4

2.2 Phương pháp nghiên cứu

4

2.3 Nội dung nghiên cứu

5

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHẬT BẢN
TRƯỚC NĂM 2012

6

1.1 Giới thiệu chung về Nhật Bản

7

1.2 Thực trạng phát triển du lịch Nhật Bản trước năm 2012

10

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA NHẬT BẢN
(2012 – NAY)


30

2.1 Chính sách "Abenomics"

31

2.2 Các chiến lược và chính sách phụ trợ cho phát triển du lịch của Nhật

34

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GỢI Ý CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT
NAM

48

3.1 Tổng quan về ngành du lịch và các chính sách phát triển du lịch Việt Nam
49


3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc nghiên cứu chính sách phát triển
du lịch của Nhật Bản

52

KẾT LUẬN

60

Thư mục tài liệu tham khảo


63

Phụ lục

66


-1-

LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nhiều nét đặc thù và có vai
trị quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Theo Hội đồng Du
lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), năm 2016, du lịch và lữ hành tồn cầu đóng
góp trực tiếp vào GDP hơn 2,3 nghìn tỷ USD (tương đương 3,1%), trực tiếp
tạo ra gần 109 triệu việc làm (chiếm 3,6% tổng việc làm trên toàn thế giới).
Dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cũng cho thấy du lịch sẽ tăng
trưởng trên phạm vi toàn cầu, lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 1,8 tỷ
lượt người vào năm 2030, trong đó khi vực Đơng Nam Á sẽ trở thành một
trong những khu vực thu hút lớn lượng khách du lịch quốc tế.
Tại Việt Nam, từ những năm 1960 ngành du lịch đã ra đời và ngày càng
có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt, năm 2016, du lịch Việt Nam đã
ghi dấu ấn khi lần đầu tiên đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế (tăng 26%).
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Ban
hành theo Quyết định 2473/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cũng xác
định mục tiêu tổng quát của ngành du lịch Việt Nam là đến năm 2020 du lịch
cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam
trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển với tổng thu từ khách du lịch
tăng gấp 2 lần năm 2020.
Nhận thức được tầm quan trọng, tính thời sự của vấn đề này cũng như
những hiệu quả của việc học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản

– quốc gia được xác định là một trong những điểm đến hàng đầu ở khu vực
Châu Á, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Chính sách phát triển
du lịch của Nhật Bản và một số gợi ý cho phát triển du lịch Việt Nam hiện
nay”.


-2-

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước và trong những năm đầu của thế kỉ XXI, du lịch chưa bao giờ
được đánh giá là một ngành kinh tế phát triển, có ảnh hưởng to lớn đến cán
cân thương mại và kinh tế của Nhật Bản. Tuy nhiên, từ sau năm 2012 đến nay
thì du lịch lại được xem là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng thần kì khi lượng
khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản ngày càng gia tăng, Nhật Bản trở thành
một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở khu vực Châu Á. Điều gì đã tạo
nên sự phát triển mạnh cho ngành du lịch Nhật Bản? Chúng ta có thể vận
dụng những kinh nghiệm nào của Nhật Bản để phát triển du lịch Việt Nam?
Các câu hỏi trên đã thôi thúc chúng tôi đến với đề tài này. Trong quá
trình xây dựng các giả thiết cho đề tài, chúng tôi thấy du lịch là một ngành
kinh tế tổng hợp và mang nhiều nét đặc thù. Đây là đề tài luôn thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của các học giả, cơ quan và ban ngành liên quan.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
đã liên tục công bố nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này như
“Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam”, "Cơ sở khoa
học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm vùng núi phía
Bắc", "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách
du lịch tại Việt Nam", "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển
khu du lịch", "Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền
quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng
điểm", "Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống tiêu chí mơi trường cho hoạt động

du lịch biển ở Việt Nam", "Hiện trạng và một số giải pháp bảo vệ môi trường
du lịch Việt Nam", "Cơ sở khoa học tổ chức các loại hình vui chơi giải trí
trong khu du lịch khu vực Hà Nội và phụ cận"... Đây là những đề tài nghiên


-3-

cứu khoa học cấp Bộ và hầu hết đề cập đến các giải pháp xây dựng khu du
lịch, phát triển sản phẩm du lịch, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch.
Bên cạnh đó cịn có nhiều luận án, cơng trình nghiên cứu cá nhân phân
tích về du lịch quốc tế và du lịch Việt Nam trên nhiều bình diện khác nhau
như: “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2010” của Chu Văn Yêm – Học viện Tài Chính (2004) đã phân tích khách
quan về du lịch Việt Nam và tập trung vào việc đề xuất các giải pháp về tài
chính nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch Việt Nam
đến năm 2010 hoặc “Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh
doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam” của Trịnh Xuân Dũng – Đại học Kinh tế
Quốc Dân (1989) trình bày một cách có hệ thống các nội dung, đặc điểm, vị
trí, vai trò của du lịch quốc tế, các yếu tố khách quan thúc đẩy sự phát triển du
lịch trên thế giới và khu vực, qua đó tác giả cịn đưa ra những cơ sở khoa học
về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế, hoặc “Hoàn thiện
quản lý Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam” của Hồ
Đức Phước – Đại học Kinh tế Quốc Dân (2009) đã đánh giá được thực trạng
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cở sở hạ tầng và sự phát triển cơ sở hạ tầng
tại các đô thị du lịch Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp.
Riêng đề tài nghiên cứu liên quan đến du lịch Nhật Bản thì lại rất ít, có
thể kể ra một vài ví dụ như "Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị
trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch
Việt Nam" (Đề tài NCKH cấp Bộ), “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nhật
Bản đến Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015” (Đề án, Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch), “Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Nhật Bản và một số gợi
ý cho ngành du lịch Việt Nam” (Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Tạp chí Nghiên cứu
văn hóa, Số 22, Tháng 12/2017).


-4-

Tại các quốc gia khác trên thế giới, du lịch Nhật Bản được nghiên cứu
khá có hệ thống, có thể kể đến một số cơng trình sau: “Substainable tourism
development and Japan policies” (Khaled Alduais, Mejiro University, Tokyo,
Japan, August 2009), “Contemporary problems in Japan’s rural areas and
opportunities for developing rural tourism: a case of Yamashiro district in
Yamaguchi prefecture” (Ni Made Sofia Wijaya, Journal of East Asian Studies,
No. 11, March 2013), “New tourism strategy to invigorate the Japanese
economy” (Meeting of the Council for a tourism vision to support the future
of Japan, March 2016), “Japanese travel culture: an investigation of the links
between early Japanese pilgrimage and modern Japanese travel behavior”
(Leah Watkins, New Zealand Journal of Asian Studies, No.10, December
2008).
Trên cơ sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, chúng
tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa
học cụ thể, với tư duy khoa học độc lập và tiếp cận vấn đề trên cách nhìn mới.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Mục tiêu của đề tài
Trong bối cảnh của Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia hướng
đến chính sách du lịch để bảo tồn tốt hơn mơi trường tự nhiên - văn hố của
mình, và phân phối đồng đều hơn các lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa
phương, trong đó có Nhật Bản. Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu thực
trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản qua các chính sách cụ
thể, từ đó chọn lọc các chính sách phù hợp và rút ra bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam.
2.2 Phương pháp nghiên cứu


-5-

Về những vấn đề phương pháp nghiên cứu, tác giả vận dụng phương
pháp thu thập và xử lý số liệu kết hợp chặt chẽ với phương pháp so sánh tổng
hợp, thể hiện cụ thể ở các mặt sau đây:
+ Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: đây là phương pháp giúp nhận
rõ những thông tin cần thiết để thành lập ngân hàng dữ liệu cho đề tài. Tuy
nhiên, vì thơng tin về đối tượng nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn
khác nhau nên chúng tôi phải phân loại, so sánh và chọn lọc những thơng tin
có giá trị nhất để sử dụng trong bài viết.
+ Phương pháp so sánh tổng hợp: đây là phương pháp giúp định hướng
được tính tương quan giữa các yếu tố, từ đó thấy được hiện trạng và sự ảnh
hưởng của các yếu tố tới việc phát triển du lịch tại nơi đang nghiên cứu - Nhật
Bản. Việc so sánh tổng hợp các thông tin và số liệu đã thu thập sẽ giúp chúng
tôi hệ thống được một cách khoa học những thông tin số liệu cũng như các
vấn đề thực tiễn. Đây là phương pháp giúp chúng tôi thực hiện được mục tiêu
nghiên cứu, đề xuất các định hướng phát triển cho du lịch Việt Nam.
2.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính như sau:
+ Thực trạng phát triển du lịch Nhật Bản trước năm 2012
+ Chính sách phát triển du lịch của Nhật Bản (2012 – nay)
+ Một số gợi ý cho phát triển du lịch Việt Nam


-6-


CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NHẬT BẢN TRƯỚC NĂM 2012


-7-

1.1 Giới thiệu chung về Nhật Bản
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý- địa hình
Nhật Bản là một đảo quốc nằm ở phía đơng của lục địa châu Á, gần với
lãnh thổ của nước Nga, Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên, được hình thành
từ 4 hịn đảo lớn theo trình tự nhỏ dần về quy mơ diện tích là Honshu,
Hokkaido, Kyushu, Shikoku và khoảng 4000 đảo nhỏ xếp thành hình cánh
cung, trải dài từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đơng Trung Quốc ở phía
nam với tổng diện tích là 377.834km2. Ở phía cực nam của Nhật Bản cịn có
đảo Okinawa nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu
tới đảo Đài Loan. Hòn đảo Okinawa này tuy hiện nay thuộc chủ quyền của
Nhật Bản nhưng trong lịch sử đã từng là lãnh thổ tranh chấp của các quốc gia
cùng khu vực Đông Á. Do ở khá xa vùng trung tâm của Nhật Bản nên đảo
Okinawa đã phát triển được một kiểu văn hóa riêng và một số điểm khác biệt
với nếp sống của dân cưtrên bốn hịn đảo lớn.
Địa hình Nhật Bản đa dạng, với diện tích đồi núi chiếm 72% tổng diện
tích lãnh thổ, trong đó ngọn núi cao nhất và chiếm vị trí quan trọng nhất trong
tâm thức người dân Nhật Bản là núi Phú Sỹ với chiều cao 3776m nằm trên
đảo Honshu. Núi lửa là một đặc điểm tự nhiên nổi bật ở đất nước này với tổng
số lượng khoảng 200 ngọn. Bản thân núi Phú Sỹ cũng là một núi lửa đã tắt mà
những nhà nghiên cứu gần đây cho rằng vẫn có khả năng hoạt động trở lại.
Do núi non chiếm phần lớn diện tích nên Nhật Bản là một vùng đất
không thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp. Đồng bằng ở đây có diện tích hẹp

và bị những mạch núi cắt xẻ thành nhiều mảnh nhỏ. Tổng diện tích đất canh
tác trên tồn đất nước Nhật Bản chỉ khoảng 25 triệu ha. Do vậy người Nhật


-8-

thường trồng lúa trên những sườn đồi bằng cách tạo ra những thửa ruộng bậc
thang. Sơng ít và ngắn cũng là một bất lợi cho kinh tế nông nghiệp.
Do vị trí nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên Nhật Bản cũng là
nơi thường xuyên xảy ra động đất và sóng thần. Mỗi năm ở đất nước này có
hàng trăm dư chấn, và thỉnh thoảng lại có những trận động đất lớn gây tổn
thất nặng nề.
Là một đất nước hải đảo nên Nhật Bản có đến gần 37000km bờ biển.
Biển được xem là sự nối dài cánh tay cho người Nhật về nhiều mặt hướng ra
thế giới. Lịch sử phát triển của đất nước này đã chứng minh khuynh hướng
tận dụng ưu thế biển của người Nhật.
 Khí hậu
Vì là một quần đảo có dạng vịng cung hẹp và dài nên Nhật Bản cũng đa
dạng về khí hậu. Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 vĩ độ, Nhật Bản cũng có sự
khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng miền trong nước. Tại miền bắc
của đảo Hokkaido, mùa hè ngắn nhất, mùa đông dài với tuyết rơi nhiều; trong
khi đó, đảo Okinawa có khí hậu bán nhiệt đới; và do ở gần lục địa châu Á,
Nhật Bản cũng chịu các ảnh hưởng thời tiết của lục địa này. Vào mùa đông từ
tháng 12 tới tháng 2, gió lạnh và khơ của miền Siberia thổi về hướng Nhật
Bản, đã gặp khơng khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương, tạo ra các trận tuyết
lớn trên các phần đất phía tây. Miền đơng của Nhật Bản ít bị tuyết hơn nhưng
cũng rất lạnh. Sự đa dạng của các đới khí hậu trên đất nước Nhật Bản đã tạo
nên những sắc màu thiên nhiên phong phú và gợi cảm: màu trắng của tuyết,
màu đỏ và xanh của lá cây, màu hồng của hoa anh đào và rất nhiều màu hoa
khác.

Mùa mưa ở Nhật Bản thường bắt đầu vào tháng 6 và lượng mưa lớn nhất
tập trung trong vòng 6 tuần. Ở đảo Okinawa, do sự tách biệt về vị trí địa lý


-9-

nên mùa mưa đến sớm hơn, vào khoảng tháng 5.Do khí hậu nhiệt đới và diện
tích đồi núi chiếm phần lớn đất đai nên ở Nhật Bản phát triển nhiều hệ sinh
thái rừng như rừng mưa nhiệt đới, rừng hỗn hợp, rừng ôn đới lá rụng và rừng
ôn đới lá kim phân bố trên cả nước.
 Tài nguyên khoáng sản
Nhật Bản lại là đất nước nghèo tài nguyên khoáng sản, nhiều nhất là than
nhưng chất lượng thấp, có trữ lượng khoảng 21 triệu tấn và tập trung nhiều ở
Hokkaido. Bên cạnh đó là một trữ lượng dầu mỏ nhỏ, nằm trên bờ biển tây
bắc đảo Honshu, Hokkaido và một số mỏ quặng sắt, phi kim loại nhưng trữ
lượng không đáng kể.
1.1.2 Đặc điểm dân cư và kinh tế
Từ thời kỳ đồ đá (khoảng 10 vạn năm đến 1 vạn năm cách ngày nay) đã
có con người xuất hiện trên quần đảo Nhật Bản. Trải qua quá trình hỗn huyết
lâu dài giữa người Ainu tiền trú và các sắc dân di cư đến quần đảo này từ
nhiều hướng khác nhau (Đông Á, Nam Đảo, Triều Tiên, …) đã hình thành
nên “người Nhật Bản” và ổn định cho đến ngày hôm nay.
Theo số liệu thống kê công bố ngày 12/8/2018, dân số của Nhật Bản có
khoảng 127,1 triệu người, đứng vị trí 11 trên thế giới. Hiện nay, Nhật Bản là
đất nước có tỷ lệ dân số già hóa cao trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng dân số
cũng ngày càng chậm lại, chính phủ Nhật Bản đang có những chính sách
khuyến khích nhằm gia tăng dân số để cải thiện cơ cấu dân số trong tương lai.
Về kinh tế, Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển, đứng thứ
ba trên thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc), trong đó khu vực dịch vụ đóng góp
hơn 70% GDP của cả nước gồm dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bất động

sản và các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật. Với tầm quan trọng
ngày càng giảm của các ngành nơng nghiệp và khai khống (đóng góp ít hơn


- 10 -

1% vào GDP), thì ngành sản xuất và xây dựng chiếm phần còn lại của GDP.
Thiết bị vận tải, thực phẩm và đồ uống là những ngành sản xuất chính của
Nhật Bản. Đặc biệt, du lịch được xem là một trong những điểm sáng của nền
kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây, có vai trị thúc đẩy nhiều hoạt
động kinh tế khác.
1. 2 Thực trạng phát triển du lịch Nhật Bản trước năm 2012
1.2.1Du lịch Nhật Bản trước thời Tokugawa
Từ những ngày đầu lập quốc cho đến trước thời Tokugawa, du lịch ở
Nhật Bản được ghi nhận theo ba xu hướng chính: lưu trú, ăn uống và giao
thông.
Bên cạnh thể loại du lịch phát triển nhất là du lịch công vụ (dành cho các
tầng lớp quý tộc, quan lại) thì cịn có một thể loại du lịch nữa được phát triển
rộng hơn cho các tầng lớp dân thường là du lịch tôn giáo. Đa số các chuyến đi
của người dân Nhật Bản trước thời Tokugawa đều liên quan đến “nghĩa vụ
tôn giáo” và các hoạt động tơn giáo.
Sau q trình va chạm với tơn giáo bản địa (Thần đạo1) trong thời kì đầu
du nhập ở thế kỉ VI, Phật giáo được chấp nhận ở Nhật Bản trong mối quan hệ
tương hỗ như sau: Nhà nước phong kiến Nhật Bản cần đến một triết lý có hệ
thống làm điểm tựa cho quá trình thống nhất quốc gia và phát triển đất nước;
ngược lại Phật giáo cũng tiếp thu yếu tố bản địa, chẳng hạn như Đức Phật ở
Nhật Bản được thờ cúng như các vị thần linh vốn là đối tượng sùng bái của
Thần đạo. Do vậy, trong các thế kỉ VII và VIII, Phật giáo đã được lan truyền
tại Nhật Bản. Về phương diện liên quan đến phát triển du lịch, Phật giáo thời


1

Thần đạo là niềm tin truyền thống của người Nhật vào thế giới thần linh có tác động đến đời sống con người
và niềm tin vào nguồn gốc thần thánh của dân tộc. Họ thể hiện niềm tin đó qua việc sùng bái Thiên hoàng là
người đại diện của Hoàng gia và đứng đầu nhà nước Nhật Bản thời cổ đại.


- 11 -

bấy giờ được xem là “mục tiêu” và “phương tiện” cho những chuyến đi. Vào
thế kỉ X, các chùa chiền Phật giáo và đền thờ Thần đạo đều tổ chức những
chuyến “hành hương” cho các tín đồ của họ trong đó có 2 địa danh nổi bật
suốt thời kì Heian (794 – 1185) là Koyasan2 và Kumano3. Theo ước tính, mỗi
chuyến đi khứ hồi từ thủ đơ Kyoto đến Kumano mất khoảng một tháng với
hơn 600 km và người ta thường tổ chức đoàn hành hương lên đến 1000 người
cho mỗi chuyến đi.
Bên cạnh các loại hình du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, nhà nghiên cứu
Shuzo Ishimori cho rằng loại hình du lịch nghỉ ngơi giải trí và du lịch chữa
bệnh đã ra đời từ nửa sau thế kỉ thứ VII. Cũng giống như các dân tộc khác ở
Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, ...), người Nhật Bản từ cổ xưa đã biết
sử dụng nước khống để chữa bệnh. Trong thời kì trị vì của mình, Thiên
hồng Jito4 tổ chức hơn 30 chuyến đi đến biệt thự nghỉ dưỡng của Hoàng gia
tại Yoshino và những chuyến đi khác đến các khu suối nước nóng như Arina
(Kobe)5 [7, 179 - 194].

2

Koyasan là khu vực nằm ở phía Nam tỉnh Wakayama, bao gồm thành phố Kusumoto và Ito-gun. Khu vực
này có các địa điểm tham quan nổi bật như: Chùa Sohonzan Kongobu-ji là ngôi chùa đứng đầu của đạo
Shingonshu vùng Koyasan, Chùa Danjo Garan là thánh địa của Mật tơng Phật giáo Shingon. Ngồi ra, cịn

có Chùa KoyasanOkuno-in - tương truyền là nơi nhập quan tu hành của nhà sư Kuhai - người đã giảng đạo
Shingonshu ở Nhật Bản và lập ra tín ngưỡng thờ núi Koyasan.
3
Kumano là địa danh chỉ vùng đất phía nam bán đảo Kii thuộc tỉnh Wakayama và tỉnh Mie hiện tại. Trong
đó, cổ đạo Kumano Kodo được xem là con đường hành hương nổi tiếng nhất Nhật Bản. Kumano Kodo được
hình thành từ năm 907 và trở thành con đường “hành hương” của người dân đến Đền Kumano-Hongu-taisha,
Đền Kumano-Nachi-taisha, và đền Kumano-Hayatama-taisha (3 đền thờ lớn nhất Kumano).
4
Thiên hoàng Jito (持統天皇 645 - 702) là Thiên hoàng đời thứ 41 của Nhật Bản trị vì từ năm 690 đến năm
697. Ngồi việc trị quốc, Thiên hồng Jito cịn nổi tiếng là một nữ thi sĩ. Một trong những bài thơ do bà viết
đã được nhà thơ, nhà phê bình Fujiwara No Teika (1162-1241) chọn để đưa vào tuyển tập rất phổ biến
“Hyakunin Isshu” (百人一首) của Nhật Bản. Đây là dạng tuyển tập “Thơ trăm nhà” (Một trăm bài thơ của
một trăm thi sĩ).
5
Suối nước nóng Arima là một trong những khu suối nước nóng cổ nhất Nhật Bản, nằm ở Kita, thành
phố Kobe, tỉnh Hyogo. Nó có lịch sử lâu đời, được ghi chép trong Nhật Bản Thư Kỷ, một tài liệu lịch sử
được hình thành từ thời Nara. Theo tài liệu này, vào năm 631, Thiên Hoàng Jomei đã ngự tại Suối nước nóng
Arima trong vịng 3 tháng. Ngồi ra, trong tác phẩm Chẩm Thảo Tử "Makura No Soshi" của Seishō Nagon
cũng có đề cập đến khu nước nóng nổi tiếng này. Toyotomi Hideyoshi cũng đã từng đến thăm nơi đây, và
ủng hộ rất nhiều tiền khi khu suối nước nóng Arima bị phá hủy bởi trận động đất lớn Keicho Fushimi xảy ra
1596.


- 12 -

Tóm lại, trước khi chế độ Mạc phủ Tokugawa ra đời, ở Nhật đã tồn tại
nhiều loại hình du lịch khác nhau để phục vụ cho các nhu cầu chính như nghỉ
ngơi, giải trí, tham quan, chữa bệnh và tơn giáo.
1.2.2 Du lịch Nhật Bản thời kì Tokugawa (1600 – 1867)
Thời kì Tokugawa là thời kì có những diễn trình lịch sử hết sức đa dạng

và phức tạp. Thể chế chính trị mà dịng họ Tokugawa xây dựng dựa trên nền
tảng là mối quan hệ giữa Bakufu (Mạc phủ) ở trung ương và khoảng hơn 250
lãnh chúa (daimyo) ở các phiên (các “han” - lãnh địa của daimyo) nên được
gọi là Bakuhan Taisei (幕藩体制) hay là Mạc phiên thể chế. Nó bao gồm hai
guồng máy chính là: chính quyền ở trung ương dưới sự điều hành trực triếp
của Tướng quân (shogun) và chính quyền tự trị của các lãnh chúa ở các phiên,
tuy nhiên Mạc phủ có quyền thủ tiêu, sáp nhập và chuyển đổi các phiên. Có
thể nói, đây là thời kỳ mà chính quyền trung ương đạt được sự quản chế
tương đối thống nhất bao trùm toàn bộ lãnh thổ, nhưng cũng là thời kỳ trỗi
dậy của các phiên (han) tập trung ở vùng tây nam; cơ sở kinh tế của thời kì
này chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng chứa đựng nhiều
nhân tố phát triển của kinh tế hàng hoá với sự giao lưu giữa các trung tâm
thương mại trong nước và quốc tế; là thời kỳ mà chính quyền trung ương cố
gắng duy trì trật tự xã hội bằng hệ thống giáo lý Nho giáo, đề cao Shinto giáo,
và cũng là thời kỳ xuất hiện khuynh hướng tư tưởng và trường phái học thuật
mới như: Quốc học, Hà Lan học…
Dưới thời Mạc phủ Tokugawa, chính sách “ln phiên trình diện”
(sankin-kōtai (参勤交代 ) ) được xem là phương tiện để Mạc phủ Tokugawa
thâu tóm quyền lực về chính trị, kiểm sốt hoạt động của các lãnh chúa đồng
thời qua đó khẳng định lòng trung thành của các daimyo với tướng quân. Mạc
phủ Tokugawa đã xác lập được sự “cân bằng” tương đối về quyền lực chính


- 13 -

trị giữa chính quyền trung ương với các lãnh chúa địa phương để rồi từ đó xây
dựng nên mối quan hệ “tôn chủ – bồi thần” rất điển hình ở Nhật Bản. Theo
quy định của chính sách này, mỗi lãnh chúa phải sống ở cả các phiên của
mình lẫn hiện diện ở Edo theo niên lệ cứ cách một năm phải lưu lại kinh đô
Edo một năm và khi họ khơng có mặt ở Edo thì họ phải để lại gia đình mình

làm con tin cho đến khi trở về.
Về phương diện phát triển du lịch, chính sách “ln phiên trình diện” đã
tạo ra một dịng di chuyển lớn cho loại hình du lịch cơng vụ khi cứ mỗi năm
có khoảng 300 lãnh chúa và các đồn tùy tùng luân phiên đi – về giữa Edo và
các phiên.
Để đáp ứng cho nhu cầu đi lại với số lượng lớn như trên, hệ thống đường
xá dưới thời Edo được đầu tư xây dựng khá quy mô với 5 tuyến đường lớn
(gokaido -五街道) đều xuất phát từ Nihonbashi và đi đến các phiên, bao gồm:
Tokaido, Nakasendo, Nikko kaido, Oshu kaido và Koshu kaido. Trong đó,
Tokaido được xem là tuyến đường quan trọng nhất và có mật độ lưu thơng
cao nhất Nhật Bản và Nihonbashi được coi là đầu mối giao thơng, trung
tâm thương nghiệp của Edo nói riêng và Nhật Bản nói chung.


- 14 -

Hình 1.1: Gokaido ở thời kì Tokugawa [15]
Bên cạnh đó, để tiện việc đón tiếp khi các lãnh chúa về Edo, chính quyền
Tokugawa đã cho xây dựng các “quán sứ” trên các trục đường lớn dẫn đến
Edo như: Shinagawa trên đường Tokaido, Itabashi trên đường Nakasendo và
Senju trên đường Oshu dochu.
Ngồi các “qn sứ” thì chính quyền Tokugawa còn cho xây dựng trên
cả 5 tuyến đường 248 trạm nghỉ (shuku eki hay shukuba machi) cho các đoàn
sankin và cơng chúng (tính đến năm 1635). Mục tiêu của việc lập thêm những
trạm mới này là để giảm bớt khoảng cách giữa các trạm cũ (ví dụ như trên
tuyến Tokaido việc lập trạm Totsuka - năm 1604 là để giảm bớt khoảng cách
16km giữa Hodogaya và Fujisawa, trạm Kawasaki - năm 1623 để giảm 20km
giữa Shinagawa và Kanagawa). Khoảng cách giữa các trạm thường từ 4 đến



- 15 -

12km. Các trạm nghỉ này đều có chung chức năng là phục vụ nhu cầu của
người qua lại như nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ đi lại, thông
tin, trạm ngựa, và buôn bán những vật phẩm thiết yếu cùng với các đặc sản
địa phương. Cấu trúc chung của các trạm nghỉ này thường có một nhà nghỉ
chính (honjin) để đón tiếp các lãnh chúa và võ sĩ cao cấp, một số nhà nghỉ
khác (waki-honjin) để đón tuỳ tùng, và lữ quán (hatagoya) chuyên phục vụ
khách vãng lai. Theo Constantine N. Vaporis thì 4 loại trạm nghỉ được xây
dựng vào thời kì này [4, 64]:
+ Trạm núi: chủ yếu là nơi dừng chân trên đỉnh đèo;
+ Trạm nông thôn: ở vùng đồng bằng nhưng tương đối xa vắng;
+ Trạm cảng thị: ở trong hay gần các bến cảng;
+ Trạm thị trấn, thành thị: là các trạm nằm ở trung tâm hành chính, dân
cư.
Việc điều hành và quản lý các trạm là do chính quyền địa phương đảm
trách, đứng đầu mỗi trạm là trạm trưởng (ton ya-ba). Chính quyền Mạc phủ
giám sát chặt chẽ hoạt động của các trạm nghỉ thông qua các chế độ kiểm tra
thường xuyên hoạt động của các trạm, và chế độ theo dõi bí mật trên các
tuyến đường. Để bảo đảm hoạt động thơng suốt của các trạm và tồn bộ hệ
thống giao thông, trước mỗi đợt các lãnh chúa về Edo, Mạc phủ đều yêu cầu
chính quyền địa phương sửa sang đường và cầu. Theo điều 15 của Luật Vũ
gia (ban hành năm 1635) thì: “Đường, ngựa trạm, cầu phà phải được quan
tâm và bảo đảm hoạt động thường xuyên. Luật nghiêm cấm bất cứ một hành
vi thiếu trách nhiệm hay cản trở nào” [5, 208]. Tuy nhiên, chính quyền Mạc
phủ và chính quyền các địa phương chỉ bảo đảm cho sự thông suốt của hệ
thống giao thông, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ còn việc sử dụng và chi phí
cho các dịch vụ đó là trách nhiệm của các đoàn sankin cùng lữ khách.



- 16 -

Vì lí do an ninh và kinh tế, đối với các lãnh chúa sống tại những khu vực
tương đối tách biệt với Honshu, Mạc phủ cho phép các lãnh chúa đó có thể đi
theo những tuyến đường biển ngắn nhưng sau đó phải nhập vào hệ thống
đường bộ và tuân thủ nguyên tắc của hệ thống này. Mặt khác, tất cả các đoàn
sankin hay khách lữ hành đơn lẻ đều phải xuất trình giấy phép đi lại do chính
quyền Mạc phủ hoặc cơ sở quản lý cấp. Loại giấy phép này có tên là “sekisho
tegata”, được sử dụng khi đi qua các trạm kiểm soát lớn, trên mỗi giấy phép
đều ghi rõ tên người được phép đi lại (trong một số trường hợp là số người đi
theo) và thời hạn sử dụng. Ngồi ra, chính quyền các lãnh địa, chính quyền
cấp làng, đại diện trạm lưu trú, chủ nhà nghỉ và một số cơ sở tôn giáo cũng có
thẩm quyền cấp giấy phép có tên là “orai tegata”, nhưng loại giấy phép này
chỉ có thể sử dụng trong một phạm vi nhất định.
Các trạm dừng nghỉ trên đã tạo ra một khối lượng lớn việc làm cho
người dân như trên tuyến Tokaido, đặc biệt là các trạm lớn (Fuchu, Kuwana,
Okazaki,

Hamamatsu,

Odawara,

Numazu,

Yoshida,

Kakegawa




Kameyama…) - nơi dừng chân chủ yếu của các lãnh chúa thì mỗi trạm
thường có đội ngũ phục vụ và cung cấp dịch vụ khoảng 3.000-4.000 người.
Ngồi chính sách “ln phiên trình diện” của chính quyền Tokugawa thì
các cuộc hành hương tơn giáo thời kì này cũng góp phần đáng kể đến phát
triển du lịch:
+ Thần đạo: hành trình đi viếng Thần Cung Ise6 (Okage Mairi -お蔭参
り) được xem là lớn nhất và nổi tiếng nhất ở thời Tokugawa. Theo thống kê,
trong suốt thời kì Tokugawa, người ta đã tổ chức 3 cuộc hành hương viếng
6

Thần cung Ise (Ise-jingū 伊勢神宮) là một quần thể đền thờ được xây dựng giữa khu rừng bao phủ gần 1/3
diện tích Ise, gần sông Isuzu và Shimaji (Tỉnh Mie). Thần cung Ise gồm hai khu đền chính: Naikū (内宮) và
Gekū (外宮). Theo phong tục, Naikū và Gekū được xây dựng lại mỗi 20 năm một lần vào một dịp lễ gọi là
Shikinen Sengu. Mỗi lần xây kéo dài 8 năm với rất nhiều lễ nghi đi kèm. Theo đó, kiến trúc ngơi đền tuy
được giữ nguyên vẹn như ban đầu, nhưng những ngôi đền sau khi dựng lại không được coi là những bản sao
mà là những ngôi đền được tái tạo lại. Nó thể hiện quan điểm của Thần đạo về sự sống và cái chết, sự tái sinh.


- 17 -

Thần cung Ise, cứ cách khoảng 60 năm một lần (1705, 1771 and 1830) và thu
hút hơn 2,5 triệu người cho mỗi cuộc hành trình. Đặc biệt, ở cuộc hành hương
đầu tiên được tổ chức vào năm 1705, người ta đã thống kê có hơn 33.000
khách lữ hành đi từ Edo qua trạm Hakone mỗi ngày [4, 64.], còn tổng số
lượng người tham gia cuộc hành hương lên đến con số 3,62 triệu người [6].
+ Phật giáo: có 3 loại hình hành hương chính là Honzon Junrei (Hành
hương về một ngôi chùa nhất định), Soshi junrei (Hành hương qua 88 ngôi
chùa linh thiêng ở vùng đất thánh Shikoku hoặc 33 ngôi chùa linh thiêng ở
khu vực Kinki)7 và Meiseki junrei (Hành hương về một địa danh nổi tiếng
như 7 ngôi chùa lớn ở Nara, 21 ngôi chùa của tơng phái Nichiren). Trong đó,

loại hình Meiseki junrei thu hút đơng đảo người tham gia vì gắn liền với các
yếu tố thế tục và mang tính chất du lịch nhiều hơn.
Để phục vụ cho các đoàn hành hương trên, nhiều khu phố “Monzen
machi” đã ra đời và tập trung ở khu vực xung quanh các đền thờ (Thần đạo)
hoặc các chùa (Phật giáo). Những khu phố này chuyên cung cấp các dịch vụ
lưu trú, ăn uống, quà tặng và dịch vụ geisha8. Học giả Campbell và Noble đã
từng đánh giá vai trị của các “Monzenmachi” như là “phơi thai” cho nền
công nghiệp du lịch Nhật Bản sau này [3, 1003].
Bên cạnh những chuyến đi vì mục đích phục vụ cho chính sách “ln
phiên trình diện” và hành hương tơn giáo như đã đề cập bên trên, đông đảo
người dân Nhật Bản đã tổ chức nhiều chuyến đi với mục tiêu giải trí từ cuối
thời kì Tokugawa. Trong một số tác phẩm viết về cuộc sống của người Nhật
và du lịch Nhật Bản thời kì này, các học giả phương Tây cho rằng có rất nhiều
người, kể cả những người thuộc tầng lớp bình dân đã “phớt lờ” những quy
7
8

Ngày nay, loại hình hành hương này được gọi là “Shikoku Ohenro” (Xem phần phụ lục)

Geisha(芸者)là khái niệm dùng để chỉ những nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trị
chuyện. Geisha sử dụng kỹ năng của mình để biểu diễn một số loại hình nghệ thuật truyền thống Nhật Bản,
trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện, thậm chí là trà đạo và hoa đạo.


- 18 -

định của chính quyền và tổ chức các chuyến đi chỉ với mục đích là “giải
trí/tiêu khiển” như: đắm mình bên những dịng suối nước nóng, lưu trú tại
những quán trọ nho nhỏ dọc theo tuyến đường Tokaido 9 , và thưởng thức
những sản vật của địa phương. Học giả Vaporis đã sử dụng cụm từ “national

obsession”(tạm dịch là “nỗi ám ảnh quốc gia”) khi đề cập đến du lịch Nhật
Bản cuối thời kì Tokugawa [4, 259]. Và như để minh chứng cho điều này, học
giả Ishimori miêu tả về việc khi ơng Rutherford Alcock (Đại diện chính thức
của nước Anh tại Edo vào những năm cuối của thời kì Tokugawa) đặt vấn đề
với chính quyền Nhật Bản là ông dự định sẽ tổ chức một chuyến đi đến núi
Phú Sỹ (Fuji) thì được khuyến cáo rằng “nó không phù hợp với địa vị của một
Daimyo, hoặc thậm chí là với bất kì một quan chức – dù ở đẳng cấp nào để
tiến hành một chuyến đi như thế - bởi lẽ sẽ có quá nhiều cuộc tiếp xúc không
thể tránh khỏi với đám đông thuộc tầng lớp bình dân bên dưới” (it was not
consistent with the didnity of a Daimyo, or even an officer of any rank, to
make the pilgrimage – perhaps because too many of the greasy mob must
unavoidably come in close contact with them) [7, 185]. Bên cạnh đó, học giả
Kitamura Nobuyo đã từng viết về hiện tượng này trên ấn phẩm mang tên Kiyu
Shoran (được xuất bản vào năm 1830) như sau: “Ngày nay, người dân sống
xung quanh Edo thích đi các tour Kyoto, Osaka và Nara, nhưng họ không bao
giờ đi đến đền Kashima10 (một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất vùng lân
cận) để viếng bái. Họ cũng đi đến nhiều đền thờ và chùa chiền, nhưng với
mục đích chính là để du ngoạn. Dĩ nhiên, họ có viếng Thần cung Ise, như là
một điểm đến phổ biến thuộc hành trình tour Kyoto, Osaka và Nara” [8, 168].

9

Tokaido là tuyến đường nối liền Kyoto và Tokyo – là tuyến đường quan trọng nhất trong 5 tuyến đường đã
đề cập ở phần trên.
10
Đền Kashima nằm ở thành phố Kashima, tỉnh Ibaraki ngày nay. Đây là một ngơi đền có bề dày lịch sử lâu
đời – được xây dựng từ thời Thiên hoàng Jimmu (Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản)
nên được nhiều nhân vật quyền thế đến viếng bái, tiêu biểu là nhà Fujiwara và nhà Tokugawa



- 19 -

Hoặc từ việc quan sát các chuyến đi đến núi Tateyama 11 , nhà nghiên cứu
Susanne Fromanek cũng đưa ra kết luận rằng: “cuối thời kì Edo, các chuyến
đi với mục đích ngắm cảnh và du ngoạn được xem như là quan trọng khơng
kém gì các chuyến đi vì mục đích tơn giáo” [8, 178].
Tóm lại, trong thời kì Tokugawa các loại hình du lịch tiếp tục được nâng
cấp và phát triển ngày càng hoàn thiện để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của
tầng lớp lãnh chúa phong kiến, quý tộc và tầng lớp bình dân bên dưới. Dù
rằng chính quyền của Mạc phủ Tokugawa chưa có ý thức rõ ràng về khái
niệm “du lịch” theo đúng nghĩa của một ngành công nghiệp như hiện nay
nhưng một số chính sách của họ trong việc xây dựng hệ thống đường xá, cơ
sở lưu trú, nghiệp vụ phục vụ, … đã tạo ra những tiền đề cho ngành công
nghiệp mới này.
1.2.3 Du lịch Nhật Bản thời hiện đại
1.2.3. 1. Sự ra đời của các chính sách và cơ quan quản lí du lịch Nhật
Bản
Bước sang thời Minh Trị, Chính phủ Nhật Bản đã tập trung mọi nguồn lực
để tiến hành công cuộc duy tân, phát triển và hiện đại hóa đất nước. Tiếp sau
đó, hàng loạt chính sách liên quan đến xây dựng và phát triển du lịch ra đời
như: Chính sách bảo tồn di sản văn hóa (năm 1910), Luật Bảo tồn kho báu
quốc gia (năm 1929), Luật Bảo vệ di sản văn hóa (ban hành vào năm 1950 và
sửa đổi với năm 1975), Luật Du lịch quốc gia (năm 2006), Luật Quy hoạch thị
trấn lịch sử (năm 2008).
Tháng 4/1964 Tổ chức Du lịch quốc gia Nhật Bản (Japan National
Tourism Organization, JNTO) được thành lập, đặt dưới sự giám sát của Bộ
11

Núi Tateyama là một trong ba ngọn núi linh thiêng ở Nhật (cùng với núi Phú Sĩ và Hakusan), gồm 3 cái tên
tiêu biểu là ngọn Oyama (3003m), Onanjiyama (3015m), Fujinooritate (2999m). Ngày xưa, người Nhật tin

rằng leo núi Tateyama sẽ cho phép họ đến được thế giới cực lạc sau khi qua đời.


- 20 -

Giao thông vận tải nhằm thực hiện việc quảng bá du lịch Nhật Bản đến với
khách du lịch thế giới và làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của họ về lịch sử, văn
hóa, truyền thống, phong tục tập quán và con người Nhật Bản. Hướng đến
mục tiêu này, JNTO đã đưa ra hàng loạt các chương trình khuyến mãi và xúc
tiến du lịch quốc tế, tiếp thị và mở rộng trao đổi, hỗ trợ cho du khách nước
ngồi thơng qua các trung tâm cung cấp thơng tin du lịch.
Từ những năm đầu của thế kỉ XXI, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành một
số cải cách mạnh mẽ về cơ chế quản lí để phát triển du lịch. Trước hết phải kể
đến sự sáp nhập 2 cơ quan lớn – Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng –
thành Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (国土交通
省 Kokudo-kōtsū-shō, Ministry of Land, Infrastructure, Transport and
Tourism) (Tháng 1/2001). Từ khi mới thành lập, cơ quan này đã đưa ra 5 mục
tiêu cụ thể liên quan đến các vấn đề sau:
 Nâng cao chất lượng cuộc sống
 Tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu
 An ninh quốc gia
 Bảo tồn cảnh quan và môi trường
 Tăng cường đa dạng khu vực
Để thực hiện 5 mục tiêu trên, việc xúc tiến và phát triển du lịch được xem
là một trong những phương án có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp vì có liên
quan chặt chẽ đến chính sách phát triển giao thơng (đường bộ, đường hàng
không và đường biển), xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển vùng,
xây dựng và phát triển tính đa dạng của cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Sau khi ổn định cơ cấu của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thơng và Du lịch

Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã dần dần hoàn thiện bộ máy các cơ quan


- 21 -

quản lí du lịch khác, trong đó có Ban Du lịch Nhật Bản (The Japan Tourism
Agency, 観 光 庁 Kankō-chō) (viết tắt JTA) (được thành lập vào ngày
01/10/2008) và các phòng trực thuộc khác (xem sơ đồ bên dưới).

Hình 1.2: SƠ ĐỒ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÍ DU LỊCH NHẬT BẢN [16]
Như vậy, Nhật Bản đã hoàn thiện tổ chức bộ máy của cơ quan du lịch
quốc gia, đứng đầu là Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch với các
chức năng ban hành và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách du lịch quốc gia,
tiếp đến là Ban Du lịch Nhật Bản và các đơn vị trực thuộc. Bên dưới là các cơ
quan quản lý nhà nước du lịch cấp địa phương, chịu trách nhiệm xây dựng
quy hoạch phát triển du lịch, kế hoạch xúc tiến, nâng cao chất lượng các dịch
vụ du lịch, bảo tồn di sản văn hóa và cấp phép xây dựng các khách sạn, cơ sở
du lịch ở địa phương theo sự chỉ đạo ngành dọc của Ban Du lịch Nhật Bản.


×